05:37 PDT Thứ sáu, 29/09/2023

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 96


Hôm nayHôm nay : 5512

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1289194

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 67159115

Trang nhất » Tin Tức » Tâm Tư Thành Viên

"Tổ nghề của đời nghệ sĩ": Nghệ sĩ thực hiện di nguyện của thầy

"Tổ nghề của đời nghệ sĩ": Nghệ sĩ thực hiện di nguyện của thầy

Năm 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành quyết định công nhận 12 tháng 8 âm lịch là ngày Sân khấu Việt Nam. Các thế hệ thầy và trò trên những sàn diễn ở TP HCM đã góp phần lan tỏa tinh thần tôn sư trọng đạo, vun đắp lòng yêu nghề, hăng hái lao động phục vụ công chúng

Xem tiếp...

Võ Đông Sơ của danh ca Minh Cảnh: Ký ức cải lương tươi đẹp

Đăng lúc: Thứ sáu - 04/08/2023 20:51 - Đã xem: 175
mc

mc

Mới đây trong live show danh ca Minh Cảnh diễn ra tại Nhà hát Bến Thành (TP.HCM), khi Minh Cảnh xuất hiện và cất giọng bài Võ Đông Sơ, cả khán phòng như nổ tung.

.

 
Danh ca Minh Cảnh song ca bài Võ Đông Sơ cùng nghệ sĩ Kim Tử Long tối 15-7 tại Nhà hát Bến Thành - Ảnh: LINH ĐOAN

Danh ca Minh Cảnh song ca bài Võ Đông Sơ cùng nghệ sĩ Kim Tử Long tối 15-7 tại Nhà hát Bến Thành - Ảnh: LINH ĐOAN

Từng tràng pháo tay vang lên, thậm chí có nhiều khán giả còn bật khóc. Không chỉ thế có người còn lẩm nhẩm hát theo. Khán giả khóc vì bài Võ Đông Sơ qua tiếng ca Minh Cảnh như một ký ức cải lương tươi đẹp. 

Dân ghiền cải lương dường như không ai là không biết tới bài Võ Đông Sơ. Một bài tân cổ ra đời khoảng những năm đầu 1960, tới nay đã 60 năm rồi mà tác phẩm này vẫn giữ sức sống mãnh liệt từ sân khấu lớn cho tới bàn nhậu bình dân của mấy ông mê ca cổ ở vùng sâu, vùng xa.

Dù vở diễn cải lương không ấn tượng, nhưng khi soạn giả Viễn Châu chọn đoạn cuối, giờ phút khi Võ Đông Sơ hấp hối và mải miết gọi tên người yêu để viết thành bài tân cổ Võ Đông Sơ thì thiên tình sử này đã thực sự sống mãi trong lòng người hâm mộ hơn nửa thế kỷ qua.
 

Xúc cảm mãnh liệt từ một chuyện tình

Biên cương lá rơi Thu Hà em ơi/Đường dài mịt mùng em không đến nơi/Mây nước buồn cơn lửa binh/Hết kể chuyện chung tình/Khóc than riêng em một mình. Chỉ cần nghe câu rao đờn và đoạn đầu tân nhạc là khán giả cải lương đã nôn nao cảm xúc khó tả. 

Tới chừng vô câu đầu vọng cổ: Trời ơi, bởi sa cơ giữa chiến trường thọ tiễn, nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu Hà..., Minh Cảnh xuống xề là coi như bao con tim khán giả tan nát bởi bài tân cổ hay đứt ruột, đã đi vào huyền thoại.

Theo nhiều tài liệu thì bài tân cổ được viết từ thiên tình sử của đôi trai gái tài sắc. Xuất xứ từ tiểu thuyết Giọt máu chung tình của Tân Dân Tử được in khoảng năm 1926. Tác giả Nguyễn Tri Khương sau đó viết thành vở kịch Giọt máu chung tình (còn gọi là Giọt lệ chung tình năm 1927). 

Soạn giả Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền viết thành vở cải lương Giọt máu chung tình (năm 1928). Cùng năm này, sân khấu Huỳnh Kỳ của vợ chồng Bạch Công tử dựng vở trên sân khấu, nghệ sĩ Phùng Há vào vai Bạch Thu Hà.

