10:59 PDT Chủ nhật, 28/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 150

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 146


Hôm nayHôm nay : 19959

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1128243

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 76943621

Trang nhất » Tin Tức » Hậu Trường Sân Khấu

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

Xem tiếp...

Đầu Xuân, đi lạc vào cõi Thiên Thu, Gặp Phùng Há – Năm Châu

Đăng lúc: Chủ nhật - 17/03/2013 21:54 - Đã xem: 5699
 Đầu Xuân, đi lạc vào cõi Thiên Thu,  Gặp Phùng Há – Năm Châu

Đầu Xuân, đi lạc vào cõi Thiên Thu, Gặp Phùng Há – Năm Châu

Ngày 29 Tết, các con, cháu tụ hội lại nhà tôi để cúng Giao thừa và rước ông Bà và ông Tổ Cải lương như thường lệ, khi dự bửa ăn đầu năm với bánh chưng, bánh tét, thịt kho Tàu, khổ qua nhồi thịt hầm, dưa hấu, dưa món, con tôi thấy trên cánh tay trái của tôi có các vết bầm đỏ, bèn hỏi: “ Ba bị đụng ở đâu mà cánh tay bị bầm vậy.” Tôi nhìn ba vết bầm dọc theo cánh tay trái, lấy làm lạ vì tôi không đi ra khỏi nhà, không làm việc nặng và không va chạm vào đâu, tại sao lại có ba vết bầm đó.
Vợ tôi cho là tôi bị dị ứng thức ăn nên cho tôi uống hai viên thuốc chống dị ứng.

Sáng ngày mồng một Tết, tôi thấy nơi những vết bầm trên cánh tay trái nổi những mụn nước như chổ đó bị phỏng nước sôi, tôi bèn uống một viên thuốc trụ sinh rồi đi khám bác sĩ ngay.



Bác sĩ bảo là tôi bị bịnh Zona tức bệnh Giời leo, ông cho tôi uống ngay tại phòng mạch một viên famiciclovir 500 mg, cho toa 21 viên famiciclovir 500 mg uống trong 7 ngày và cho thuốc onguent fucidin để thoa trên các mụn nước đó, đồng thời ông cho tôi 120 viên thuốc Lyrica 0,25 mg để uống chống đau nhức.

Tôi về nhà uống thuốc theo toa. Các mụn nước nhảy thêm nhiều chổ và rất nhiều mục đỏ mọc trên cánh tay từ đầu vai trái xuống đến các ngón tay và bàn tay trái. Cánh tay trái và bàn tay sưng múp lên, các mục nổi màu trắng như có mủ, đau nhức không thể tả! Chỉ mới ngày thứ ba tôi bị bịnh mà tay trái như bị tê liệt, đụng vào chổ nào trên tay trái thì tôi cũng thấy đau buốt đến óc. Suốt đêm tôi ngủ ngồi, thõng tay xuống để không va chạm vào đâu. Mặc áo vào, vải áo đụng tay cũng đau, thoa thuốc onguent vào cũng đau, mấy ngày liền đau đến nỗi không mở mắt ra được. Tôi làm việc gì thì cũng chỉ sử dụng được tay mặt mà thôi, tôi tự nói: Mình trở thành độc thủ đại hiệp rồi! Nói cho vui để quên đau chớ thiệt là đau thấu trời xanh. Bình thường, tôi làm việc, đọc tin tức, kiếm tài liệu trên máy computeur mỗi ngày ít nhứt là tám tiếng đồng hồ, vậy mà mấy bữa nay không mở computeur được, đau tới tá hỏa tam tinh, nhìn một người thành hai, nhìn chữ trên máy tính thấy như một đám mây mù…

Buồn quá, không xem Tivi được vì hình ảnh cũng nhoè đi. Tôi tính chắc là đã tới cái thời tôi phải “ Xếp bút nghiên để đi theo ông vải bà vải rồi”. Buồn quá, lo quá, hõng biết bịnh mình có hết hay nó phát triển đến độ “ mình phải đi vào cỏi thiên thu!“

