23:10 PDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 166

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 161


Hôm nayHôm nay : 34844

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1107041

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 76922419

Trang nhất » Tin Tức » Những Vở Diễn Hay

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

Xem tiếp...

BÀI VỌNG CỔ “MEN RƯỢU SA KÊ” - HAY “TRÚC LAN PHƯƠNG TỬ?”

Đăng lúc: Thứ hai - 31/10/2016 19:06 - Đã xem: 9357
NS Hữu Phước

NS Hữu Phước

CLVNCOM - Vào những năm cuối của thập niên 50 và đầu thập niên 60 Có thể nói, là thời điểm thịnh hành của các vở tuồng cải lương Nhựt Bổn - Hồi xưa, người miền Nam thường nói là nước Nhựt Bổn, còn học địa lý thì gọi là đất nước Nhật Bản. Từ Hán - Việt, Bổn hay Bản về mặt ý nghĩa giống như nhau, đó chẳng qua là do “đồng âm tại vị”. Vào thời bấy giờ, không có ai gọi là nước Nhật cả! Vẫn biết rằng, những cách gọi trên đều đúng
Vào thời điểm này, vở tuồng cải lương “Khi hoa Anh Đào nở” của hai cố soạn giả tài hoa Hà Triều - Hoa Phượng đã đem đến sân khấu cải lương chẳng khác gìnhư một luồng “gió lạ!”, đã gặt hái thành công vang dội trên sân khấu Thúy Nga. Và, vai kiếm sĩ Tô Điền Sơn đã làm nên tên tuổi cho nam nghệ sĩ Thành Được. Sau đó, hàng loạt các vở tuồng cải lương Nhựt Bổn được tiếp tục ra đời, cũng tạo được thành công không kém.

Trên sân khấu Ngọc Kiều khai trương vở “Tuyết phủ chiếu Đông”, qua vai kiếmsĩ Nhựt Bổn - Kha Phong, cố nghệ sĩ Hùng Cường cũng đã làm “tốn hao giấy mực” trang báo chí kịch trường thời bấy giờ!

Và ít lâu sau đó, tuồng “Tiếng Hạc trong trăng” cũng đã làm cho khán giả mộ điệu cải lương đón nhận một cách nồng nhiệt. Nam nghệ sĩ Thành Được một lầnnữa, qua vai tướng cướp cụt tay Thi Đằng, đã làm nức lòng người mộ điệu! Một điều không thể không nói đến, các đoàn cải lương thời bấy giờ hát tuồng Nhựt Bổn, đều ghi vào tấm bảng quảng cáo được dựng ở mặt tiền của rạp với hàng chữ: “Hân hạnh trình diễn vở cải lương dã sử kiếm hiệp dân tộc Phù Tang” và phía dưới là tên của vở tuồng. Trong tờ PROGRAMME (bây giờ gọi là tờ bướm, tờ giới thiệu chương trình. NV) cũng vậy, không hề thấy đoàn hát nào ghi là “vở tuồng Nhật” hay “tuồng cải lương Nhựt Bổn”. Thế nhưng, khi nhìn qua cụm từ “dân tộc Phù Tang”, khán giả sẽ biết ngay đó là tuồng cải lương Nhựt Bổn - cho dù là một khán giả bình dân nhất! Như vậy cũng đủ để thấy, khán giả mộ điệu cải lương ngày xưa về trình độ nhận thức về thể loại tuồng tích, cũng không hề kém cỏi một chút nào!

Vào thời điểm này, cố soạn giả - nghệ sĩ nhân dân Viễn Châu không hề biên soạn một vở tuồng cải lương Nhựt Bổn nào, nhưng ông cũng “nhạy bén” nắm bắt sự kiện, ông viết bài vọng cổ “Men rượu Sa Kê “ do nam nghệ sĩ Hữu Phước ca độc chiếc (ngày xưa không dùng từ đơn ca như bây giờ.NV) được hãng dĩa thu thanh. Ngày xưa, do kỹ thuật thu thanh qua dĩa đá, sau đó là dĩa nhựa 45 tour thời gian rất là hạn hẹp, có lẽ vì vậy mà cố soạn giả - nghệ sĩ nhân dân Viễn Châu viết liền câu vô xuống Hò nhịp 16 liền câu 1 mà, không “gối đầu” bằng Nói Lối hay Ngâm Thơ, hoặc “gối đầu” bằng một bài bản nhỏ.

Dưới đây là câu số 1 của bài “Men rượu Sa Kê” do cố nghệ sĩ Hữu Phước ca. (Xin trích dẫn)

Câu 1- Phương Tử ơi, rượu Sa kê nửa bầu vừa uồng cạn, thì thấp thoáng trước thềm rêu đã rơi rụng đóa Anh Đào… Mấy chén ly bôi đã khơi dậy chí anh hào…Xin giả từ Trúc Lan Phương Tử, ta ra đi giữa bầu trời giá lạnh điểm đầy sao (-) Kìa, cớ sao nàng vội vả bước ra đi, ta chưa nói tiếng biệt ly mà đôi mắt nàng nàng đã rưng rưng đôi dòng nước mắt

Câu 2- Có lẽ nàng chẳng nỡ cười ta một kiếm sĩ mang nhiều mơ mộng, tìm yêu qua ánh lửa giữa đêm buồn… Nàng khuyên ta xây dựng tình thương trên nhân đạo công bằng… Ta mỉm cười khi giả biệt, nhấp cạn chén cuối cùng rồi sảy ngựa dưới trăng (-) Phương Tử ơi, nàng hãy dứt mấy đường tơ, chung rượu tiễn vì ai ta uống cạn. Xin hẹn Đông năm sau giữa mùa tuyết trắng, dưới cội Anh Đào nàng hãy đợi chờ ta. (ngưng trích)

