Sắp
tới
đây
là
kỷ
niệm
21
năm
ngày
thành
lập
trang
web
cailuongvietnam.com
(13/04/2004
-
13/04/2025)
Dây
là
trang
tin
tức
đầu
tiên
của
cailuongvietnam.com
từ
năm
2004.
Còn
đuọc
gọi
là
CLVNCOM1
.
Thân
mời
các
dộc
giả
xem
những
bằi
mới
hơn
tại
trang
tin
tưc
CLVNCOM2
theo
link
dưới
dây
https://www.cailuongvietnam.com/newscl
Xem
tiếp...
Rưng
rưng
chuyện
tình
của
Nữ
hoàng
sân
khấu
Thanh
Nga
Với
nhiều
thế
hệ
của
Sài
Gòn,
khi
nhắc
đến
những
mỹ
nhân
xưa
của
thành
phố
hoa
lệ,
thì
cố
nghệ
sĩ
Thanh
Nga
luôn
đứng
ở
hàng
đầu.
Nhan
sắc
đẹp
đẽ,
thần
thái
duyên
dáng,
tâm
tính
hiền
lành
lương
thiện,
nhưng
người
nghệ
sĩ
này
lại
lận
đận
tình
trường,
đến
khi
có
được
hạnh
phúc
thì
lại
bạc
mệnh...
Hồng
nhan
lênh
đênh
Năm
1959,
Thanh
Nga
lúc
ấy
mới
hơn
17
tuổi,
đã
nổi
tiếng
trên
sân
khấu
cải
lương
với
Huy
chương
vàng
Thanh
Tâm
và
nhiều
vai
diễn
được
chú
ý.
Thời
ấy,
cô
đào
trẻ
măng
Thanh
Nga,
với
giọng
hát
ngọt
ngào,
lối
diễn
gửi
hồn
và
nhan
sắc
mặn
mà,
đẹp
sáng
rỡ
từ
làn
da,
ánh
mắt
khiến
bao
thiếu
gia,
công
tử
doanh
nhân
giàu
có
say
mê,
săn
đón
và
quà
cáp.
Nhưng
cùng
với
sự
hâm
mộ
nhiệt
tình
ấy
là
bao
phiền
toái,
thậm
chí
cả
nguy
cơ.
Ai
chẳng
biết
giới
nhà
giàu
và
sĩ
quan
Sài
Gòn
thời
ấy
nếu
không
ăn
chơi
khét
tiếng
thì
cũng
vợ
lớn
vợ
bé.
Thanh
Nga
không
yêu
ai
trong
số
ấy,
nhưng
hoàn
cảnh
đã
khiến
người
con
gái
mới
đôi
mươi
phải
hết
sức
khéo
léo
để
vừa
không
tiến
đến
với
bất
cứ
mối
quan
hệ
nào,
vừa
không
làm
phật
ý
các
"ông
lớn",
gây
nguy
hại
đến
sự
nghiệp
của
mình.
Thanh
Nga
cũng
có
một
mối
tình
đầu
trong
sáng
và
đẹp
đẽ.
Hồi
ấy,
ngày
nào
Thanh
Nga
đi
diễn
cũng
mang
về
rất
nhiều
hoa,
quà,
của
người
hâm
mộ
tặng.
Trong
số
đó,
có
một
món
quà
đều
đặn
hàng
đêm:
Một
đoá
hồng
nhung
rực
rỡ,
tươi
tắn.
Ban
đầu,
Thanh
Nga
không
để
ý,
nhưng
dần
dà,
cô
bắt
đầu
chú
ý
đến
món
quà
giản
dị
mà
đáng
yêu
ấy.
Rồi
cô
phát
hiện
ra
người
gửi,
là
một
thanh
niên
cao
ráo,
thư
sinh.
Anh
tên
Tài,
từng
học
cao
học
tại
Pháp,
là
chủ
nhiệm
một
tờ
báo
ở
Sài
Gòn.
Mối
tình
chớm
nở
trong
trái
tim
cô
gái
trẻ,
nhưng
rồi
chẳng
thể
đi
đến
đâu,
vì
một
ngày,
chàng
si
tình
không
đến
thăm
cô
nữa,
để
lại
trong
cô
bao
hụt
hẫng.