Tôi chợt nhớ ra Má tôi ngày xưa cũng bị bịnh “ Giời leo “ này. Lúc đó là sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, bao nhiêu nhà thuốc Tây, thuốc Bắc đều bị “ nhà nước mới ” đánh tư sản, bao nhiêu thuốc được tịch thu để chở ra ngoài Bắc, dân trong Nam bịnh gì thì cũng trị bằng thuốc Xuyên Tâm Liên, cán bộ y tế trong rừng mới ra nói đó là một thứ thuốc thần dược, trị mọi thứ bịnh. Người dân thường, mắc dịch mắc gió, đau thổ tả hay ho ra máu, cũng cho nuốt vô vài chục viên Xuyên Tâm Liên. Không hết bịnh thì là hết thở. Cái đó họ cho là tới số, dầu cho có thần y Hoa Đà cũng không thể cứu sống được. Má tôi cũng uống Xuyên Tâm Liên và được một ông thầy thuốc Nam dùng mực Tàu vẻ bùa khoáng chổ các mục nước do Giời Leo tạo ra. Mình của má tôi được vẽ đủ thứ bùa bằng mực Tàu, mới nhìn giống như người ta xâm mình trong cái thuở đất nước còn hoang dã, như ở vào cái thời Hùng Vương thứ 18, dân xâm mình lội xuống sông xuống biển cho loài giao long nó sợ. Giao long không sợ mình thì mình phải sợ nó. Bởi vậy Má tôi không hết bịnh « giời leo » nên vài tháng sau thì “ Bà Leo Lên Giời “, có nghĩa là Bà mất. Bây giờ tôi cũng ở vào lứa tuổi của Má tôi khi bà bị bịnh Giời Leo, tôi cũng vướng bịnh đó nên tôi sợ không sống nỗi nữa.

Đêm hôm đau quá, không ngủ được, tôi đang mơ mơ màn màn thì dường như có tiếng ai bấm chuông, tôi bực mình, đêm hôm hơn hai giờ khuya, ai lại đến quấy rầy mình…tôi bước ra khỏi phòng định bật đèn lên, xem ai bấm chuông rồi mới mở cửa. Nhưng vừa bước ra khỏi phòng, tôi thấy hai người đứng sẵn trong nhà tôi. Ụa, tôi chưa mở cửa, tại sao có người vô nhà tôi được? Tôi định la báo động nhưng bỗng nghe một giọng nói quen thuộc : « Anh Ba, anh mạnh giỏi không? Chị Ba cũng mạnh hả?»

Tôi nhận ra giọng nói của cô Bảy Phùng Há, tôi ngạc nhiên: « Ủa! Cô bảy, Cô đi đâu đây ?» (Tôi quên là cô Bảy Phùng Há đã mất rồi).

Cô Phùng Há nói tiếp: « Tôi với anh Năm Châu thấy anh cứ băn khoăn không biết nghệ thuật cải lương chết hay chưa. Tôi thấy anh viết báo để tìm cách vực dậy cải lương nên rủ anh Năm Châu đến thăm anh để nói chuyện văn hóa văn nghệ với anh chơi »

Tôi nói « Ủa! anh Năm đây sao? Nãy giờ tôi tưởng là ai…»

Năm Châu : « Tôi với anh sống chung nhiều năm dưới bảng hiệu Việt Kịch Năm Châu, anh nhìn cái bóng của tôi chắc là nhận ra tôi liền chớ?»

- Dạ xin lổi anh Năm, bị tôi ngủ mới dậy, chưa thật tỉnh nên sơ xuất, xin lổi anh Năm…

- Không sao! Đi! Anh theo chúng tôi đến chổ nầy, anh sẽ hiểu vì sao cải lương chết.

Anh Năm Châu nói xong, nắm cánh tay tôi kéo ra cửa. Cô Bảy Phùng Há nắm cánh tay trái, tôi mơ màn thấy cửa chưa mở sao mình lại ra ngoài sân được? Tôi bỗng có cảm giác mình nhẹ bổng, bay vút lên cao. Anh Năm Châu và cô Phùng Há kéo tôi bay qua bao nhiêu tầng mây, gió thổi ù ù mà tôi không thấy lạnh. Lạ lùng định hỏi nhưng rõ ràng là tôi bay qua nhiều núi non, qua khe qua suối, qua biển cà với muôn lượng sóng ngàn trắng xòa…

Đến một vùng đất đầy những ánh sáng chi chít như bầu trời đầy sao, có một vùng ánh sáng chóa lòa, cô bảy Phùng Há hỏi tôi:« Anh Ba nhìn xuống, anh có nhận đây là đâu không ? »

