11:08 PDT Chủ nhật, 02/06/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 229


Hôm nayHôm nay : 32561

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 101279

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 79078394

Trang nhất » Tin Tức » Tìm Hiểu Nghệ Thuật

Giám đốc mới nhà hát Trần Hữu Trang với những ý mới

Đăng lúc: Thứ hai - 19/01/2015 12:10 - Đã xem: 5973


CLVNCOM - Giám đốc nhà hát Trần Hữu Trang-rạp hát Hưng Đạo xưa , đạo diễn Trần Ngọc Giàu mới vừa thay ông Phan Quốc Hùng đảm nhiệm vị trí giám đốc nhà hát, rạp hát còn lại duy nhất của Sài Gòn xưa. Nhà hát này trãi qua một thời gian dài mòn mõi đợi trông để lột xác để trở thành nhà hát đạt chuần vào giữa năm 2014. Để khẵng định " đẳng cấp, tầm quốc gia" của mình qua kinh phí nhà nước, nhà nuớc rót danh sách cho một tuồng " hoành tráng " duy nhất hàng năm 300 triệu,không nhhư dăm ba tỷ , dễ dãi như trước kia...còn các vở đánh nhỏ,lẽ tẻ để giữ sân khấu "sáng đèn" thì 13 triệu.

Đọc qua mộ số bài báo phỏng vấn giám đốc Trần Ngọc Giàu, nhận thấy ông là người " có tầm nhìn thực tiễn, nắm tình hình xung quanh " với nhiều ý tưởng mới, thiết thực hơn, chấp nhận thực trạng phủ phàng qua bài "Hát đám ma ngon hơn vào nhà hát" trên báo điện tử Pháp luật ngày 18/01/2015 , một nhà hát đang “lụi tàn” chắc chắn sẽ không còn thong dong, nhà hát cải lương mà cải lương đang “chết dở” phải làm cho hồi sinh là chuyện hết sức nặng nề.và bài "Chấp nhận “đụng đầu vào đá” để vực dậy", để đưa con tàu cải lương quay lại đường ray của nó.

Image

Ông không ngần ngại cho biết "Tôi thấy rằng khán giả vẫn còn thích cải lương nhưng cải lương truyền hình và cải lương ở sàn diễn không thỏa mãn được khán giả. Còn cải lương của Nhà hát Trần Hữu Trang mà trước nay mình nhận tiền nhà nước đưa đi phục vụ thì khán giả hầu như không có nhu cầu xem. Một suất diễn Nhà nước cấp cho có 13 triệu đồng mà phải chi xăng xe chuyên chở âm thanh ánh sáng, cảnh trí, diễn viên, rạp bạt, trả thù lao cho anh em… Khi diễn thì dựng sân khấu ngoài sân bãi, hạn chế chuyện dàn dựng cảnh trí, âm thanh, ánh sáng… giống như là 20-30 năm về trước nên khán giả không chấp nhận.

Nhóm Thắp Sáng Niềm Tin trước đây xã hội hóa một phần, nhà hát bù lỗ một phần, theo tôi biết là vẫn lỗ. Còn nhóm của Vũ Luân cũng được sự hỗ trợ mướn rạp giá tương đối rẻ mới làm nổi. Nhưng đó là chuyện lúc tôi chưa về nhà hát. Còn bây giờ tôi đặt một bài toán: Sau thế hệ những nghệ sĩ như Thanh Sang, Bạch Tuyết, Phượng Liên, Ngọc Giàu, Lệ Thủy, Minh Vương… có hào quang để bán vé thì cải lương còn lại bao nhiêu tên tuổi nghệ sĩ hút khách?