Chàng
thực
ra
là
Đảng
viên
Đảng
Cộng
sản
Pháp,
sau
thời
gian
làm
nhiệm
vụ
ở
Sài
Gòn,
đã
được
phái
đến
nơi
khác.
Thời
gian
dần
trôi,
Thanh
Nga
đã
trở
thành
nghệ
sĩ
cải
lương
hàng
đầu
của
Sài
Gòn
thời
ấy,
với
mỗi
đêm
diễn
bao
giờ
khách
và
người
hâm
mộ
cũng
đông
kín
rạp.
Hình
bóng
người
xưa
cũng
dần
nhoà
phai
trong
tâm
trí.
Thời
gian
này,
Thanh
Nga
lại
càng
nhận
nhiều
lời
tỏ
tình,
đeo
đuổi.
Người
ta
kể,
có
cậu
ấm
sai
người
chở
đến
nhà
Thanh
Nga
tất
cả
mọi
tiện
nghi
hiện
đại
nhất.
Có
"đại
gia"
tặng
cô
nhẫn
kim
cương,
còn
một
vị
chủ
doanh
nghiệp
nọ
bỏ
tiền
ra
mua
vé
"bao
rạp"
cho
toàn
bộ
nhân
viên
mình
đi
coi
Thanh
Nga
diễn
hàng
tuần
liền.
Nhưng
rồi
trái
tim
Thanh
Nga
đã
rung
động
trước
một
nghệ
sĩ
cải
lương
khác,
cũng
nổi
tiếng,
đó
là
nghệ
sĩ
Thành
Được.
Năm
1962,
vợ
chồng
Út
Bạch
Lan
và
Thành
Được
rời
gánh
hát
của
bà
Kim
Chưởng
để
về
Đoàn
Thanh
Minh
-
Thanh
Nga
do
mẹ
Thanh
Nga
làm
chủ.
Thành
Được,
với
sự
từng
trải,
giọng
ca
ngọt
ngào,
cùng
với
sự
tiếp
xúc
cùng
nhau
trong
nhiều
vai
diễn
đã
khiến
Thanh
Nga
cảm
mến
rồi
yêu
thương
lúc
nào
không
hay.
Nhiều
người
còn
nói,
cuộc
hôn
nhân
đẹp
của
Thành
Được
với
nghệ
sĩ
Út
Bạch
Lan
tan
vỡ,
cũng
một
phần
vì
sự
xuất
hiện
của
Thanh
Nga.
Không
phải
lỗi
của
Thanh
Nga,
lỗi
là
ở
trái
tim
người
nghệ
sĩ
dễ
yêu,
dễ
đắm
đuối
nhưng
cũng
mau
thay
đổi.
Vẻ
đẹp
tươi
trẻ,
lộng
lẫy
của
Thanh
Nga
đã
khiến
Thành
Được
quên
lối
về.
Cuộc
hôn
nhân
của
ông
tan
vỡ.
Một
thời
gian
dài
sau
đó,
Thanh
Nga
và
Thành
Được
đến
với
nhau.
Họ
là
đôi
tình
nhân
đẹp,
cả
trên
sân
khấu
lẫn
ngoài
đời.
Tưởng
chừng
sẽ
là
một
kết
thúc
có
hậu
cho
đôi
trai
tài
gái
sắc
của
Sài
Gòn
khi
ấy.
Nhưng
rồi
Thành
Được,
vẫn
với
một
tâm
hồn
nghệ
sĩ,
mê
chơi
và
nhạy
cảm,
dễ
rung
động
với
các
hình
bóng
khác,
khiến
Thanh
Nga
nhiều
tổn
thương
và
đau
khổ.
Để
đến
khi
Thanh
Nga
phát
hiện
ra
Thành
Được
vẫn
còn
săn
đón
người
yêu
cũ
của
ông,
cô
đành
nói
lời
chia
tay.
Đêm
chia
tay,
Thanh
Nga
nói,
cô
sẽ
đi
lấy
chồng.
Thành
Được
những
tưởng
đó
chỉ
là
lời
đùa
của
người
đàn
bà
ghen
tuông.
Ngờ
đâu
Thanh
Nga
quyết
tuyệt
tình,
sau
đó
nhanh
chóng
kết
hôn
với
một
sĩ
quan
của
chế
độ
ngày
ấy
như
một
sự
"trả
thù
tình".