Bài vọng cổ “Men rượu Sa Kê” của cố soạn giả - nghệ sĩ nhân dân Viễn Châu gồm các câu: 1,2,4,5,6. Nội dung của bài nói lên tâm trạng tiếc thương của một kiếm sĩ Nhựt Bổn dành cho nàng ca kỹ là Trúc Lan Phương Tử đã hy sinh giết giặc. Trong câu 4 của bài vọng cổ đã nói lên hình ảnh cao đẹp này. Cố soạn giả -nghệ sĩ nhân dân Viễn Châu gối đầu câu 4 bằng bốn câu thơ Tứ Tuyệt. Điều này,cũng là sở trường của ông. (Xin trích dẫn)

NGÂM THƠ
Tuyết trắng bay mờ Phú Sĩ Sơn
Gió Đông rét mướt lạnh can trường
Gập ghềnh vó ngựa miền quan tái
Trên quảng đường về nặng bước chân


VỌNG CỔ 4 Một đêm không trăng ta trở lại tìm nàng nơi quán lạnh, Cớ sao chỉ thấy hoa đào rơi từng cánh ở bên đường… Hỏi ra mới biết người năm xưa nát ngọc tan vàng… Nàng muốn mượn chút thân bồ liễu, để giết quân thù cho rõ mặt gái Phù Tang (-) Để cho ngàn thu sau, thanh sử còn ghi mãi danh người trinh liệt. Nhưngmấy đường tơ của nàng ca kỹ, đâu ngăn nổi bước xâm lăng của vó ngựa quân thù. (ngưng trích)

Nội dung bài vọng cổ nói lên nỗi niềm của một kiếm sĩ Nhật dành cho nàng ca kỹ đã hy sinh thân mình giết quân xâm lược. Cũng có thể, vị kiếm khách này là người yêu của nàng ca kỹ, hoặc chỉ yêu nàng với một mối tình đơn phương.Phần cuối của bài vọng cổ, cố soạn giả Viễn Châu kết bằng hai câu thơ lục bát: 

- Đêm nay dưới cội Anh Đào
Ta nhớ thương nàng qua men rượu Sa Kê.


Có những nghệ sĩ bây giờ (vì tế nhị xin được dấu tên. NV) ca lại bài “Men RươuSa Kê”, nhưng lại vô tư giới thiệu là Trúc Lan Phương Tử. Họ lấy bài thơ gối đầu vô câu số 4 gối đầu cho câu số 1. (Vì nguyên tác bài ca, câu số 1 không có bài thơ gối đầu, mà lại vô thẳng vọng cổ) Có những “nghệ sĩ” ca bài này họ không giữ nguyên bản gốc, lại còn thêm thắt đủ điều. 

Nghệ sĩ thời nay là như thế đó. Từ nghệ sĩ đến vô sỉ chỉ một khoảng cách rất gần. Họ tùy tiện sửa đổi khuôn mẫu bài ca theo ý của họ. Họ ca bài ca, nhưng họcũng không màng tìm hiểu người soạn giả viết ra bài ca đó là ai? Có thể nói tư cách của một nghệ sĩ hiện nay, họ đã đánh mất khá nhiều!

Biết đến bao giờ sân khấu cải lương trở lại thời hoàng kim? Và, biết đến bao giờtim lại được cái nhân cách của người nghệ sĩ ngày xưa?

Như vậy cũng đủ để khẳng định. Trúc Lan Phương Tử chỉ là tên của nhân vật trong bài ca, chớ không phải là nhan đề của bài ca như bao người lầm tưởng. Màcái tên đích thực của bài vọng cổ này là “Men Rượu Sa Kê”. Chắc chắn là như thế!

Điều này cũng tương tự như vở tuồng cải lương “Tuyệt Tình Ca” với nhân vật “Ông Cò Quận 9” do cố nghệ sĩ nhân dân Út Trà Ôn đóng, khán giả mến mộ vai diễn “ông Cò” nên gọi đó là tuồng... “Ông Cò Quận 9”, gọi riết rồi thành quen.

Tuy nhiên, giữa hai sự kiện hoàn toàn khác nhau. Với tuồng cài lương “Tuyệt Tình Ca”, khán giả gọi “Ông Cò Quận 9” nhưng vẫn biết tên gốc của vở là “Tuyệt Tình Ca”. Còn bài Vọng Cổ “Men Rượu Sa Kê”, nội dung kể về nhân vậtnàng ca kỹ Trúc Lan Phương Tử, người ta lấy tên của nhân vật mà đặt cho tên cho bài ca. Nguyên nhân là vì người ta không còn nhớ tên gốc của bài ca là gì?

Có thể nói ngày nay, do trình độ “yếu kém!” Nên ít người biết đến tên của bài cagốc là “Men rượu Sa - Kê”, nên họ mới lấy tên nhân vật “Trúc Lan Phương Tử” trong nội dung bài ca gọi đó là nhan đề của bài ca. Chớ thực sự thì… cái tên “cúng cơm” của bài là “Men Rượu Sa Kê”, chớ không phải là “Trúc Lan Phương Tử”

Sự nhập nhằng như đã vừa nêu, vô hình trung dẫn đến “hệ lụy” làm “tam sao thất bổn” sau này.

A LÝ PHƯỢNG TUYỀN

Nguồn tin: A LÝ PHUƯỢNG TUYỀN - CLVNCOM
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.