Kịch bản mới của cải lương lại chẳng biết tìm đâu ra, lực lượng đạo diễn trẻ cũng không có. Rồi bây giờ chúng tôi mời nghệ sĩ nổi tiếng về dựng vở, vốn ở đâu để làm? Một năm Nhà nước chỉ cho dựng một vở lớn với kinh phí khoảng 300 triệu đồng. Khi nghệ sĩ tên tuổi về làm vở, lời thì phải nộp lại Nhà nước, lỗ thì nhà hát biết lấy tiền đâu bù? Có thể các anh chị nghệ sĩ vì muốn mình được làm nghề hẳn hoi mà tham gia những vở diễn chuyên nghiệp của nhà hát, không tính chuyện tiền bạc. Nhưng như vậy họ chỉ diễn được vài suất thôi, làm sao kêu họ diễn lâu dài chứ! Với các em diễn viên mới vào nghề mà được khán giả chú ý từ các cuộc thi như Chuông vàng vọng cổ cũng vậy. Có nhiều em đã sắm được xe hơi từ việc đi hát đám ma, đám cưới, đám giỗ, thậm chí là hát trong một cuộc nhậu của các đại gia,với cát sê tiền triệu tới chục triệu đồng hơn thì làm sao mà các em bỏ show đó để về nhà hát!

Tìm đủ đường tự cởi trói

Nhưng chẳng lẽ Nhà hát Trần Hữu Trang lại thúc thủ, bất lực trước nhiệm vụ làm cải lương chuyên nghiệp sáng đèn, nhất là khi rạp Trần Hưng Đạo mới đang được xây dựng lại hiện đại, khang trang, sắp đưa vào hoạt động?

+ Đây là một vấn đề đau đầu của Nhà hát Trần Hữu Trang nhiều năm qua, tôi có tài thánh cũng không thể giải quyết được ngay khi chưa về nhà hát bao lâu. Nhưng đây lại là trách nhiệm, danh dự của tôi với nhà hát và cũng là trách nhiệm, danh dự của nghệ sĩ cải lương nói chung nên buộc phải làm. Tôi đang cố gắng thu hút một số đạo diễn trẻ từ kịch nói về cộng tác với nhà hát và chuyển thể những kịch bản kịch nói ăn khách thành cải lương để tạo nguồn nhân lực tương lai, tìm cái mới cho cải lương. Tôi đang làm việc với một số anh chị nghệ sĩ lớn tuổi như Chí Tâm, Phượng Liên… để thực hiện những chương trình về họ tại Nhà hát Trần Hưng Đạo mới. Những vở diễn tên tuổi của nhà hát như Kiều Nguyệt Nga, Thái hậu Dương Vân Nga, Nàng Xê Đa, Hòn đảo Thần Vệ Nữ…; những kịch bản của soạn giả mang tên Nhà hát Trần Hữu Trang như Đời cô Lựu, Tô Ánh Nguyệt… sẽ được phục dựng. Tôi cũng giao cho các đoàn hát phải lên kế hoạch làm vở diễn và tự chịu trách nhiệm thu chi cho mình, có thể là góp vốn cùng làm, để các đoàn phải tính cách bán được vé. Tôi chủ trương sáng đèn, lấy lại niềm tin của khán giả cho nên dù bán được một vé cũng phải sáng đèn và thu bao nhiêu thì chia bấy nhiêu nhưng lương hậu đài thì phải có mức sàn và chỉ được lên chứ không được xuống. Mỗi năm ít nhất nhà hát phải có một vở lớn đầu tư hoành tráng để khẳng định đẳng cấp, nghề nghiệp.

. Muốn làm vậy phải có nguồn kinh phí đủ mạnh. Ông lấy ở đâu ra?

+ Để có nguồn kinh phí, tôi xin khai thác giờ trống của nhà hát cho thuê rạp, làm cà phê đờn ca tài tử ở tầng thượng… Tôi cũng xin cơ quan quản lý tự tìm nguồn diễn viên tương lai cho nhà hát bằng cách thấy bất cứ em nhỏ nào 15-16 tuổi trở lên mà có giọng ca hay là mang về nhà hát đào tạo kiểu truyền nghề liền chứ không cần phải có trình độ học vấn hay thế này thế kia. Thực tế cho thấy các nghệ sĩ cải lương nổi tiếng trước nay đều thành danh từ con đường truyền nghề chứ không phải con đường trường lớp. Vở diễn, tuồng tích tôi cũng xin làm vở dễ xem có tính nhân văn, tình cảm chứ không nặng tính tuyên truyền cổ động. Về mặt bộ máy, tôi cũng xin kiện toàn lại, tuyển thêm người làm được việc và cho thôi việc những người chỉ ngồi đó nhận lương.

