07:24 PDT Chủ nhật, 02/06/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 274

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 270


Hôm nayHôm nay : 22113

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 90831

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 79067946

Trang nhất » Tin Tức » Tâm Tình Khán Giả

CÓ PHẢI LÀ "THẢM HỌA"?

Đăng lúc: Thứ ba - 17/05/2016 07:29 - Đã xem: 3025
Ngọc Giàu - Trấn Thành

Ngọc Giàu - Trấn Thành

Rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vụ Trấn Thành nhại vở cải lương “Tô Ánh Nguyệt”. Tô Ánh Nguyệt là nhân vật của cố soạn giả Trần Hữu Trang bước ra cuộc đời như một biểu tượng của lòng thủy chung son sắt, kính trên nhường dưới. Vậy nên, khi Trấn Thành nhại Tô Ánh Nguyệt theo kiểu hài với đầy đủ chua ngoa, đanh đá, nhiều người đã chướng mắt, ngứa tai. Lao Động & Đời Sống giới thiệu góc nhìn khác của một nhà nghiên cứu về văn hóa và xin khép lại sự kiện xôn xao này.
Hiện tượng Tô Ánh Nguyệt

Nghệ sĩ Trấn Thành dựng vở hài kịch “Tô Ánh Nguyệt” theo kiểu parody trên sân khấu Thúy Nga Paris by night bị dư luận “ném đá” rất nhiều. Có ý kiến cho rằng, việc làm của Trấn Thành và êkip thực hiện vi phạm bản quyền vở cải lương, xúc phạm đến một tượng đài sân khấu vì cố soạn giả cải lương Trần Hữu Trang từng nhận giải thưởng Hồ Chí Minh. Sau khi Trấn Thành lên tiếng xin lỗi, vẫn còn nhiều ý kiến không đồng tình và cho rằng cách xin lỗi của anh chưa đủ thành tâm và có phần qua loa.

Một số độc giả cho rằng, Paris by night số 116 ra đời trước Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, người xem cũng nhiều và không ai có ý kiến. Nhưng sau khi Trấn Thành được đề cử hai giải HTV Award thì mọi chuyện ồn ào lên. Theo suy đoán của một số người, đây là chiến lược “anti-fan” nhằm làm giảm uy tín cá nhân nghệ sĩ trong giới showbiz. Vậy, vụ “Tô Ánh Nguyệt parody” nên được nhìn nhận ở góc độ nào để đánh giá? Theo chúng tôi, có ba góc nhìn cần phải được xem xét cẩn thận về những sự việc như thế này: Góc nhìn đạo lí, góc nhìn pháp lí và góc nhìn bối cảnh văn hóa diễn xướng.

 
Trấn Thành trong vở hài kịch “Tô Ánh Nguyệt”  cải biên.

Vì giải trí quên đạo lí

Trước hết, trích đoạn vở “Tô Ánh Nguyệt” được cải biên trên sân khấu Paris by night vi phạm đạo lí hay pháp lí? Chúng tôi cho rằng, vi phạm đạo lí nhiều hơn là pháp lí.

Paris by night là một trong những chương trình ca nhạc tạp kỹ lớn mang màu sắc Việt Nam được thực hiện ở nước ngoài với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ hoạt động ở cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, bên cạnh những bài hát, nội dung đặc sắc phù hợp với đông đảo khán giả, một số chương trình có những nội dung không phù hợp về yếu tố chính trị.

Trên thực tế, Paris by night không được cấp phép lưu hành ở Việt Nam, việc Paris by night phổ biến trong đời sống giải trí của người Việt trong nước là nhờ vào con đường băng đĩa. Điều đó có nghĩa là những nội dung của đĩa ca nhạc ấy không được pháp luật Việt Nam công nhận, thậm chí, ở một vài số, như đĩa nhạc Thúy Nga Paris by night 77 còn được báo chí trong nước phê phán là “mầm độc văn hóa cần ngăn chặn”. Như vậy, khi đã đặt một đĩa nhạc ra “ngoài vòng pháp luật” ở Việt Nam thì các vấn đề liên quan tới pháp lí về mặt nội dung cũng không được phán xét theo kiểu của chúng ta, kể cả bản quyền. Nếu nói vi phạm, là có hành vi không hợp chuẩn về mặt đạo lí.

Đạo lí người Việt coi trọng sự biết ơn, tôn vinh những người có công lao và đề cao trách nhiệm phụng sự tổ quốc, vinh danh văn hóa dân tộc. Giải thưởng Hồ Chí Minh là giải thưởng cao quý, tôn vinh những người có công lao trong lĩnh vực văn học nghệ thuật có đóng góp cho đường lối văn nghệ của Đảng và có sự ảnh hưởng tốt đẹp trong dân chúng. Vì thế, người ta có khuynh hướng xem đó là những tác phẩm có tính “kinh điển”, chạm vào tác phẩm ấy là xúc phạm lòng tự hào.

