Bản Sắc Dân Tộc - cailuongvietnam.com

Tin Tức Những Giọng Ca Vàng

DUY TRÌ TRANG WEB CLVN

NGHĨ VỀ NSƯT TRỌNG HỮU

Thứ ba - 01/10/2013 10:54

NGHĨ VỀ NSƯT TRỌNG HỮU



Chuyên mục “Lời trái tim” của báo SKTP xưa nay thường do độc giả, khán giả yêu thích trân trọng viết, để bày tỏ tình cảm của mình với những nghệ sĩ mà mình yêu thích. Nhưng trong tuần qua, tòa soạn đã nhận được một email do NSUT Trúc Linh viết về NSUT Trọng Hữu (dạng “Lời trái tim”) với tựa đề “Nghĩ về NSUT Trọng Hữu”. Trong bài viết này, tác giả đã sơ lược về tiểu sử của Trọng Hữu từ năm 16 tuổi đã tham gia cách mạng, trở thành người bộ đội và là một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa. Rồi khi đất nước thống nhất, người chiến sĩ ấy đã trở thành người của công chúng, có nhiều đóng góp tiếp theo cho cách mạng trong thời kỳ mới và là một đại biểu ưu tú của miền Tây. Tác giả đã tự hào về người đồng đội của mình và có lời nhắc khéo: Đảng và Nhà nước lẽ nào quên những người như thế này? Tòa soạn sẽ đăng toàn văn bài viết này của NSUT Trúc Linh. Kính mời bạn đọc theo dõi!

Tôi tên: Nguyễn Thị Trúc Linh – (NSUT Trúc Linh)

Tôi cũng là một nghệ sĩ ưu tú, nhưng có thể nói là tôi không được những điều kiện thuận lợi như anh, hay nói thẳng ra là không có tài năng như anh.

Anh tham gia cách mạng năm 16 tuổi. Ở cái tuổi ăn, tuổi ngủ; ăn chưa no, lo chưa tới ấy nhưng khi bắt đầu tham gia cách mạng cũng là lúc anh vào Đoàn văn công Tỉnh Cần Thơ và trở thành người của “bộ đội và nhân dân” của vùng quê song nước Miền Tây (nói riêng) – rộng hơn nữa là ĐBSCL.

Trong những năm sáu mươi của thế kỷ trước – mặc cho bom đạn cày xới, tàu chiến, xe tăng bắn phá dữ dội, người diễn viên văn công ấy vẫn hát bất cứ lúc nào: lúc dưới công sự, lúc trận địa chưa kịp tan khói sung, lúc bà con đấu tranh chính trị thắng lợi… là anh lại hát và được bà con đón nhận và hết lời khen ngợi. Vậy là anh đã trở thành người của “công chúng” khi đất nước vẫn còn chiến tranh. Lúc ấy người nghệ sĩ cũng như những người chiến sĩ quân giải phóng: Cũng nằm hầm ngủ đất, cũng lá dớn, cũng trái mắm thay cơm, cũng bắn ngã từng tên giặc để tự vệ cho bản thân và bảo vệ đồng đội… và thế là anh trở thành người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa mà Bác Hồ đã tặng ch những văn nghệ sĩ chúng tôi.

Rồi đến khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước. Người chiến sỹ văn công trở thành người nghệ sĩ chuyên nghiệp thực thụ. Anh được nhà nước phong tặng danh hiệu NSUT năm 1997, Huy chương vàng, bạc trong các kỳ Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc và được công chúng bình chọn danh hiệu: Danh ca vọng cổ - và có những năm được bình chọn: nghệ sỹ được khán giả yêu thích nhất… v…v.

Anh được cha, mẹ tạo cho anh một vóc dáng “rất ăn” sân khấu. Trời phú cho anh có được giọng ca: mùi, trầm ấm… hiện nay đã sáu mươi, nhưng các show diễn vẫn liên tục và anh đã hát, diễn chung với bất cứ nghệ sĩ chuyên nghiệp nào trên cả nước… mà không hề thua sút hoặc kém cỏi về tài năng. Vì vậy – cũng cùng thời là nghệ sỹ “giải phóng” – chúng tôi thật sự tự hào về anh, những người lãnh đạo của Miền Tây tự hào về anh và nhất là những người quân giải phóng năm xưa còn sống sót! Bà con xứ Miền Tây vẫn còn nhớ đến tên anh, yêu mến anh như người thân trong gia đình. Vậy là – Lần thứ hai anh thật sự trở thành “Người của công chúng”.

Khi trở về cuộc sống đời thường – để nghỉ ngơi, để hưởng thụ, để cùng quây quần bên con cháu trong một gia đình ấm êm hạnh phúc… thì công việc của anh lại càng bận rộn hơn.

Nghệ sỹ ưu tú Trọng Hữu vẫn nhiều sô diễn liên tục vì những chương trình truyền hình trực tiếp yêu cầu phải có anh hát. Làm tròn trách nhiệm của người Hội viên Hội cựu chiến binh, sinh hoạt Chi bộ định kỳ và anh luôn nhớ lời Bác Hồ đã dạy: “Người Đảng viên, cán bộ. Người nghệ sỹ trên mặt trận văn hóa… cũng phải vừa hồng vừa chuyên.

Vì vậy – cũng không mấy ngạc nhiên lắm – khi có một tác giả viết vọng cổ, đã ví anh như “Con sáo Đồng Bằng” (bài Con sáo đồng bằng – của: Diệp Vàm Cỏ).

Khi đất nước có chiến tranh, người nghệ sỹ cách mạng đem tuổi thanh xuân cống hiến cho đất nước. Không tính toan, không vụ lợi. Nay đất nước thanh bình, cũng ngần ấy những tháng năm, người nghệ sỹ cũng ngần ấy những suy nghĩ, những cống hiến, luôn coi mình là đứa con của quê hương, của cách mạng, của Đảng, của Bác Hồ! Chẳng lẻ nào quên chúng tôi sao! Sang thế kỷ này và lâu hơn chút nữa.. còn được bao người như chúng tôi? Như nghệ sỹ ưu tú TRỌNG HỮU!

NSUT TRÚC LINH

Tác giả bài viết: vidolaem

Nguồn tin: BSK

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận mới

Gửi bình luận của bạn

Tên của bạn Email Nội dung Mã an toàn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

DUY TRÌ TRANG WEB CLVN