“Cách tân không phải là làm mất đi bản sắc cải lương”

Nhiều độc giả đã có ý kiến khá gay gắt về chuyện cách tân cải lương. Đạo diễn Trần Ngọc Giàu cho biết ý kiến của ông về việc này: “Chuyện cách tân được cái gì, không được cái gì là do các nhà chuyên môn về lý luận phê bình tổng kết. Còn tôi không chủ trương cách tân cải lương. Quan điểm của tôi là sân khấu cải lương chỉ cần có giọng ca đẹp, cốt truyện hay, sân khấu trang trọng với âm thanh, ánh sáng, cảnh trí chỉn chu trong một khán phòng không thể quá lớn, chỉ dưới 1.000 khán giả là lý tưởng. Trước khi làm mới, cách tân cải lương thì phải biết cải lương là cái gì đã. Làm khác đi không phải là làm mới. Cải lương chấp nhận dung nạp nhiều thứ nhưng phải là những thứ gì cộng hưởng với nó để nó vẫn chính là nó chứ không phải những thứ làm mất bản sắc cải lương đi”.

. Xin cám ơn ông.

=====

Ông cũng cho biết trước đó kế hoạch khác của mình trên tờ phụ nữ on line

"- Để chào mừng 40 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước cũng là ngày nhận Nhà hát Nghệ thuật Hưng Đạo, chúng tôi đang chuẩn bị dựng một vở cải lương hoành tráng mà nhân vật chính dựa theo nguyên mẫu cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt thời kỳ ông về TP.HCM năm 1975 cho đến khi ra Trung ương (tác giả Xuân Đức, chuyển thể Hoàng Song Việt), định qua Tết sẽ lên sàn tập.

Vở diễn sẽ quy tụ diễn viên nhiều nguồn, không phân biệt thành phần, xuất thân, gồm cả diễn viên ở hải ngoại. Nhân kỷ niệm 40 năm thành lập Nhà hát Trần Hữu Trang (năm 2016), chúng tôi sẽ dựng ba vở của soạn giả Trần Hữu Trang là Tô Ánh Nguyệt, Đời cô Lựu và Mộng hoa vương. Hiện chúng tôi đang khởi động việc hình thành nhóm tác giả, khuyến khích sáng tác theo hướng “đo ni đóng giày” như ngày trước, đồng thời xây dựng Câu lạc bộ khán giả, tạo những buổi sinh hoạt chung giữa gia đình khán giả với diễn viên nhà hát, mở lớp dạy đàn, dạy diễn xuất rộng rãi…

* Kế hoạch là vậy, nhưng cái lo nhất của ông hiện nay là gì?

- Là tiền và đội ngũ. So với tiền tỷ ở các liveshow của các nghệ sĩ cải lương làm lâu nay thì tiền tài trợ cho một vở vài ba trăm triệu là không thấm vào đâu. Còn đội ngũ diễn viên thiếu trầm trọng. Khó khăn hơn là nhạc công. Tổ nhạc của nhà hát hiện chỉ còn vài cây đàn, các diễn viên còn có thể chạy sô, mỗi ngày có thể kiếm vài triệu, chứ anh em nhạc công và hậu đài thì chỉ trông chờ lương nhà hát mà thôi"


Chúc ông thành công với vai trò mới, kế họach được thành công trước nhiều điều kiện không thuận lợi, bộ máy sức ì lâu năm, luôn nặng nề về thành tích. Kế hoạch năng động, quay về của ông qua chương trình "vọng cổ du ca" kết hợp với đại công ty Bia Sài Gòn là một điểm son khỏi đầu.

Email: thiengia@cailuongvietnam.com
Tác giả bài viết: khangianhandan tổng hợp -
Nguồn tin: PL - PN -
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

MC Đức Tiến và Hoa hậu...

Sao Việt đồng loạt sốc, tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến ở tuổi 44.

 

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.