06:14 PDT Thứ sáu, 29/09/2023

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 73

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 72


Hôm nayHôm nay : 6338

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1290020

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 67159941

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức Hoạt Động

"Tổ nghề của đời nghệ sĩ": Nghệ sĩ thực hiện di nguyện của thầy

"Tổ nghề của đời nghệ sĩ": Nghệ sĩ thực hiện di nguyện của thầy

Năm 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành quyết định công nhận 12 tháng 8 âm lịch là ngày Sân khấu Việt Nam. Các thế hệ thầy và trò trên những sàn diễn ở TP HCM đã góp phần lan tỏa tinh thần tôn sư trọng đạo, vun đắp lòng yêu nghề, hăng hái lao động phục vụ công chúng

Xem tiếp...

HÁT BỘI CÒN CHÚT SÂN ĐÌNH !

Đăng lúc: Thứ tư - 13/07/2016 02:45 - Đã xem: 2628
hát đình

hát đình

Chỉ còn chút đất sống nhỏ nhoi là sân đình trong mùa lễ Kỳ yên nên nghệ sĩ hát bội đã ý thức được việc phải giữ gìn để nuôi nghề

Ở miền Nam, mỗi làng, xã đều có ngôi đình thờ thần, một số nơi có miếu thờ thánh. Riêng tại

TP HCM có rất nhiều đình, miếu nổi tiếng. Ở đó, hằng năm thường diễn ra lễ cúng Kỳ yên, hát chầu. Đây là đất sống cuối cùng của nghệ sĩ hát bội. Nếu không biết giữ gìn, họ sẽ mất hết.

Duy trì “3 không”

Những năm trước, các hội đình “ham vui” đã mời nhiều đoàn cải lương pha hồ quảng, tấu hài, xiếc, ảo thuật về hát cúng đình. Năm nay, chủ trương tái hiện nguyên vẹn vở tuồng có giá trị về mặt nghệ thuật, góp phần chuẩn mực hóa nghệ thuật hát bội cho đời sống cộng đồng đã được các hội đình và nghệ sĩ quan tâm. Đây là tín hiệu vui mang thông điệp tốt đẹp cho sự sống còn của bộ môn nghệ thuật dân tộc vốn gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt động.

Cảnh biểu diễn trong mùa hát chầu tại đình Phú Nhuận, TP HCM
Cảnh biểu diễn trong mùa hát chầu tại đình Phú Nhuận, TP HCM

Ý tưởng lớn gặp nhau khi các hội đình đồng thanh nói “3 không” trong việc tổ chức hát chầu: không pha cải lương hồ quảng, không chọc cười bằng tấu hài và không cờ bạc trá hình. NSND Đinh Bằng Phi phấn khởi: “Điều này tôi đã cảnh báo 20 năm trước, đến nay các hội đình cũng đã nhận thấy và hưởng ứng”.

Tại TP HCM, các đình: Cầu Quan, Cầu Muối, Hòa Hưng, Lý Nhơn, Tân Kiểng, Tân An, Phú Hòa, Phú Nhuận, Xóm Củi, Bình Tiên, Minh Phụng, Cần Đước, lăng Ông Bà Chiểu... đã đồng loạt tổ chức nhiều suất diễn trọn vẹn tuồng hát bội hoặc vở cải lương ca ngợi những chiến công của các anh hùng dân tộc, bảo vệ chủ quyền đất nước.

Ở các địa phương, những đình, chùa nổi tiếng như: Thắng Tam, Thắng Nhì (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bình Thủy (Cần Thơ), Điều Hòa (TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang), đình Thuận Hóa và chùa ông Bổn (Sóc Trăng), miếu Quốc Công (Vĩnh Long)... đã tái hiện các vở: “Trưng nữ vương”, “Nam quốc sơn hà”, “Bạch Đằng Giang”, “Hào khí Lam Sơn”, “Trống đồng Ngọc Lũ”... Người xem đã nô nức cổ vũ.

