Bản Sắc Dân Tộc - cailuongvietnam.com

Tin Tức Gìn Vàng Giữ Ngọc

DUY TRÌ TRANG WEB CLVN

Gia tộc Minh Tơ nhớ ơn người giữ lửa

Thứ tư - 06/12/2017 06:26

TT

Tối 3-12, gia đình NSƯT Quế Trân và Ban văn nghệ Đài Truyền hình TP HCM đã tổ chức chương trình Vầng trăng cổ nhạc tại Nhà hát Truyền hình, tri ân những đóng góp của NSND Thanh Tòng nhân kỷ niệm một năm ngày ông lìa xa sân khấu cải lương tuồng cổ.

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Đông đảo khán giả và văn nghệ sĩ đã đến tham dự, cùng nhớ về người nghệ sĩ đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp sân khấu cải lương tuồng cổ, nói theo lời NSND Lệ Thủy: "Anh Thanh Tòng là người giữ lửa cho cả gia tộc, thúc đẩy thế hệ trẻ trong đại gia đình tuồng cổ Bầu Thắng- Minh Tơ- Thanh Tòng tiếp bước một cách vẻ vang, ca ngợi truyền thống nối nghiệp trong niềm tự hào".
NSND Thanh Tòng sinh năm 1948 tại Sài Gòn. Ông đến với nghề hát từ năm 3 tuổi nên quá trình lao động nghệ thuật của ông thật đáng nể. NS Xuân Yến kể về em trai mình trong niềm xúc động: "Đầu tiên, chị em tôi học hát bội đóng vai con của các nghệ sĩ trong gia tộc. Thanh Tòng đóng vai Hoàng Phi Hổ, năm lên 6 tuổi đã diễn vở "San Hậu", sau đó học ca diễn cải lương, học tân nhạc, học múa vũ đạo. Năm 10 tuổi đã diễn vai Lữ Bố trong đoàn Đồng ấu Minh Tơ cùng với các nghệ sĩ: Thành Phượng, Kim Hoàng (tức là nghệ sĩ Bo Bo Hoàng ngày nay) và tôi. Từ đồng ấu Minh Tơ em tôi nhanh chóng khẳng định tài nghệ, nhất là được sự dìu dắt của cha là nghệ sĩ Minh Tơ, của các cậu là nghệ sĩ: Khánh Hồng, Đức Phú và người dượng là NSND Thành Tôn, dì ruột là NS Huỳnh Mai (cha mẹ của NS Bạch Lệ, Bạch Long, NSƯT Thành Lộc…). Hôm nay cả gia tộc họp mặt nhớ về em trai tôi, nhiều tháng qua tôi bệnh nặng lắm, tưởng đã không còn trở lại sàn diễn, nhưng hôm nay hội ngộ cùng khán giả, nghe những tràng pháo tay cổ vũ, lòng xúc động đến nghẹn ngào vì nhớ em tôi lắm".
Để nhớ lại những vai diễn để đời của NSND Thanh Tòng, cả gia tộc đã biểu diễn nhiều trích đoạn cải lương tuồng cổ nổi tiếng mà ông đã từng tạc dấu ấn đẹp trong sự nghiệp nghệ thuật của mình. Thông qua đó, nhắc lại quá trình gắn bó với nghề, từ một diễn viên trở thành đạo diễn, người sáng tác tuồng và trên hết là hình thành phong cách cải lương tuồng cổ thuần Việt.
Năm 11 tuổi, anh Thanh Tòng đã được các ký giả Sài Gòn thời đó như: Văn Thà, Tình Thiệt, Phong Vân, Hoài Ngọc... phong cho danh hiệu "thần đồng sân khấu", sau khi xem anh diễn những vai lão, cụ thể như vai: Trịnh Ân, Bao Công, Quan Công... rồi đóng cả vai giả gái như vai Điêu Thuyền, Hồ Nguyệt Cô...Anh vợ tôi là người con, là đệ tử chân truyền của nghệ sĩ Minh Tơ –cha vợ tôi. Anh đã học và diễn tất cả các loại vai như: văn, võ, trung thần – nịnh thần, lão mùi…Kể cả các tính cách độc, mùi và vai giả giá với đủ các bộ vũ đạo của: đào văn, đào võ…Có thể nói đến năm 17 tuổi, anh đã là một nghệ sĩ đa năng, toàn diện. Thay cha làm luôn công tác quản lý đoàn hát. Dạy dỗ các em theo nghề, và bây giờ con cháu thế hệ thứ sáu vẫn đang học những bài học quý giá đó" – NSƯT Trường Sơn xúc động nói.