Đó
là
cuộc
hôn
nhân
với
đám
cưới
linh
đình
nhưng
không
giấy
giá
thú,
rồi
tan
rã
chóng
vánh
Người
đàn
ông
của
cuộc
đời
Người
đàn
ông
khiến
Thanh
Nga
có
những
năm
tháng
bình
yên
và
hạnh
phúc
nhất,
đó
là
ông
Phạm
Duy
Lân,
người
chồng
chính
thức,
có
giá
thú
và
gắn
bó
với
Thanh
Nga
đến
những
ngày
tháng
cuối
đời.
Thanh
Nga
gặp
Phạm
Duy
Lân
trong
lần
bà
cùng
đoàn
Bộ
Thông
tin
đi
lưu
diễn
tại
Pháp.
Ông
Lân
giữ
cương
vị
Đổng
lý
văn
phòng
Bộ
Thông
tin,
chịu
trách
nhiệm
dẫn
đoàn.
Trong
chuyến
đi,
ông
Lân
đã
bị
"sét
đánh"
trước
nhan
sắc
và
sự
dịu
dàng
của
Thanh
Nga.
Ông
Lân
âm
thầm
bày
tỏ
tình
cảm
với
Thanh
Nga
bằng
cách
hết
sức
quan
tâm,
săn
sóc
cô.
Sau
chuyến
đi
ấy,
cảm
động
trước
tấm
chân
tình
của
ông
Lân,
Thanh
Nga
đã
đồng
ý
làm
vợ
ông.
Lấy
được
Phạm
Duy
Lân,
Thanh
Nga
mới
được
hưởng
trọn
vẹn
cái
hạnh
phúc
của
người
đàn
bà
được
chồng
hết
mực
yêu
thương,
chỉ
yêu
duy
nhất
mỗi
mình.
Ông
Lân
nổi
tiếng
yêu
chiều
vợ.
Thanh
Nga
đi
diễn
đâu
cũng
có
chồng
đi
theo,
ầm
thầm
dõi
theo,
săn
sóc.
Người
không
biết
thì
bảo
tính
ông
ghen,
theo
để
giữ
bà.
Người
hiểu
cái
tính
hiền
lành
chân
thực
và
lòng
yêu
vợ
của
ông
thì
hiểu
ông
chỉ
muốn
hết
lòng
với
vợ,
không
muốn
xa
vợ.
Bạn
bè
của
vợ
chồng
Thanh
Nga
còn
kể,
đến
lúc
bà
ăn,
bà
tắm
ông
cũng
không
muốn
rời
xa.
Những
lúc
lưu
diễn,
Thanh
Nga
đi
tắm,
ông
Lân
cứ
đi
loanh
quanh
phía
ngoài
buồng
tắm.
Nhiều
người
chọc
ghẹo,
Thanh
Nga
đi
tắm
rồi,
anh
cứ
yên
tâm,
không
ai
xông
vào
cướp
cô
ấy
được
đâu,
thì
ông
chỉ
cười
hiền
mà
giải
thích,
ông
đứng
ngoài
để
lỡ
vợ
tắm
có
thiếu
gì
thì
còn
kịp
đưa
cho
cô
ấy.
Mối
chân
tình
ấy
làm
ai
cũng
ngưỡng
mộ.
Tình
vợ
chồng
họ
luôn
ấm
nồng,
son
sắt,
và
khi
Thanh
Nga
sinh
cho
chồng
một
cậu
con
trai
xinh
xắn
khoẻ
mạnh,
thì
tiếng
cười
càng
rộn
rã
trong
ngôi
nhà
của
họ.
Nhưng
người
nghệ
sĩ
tài
danh
ấy
dường
như
đã
sinh
ra
để
toả
sáng
trên
sân
khấu
chỉ
trong
thời
khắc
ngắn
ngủi
của
đời
người.
Ở
thời
điểm
Thanh
Nga
đang
trên
đỉnh
cao
sự
nghiệp
và
viên
mãn
với
hạnh
phúc
gia
đình,
thì
tai
hoạ
xảy
đến.
Một
lần,
ở
rạp
Lao
Động,
khi
Thanh
Nga
đang
diễn
thì
bị
những
phần
tử
quá
khích
ném
lựu
đạn
khiến
hai
nhạc
công
chết
tại
chỗ.