Ông Nguyễn Kiến Phước, Ban Trị sự đình Nhơn Nghĩa (Bến Tre), cho biết: “Khi rước ban hát chầu năm nay, hội đình chúng tôi chú ý đến việc góp phần bảo tồn hát bội, bộ môn nghệ thuật truyền thống gắn kết với cúng đình. Việc xây chầu cúng bái, khánh tiết tế lễ theo quy cũ truyền thống, tế cáo trời đất, cung thỉnh thánh thần, nguyện cầu quốc thái dân an, mùa màng vượt qua cam go thử thách trước tình trạng xâm nhập mặn khiến ĐBSCL mất mùa. Tôi cho rằng chính việc tổ chức cúng đình nghiêm trang, quy củ là tỏ lòng biết ơn tiền nhân, thể hiện sự đoàn kết tương thân, tương ái của cộng đồng trước những khó khăn trong cuộc sống”.

Theo bà Lê Thị Bé, Hội đình Hưng Phước (Vĩnh Long), khi giá trị nghệ thuật đánh thức lương tâm, mỗi người sẽ sống tử tế hơn, ý thức bảo vệ cuộc sống cộng đồng tốt hơn. “Vì thế, các vở tuồng hát bội hay vẫn mang giá trị bền vững, cần được tái hiện trong mùa cúng đình” - bà nhìn nhận.

Nghệ sĩ trẻ có cơ hội rèn nghề

Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP HCM là đơn vị nắm bắt cơ hội tổ chức dàn dựng nhiều tác phẩm ca ngợi trung - hiếu - tiết - nghĩa và anh hùng dân tộc để phục vụ mùa hát chầu năm nay. NSƯT Ngọc Nga cho biết: “Nhà hát đã đào tạo 19 diễn viên trẻ. Những năm qua, sân đình hát chầu là nơi để các em mài giũa nghề, không chạy theo thị hiếu mà đánh mất các bài học của trình thức hát bội được đào luyện nhiều năm. Giữ nguyên vẹn không gian hát bội của mùa lễ hội Kỳ yên hằng năm chính là tạo điều kiện thật tốt để các diễn viên rèn nghề”.

Phần xây chầu cũng là nơi các diễn viên trẻ học tập, giữ nghề mà hầu hết các hội đình đều làm theo sự hướng dẫn của ông Đỗ Văn Rỡ - Hội trưởng Hội Khuyến lệ cổ ca Sài Gòn, người đặt nền tảng hệ thống khoa học cho bộ môn hát bội.

“Chính vì thế, từ lễ Đại Bội, mở đầu là lễ “Điểm hương” đến các lễ: “Xang nhựt nguyệt”, “Tam Hiền, Tam Tinh chúc lành”, “Gia quan tấn tước” đều được trả về đúng nghi thức xưa với trang phục, đạo cụ, vũ đạo hết sức nghiêm túc, phục hồi giá trị nhân văn, nghệ thuật. Xúc động lắm khi nghệ sĩ hát bội đã ý thức được việc gìn giữ nghề” - NSND Đinh Bằng Phi tâm sự.

Trên thực tế, các đoàn hát chầu thường hát tuồng “San Hậu”, với 3 cảnh: “Phàn viên ngoại tống cung ái nữ - Tạ Thiên Lăng soán nghiệp Tề Vương”; “Giận Tạ Tặc, Phàn Công chém sứ, lạc Kim Lân, Bà Thứ lìa con” và “Tạ Nguyệt Kiểu xuống tóc xuất gia, Tề Đông Cung đuổi tà, phục nghiệp”.

“Đó là những vai tuồng khó, đòi hỏi kiến thức sâu rộng, trình thức vũ đạo thượng thặng để thể hiện đúng khí phách vai diễn. Hiện nay, diễn viên trẻ đã được tạo cơ hội để diễn các vai khó, đó là điều hạnh phúc. Không chỉ với “tuồng thầy” như “San Hậu”, chúng tôi còn được diễn các vai: Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Bình Trọng… trong nhiều vở hát bội lừng danh để trau dồi nghề nghiệp” - diễn viên Thành Tây, Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP HCM, bộc bạch. Anh cho biết mức thu nhập cũng ổn định.