Tuy nhiên, công bằng mà nói, những đánh giá đó được phán xét trên góc độ đạo đức, bằng sự đối đãi trong cuộc sống chứ không phải bằng hệ thống pháp luật có tính chất chế định, buộc tất cả mọi người phải tuân thủ. Trấn Thành đã quá lưu ý đến tính chất giải trí, đáp ứng nhu cầu khán giả hải ngoại nên thiếu cân nhắc đến yếu tố đạo lí này. Vì vậy, anh phải gánh chịu những sự phê bình của người mộ điệu cải lương. Điều ấy thuộc về phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp của cá nhân anh trong sự so sánh với quan điểm của một bộ phận công chúng người Việt. Anh đã làm một việc chưa hợp với suy nghĩ của một bộ phận khán giả. Tuy nhiên, nếu nói anh vi phạm thuần phong mĩ tục hay vi phạm đạo đức hoàn toàn thì không nên, bởi lẽ chúng ta cần xét đến bối cảnh văn hóa của vở diễn.

 

 

 

Chúng ta có quá cực đoan?

Bối cảnh văn hóa của trích đoạn vở “Tô Ánh Nguyệt” cải biên dựa trên hai yếu tố: Thể loại hài kịch parody (nhại) và khuynh hướng giải trí của văn nghệ phương Tây, trong đó có Hoa Kỳ.

Parody (nghĩa tiếng Việt là nhái hay nhại, nghĩa là bắt chước lại một tác phẩm nguyên bản nhưng có điều chỉnh theo khuynh hướng gây cười). Không có vở parody nào gây cảm giác buồn hay nghiêm túc cả. Parody xuất phát đầu tiên trong lĩnh vực âm nhạc, sau đó lan sang sân khấu và điện ảnh. Parody thực sự bùng nổ trong giới trẻ Việt vào cuối năm 2013 và đã tạo nên những con số đáng lưu ý. Trong hàng trăm phiên bản parody của bài hát “Anh không đòi quà”, có những clip thu hút lượng người xem nhiều hơn cả bản gốc.

Nhận định về hiệu ứng của loại kịch này, các nhà chuyên môn cũng từng cảnh báo: “Ranh giới giữa sáng tạo với mục đích giải trí và gây ảnh hưởng tới người khác rất mong manh. Nếu không tỉnh táo để đề ra những giới hạn cần thiết sẽ dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc”. Như vậy, xem kịch parody, chúng ta phải chấp nhận yếu tố gây cười và yếu tố châm biếm.

Ở góc độ thể loại, hài kịch không phải là một ngành khoa học mà thuộc lĩnh vực nghệ thuật, nó có tính chủ quan rất cao và đôi khi không có qui luật. Không thể viết một kịch bản hài chỉ bằng việc học một khóa viết kịch mà phải có óc hài hước và khả năng thể hiện làm cho người khác cười. Khi xem hài kịch, sự cảm nhận, hay cảm giác nhất thời vô cùng quan trọng. Đó là sự tiếp nhận và xử lí thông tin theo các giác quan nhất thời, trong một bối cảnh cụ thể của khán giả. Hiệu ứng sân khấu và quan niệm giải trí làm cho người ta có thể cười nghiêng ngả trước một tình huống. Nhưng bước ra khỏi khung cảnh đó, mọi thứ có thể đã khác.

Ở phương Tây, khái niệm giải trí (entertainment) và văn hóa (culture) có điểm khác biệt. Người ta bỏ tiền ra để được thư giãn, để vui vẻ sau thời gian lao động mệt nhọc là cách suy nghĩ rất phổ biến. Việc mang lại cảm xúc tích cực khi xem văn nghệ được đặt lên hàng đầu, còn các giá trị văn hóa là những thứ đã được lắng đọng và có độ lùi về thời gian. Người Việt thì không quan niệm giống vậy, ít nhất là trong lĩnh vực hài kịch. Nhìn chung, trong quan niệm “chính thống”, người Việt yêu cầu tính tư tưởng và giá trị văn hóa khi đánh giá tác phẩm sân khấu hài và coi nhẹ tính giải trí. Từ những đặc điểm trên, khi chúng ta đánh giá trích đoạn Tô Ánh Nguyệt cải biên, một quan niệm của người Việt trong nước đã được sử dụng để phán xét một bối cảnh diễn xướng ở nước ngoài. Nghĩa là, khởi điểm của chúng ta đã có những khiên cưỡng nhất định, hậu quả là, những người yêu cải lương có thành kiến quá nặng nề với vở diễn và những fan hâm mộ của Trấn Thành thì cảm thấy thần tượng của mình bị xúc phạm và cũng tỏ thái độ giận dữ không kém. Hai cách nhìn nhận ấy, theo chúng tôi đều có tính cực đoan.

Trên quan điểm không bênh vực anh, nhưng chúng tôi cho rằng hành động của Trấn thành là ứng xử hợp đạo lí. Còn hợp đến mức nào, làm thỏa mãn công chúng đến mức nào, đó là vấn đề của lĩnh vực xã hội học, không thể lấy ý kiến chủ quan của một vài người để kết luận. Đứng về góc độ bối cảnh diễn xướng văn hóa, chúng ta nên chấp nhận và thấu hiểu những khác biệt về quan niệm giải trí để có những đánh giá hài hòa về một nghệ sĩ. Và trên hết, hiệu ứng đám đông và những hành động đánh bóng tên tuổi trong giới showbiz cần được hạn chế bằng những cái nhìn có lí có tình.



Nguồn tin: tcgd theo LĐ
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

MC Đức Tiến và Hoa hậu...

Sao Việt đồng loạt sốc, tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến ở tuổi 44.

 

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.