Bản Sắc Dân Tộc - cailuongvietnam.com

Tin Tức Những Giọng Ca Vàng

DUY TRÌ TRANG WEB CLVN

Nghệ Sĩ Út Hiền: Giọng Ca Dĩ Vãng



Anh mất đã khá lâu, khi tuổi đời chưa hóa lão và nghề nghiệp còn phơi phới nét thanh xuân, tài hoa đang rộ chín.
Anh sinh năm 1940, tại thánh địa vọng cổ Bạc Liêu. Cái tên khai sinh rất đẹp bề ngôn ngữ: Lê Minh Khánh; thế mà nghệ danh lại bình dị chân quê: Út Hiền.

Nữ Nghệ sĩ Bích Hạnh





Trong hai thập niên 40, 50, thời kỳ mà nghệ sĩ cải lương và hát bội còn chịu cảnh ăn quán ngủ đình, các nghệ sĩ có con sanh ra ở trong gánh hát vẫn phải chịu cảnh sống chung với cha mẹ ngay tại hầm sân khấu của rạp hát hay ở trong các đình, miểu, nơi đoàn đó đang hát.


Cuộc thi “Tuyển chọn giọng ca cải lương hàng tuần”: Vương Quốc Thái đoạt giải nhất


Chiều 29-6, Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM phối hợp Đài Truyền hình TPHCM tổ chức buổi thi chung kết xếp hạng và trao giải Cuộc thi “Tuyển chọn giọng ca cải lương hàng tuần” đợt 2-2013. Cuộc thi diễn ra từ tháng 4-2013, với gần 300 thí sinh của TPHCM và nhiều tỉnh, thành trên khắp cả nước dự thi. Trải qua các vòng thi sơ tuyển, bán kết và chung kết, có 6 thí sinh đạt điểm cao nhất được chọn vào thi chung kết xếp hạng.

NS Thu Vân - Đồng Vọng Tiếng Chuông Vàng

Lớn lên từ quê hương Ô Môn, từ nhỏ bé Vân đã được ba dạy cho hát bài bản tài tử, hằng ngày nghe đài phát thanh, máy phát những bài ca tân cổ Vân nghe mà học theo, mười một tuổi đã ca ràng rõ, nhịp nhàng vững chắc, tiêng hát của bé Vân đã vang lên khắp đồng ruộng sông nước quê nhà, nhiều giải thưởng về ca hát ở địa phương đã được trao cho Vân.

Nghệ sĩ Hùng Cường: Ba Vương trong một

CLVNCOM - Giới mộ điệu yêu dòng nhạc vàng trước 1975 chắc có nghe đến Tứ Đại Thiên Vương gồm Duy Khánh, Chế Linh, Hùng Cường và Nhật Trường. Ngoài tài ca hát, tứ trụ này có tài sáng tác nhiều bài hát đi theo cùng năm tháng. Riêng ca sĩ Hùng Cường xưng vuơng trên một lãnh địa riêng biệt, cặp sóng thần ca nhạc Hùng Cường- Mai Lệ Huyền làm cho dòng nhạc vàng thêm tự hào với những bài hát làm cho người nghe bị kích động và lắc lư. Ca Sĩ Hùng Cường có thề hát nhiều loại nhạc từ các nhạc sĩ Phạm Duy, Nguyễn Văn Đông, Hoàng Thi Thơ, Y Vân..cùng một bài nhạc, nhưng với giọng ca của mình, Hùng Cường làm cho khán giả có cảm giác mới, sinh động và bớt " sến" hơn như bài Cánh Hoa Chiều Mưa, Xóm Đêm,Tàu Về Tương Lai, Về Tham xứ Lanh, Ông Lái Đò, Vọng Ngày xanh,Tiếng dân Chài,Đêm Cuối Cùng, Túp Lều Lý Tưởng, Đám Cưới Nhà Binh, Một trăm phần trăm, Lời Cuối Cùng Cho Nhau,Gởi Niềm thương, Hai Chuyến Tàu Đêm, Buồn, Đường xưa lối cũ,Chàng Đi Theo Nước....


Ngọc Đợi hương nhãn Bạc Liêu

Không hổ danh là con gái xứ Bạc Liêu. Cái nôi lớn của Nghệ thuật đờn ca tài tử miền Tây Nam Bộ,nơi sinh ra nhiều nghệ nhân , nghệ sĩ, danh cầm , các nghệ sĩ nỗi tiếng cả nước, góp phần làm phong phú thêm cho nền nghệ thuật dân tộc- đờn ca tài tử và cải lương. Ngọc Đợi cô diễn viên chính của đoàn Cao Văn Lầu. Chuông Vàng Vọng Cổ năm 2007, HCV giải Trần Hửu Trang năm 2012 và huy chương vàng hội diễn sân khấu chuyên nghiêp toàn quốc 2012, đang nối tiếp những bậc tiền bối quê hương xứ Bạc Liêu đóng góp tài nghệ của mình để giử gìn và phát triển bộ môn sân khấu cải lương.