Khán giả đến tham dự lễ cúng đình đã nhận thấy sự chỉn chu trong ca diễn của các nghệ sĩ hát bội. Không còn cảnh sân đình bị biến thành nơi giải trí, mua vui, hò hét, ăn nhậu say sưa. Nếp sống văn hóa, sinh hoạt theo phong tục cổ truyền vùng miền đã được trả về nguyên vẹn của không gian hát chầu.

Thay đổi nhận thức

“Lâu nay, hát chầu chỉ phục vụ khán giả đến dự lễ cúng đình, sau đó người ta xem hát giải trí. Nhiều người thích sân khấu hát bội than phiền là ngày nay đi xem hát chầu không còn thú vị. Ngay như việc tổ chức lễ hội, các nghi lễ cúng bái cũng không còn giữ được sự trang nghiêm và đủ lễ bộ như xưa. Thật ấm lòng khi các hội đình và nghệ sĩ hát chầu năm nay đã giữ đúng sắc thái vốn có, phục hồi những giá trị mà ông cha ta để lại” - NSƯT Ngọc Khanh bày tỏ.

Để có được nhận thức này, nhiều nghệ sĩ thế hệ đi trước như: NSND Đinh Bằng Phi, NSƯT Kim Thanh, NSƯT Ngọc Dung, NSƯT Ngọc Khanh, NSƯT Nguyễn Hoàng, NSƯT Hữu Nhi, NSƯT Ngọc Nga… đã thâm nhập các đoàn hát chầu, tiếp cận các hội đình giải thích, vận động cùng nhau kiên quyết bảo tồn nét đẹp tinh hoa của hát bội, đánh thức trọng trách của mỗi nghệ sĩ, góp phần gìn giữ “sàn diễn cuối cùng” của bộ môn.

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Nguồn tin: tcgd theo NLĐ
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

"Tổ nghề của đời nghệ sĩ": Nghệ sĩ thực hiện di nguyện của thầy

Năm 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành quyết định công nhận 12 tháng 8 âm lịch là ngày Sân khấu Việt Nam. Các thế hệ thầy và trò trên những sàn diễn ở TP HCM đã góp phần lan tỏa tinh thần tôn sư trọng đạo, vun đắp lòng yêu nghề, hăng hái lao động phục vụ công chúng

 

Nhạc sĩ Quốc Dũng qua đời ở tuổi 72

Sau nhiều ngày trở bệnh nặng, nhạc sĩ Quốc Dũng đã qua qua đời vào sáng 24-9, hưởng thọ 72 tuổi.

 

Nghệ sĩ Minh Tâm - Tài Lương tái ngộ khán giả trong niềm xúc động mãnh liệt

Xa sân khấu cải lương tại quê hương 40 năm, từ Pháp trở về và hội ngộ trên sân khấu Chí Linh - Vân Hà, hai nghệ sĩ Minh Tâm - Tài Lương đã làm nức lòng khán giả.

 

Nhiều ngôi sao hội ngộ trong đêm ra mắt sân khấu Thiên Đăng với vở "Giáng Hương"

Vở diễn nức lòng khán giả bởi sự chăm chút của đạo diễn NSƯT Thành Lộc, đồng thời cũng là người chỉ đạo nghệ thuật một sàn diễn mới mang tên Thiên Đăng.

 

NSƯT TUYẾT THU: Khát khao vươn tới cái đẹp

Từ một diễn viên cải lương, Tuyết Thu chuyển sang học múa rồi đóng phim và nổi danh trên sàn diễn kịch nói

 

Diễn viên sân khấu cải lương tranh tài tại Bạc Liêu

Cuộc thi "Tài năng diễn viên cải lương toàn quốc 2023" do Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Bạc Liêu tổ chức, sẽ diễn từ ngày 23 đến 30-9 tại Nhà hát Cao Văn Lầu (TP Bạc Liêu).