Thanh
Nga
bị
thương
sau
lưng,
máu
chảy
ướt
đẫm
chiếc
áo
dài
đang
mặc.
Ông
Lân
phải
ẵm
xốc
vợ
chạy
thẳng
xuống
mấy
tầng
hầm
ở
rạp
Lao
Động
để
thoát
ra
ngoài.
Tai
hoạ
chưa
hết,
đêm
26/11/1978,
sau
khi
diễn
xong
vở
cải
lương
Thái
hậu
Dương
Vân
Nga
ở
rạp
hát
Cao
Đồng
Hưng,
Thanh
Nga
lên
xe
Volkswagen
do
ông
Lân
chồng
bà
cầm
lái
để
về
nhà.
Thanh
Nga
ngồi
băng
ghế
phía
sau
với
con
trai
5
tuổi
tên
Cúc
Cu.
Ở
ghế
trước,
cạnh
tài
xế
có
võ
sư
Nguyễn
Văn
Các,
làm
vệ
sĩ
bảo
vệ
Thanh
Nga.
Xe
về
đến
cổng
nhà,
hai
kẻ
lạ
mặt
xuất
hiện,
khống
chế
vệ
sĩ
và
định
bắt
cóc
con
trai
của
hai
vợ
chồng
Thanh
Nga.
Khi
hai
vợ
chồng
chống
cự
quyết
liệt,
chúng
đã
nổ
súng
bắn
chết
cả
hai
rồi
tháo
chạy.
Cái
chết
của
người
nghệ
sĩ
tài
sắc
vẹn
toàn
đã
làm
người
dân
cả
thành
phố
bàng
hoàng,
phẫn
nộ.
Hàng
nghìn
người
đã
rơi
nước
mắt
tiễn
đưa
Thanh
Nga.
Rất
nhiều
năm
sau,
cứ
mỗi
ngày
giỗ
Thanh
Nga,
vẫn
có
những
bông
hoa
lạ
đặt
trên
mộ
bà.
Hoa
của
những
người
hâm
mộ
vô
danh
vẫn
luôn
yêu
mến,
nhớ
thương
Thanh
Nga.
Trong
lòng
những
bạn
bè,
người
quý
mến
Thanh
Nga,
hình
ảnh
của
bà
vẫn
luôn
đẹp
đẽ,
lung
linh.
Sau
này,
khi
đã
ở
tuổi
gần
đất
xa
trời,
nghệ
sĩ
Thành
Được
khi
kể
câu
chuyện
tình
của
mình
và
Thanh
Nga,
nhắc
lại
rằng,
ngày
ấy
khi
bị
Thanh
Nga
chia
tay,
ông
rời
đoàn,
đau
đến
mức
cạo
trọc
đầu.
Nhìn
lại
cuộc
đời
mình,
tuy
yêu
nhiều,
rung
động
không
ít,
Thanh
Nga
mới
chính
là
người
đàn
bà
khiến
ông
yêu
thương
nhất,
để
lại
nhiều
niềm
đau,
luyến
tiếc
sâu
sắc
nhất.
Bởi
theo
ông,
Thanh
Nga
không
chỉ
tài,
không
chỉ
đẹp
rạng
rỡ
mà
còn
duyên
dáng,
thu
hút,
có
chiều
sâu
tâm
hồn
và
thiện
lương
trong
sáng...
Sau
đó,
những
kẻ
bắn
chết
vợ
chồng
Thanh
Nga
đã
bị
bắt
và
tử
hình.
Trải
nhiều
chục
năm
qua,
Thanh
Nga
vẫn
là
một
nghệ
sĩ
lớn,
sống
trong
lòng
người
như
một
"nữ
hoàng"
của
sân
khấu
cải
lươngNam
bộ
qua
các
thời
đại.
Thanh
Nga
mất
đi,
nhưng
những
vai
diễn
của
bà
đã
trở
thành
gia
tài
vô
giá
của
nghệ
thuật
cải
lương
Việt
Nam,
vẫn
luôn
được
các
thế
hệ
về
sau
gìn
giữ,
trân
trọng
Tác
giả
bài
viết:
tuyetmai
Nguồn
tin:
Pháp
Luật
Ý kiến bạn đọc