Bản Sắc Dân Tộc - cailuongvietnam.com

Tin Tức Tâm Tình Khán Giả

DUY TRÌ TRANG WEB CLVN

Buồn vui khi đọc một quyền sách

Thứ năm - 19/12/2013 18:08

Ảnh mới nhất của SG Nguyển Phương chụp tại San Jose, California


CLVNCOM - Tình cờ khi bắt gặp đuợc quyển sách " Buồn Vui Đời Nghệ Sỹ", cảm giác đầu tiên là sự tò mò ập đến trong tôi, và chắc ai cũng tò mò như thế, cứ tưởng tượng là tác giả sẻ xé toang những bức màn, những xì căn đan của những tài danh sân khấu, những chuyện lên xe xuống ngựa, những lúc lên voi xuống chó, những lúc thăng hoa hay những chuyện tình cảm, đời sống riêng tư, những chiêu cạnh tranh đầy khắc nghiệt chưa ai biết của những tài danh sân khấu Việt Nam qua các thời đại, với những tên lừng lẫy như Năm Châu, Phùng Há, Bảy Nam, Năm Phỉ, Hữu Phước,Hùng Cường,..., hay nhửng cái tên đương đại như Thành Được, các " Minh", "Thanh", Ngọc Giàu, Phượng Liện, Mộng Tuyền, Mỹ Châu, ...

Nhưng không, khi lội qua các câu chuyện, tôi có cảm giác nợ tác giả một điều gì, một cái gì đó sai sai từ suy nghĩ ban đầu, nên tôi cảm thấy không phí khi bỏ thời gian để nói ra cảm tưởng cùa mình về quyển sách trên, giữ mãi trong lòng cũng ấm ức, mặc dù đã có nhiều nguời có những nhận xét, bài viết khá hay về quyển sách này từ lâu.

Một hình ành in mãi trong tôi là hình ảnh một nghệ sỉ "sóc", một chú sóc chuyền cành thoăn thoát trong bóng tối chạng vạng như là để nguời ta nhìn thấy sự hiện diện của mình. Con sóc chợt nhìn thấy ánh sáng rực rờ từ chiếc đèn, chú chợt làm một vài động tác bằng mắt, bằng đầu như là chú đang diễn xuất trong ánh đèn sân khấu, một hình ảnh đâu phài ai củng bắt đuợc, chỉ nhửng tâm hồn nghệ sỉ, những con nguời quá ư nhạy cảm truớc lối sống trần tục. Qua đôi mắt sóc trong ánh đèn pha, chú như là một nghệ sỉ hối hả gột bỏ cuộc sống hằng ngày đề hóa thân vào nhửng vai diễn, qua đôi mắt này làm tác già nhớ về những ánh mắt của những giai nhân cải lương thời hòang kim, nhưng cũng qua ánh mắt này, tôi lại thấy một ánh mắt khác phản xạ qua sóc, một ánh mắt nhớ nghề, đầy máu nghệ thuật, trong sâu thẳm đối mắt phản xạ ấy, đưa ta về một thời gian xa xưa với nhửng con thuyền xuôi nguợc qua những khúc sông lỡ bối với nhửng rặng trâm bầu, hàng dừa nuớc và nhửng loài cây cỏ ven bờ không biềt tên tuồi, và buối ấy bên cạnh ghe thuyền, củng có nhửng chiếc xe , phuợng tiện thô sơ xuôi ngược qua nhửng miền bưng biền bát ngát, nhửng vùng núi hay vùng lưu thông bằng đường bộ, những phuơng tiện kể trên là đôi chân của đoàn hát đưa nghệ sỉ đi khắp mọi miền đất nước

Xuyên suốt qua quyền sách nối cộm lên là một tình yêu sân khấu, yêu nghệ thuật như là định mệnh, tình yêu chân thành môc mạc nhưng có chiều cao, chiều sâu như những tình yêu của nhửng nguời con gái quê, không khách sáo giả dối..

Duờng như nhân duyên sân khấu với tác già là quá lớn, nó vận vào nguời ông từ lúc đi coi mắt vợ lần đầu, đuợc sống bên “rìa , làm cu li” trong không khí nghệ thuật nhưng mất cơ hội có vợ xinh như mộng . Rồi cũng như bao thanh niên khác, thua keo này ta bày keo khác, nhưng tác giả chưa gặp duyên, lận đận mãi nên phài trờ thành cây si truớc cổng truờng Gia Long, rồi ôm một nổi buồn củng như nhiều con trai khác, cái buồn nhưng ai cũng trải qua, một cái buồn làm cuộc sống thêm huơng vị, làm con người ta trưởng thành hơn.