 

Nhắc vở 'Thái hậu Dương Vân Nga' để hun đúc tình yêu cải lương cho sinh viên

Những tình cảm đối với vở cải lương 'Thái hậu Dương Vân Nga' của biên kịch Bình Bồng Bột được kể cho hàng trăm sinh viên Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) trong chương trình 'Sáng tạo với chất Việt'.

 

"Ông Ba bắt rắn" và vợ kể chuyện "Đoàn Cải lương Nam Bộ"

Là thành viên của Đoàn Cải lương Nam Bộ - một đơn vị nghệ thuật đã lưu dấu ấn đẹp trên đất Bắc với nhiều thành tựu nghệ thuật, nhà giáo ưu tú Mạnh Dung và NSƯT Thanh Dậu đã có một buổi giao lưu với diễn viên trẻ rất ấn tượng.

 

Kiên trì luyện tập trước thềm Chung kết 2

7 thí sinh tài năng: Phú Yên, Yến Khoa, Như Ý, Thanh Thúy, Nguyễn Thị Cua, Hoài Minh và Văn Nhân vẫn ngày đêm miệt mài tập luyện cùng các nghệ sĩ khách mời, hy vọng mang đến tiết mục đặc sắc cho khán giả trong đêm Chung kết 2 (10/9/2023).

 

Tác giả Lê Duy Hạnh qua đời

Gia đình tác giả Lê Duy Hạnh cho biết ông bị xuất huyết não, nằm điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Trưa 6-9, gia đình đã xin phép được đưa ông về nhà. Ông trút hơi thở cuối cùng lúc 12 giờ 35 phút cùng ngày, hưởng thọ 77 tuổi.

 

Thanh Điền: Lúc bệnh nặng Thanh Kim Huệ vẫn mơ thấy đi hát

NSƯT Thanh Điền vừa đưa lên sàn tập vở cải lương 'Yêu em từ đó', vở do cố nghệ sĩ Thanh Kim Huệ vợ ông viết.

 

Nghệ sĩ sân khấu tuồng cổ tề tựu trong ngày giỗ cố nghệ sĩ, soạn giả Bạch Mai

Nghệ sĩ Bạch Mai ra đi trong những ngày cả nước căng mình chống dịch COVID-19 do bị đột quỵ. Đối với các nghệ sĩ sân khấu tuồng cổ TP HCM đó là mất mát lớn, khán giả của sân khấu cải lương tuồng cổ và đồng nghiệp thương tiếc bà.

 

Nghệ sĩ Thương Tín thừa nhận đang bị "quả báo"

Với những bình luận nói rằng "những gì mà Thương Tín phải trải qua ngày hôm nay là "quả báo" cho những gì ông đã làm trước đây", nghệ sĩ Thương Tín buồn lòng, thừa nhận: "khán giả nói đúng".

 

Tấn Tài - Phượng Liên: "Hoàng đế" và "nữ hoàng" đĩa nhựa

Sân khấu cải lương phát triển rực rỡ nhất vào khoảng giữa thập niên 1950 đến những năm 1970. Trong số những cặp đôi danh giá của thế hệ vàng cải lương thời đó, phải kể đến cặp đôi "hoàng đế" và "nữ hoàng" đĩa nhựa Tấn Tài - Phượng Liên.

 

NSƯT Thanh Điền dựng vở mới nhớ về NSƯT Thanh Kim Huệ

Thanh Điền được xem là người nghệ sĩ năng động luôn hướng đến những công việc cộng đồng với vai trò diễn viên, đạo diễn và truyền nghề cho lực lượng trẻ

 

Khán giả mê cải lương thích thú "Cô đào hát" phiên bản mới

Phiên bản mới của tác phẩm sân khấu cải lương "Cô đào hát" do đạo diễn Hoa Hạ dàn dựng, đã làm nức lòng khán giả tại Nhà hát Trần Hữu Trang.