Bản Sắc Dân Tộc - cailuongvietnam.com

Tin Tức Chân Dung Nghệ Sĩ

DUY TRÌ TRANG WEB CLVN

Nghệ sĩ hải ngoại Chí Tâm: Nghệ sĩ đa tài

Thứ ba - 11/09/2012 09:40

Nghệ sĩ hải ngoại Chí Tâm: Nghệ sĩ đa tài




Là người Việt gốc Hoa, mới 6 tuổi Chí Tâm đã được cha cho đi học đàn, học ca cổ nhạc. Anh có giọng hát khỏe ngọt bùi, độc đáo đủ sức tạo nên một 'Trường phái Chí Tâm'...
59 tuổi, 53 tuổi nghề Cha mẹ nghệ sĩ Chí Tâm là người Việt gốc hoa, ông bà nuôi 11 người con khôn lớn nhờ cửa hàng tạp hóa lớn hiệu Vinh Hưng ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Sống bằng nghề buôn bán nhưng ông Dương Hưng thân phụ của Chí T6am lại rất đam mê đàn ca tài tử, nên ông đã tạo cho ba người con trai theo nghề hát là Chí Tâm (con trai thứ ba), nổi tiếng nhất với vai diễn để đời – Điệp trong vở ”Lan và Điệp”;  Chí Hải (con thứ năm), kép đẹp mùi ở đoàn Sài Gòn 3; và Chí Hà (thứ sáu) – Kép lão độc mùi trước đi đoàn Kiên Giang, hiện mở lớp dạy vẽ, kiêm làm thợ vẽ pa-nô, áp-phích, dàn dựng phong trào cho Trung tâm Văn hóa huyện Trà Ôn , Vĩnh Long. Nhà ở gần rạp hát nên từ nhỏ Chí Tâm thường được bà ngoại dẫn đi coi hát. Sẵn có lòng đam mê, nên mới 6 tuổi, cậu bé Chí Tâm đã xin cha mẹ cho đi học đàn ca cổ nhạc. Anh được thọ giáo học đàn và ca với nhiều nhạc sĩ cổ nhạc danh tiếng trong vùng như: Mười Ngoạn, Mười Kiên, Năm Thê, thầy Minh,…
http://s8.postimage.org/m8mohcfol/1203379928_nv.jpg