Trong câu chuyện của Tân Dân Tử thì Võ Đông Sơ là con của Hoài quốc công Võ Tánh và công chúa Ngọc Du. Bạch Thu Hà là con của Tổng trấn Tây thành Bạch Công. Võ Đông Sơ tình cờ cứu được tiểu thư Bạch Thu Hà khỏi một toán cướp, từ đó đôi trai tài gái sắc đã phải lòng nhau. 

Chuyện tình của họ gặp nhiều trắc trở khi Bạch Thu Hà bị ép lấy người không yêu, phải chia tay. Trong một lần Võ Đông Sơ cầm quân đi đánh giặc, chàng tử trận, giây phút cuối không ngừng gọi tên Bạch Thu Hà. Nàng tiểu thư quá đau đớn cũng quyên sinh.

Trong một bài viết, cố nhà văn Lê Văn Nghĩa cho rằng trong sử sách không có người con nào của Võ Tánh và công chúa Ngọc Du có tên Võ Đông Sơ. Vì vậy ông kết luận Võ Đông Sơ chỉ là nhân vật tưởng tượng của Tân Dân Tử. Tuy nhiên, mối tình của Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà vẫn gây rất nhiều cảm xúc.

Thời hãng đĩa tung ra bài Võ Đông Sơ do Minh Cảnh ca thì một mặt đĩa là bài Võ Đông Sơ, mặt kia là bài Bạch Thu Hà do nghệ sĩ Lệ Thủy thể hiện - Ảnh tư liệu

Thời hãng đĩa tung ra bài Võ Đông Sơ do Minh Cảnh ca thì một mặt đĩa là bài Võ Đông Sơ, mặt kia là bài Bạch Thu Hà do nghệ sĩ Lệ Thủy thể hiện - Ảnh tư liệu

Võ Đông Sơ ra đời như một cú chấn động

Soạn giả Viễn Châu là một cái tên không xa lạ với khán giả mộ điệu cải lương. Ông được mệnh danh là "ông vua vọng cổ" với hơn 4.000 bài ca cổ, ông là người sáng tạo ra tân cổ giao duyên và vọng cổ hài. Rất nhiều sáng tác của ông sống mãi trong lòng người hâm mộ như Võ Đông Sơ, Bạch Thu Hà, Tình anh bán chiếu, Lá trầu xanh, Sầu vương ý nhạc.

Danh ca Minh Cảnh là người đầu tiên thâu bài Võ Đông Sơ, ông chia sẻ sự thành công của bài tân cổ là do: "Bài này đặc biệt là vì quá mới. Trước đó người ta chỉ nói phách, nói lối, ca bài bản rồi vô vọng cổ mà bây giờ lại vừa ca tân nhạc, vừa ca cổ. Tạo sự kích thích khiến khán giả tò mò".

Soạn giả Đăng Minh, người nổi tiếng với kịch bản Vụ án Mã Ngưu, phân tích thời điểm đó là trào lưu của những giọng ca mùi mẫn, buồn buồn, hơi cũ kỹ một chút. Minh Cảnh lại xuất hiện như giọng ca tươi mới, trẻ, phá cách, ca lạng bẻ, ca bốc. 

Đó cũng là giai đoạn soạn giả Viễn Châu sáng tạo ra thể loại tân cổ giao duyên. Nếu bài tân cổ đầu tiên được xem là bài Chàng là ai? (viết từ nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết) do NSND Lệ Thủy ca, thì bài Võ Đông Sơ do chính soạn giả Viễn Châu viết cả phần tân lẫn cổ nhạc.

Nghệ sĩ Minh Cảnh thời trẻ trên các bìa đĩa - Ảnh tư liệu

Nghệ sĩ Minh Cảnh thời trẻ trên các bìa đĩa - Ảnh tư liệu

Ông Đăng Minh cho rằng sự ra đời của bài Võ Đông Sơ giống như mở đầu kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của tân cổ giao duyên. Góp phần đưa Minh Cảnh trở thành giọng ca thượng thặng.
 

Soạn giả Viễn Châu là người nổi tiếng mát tay lăng xê những giọng ca trẻ. Tác phẩm ông viết ra đa số "đo ni đóng giày" nên đã có NSND Út Trà Ôn với Tình anh bán chiếu; Lệ Thủy với Cô hàng chè tươi, Tình đẹp mùa chôm chôm, Cô gái bán sầu riêng; Diệu Hiền với Tần Quỳnh khóc bạn, Trụ Vương thiêu mình...

Vì vậy, Võ Đông Sơ là bài ông viết để lăng xê Minh Cảnh. Và bài này có cấu trúc âm nhạc rất hoàn chỉnh. Nhạc sĩ Viễn Châu viết tân nhạc nhưng vô nhịp vọng cổ. 