Từ cái buồn dần tác giả la cà đến các quán cà phê gần đoàn hát, đề rồi có dịp cuốn đồ, sách va li theo cuộc sống gạo chợ nuớc sông, sống đời ăn quán ngủ đình, một lối sống mà tác giả thấy hợp nhàn và không hối tiếc khi đánh đồi từ nghề công chức sang làm việc lặt vặt cho các đoàn hát tiểu ban, trung ban rồi đại ban, một chút tiểu sử cùa tác giả vô tình hé lộ.

Có lẽ cuộc sống ấy, lối sống ấy tuy vất và , nghèo nàn nhưng đầy tự hào, đầy chất phiêu lưu bềnh bồng, đầy máu sân khấu, đả khắc trong óc trong tim tác già cho đến khi nào già vĩnh biệt cuộc đời. Thật là thú vi và ngạc nhiên khi tác giả vần còn nhớ như in nhửng hình ảnh lớn nhò, những vui buồn cùa biết bao nhiêu nghệ sỉ, những đoàn hát và khán già sau hơn năm mươi năm. tôi cũng uớc mơ rằng vào vào độ tuồi ông, tôi đuợc sờ hữu một bộ óc như thế.

Những địa danh xa lắc lơ, lạ hoắc, xưa cũ nằm ờ khu "hóc bà tó, khỉ ho cò gáy", những cái tên nghệ sỉ xưa (Lệ Thơ, Văn Sa, Tuấn Sỉ, Nguyệt Yến....), soạn giả, đoàn hát, và đặc biềt từng hình ành chị bếp, quân sĩ, lao công có tên có tuổi, những khán già ngày lưng bán cho trời, mặt bán cho đất mà lớp trẻ chưa hề biết hay nghe đến, chớ không phải nhửng cái tên nổi đình nối đám, nhưng chúng ta có cảm giác tin đó là nhửng cái tên rất thật, những tình huống thật qua những câu chuyện kề hết sức đời thường, gần gủi với lối sống trong dân, có chất trào phúng, đôi khi cừơi ra nuớc mắt, những câu chuyện hơi mắc cở để kể nhưng qua ngòi bút tài tình cúa tác già nó trờ thành một sự bẻn lẻn dễ thương.

Tôi có dịp may mắn ngồi trong ghế nhà truờng khá dài ờ các nền văn hóa khác nhau, nên tôi có dịp tiếp cận lịch sừ Việt Nam củng như quốc tế, nhưng tôi chỉ nhận ra tôi chỉ biết đuợc cái chung chung, ờ phạm vi rất " vỉ mô". Qua quyến sách này, cho tôi biết thêm những biến cố và những ảnh huởng của từng vùng địa phương mà đoàn hát đi qua, như tôi là nguời sống, một nhân chứng trong từng địa phương đó qua câu chuyên phép vua thua lệ làng, nhập gia tùy tục (Hòa Hảo, Cao Đài, Việt Minh, Pháp, Quốc Gia...) ,có chút thú vị, cảm giác nếm thừ lịch sừ sân khấu hay xã hội ở phạm vi vi mô.

Dù tác giả đưa ta về thời kỳ sân khấu tiền chuyên nghiệp, nhưng củng có nhiếu cái chúng ta cần học hỏi như nhửng kỷ sào xưa trong các tuồng kiếm hiệp, tàu (Phàn Lê Huê phá trận, Cô gái Đồ Long).. mà chúng ta ít thấy trong sân khấu ngày nay. Nhừng lúc ngẫu hừng cúa các nghệ sỉ lại là nhừng lần ca quàng cáo của những ông bầu... Đời sống nghệ sĩ không những theo con nước rồng, nuớc lớn đề hòa vào đời sống dân chúng, mà còn lệ thuộc vào thời tiết, vào kết quả mùa màng, phong tục tập quán ..tất cà các thứ đó đều ành hưởng ít nhiều đến đoàn hát, thậm chí nghệ sỉ đôi khi cũng như ngừơi dân thường, lo chạy gạo từng bửa hay sống trong cảnh màn trời chiếu đất, những bất công hay họa vô đơn chí từ hoàn cành xã hội, nguời nghệ sỉ đôi khi cũng chạy có cờ, trốn chui trốn nhủi, những lúc chán chuờng muốn từ bỏ nghề hay nhừng phút chạm tử thần (Truờng Xuân, Thanh Cao).