- Phi trường Tân Sơn Nhứt! Phi trường được xây cất lớn rộng, tầm cở phi trường quốc tế, không biết bên trong nhân viên ở đây phục vụ hành khách có trân trọng và lễ phép hay vẫn hách dịch kiểu nhân viên nhà nước đối với dân nghèo…

- Mình không đủ thì giờ để quan sát tỷ mỉ đâu.( Anh Năm Châu kéo tôi bay qua nhiều địa điểm khác) Đây là khách sạn Năm sao Sofitel của Pháp, rất sang trọng, dành cho những ông Đại Gia và khách bạc triệu đô la.

- ( Bà Bảy Phùng Há chen vào) Dân cải lương mình không dám bước vô cái khách sạn Sofitel nầy hay các khách sạn năm sao khác như khách sạn New Word dù là đi vào để cho biết cái kiến trúc sang trọng của các khách sạn này.

- Ông Năm Châu kéo hồn tôi bay vòng vòng, miệng không ngớt giải thích:

- Đây là khu Plaza Diamond, anh thấy to lớn không? Cái màu gạch xanh quá đẹp làm cho người ta có cái cảm giác Nhà Thờ Đức Bà đứng kề bên Diamond trở thành một cái nhà thờ bé tí teo! Còn nữa, ra bờ sông, thấy tượng đức Trần Hưng Đạo nằm chơi vơi trong cái thung lũng, vây quanh bằng nhiều ngôi nhà lớn, cao nhiều tầng, cao lớn hơn bức tượng Trần Hưng Đạo rất nhiều, khiến cho du khách không biết cái hình ông gì bị vây hay bị nhốt trong những bức tường của những ngôi nhà nhiều từng kia! Đi trên con đường Đồng Khởi tức là đường Tự Do ngày xưa, từ nhà hàng Majestic đến nhà hàng Brodard, nhà hàng Caravel, nhà hàng Continental, nhà hàng Rex, nhà nước tuy xóa cái tên thành phố Saigon nhưng vẫn buộc lòng phải để tên nhà hàng Majestic Saigon, Continental Saigon….Trong những ngôi nhà cao lớn, nhiều phòng ốc, sang trọng đó không có chổ cho người nghèo ở, người nghèo cũng không được bước chân vào đó để xem coi cái sang trọng của những ngôi nhà đó như thế nào.

- Bà Phùng Há chen vô: “ Anh thấy đó: Câu chuyện Một Túp Lều tranh với hai quả tim vàng! Chuyện tình Lan Và Điệp, Chuyện Nửa Đời Hương Phấn, Chuyện Con Gái Chị Hằng, Chuyện Đôi Mắt Người xưa, Chuyện Bọt Biển đâu có lọt vào tai vào mắt những người đang sống cuộc sống quá xa hoa trong những ngôi nhà cao tầng nầy…

- Còn nữa, anh theo chúng tôi bay qua viếng những khu nhà ổ chuột! có những phòng trọ mỗi bề chỉ có 4 thước nhưng có tới 16 cô công nhân chia nhau chen chút ở để đở tốn tiền phòng. Tắm rửa hay đi tiểu tiện phải đi nơi phòng công cộng, họ sống như đang ở trong nhà tù Phan Đăng Lưu, miễn là có chổ ngả lưng để lấy sức ngày hôm sau vô làm việc cho nhà máy. Kiếm chút đỉnh tiền, dành dụm để giúp cha mẹ nghèo đói ở miền Trung.

- Bà Phùng Há thêm vô:”Và còn bao nhiêu người bị cướp nhà cướp đất, họ đi khiếu nại đòi xin công lý, nhưng họ bị đánh đập, bỏ tù… Bao nhiêu thanh niên nam, nữ dám kêu gào Trường Sa và Hoàng Sa là của Việc Nam. Kết quả là họ bị nhốt vô tù, bị hành hạ như thú vật, như những người điên… Có vở tuồng cải lương hay kịch nói nào dám viết để nêu lên cảnh bị đối xử bất công và tàn ác đó không ? Có tuồng nào, kịch nào dám nhắc lại hồi xưa, Cách mạng nói là xóa bỏ bất công bốc lột, xóa bỏ giai cấp địa chủ, tư bản mà hiện nay cán bộ đảng viên còn bất công, bốc lột hơn những địa chủ tư bản hồi xưa? Xã hội Việt Nam hiện nay đầy rẫy những bất công và bốc lột, ai dám viết sự thật đó trên báo chí, trên các tuồng hát ? Ngày xưa có tuồng nói về Vụ Án Đồng Nọc Nạn… Ngày nay vụ gia đình Đoàn văn Vươn ở Tiên Lãng còn lớn gấp trăm lần vụ Án Đồng Nọc Nạn, có vở tuồng nào dám viết ra không ? Bởi vậy dân chúng bỏ rơi cải lương là phải quá mà !