Nghệ sĩ Hữu Phước ...Hậu Vô Lai Giả

"Ăn khế ta trả vàng... May túi ba gang, để dành mà đựng... Tang tình tính tang... ăn khế ta trả vàng... trả vàng...''. Mấy câu tân nhạc lồng vào bộ dĩa Ăn khế trả vàng (Thành Công - Bạch HUỆ đóng chính) được thể hiện bằng một giọng nam trầm rất lạ, đầy hấp lực. Vai con quạ của anh chỉ ngắn ngủi mấy câu ca, không có thoại thế mà dĩa bán rất chạy. Người ta mua dĩa để biết tên thật của người đóng vai con quạ. Một nghệ danh đẹp: Hữu Phước

Tưởng nhớ cố nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm


Trong ba thập niên 50, 60, 70, nhiều nghệ sĩ cải lương tài danh đã để lại những dấu ấn không phai thông qua các vai diễn để đời của họ trong các tuồng hát cải lương một thời vang bóng.
Nhắc đến những nam nữ danh ca cổ nhạc, khán giả ái mộ cải lương vẫn nhớ và yêu mến các danh ca Ut Trà Ơn, Hữu Phước, Thành được, Hùng Cường, Dũng Thanh Lâm, Tấn Tài, Minh Vương, Minh Cảnh, Minh Phụng… các nữ danh ca Ut Bạch Lan, Mỹ Châu, Ngọc Giàu, Lệ Thủy, Hồng Nga, Thanh Nga, Diệu Hiền, Phượng Liên… vân vân…

Giọng ca vàng: Hữu Phước Một đời cho nghệ thuật



Tôi với Hữu Phước cùng giúp việc cho Đoàn hát Thanh Minh (Bầu Nghĩa), Thanh Minh-Thanh Nga (Bầu Thơ) từ năm 1956 đến năm 1968. Sau Tết Mậu Thân, tôi qua giúp việc cho Đoàn Dạ Lý Hương, từ đó chúng tôi ít có dịp gặp nhau vì tôi bận việc ở Đài Truyền Hình, Đài Phát Thanh và bận rộn vì phải sáng tác kịch bản cho Đoàn Dạ Lý Hương, cho Ban kịch Túy Hồng, Ban kịch Kim Cương, Ban kịch Phương Nam và Ban kịch Thẩm Thúy Hằng “Chương trình lúc không giờ”.

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Đệ nhất đào võ sân khấu cải lương




Trên sân khấu cải lương miền Nam, tài năng ca diễn của một số nghệ sĩ đã mang đến cho họ những mỹ danh bất tử, mà mỗi khi nhắc đến mỹ danh này, thì người ta không thể nghĩ đến một nghệ sĩ nào khác. Như danh hiệu “vua ca vọng cổ” thì dành cho Út Trà Ôn, “Nữ vương Sầu Nữ” dành cho Út Bạch Lan, “Nữ hoàng sân khấu” dành cho Thanh Nga…

Chuông vàng Ngọc Đợi ngày càng tỏa sáng.



Là môt cô gái quê chân chất thật thà,nhưng có hoàn cảnh gia đình khó khăn.Lẻ được cha gởi lên thành phố ở nhờ nhà người thân để làm phụ giúp gia đình,đành tạm gác mối tình nghèo ở lại quê.Nhưng không ngờ cuộc đời của Lẻ thay đổi tư đây.Lẻ bị gạt vào con đường làm gái đến khi hương sắc tàn tạ Lẻ bị bọn ma cô đánh đập tàn nhẫn...Người yêu từ quê lên tìm cũng bị hành hạ đến mù cả đôi mắt.Cuối cùng hai người cũng gặp nhau nhưng trong hoàn cảnh "bi thương" nhất,và cùng nhau trở lại quê xưa.

Nghệ sĩ Văn Hường: Sáng tạo ngân rung "r" và "ư, ứ, ư ..."

Trong giới nghệ sĩ cải lương, người có nghệ thuật – kỹ thuật ca cổ hài chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong đó có NS Văn Hường là tiêu biểu và từ lâu ông đã được trong giới, cũng như công chúng tôn tặng cho ông danh hiệu là “ Vua ca vọng cổ hài “. Mặc dù trước ông còn có NS Hề Minh, nhưng vị này vắn số, và số lượng bài ca cũng như thời gian ca ngâm vẫn ít hơn NS Văn Hường. Trong sự nghiệp ca vọng cổ hài, NS Văn Hường đã ca khoảng 200 bài, và nhiều bài nổi tiếng từ nửa thế kỷ qua, đến nay vẫn còn làm nức lòng người mộ điệu .