Đoàn hát đâu phài muốn di chuyền đến chỗ nào thì đến, sự thành công phài còn nhờ những cái đầu thấy xa trông rộng, những phong tục tập quán, sở thích từng vùng, vụ mùa thu họach hay khi nào túi của nguời dân đầy tiền. Có lẻ thời đó từ quảng cáo, tiếp thị chưa có ờ Việt Nam nhưng nhửng nhà làm nghệ thuật đã biết đuợc bản chất và công dụng cùa nó. Con nguời sống trong xà hội thì phài bị ảnh huờng bời luật lệ của xà hội đó, ngừơi nghệ sì củng nếm nhửng vị buồn vui, đắng cay trong cuộc sống như thường dân, nhưng tác giả còn cho ta thấy nghệ sỉ còn có những ràng buộc khác qua lối sống trong xã hội nghề hát, đoàn hát, một xã hội rất nhỏ, rất hẹp, khó mà giấu diếm điều gì, và rất dễ va chạm, những bon chen, thói đời ganh tị... nhưng họ vẫn duy trì được một cách lâu dài.

Có nhừng lúc nghệ sỉ ờ nhửng tận cùng cùng đau khồ, hết thời lên ngựa, nghệ sì là nhừng nông dân mò tôm bắt cá (như Trường Xuân..) đế cải thiện bữa ăn hay làm lao động chân tay, sằn sàng làm bất cứ gì lương thiện để có cái ăn, để duy tri đoàn hát. Nghệ sĩ sẵn sàng dọn dẹp tàn dư, rát rến cho những ông chủ nhỏ, những ông vua địa phương để tồn tại, họ làm nhửng gì có thể đến khi nào bất lực mà thôi.

Đặc biệt nhửng lúc giao lưu, tiếp xúc với khán giả có máu văn nghệ, dường như lúc này khán giả và nghệ sĩ không còn ranh giới, tài và sắc của khản giả đôi khi cũng làm nghệ sĩ thẩn thờ hay đôi khi khán giả cuốn gói theo đoàn hát, theo thần tượng để rồi trờ thành những danh ca. Phải chăng đầy là một trong những phần thuờng của đời gạo chợ nước sông. Cuộc sống phiêu lưu cho những ai có máu văn nghệ chảy trong người đều có cơ hội thực hiện chương trình 'thế giới đó đây', gặp những con người mới, những lối sống mới. Tác già thật tài tình cài vào nhửng câu hò đối đáp rất Nam Bộ trong nhửng câu chuyện của mình, nhửng câu hò điệu lý ít có dịp biết hay nghe lại, mà mối lần nghe làm ta ngẩn ngơ hay nhói đau cho thân phận con người

" Qua còn thương bậu...bậu khoan có chồng

Qua đây thương bậu... ơ hơ ...hơn chồng bậu thương"

(Mục Tao Ngộ trên sông hay trong mục trên đường phiêu bạt, chút tình lãng mạng).

Buồn Vui Đời nghệ sỉ, không biết vô tình hay cố ý mà tác giả để chữ buồn truớc chử vui, có vui ít buồn nhiều hay vui sau buồn trước thì chì một kiếp người mà thôi. Buồn không ai? khi biết tin một số nghệ sỉ lớn phài sống tạm bợ dứơi mái đình, nơi đã sản sinh ra sự nghiệp của chính họ, càng buồn hơn khi biềt một số nghệ sĩ sống nơi "Sân Khấu ma" hay nhửng khu có gò mã.

Và nguời tác già mà tôi đặt trọn niềm tin dù cách nhau mấy thế hệ, nhưng qua các bài viết về những nguời ông đã gặp, những nơi ông đã đi qua, những gì ông làm cho nghệ thuật, tạo cho tôi có cảm giác, một niềm tin vững chắc nơi ông. Đó là tác già, soạn giả nhà văn, nhà nghệ thuật, một cây đa cây đề trong nghệ thuật dân tộc Việt Nam, Nguyễn Phương.

Ông làm cho tôi bỗng thèm đuợc nghe, được xem vờ Sân Khấu Về Khuya sau khi kinh qua quyền sách này. Và tự hòi Sân Khấu ngày nay (thời kỳ phấn thổ) sao không thực hiện đuợc những cái hết sức đơn giản như cha ông ta đã làm.

Tác giả bài viết: tantan121

Nguồn tin: cailuongvietnam.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận mới

Gửi bình luận của bạn

Tên của bạn Email Nội dung Mã an toàn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

DUY TRÌ TRANG WEB CLVN