Nghệ sĩ Chí Tâm lúc còn trẻ. Ảnh: S.T
Năm 13 tuổi, sau khi học xong tiểu học Hoa ngữ, Chí Tâm được gởi lên Sài Gòn học đàn ca với nhạc sĩ Út Châu, tức soạn giả Yên Sơn. Lợi thế của nhạc sĩ Út Châu là ông phụ trách hòng thu của Hãng diả Continental ỡ Chợ Lớn, ông tham gia hợp soạn nhiều vở tuồng hài ngắn, bài ca cổ cho Hãng để thau dĩa , nên những vai phụ thường giao cho các học trò của ông thực tập trong thời gian học nghề. Chí Tâm học ca đầy đủ các loại bài bản cổ nhạc và đàn ghitare phím lõm với thầy Yên Sơn. Khi vào phòng thu nhờ hoàn thành tốt nhiều vai trò,  nên Chí Tâm được thầy đánh giá là học trò sáng dạ và có năng khiếu nhất trong số học trò thành danh của ông. Năm 1967 Chí Tâm được giới thiệu đi hát ở đoàn đầu tiên là đoàn Tinh Hoa của bà bầu Mười Cơ. Tại đoàn này anh được các nghệ sĩ đàn anh là Hữu Lộc (tức NSUT – Đạo diễn Hữu Lộc bây giờ), Ngọc Thanh và kép Chí Thanh dạy vũ đạo , điệu bộ và kinh nghiệm diễn xuất trên sân khấu. Năm 1968 hay tin mẹ bị bệnh, Chí Tâm về quê giúp cha quán xuyến tiệm chạp phô và học thêm tiếng Hoa.  Khi mẹ khoẻ lại, anh lên Cần Thơ học nghề chụp ảnh trong tiệm hình nổi tiếng Á Châu. Trong thời gian học chụp rọi ảnh, Chí Tâm tranh thủ thọ giáo đàn bầu với ông Tư Quốc – biệt danh Cò Quốc – một nhạc sư đàn cò nổi tiếng.
Ca hay, đàn giỏi Cò Quốc lại là bạn thân của nhạc sĩ Chín Trích (cha của NS Tú Trinh). Không bỏ qua cơ hội học hỏi nghề đàn, hát từ tất cả những nhạc sĩ tài danh, những nghệ sĩ đàn anh, chị tài năng đi trước, nên khi hành nghề trên sân khấu, Chí Tâm có thể đóng tốt vai kép mùi, kép lẳng, mà làm vai lão, hề cũng sâu sắc có duyên. Khi vào dàn đờn, anh có thể chơi thạo đàn cò, tranh, kìm, bầu, hay đàn guitare phím lõm cũng tuyệt hay…
http://www.casichitam.com/images/upload/Article/TRANG_HOME/HINH_07-large.jpg
Năm 1971, Chí Tâm về cộng tác vời Đoàn Dạ Quang Châu, được xem như Đoàn Thanh Minh 2 của bà Bầu Thơ giao cho vợ chồng soạn giả Tám Vân – Nhị Kiều quản lý. Vì tình trạng giới nghiêm ở Sài Gòn và các tỉnh lớn, nên đoàn phải lưu diễn ở vùng sâu vùng xa như tỉnh Hậu Giang, Long Xuyên hay các làng xã như Cái Tàu Hạ, Mỹ Hiệp, Mỹ Hội Đông… Năm 1972, đoàn Dạ Quang Châu ngưng rã gánh, Chí Tâm về hát cho đoàn Kim Chung 5, thế vai cho nghệ sĩ Minh Vương vì Minh Vương bị bắt đi quân dịch. Thời gian này đòn Kim Chung 5 chuyên đi lưu diễn miền Tây ở các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc và các vùng xa xôi, hẻo lánh. Anh nổi danh với vai Lữ An Tùng (tuồng ”Nhạn về xóm liễu”) hát với Lệ Thủy , Kiều Tiên và Minh Phụng, vai Thái tử lưng gù (vở ”Băng Tuyền Nữ Chúa”), vở ”Bên cầu vọng thê”(tức ”Giai nhân bên suối bạc”)… Sau đó Chí Tâm qua đoàn Kim Chung 2 , thay nghệ sĩ Phương Bình – HCV giải Thanh Tâm 1967 – hát kép chánh với đào Mỹ Châu, được khán giả yêu thích trong những vở hương xa: ”Người phu khiêng kiệu cưới”(vai Lả Chương Bình), ”Kiệu hoa lạc lối về”…và đặc biệt là vở tuồng xã hội thể nghiệm rất thành công ”Vòng tay buông lỏng” của soạn giả Yên Lang, anh hát chánh với đào Thanh Kim Huệ.
Chí Tâm xuống tóc làm thiền sư 1 Nghệ sĩ Chí Tâm vai thiền sư Đông Sơn trong 'Đường gương  Nguyên Bá - Ngân mãi chuông vàng(15/8/2012).  Ảnh: Thanh Hiệp
Từ năm 1974, cha con nghệ sĩ Hữu Phước và Hương Lan được mời về cộng tác với đoàn Kim Chung và cùng Chí Tâm có mặt trong tuồng ”Hán Đế biệt Chiêu Quân”, với vai chánh do Chí Tâm và Hương Lan thủ diễn. Sau đó cặp đôi này tiếp tục gặt hái thành công khi đóng chánh trong vở ”Nắng thu về ngõ trúc” cũng của soạn giả Yên Lang. Chính thức đi hát ở nhiều sân khấu trong khoảng thời gian chưa tới 9 năm giữa thời buổi đất nước đang có nhiều biến động, tuy được những đoàn đại bang mời về hát chánh, nhưng không có nhiều cơ hội được hát ở sân khấu tráng lệ ở thành phố, mà phải thường lưu diễn ở các tỉnh xa xôi, Chí Tâm may mắn có cơ hội có được vai diễn để đời khi được soạn giả Loan Thảo và Hoàng Việt mời thu âm vai Điệp trong vở ”Lan và Điệp” cho Hãng dĩa Việt Nam vào đầu năm 1973.
Audio vở cải lương 'Lan và Điệp'(Soạn giả: Quế Chi) 
”Khi thu âm vở ”Lan Và Điệp”, tôi 20 tuổi, còn Thanh Kim Huệ tròn 18 – nghệ sĩ Chí Tâm bồi hồi nhớ lại – Các giọng ca vàng đàn anh đàn chị đều đã được các hãng dĩa lăng-xê, sau một loạt chương trình ngắn, đã đến lúc hãng dĩa đáng giá được tầm mức tên tuổi của cặp đào kép trẻ đang lên tôi và Huệ, nên tập trung lăng-xê mạnh vai Lan và Điệp. Và họ đã không nhìn lầm khi chọn mặt gửi…dĩa. Thời đó soạn giả Loan Thảo kiêm luôn vai trò dàn dựng. Cả ê-kíp từng câu thoại, lời ca với nhau khoảng 5 lần cho soạn giả nghe rồi góp ý, rồi vào phòng thu. Ông nhẹ nhàng: ”chỗ này em phải ca vầy, phải thoại vầy mới hay…”, nhờ soạn giả Loan Thảo cố vấn, mà lớp Lan tiễn Điệp lên đường ra tỉnh học, Lan mới có được câu thoại: ”ăn tiền” ngập ngùng e ấp: ”Chiều nay,…người ta đi hả?”, thay vì ”anh đi hả?”. Vở đó chưa từng được diễn trên sân khấu, và ai cũng lấy đó làm tiếc. Vì nghệ sĩ được tập hợp từ nhiều đoàn, nào là Hùng Minh, Mai Lan, Tú Trinh, Chí Tâm, Thanh Kim Huệ,…nên rất khó tập trung lực lượng để cùng diễn chung trong một xuất hát. Vai Điệp là một trong những kỷ niệm quý giá, là may mắn trong đời đi hát của tôi khi được khán giả nhắc nhở và yêu mến đến tận hôm nay…”.
Vở cải lương 'Đường gươm Nguyên Bá(Soạn giả: Hoa Phượng)

Tác giả bài viết: tanconhac

Nguồn tin: TGNS - BSKTP

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận mới

Gửi bình luận của bạn

Tên của bạn Email Nội dung Mã an toàn

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

DUY TRÌ TRANG WEB CLVN