- Anh Năm Châu chen vào:” Chánh phủ nói một đàng, làm một nẽo, khẩu hiệu tuyên truyền hay lắm nhưng làm thì ngược lại những điều hứa hẹn với dân. Những chuyện này ai cũng biết nhưng Cải Lương và Kịch nói là công cụ tuyên truyền của đảng và nhà nước. Tất nhiên những cán bộ tuyên truyền, những nhà viết báo, những Nghệ sĩ Nhân Dân, Nghệ sĩ Ưu Tú là những người đứng về phía của nhà nước, ăn lương của nhà nước, làm sao mà dám viết những tuồng hạp với nguyện vọng của dân? Bởi vậy họ hát các tuồng cũ trước năm 1975, nhưng hát tuồng cũ hoài, khán giả cũng chán, không xem nữa mà hát tuồng mới viết nói nịnh nhà nước thì khán giả càng thêm chán. Đó là lý do cải lương hay kịch nói bị dân bỏ rơi, tẩy chay.
Anh Năm Châu ngưng một lúc rồi hỏi tôi: “ Anh ở nước ngoài, không ai kềm chế anh, sao anh không viết những tuồng nói lên nỗi khổ của dân ?

Tôi nói:” Tôi viết rồi ai diễn? Ai xem ? Và ở nước ngoài, theo tin tức trên internet thì cũng chỉ là tin tức chung chung, chớ đâu có hoàn toàn sát thực đâu. Viết gởi về Việt Nam thì cũng không ai dám diễn…

Chúng tôi đang nói chuyện dang ca, bỗng thấy ông Đào Tấn bay đến. Ông Đào Tấn ( sanh năm 1845 , mất năm 1907 ), làm quan đến chức Tổng Đốc An Tịnh, sau làm Thượng Thư Bộ Công ở Kinh Đô. Ông là tác giả nhiều tuồng hát bội như các tuồng: Tân Dã Hồn, Diễn Võ Đình, Quan Công Quá Quan, Trầm Hương Các, Hoàng Phi Hổ Quá Giới Bài Quan, Hộ Sinh Đàn. Ông là người có công rất lớn đối với nghệ sĩ và nghệ thuật Hát Bội miền Trung. Ông Đào Tấn rủ anh Năm Châu, cô Phùng Há và tôi bay ra Huế chơi một chuyến. Ông Đào Tấn vừa nói xong, chúng tôi như bị một đám mây cuốn dưới chân, nâng lên bay ào ào ra miền Trung.

Tôi vừa bay vừa suy nghĩ: Phen nầy máy bay Air ViệtNam hết hy vọng bán vé máy bay cho tôi rồi. Cần đi tới đâu, tôi bay vù một cái là tới đó. Bỗng tôi nhớ lại: Chết cha tui rồi! Như vậy là tôi đã chết rồi sao? Tôi mới 91 tuổi, có sức khoẻ cường tráng, còn có thể đi bộ liền một hơi ít ra 5, 6 cây số. Tôi không bị bịnh tiểu đường, không bị bịnh có mỡ máu, không bị bịnh cao máu, không suyển, còn ngon lành như vầy mà chết sao được mà chết?