Soạn giả Hoàng Song Việt cho rằng tác phẩm của nhạc sĩ Viễn Châu ca từ mộc mạc, nhưng giàu xúc cảm, có cách gieo vần cực kỳ độc đáo. Chỉ là một bài ca cổ thôi nhưng ông viết lúc nào cũng xây dựng thành một câu chuyện rất giàu tình tiết nên dễ dàng đi vào lòng người.

Bài Võ Đông Sơ được viết cũng như vậy nên chạm được trái tim khán giả, dễ nhớ. Cầm bài ca đọc qua vài ba lần là có thể thuộc ngay. Thêm nữa thời đó người ta viết bài vọng cổ 6 câu nhưng Võ Đông Sơ được viết chỉ 5 câu, 8 nhịp câu 6 là ông viết theo giọng tân nhạc. Và đó xem như là bước đột phá "hết hồn", Viễn Châu trở thành người mở đường.

Trong bài Võ Đông Sơ còn có một dấu ấn đặc biệt nữa là chỉ có một mình nhạc sĩ Văn Vĩ đờn. Nhạc sĩ Viễn Châu là người hỗ trợ để nhạc sĩ Văn Vĩ biến guitar thùng thành guitar điện ngày nay. Và trong bài Võ Đông Sơn ngón đờn guitar điện của Văn Vĩ lả lướt khiến người ta phải mê mẩn.

Ông Đăng Minh kể: "Khi Võ Đông Sơ tung ra với giọng ca Minh Cảnh, quá nhiều cái mới và dấu ấn đầu tiên khiến tác phẩm này gây nên cú "chấn động". Mặc dù thời đó trường phái chính thống không chấp nhận giọng ca Minh Cảnh, vì người ta cho rằng ca giọng kiểu Út Trà Ôn, Hữu Phước... mới là chuẩn. 

Tuy nhiên, cải lương quả là kỳ diệu và luôn cải cách, đổi mới. Từ trường hợp Minh Cảnh mà nhiều giọng ca sau này như Tấn Tài, Thanh Tuấn, Chí Tâm... phá cách, ca không giống ai, tạo được dấu ấn cho mình mà vẫn được khán giả đón nhận nồng nhiệt. Tạo nên sự tươi mới, đa dạng cho bài vọng cổ".

Hầu hết các nghệ sĩ lấy nghệ danh lót chữ Minh đều là người mê và ảnh hưởng đàn anh Minh Cảnh. Minh Cảnh không phải là người có ngoại hình, cũng không quá xuất sắc về mặt diễn xuất nhưng chính giọng ca huyền thoại của ông đã khiến người ta quên hết nhược điểm của ông. Và Minh Cảnh với Võ Đông Sơ đã trở thành "tượng đài" trong lòng biết bao thế hệ khán giả mê đắm cải lương.



Nguồn tin: tcgd theo TTO
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

"Tổ nghề của đời nghệ sĩ": Nghệ sĩ thực hiện di nguyện của thầy

Năm 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành quyết định công nhận 12 tháng 8 âm lịch là ngày Sân khấu Việt Nam. Các thế hệ thầy và trò trên những sàn diễn ở TP HCM đã góp phần lan tỏa tinh thần tôn sư trọng đạo, vun đắp lòng yêu nghề, hăng hái lao động phục vụ công chúng

 

Nhạc sĩ Quốc Dũng qua đời ở tuổi 72

Sau nhiều ngày trở bệnh nặng, nhạc sĩ Quốc Dũng đã qua qua đời vào sáng 24-9, hưởng thọ 72 tuổi.

 

Nghệ sĩ Minh Tâm - Tài Lương tái ngộ khán giả trong niềm xúc động mãnh liệt

Xa sân khấu cải lương tại quê hương 40 năm, từ Pháp trở về và hội ngộ trên sân khấu Chí Linh - Vân Hà, hai nghệ sĩ Minh Tâm - Tài Lương đã làm nức lòng khán giả.

 

Nhiều ngôi sao hội ngộ trong đêm ra mắt sân khấu Thiên Đăng với vở "Giáng Hương"

Vở diễn nức lòng khán giả bởi sự chăm chút của đạo diễn NSƯT Thành Lộc, đồng thời cũng là người chỉ đạo nghệ thuật một sàn diễn mới mang tên Thiên Đăng.