Năm 20 tuổi, NSND Thanh Tòng đã dàn dựng vở "Bao Công vô lò gạch", "Bao Công tra án Quách Hòe" trên sân khấu Khánh Hồng - Minh Tơ như một khởi nghiệp cho nghề đạo diễn sau này.
Ông là người có công trong việc truyền nghề cho thế hệ nghệ sĩ trẻ làm quen và yêu thích bộ môn sân khấu cải lương tuồng cổ. Với vai trò ban giám khảo nhiều năm liền của giải thưởng HCV Trần Hữu Trang do Hội Sân khấu TPHCM, đồng thời ông còn là ủy viên Ban chấp hành Hội Sân khấu TPHCM nhiều năm liền, ông đã bổ sung nghề nghiệp cho nhiều thế hệ diễn viên, giúp họ hiểu và áp dụng đúng khả năng ca diễn của nghệ thuật cải lương tuồng cổ. Những tác phẩm NSND Thanh Tòng sáng tác và dàn dựng đều ca ngợi tinh thần yêu nước, ca ngợi anh hùng dân tộc trong lịch sử, mà nổi bật là các tác phẩm được xem là chuẩn mực của cải lương tuồng cổ: "Câu thơ yên ngựa", "Tô Hiến Thành xử án", "Má hồng soi kiếm bạc", "Ngọn lửa Thăng Long"…
Điều khán giả xúc động nhất là thế hệ con cháu tiếp nối việc giữ lửa yêu nghề của gia tộc đã tề tựu và chứng tỏ nhiệt huyết, vững bền khi bám sàn diễn, vận dụng những niêm luật đã học từ thế hệ đi trước, để tỏa sáng và xứng đáng với tình yêu thương của công chúng. "Nhớ về cha tôi, việc làm ý nghĩa nhất là tiếp tục làm vẻ vang truyền thống bảo tồn vốn quý của gia tộc, nhân rộng hơn hiệu quả nghệ thuật tuồng cổ mà cha tôi đã bỏ công nghiên cứu. Từ sau công trình nghiên cứu khoa học "Từ hát bội đến cải lương tuồng cổ", của cha tôi, thế hệ trẻ chúng tôi vẫn đang sáng tạo thêm, vun bồi thêm, tiếp nối truyền thống vẻ vang mà cha tôi đã đặt nền tảng, đó là sáng tác, dàn dựng những tác phẩm chống giặc ngoại xâm, ca ngợi tấm gương anh hùng bất khuất của tiền nhân" – NSƯT Quế Trân xúc động nói.

Một số hình ảnh từ đêm diễn

Image

Image

Image

Image


các thế hệ thứ 6:

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image


Một số hình ảnh từ đêm diễn:


Image

Bài Thanh Hiệp (ảnh do NSCC) & sưu tầm từ facebook


xem thêm hình ảnh & video tại đây

Nguồn tin: vuongthoaihong theo NLĐ - Face

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa:gia đình, truyền hình, tổ chức, chương trình, nhà hát, tri ân, kỷ niệm, sân khấu

Bình luận mới

Gửi bình luận của bạn

Tên của bạn Email Nội dung Mã an toàn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

DUY TRÌ TRANG WEB CLVN