Sự xuất hiện của Minh Cảnh và Lệ Thủy trong làng dĩa nhựa

*Giọng Lệ Thủy sắc bén giòn giã vang lộng, lối phát âm mộc mạc, làn hơi dũng mãnh. Giọng Minh Cảnh phong phú, anh có lối ca uốn lượn song song với cái nội lực chân truyền của mình, sáng tạo ra một lối ca vọng cổ mới mà sau này có nhiều nghệ sĩ bắt chước như Thanh Kim Huệ, Thanh Tuấn, Minh Vương, Minh Phụng v.v...

Hữu Tài – Bích Thủy: Một lần cho đến trọn đời

Anh chị không là ngôi sao, nhưng đóng góp cho nghệ thuật cải lương không nhỏ. Mọi người biết đến anh là một giọng ca hay , mùi mẫn, từng thu băng thu dĩa với nhiều nữ NS tài danh, sau này vừa làm diễn viên vừa là tác giả, đạo diễn, biên tập hàng trăm chương trình cải lương truyền hình cho hãng phim Tây Đô, VTV, VAFACO... với bút danh Dương Thủy, Hồng Thanh, Trúc Thanh. Chị từng nổi lên như một cô đào trẻ triển vọng trong những vở cải lương vang bóng một thời như Chuyện tình Hàn Mặc Tử, Lan Huệ sầu ai, Kẻ thù thứ 13...

Cặp đôi vàng cải lương ru lòng khán giả


Sau khi vinh danh các diễn viên truyền hình vào tuần trước, đêm liveshow về Sân khấu đã chia sẻ niềm vui cùng các nghệ sĩ kịch nói, hài kịch và cải lương. Họ là những nghệ sĩ được đông đảo khán giả yêu thích qua những vở diễn đa dạng, đi sâu vào lòng người với những vai diễn bi, hài nhiều cảm cảm xúc.

Xứng danh danh nữ hoàng tân cổ giao duyên - Ra mắt DVD TẠ TÌNH TRI ÂM 2


CLVNCOM - Từ ngày sang Mỹ cùng gia đình đoàn tụ 2012, nghệ sĩ Mỹ Châu đã trình làng lối vào vọng cổ cách tân, khác hẳn thời hoàng kim trước 1975 (trẻ trung, sung mảng, lắm bi hùng, đôi khi mang nét buồn da diết..) cũng như những thập niên cuối thập kỷ hai mươi( với giọng ca trầm, mang nhiều tính thoại và tự sự), chúng ta có thể bắt gặp nhiều âm từ vời độ rung, nghẹn, thầm thấu vào lòng khán giả.

Chất giọng trong Cải Lương




Tìm hiểu về cải lương thì biết là cái từ giọng kim và giọng thổ là cách nhân dân ta hay dùng để phân loại độ cao của giọng, kiểu như tenor hay soprano ấy. Người ta hay dùng nó trong hát chèo hay cải lương.


MỘT THỜI CỦA NỮ HOÀNG NHẠC TWIST: TÚY PHƯỢNG




Nữ nghệ sĩ Túy Phượng là ái nữ của cố nữ kịch sĩ Túy Hoa. Túy Phượng tên thật là Nguyễn Thị Kim Phụng, sinh năm 1939 tại Bạc Liêu, cùng tuổi với các nữ tài tử: Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Kim Vui và nữ nghệ sĩ Bích Sơn.



Cô Ba Trà Vinh





Sài Gòn cùng giới mộ điệu tri âm bộ môn tài tử cải lương bất ngờ đến mức ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của một giọng ca nữ trẻ trung, lạ lẫm cùng một nghệ danh rất lạ: Cô Ba Trà Vinh.


Nữ nghệ sĩ Phương Huệ long đong một kiếp tằm



Phương Huệ là một nữ nghệ sĩ trẻ đẹp, vóc dáng sang trọng trên sân khấu, giọng ca trong trẻo, mượt mà với làn hơi khoẻ khoắn, lẽ ra thì Phương Huệ phải chiếm được một vị trí khả quan trong hàng ngũ các nghệ sĩ trẻ tài sắc, có cuộc sống kinh tế khá giả và ổn định. Thế nhưng nữ nghệ sĩ Phương Huệ không được như vậy mà cô lại phải chịu long đong một kiếp tầm, khó khăn vất vả trong việc hành nghề ca hát và kiếm sống cho bản thân và gia đình

Các tin khác

 

DUY TRÌ TRANG WEB CLVN