 

NSƯT TUYẾT THU: Khát khao vươn tới cái đẹp

Từ một diễn viên cải lương, Tuyết Thu chuyển sang học múa rồi đóng phim và nổi danh trên sàn diễn kịch nói

 

Diễn viên sân khấu cải lương tranh tài tại Bạc Liêu

Cuộc thi "Tài năng diễn viên cải lương toàn quốc 2023" do Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Bạc Liêu tổ chức, sẽ diễn từ ngày 23 đến 30-9 tại Nhà hát Cao Văn Lầu (TP Bạc Liêu).

 

Nhắc vở 'Thái hậu Dương Vân Nga' để hun đúc tình yêu cải lương cho sinh viên

Những tình cảm đối với vở cải lương 'Thái hậu Dương Vân Nga' của biên kịch Bình Bồng Bột được kể cho hàng trăm sinh viên Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) trong chương trình 'Sáng tạo với chất Việt'.

 

"Ông Ba bắt rắn" và vợ kể chuyện "Đoàn Cải lương Nam Bộ"

Là thành viên của Đoàn Cải lương Nam Bộ - một đơn vị nghệ thuật đã lưu dấu ấn đẹp trên đất Bắc với nhiều thành tựu nghệ thuật, nhà giáo ưu tú Mạnh Dung và NSƯT Thanh Dậu đã có một buổi giao lưu với diễn viên trẻ rất ấn tượng.

 

Kiên trì luyện tập trước thềm Chung kết 2

7 thí sinh tài năng: Phú Yên, Yến Khoa, Như Ý, Thanh Thúy, Nguyễn Thị Cua, Hoài Minh và Văn Nhân vẫn ngày đêm miệt mài tập luyện cùng các nghệ sĩ khách mời, hy vọng mang đến tiết mục đặc sắc cho khán giả trong đêm Chung kết 2 (10/9/2023).

 

Tác giả Lê Duy Hạnh qua đời

Gia đình tác giả Lê Duy Hạnh cho biết ông bị xuất huyết não, nằm điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Trưa 6-9, gia đình đã xin phép được đưa ông về nhà. Ông trút hơi thở cuối cùng lúc 12 giờ 35 phút cùng ngày, hưởng thọ 77 tuổi.

 

Thanh Điền: Lúc bệnh nặng Thanh Kim Huệ vẫn mơ thấy đi hát

NSƯT Thanh Điền vừa đưa lên sàn tập vở cải lương 'Yêu em từ đó', vở do cố nghệ sĩ Thanh Kim Huệ vợ ông viết.

 

Nghệ sĩ sân khấu tuồng cổ tề tựu trong ngày giỗ cố nghệ sĩ, soạn giả Bạch Mai

Nghệ sĩ Bạch Mai ra đi trong những ngày cả nước căng mình chống dịch COVID-19 do bị đột quỵ. Đối với các nghệ sĩ sân khấu tuồng cổ TP HCM đó là mất mát lớn, khán giả của sân khấu cải lương tuồng cổ và đồng nghiệp thương tiếc bà.

 

Nghệ sĩ Thương Tín thừa nhận đang bị "quả báo"

Với những bình luận nói rằng "những gì mà Thương Tín phải trải qua ngày hôm nay là "quả báo" cho những gì ông đã làm trước đây", nghệ sĩ Thương Tín buồn lòng, thừa nhận: "khán giả nói đúng".

 

Tấn Tài - Phượng Liên: "Hoàng đế" và "nữ hoàng" đĩa nhựa

Sân khấu cải lương phát triển rực rỡ nhất vào khoảng giữa thập niên 1950 đến những năm 1970. Trong số những cặp đôi danh giá của thế hệ vàng cải lương thời đó, phải kể đến cặp đôi "hoàng đế" và "nữ hoàng" đĩa nhựa Tấn Tài - Phượng Liên.

 

NSƯT Thanh Điền dựng vở mới nhớ về NSƯT Thanh Kim Huệ

Thanh Điền được xem là người nghệ sĩ năng động luôn hướng đến những công việc cộng đồng với vai trò diễn viên, đạo diễn và truyền nghề cho lực lượng trẻ

 

Khán giả mê cải lương thích thú "Cô đào hát" phiên bản mới

Phiên bản mới của tác phẩm sân khấu cải lương "Cô đào hát" do đạo diễn Hoa Hạ dàn dựng, đã làm nức lòng khán giả tại Nhà hát Trần Hữu Trang.