Ông Đào Tấn nói, cắt đứt sự suy nghĩ của tôi: “ Đã đến Huế rồi. Ta vào Cấm thành…Mấy ông, bà thấy nớ…Duyệt Thị Đường đấy. Nhà hát của đức Kim Thượng cho xây cất…Bây giờ thì không có hát xướng thật sự nữa. Khi nào có du khách đến viếng Huế, đông đảo hay có lễ lạc, nhà cầm quyền cho diễn các vở kinh điển như Trầm Hương Các, San Hậu, Tân Dã Đồn hoặc cho múa đèn hoa sen, hoặc múa Lân Mẫu sinh lân nhi…

Nghệ thuật hát Bội có từ thời vua Lê và đã có trước hơn nữa kìa, nhưng cứ lấy sự kiện vua Lê bắt được tù nhân Tàu Lý Nguyên Các, một kép hát theo quân viễn chinh Tàu sang cướp nước Việt Nam. Chúng nó thua chạy về Tàu và tên kép hát Lý Nguyên Các chạy không kịp, bị bắt làm tù binh. Vua Lê mới dùng tên Lý Nguyên Các dạy cho cung nhân nam, nữ hát. Tính từ đó tức khoản năm 1247 đến khi Tây chiếm miền Nam, Tây cấm dạy học và giao dịch thư từ bằng chũ nho thì hát bội mới chết lần hồi nhưng hát bội cũng sống hơn năm, sáu trăm năm mới lụn tàn. Điều đó chứng tỏ là nhà cầm quyền thời nào thì có nền văn hóa văn nghệ phụng sự cho thể chế thời đó. Thời phong kiến vua chúa thì có tuồng hát bội, hát đề cao Trung Hiếu Tiết Nghĩa theo phong kiến.

Ông Năm Châu nói: Phải! Phải! Thời Việt Nam Cộng Hòa thì có bộ môn nghệ thuật cải lương ca ngợi lối sống tự do dân chủ của các chế độ Việt Nam Cộng Hòa… Thời của Cộng Sản chiếm miền Nam thì nhứt định họ giết chết nghệ thuật cải lương mà họ cho là của chế độ Tư sản, họ thay vào đó Văn Công, dù Văn Công dùng hình thức hát cải lương thì nó cũng chỉ dùng để mà ca ngợi chế độ và đường lối của Cộng sản. Họ nói diễn tuồng có định hướng là có nghĩa phải theo hướng chính trị của đảng.

Tôi nghe buồn quá, la hỡi ôi, buông tay bà Phùng Há và anh Năm Châu, tôi bỗng rớt từ trên trời xuống đất nghe một cái rầm. Tôi la lớn: Ui da, chết cha tôi rồi, Hõng biết gảy tay hay gảy chân đây!.

Vợ tôi nghe tôi la, giựt mình thức giấc, hỏi: Gì vậy anh ? Bộ em đụng cái tay trái đau của anh hà ?

Tôi tỉnh giấc, mừng quá: Tôi chưa chết. Chưa chết…Ừ! Em đụng cái tay trái, đau quá!

Trong giấc ngủ, tôi đi lạc vào cõi Thiên Thu, mới gặp được cô Phùng Há, anh Năm Châu và ông Đào Tấn, mấy ông bà đã rời khỏi trần gian nên dám nói thật về chuyện văn hóa văn nghệ ở Việt Nam. Hiện nay người nghệ sĩ chân chính nào ở Việt Nam, dám nói thật về tình trạng dân nghèo bị cướp đất, bị cảnh bất công, bốc lột, bị tù đày vì dám tỏ lòng yêu nước, dám khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, dám chống bọn giặc Tàu đang cướp biển, cướp đảo, cướp rừng của Việt Nam, người nghệ sĩ đó chác chắn sẽ bị nhà cầm quyền bắt bỏ tù, đày ải như các vị nhà văn nhà báo anh hùng Điếu Cày, Phạm Thị Nghiêm , Cù Huy Hà Vũ…v.v…

Chuyện văn nghệ rõ ràng như vậy rồi. Nhà cầm quyền theo chủ nghĩa nào thì cũng sử dụng văn hóa văn nghệ phục vụ cho nó và nó giết chết tiệt cái thứ văn hóa văn nghệ của đối phương hoặc thứ văn nghệ đi sai định hướng của nó.

Đã theo Tàu thì cũng phải thực hiện chánh sách Đốt sách Chôn học trò của sư phụ Tần Thủy Hoàng!

Lo nữa chi cho thêm mệt. Khi nào thay đổi chế độ thì tự khắc sẽ có sự thay đổi của văn hóa văn nghệ !

Soạn giả Nguyễn Phương 2013
Tác giả bài viết: tuyetmai
Nguồn tin: SG Nguyễn Phương
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.