02:25 PDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 154

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 149


Hôm nayHôm nay : 4363

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1076560

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 76891938

Trang nhất » Tin Tức » Tìm Hiểu Nghệ Thuật

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

Xem tiếp...

Đờn ca tài tử miệt vườn : Say đờn-ca cổ - Vui buồn nghề hát xướng

Đăng lúc: Thứ năm - 22/12/2016 09:10 - Đã xem: 3418
DCTT

DCTT

Đờn ca tài tử và nghệ thuật cải lương từ lâu đã trở thành máu thịt của người dân miệt vườn Tây Nam bộ. Những câu vọng cổ dài ngút hơi và những làn điệu lúc sầu bi ai oán, lúc rộn ràng vui tươi… như mạch ngầm không thể thiếu chảy trong đời sống và trở thành thú vui giải trí thanh tao của người lao động bình dân sau mỗi ngày lao động vất vả.

Bài 1: Say đờn-ca cổ

Bạc Liêu là chiếc nôi của đờn ca tài tử Nam bộ. Nơi đây có không ít những nghệ nhân tâm huyết, gắn cả đời mình với bộ môn nghệ thuật này.
 

 

 

Anh em yêu bộ môn đờn ca tài tử tới quán ông Bằng tập đàn, hát.Anh em yêu bộ môn đờn ca tài tử tới quán ông Bằng tập đàn, hát.

Bỏ đờn một ngày là bệnh

Lang thang trong con hẻm thuộc phường 2, thành phố Bạc Liêu, tôi nghe văng vẳng đâu đó tiếng ghi-ta điện đang réo rắt một bài vọng cổ, giai điệu nghe sầu não. Lần theo âm thanh khoảng 50 mét bắt gặp một quán cà phê nhỏ. Quán chỉ lèo tèo mỗi cái kệ bày vài chai nước ngọt, dưới nền nhà lăn lóc mấy trái dừa tươi. Trong quán, một người đàn ông trạc 50 tuổi, mái tóc thẳng, dài gần chạm vai, đang ngồi đờn với vẻ mặt đăm chiêu, mắt xa xăm hướng ra ngoài cửa. Đó là ông Quách Hải Bằng, 51 tuổi.

“Mê đờn ca từ hồi mới hơn mười tuổi. Tôi tập tành đờn theo người ta, ai dạy sao thì đờn vậy, miễn sao nghe cho khớp, êm tai là sung sướng rồi”- ông Bằng kể.  Thời trai trẻ, ông mưu sinh bằng nghề sửa đồng hồ ngoài đường phố. Khi gần 40 tuổi, nhà nước không cho buôn bán lề đường nữa nên ông Bằng giải nghệ. Dùng số tiền tích cóp được sau nhiều năm làm nghề sửa đồng hồ, ông Bằng thuê thầy về học đờn một cách bài bản. “Ca thì dễ chứ đờn được bài bản thì khó lắm. Người nào không mê là dễ nản, hoặc mê mà không có khiếu thì học tới già đờn cũng không được”- ông Bằng phân tích.

Học đờn khác người, mỗi ngày ông Bằng chỉ được thầy dạy cho khoảng 10 phút, thời gian còn lại ông tự mày mò, ghi chép vào sổ, chỗ nào khó không biết thì hỏi thầy. Mỗi ngày ông tập đờn từ 12 giờ trưa cho đến 3 giờ chiều. Đêm xuống, muỗi như vãi trấu, ông ôm đời vô mùng tập tới khuya mới yên tâm ngủ. 

“Bữa nào bệnh không tập nhiều được thì cũng ráng ôm đờn chút xíu chứ không bỏ tập hẳn”- ông Bằng nói. Cứ như thế, sau hai năm miệt mài, ông đờn thuần thục. Ông cho biết, thời gian đầu mới học, tay bấm đờn sưng vù, rướm máu nhưng cũng ráng, sau quen dần, rồi tay chai luôn hồi nào không hay.

Ông cho biết, suốt 16 năm qua, chưa ngày nào ông rời xa cây đờn và ngày nào cũng ôm đờn ngồi chơi trong quán của mình. Vừa buôn bán vừa đờn, ai đến mua thì tạm ngừng tay, bán xong lại ôm đờn chơi tiếp. “Ngày nào mà không ôm cây đờn là ngày đó người tôi uể oải như muốn bệnh vậy” - ông Bằng chia sẻ. Chính vì vậy, quán nước nhỏ của ông Bằng không ngày nào ngớt tiếng đờn, tiếng ca. Trong quán có một nơi để các anh em mê đờn ca đến sinh hoạt. 

Nơi ấy kê chiếc bàn nhỏ đặt sát vách với 3, 4 cái ghế để xung quanh. Ông Triệu Thanh Xuân ở phường 5 (thành phố Bạc Liêu) là một trong những người có mặt mỗi ngày tại quán nước của ông Bằng để ca vọng cổ. Sắp bước sang tuổi thất tuần nhưng tiếng hát của ông Xuân vẫn trong trẻo, lảnh lót như rót mật vào tai người nghe. Ông Xuân bộc bạch: “Nghe ở đâu có đờn ca tài tử là tôi mê lắm, ham đi giao lưu chỗ này chỗ kia để học hỏi người ta. Dù có bỏ tiền ra đi xa xôi, cực khổ tôi cũng chịu”.

Đờn ca tài tử miệt vườn: Bỏ đờn một ngày là bệnh ảnh 1Ông Bằng đang chơi đàn trong quán của mình.

Già trẻ cùng mê ca cổ

Câu lạc bộ đờn ca tài tử của những nông dân ấp Vĩnh Mẫu (xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình) thành lập từ năm 2012, cách thành phố Bạc Liêu không xa về hướng đê biển. Câu lạc bộ hiện có 12 thành viên thuộc đủ các lứa tuổi, thường xuyên “đỏ lửa” định kỳ mỗi tháng một lần. Đến Vĩnh Mẫu vào lúc sẩm tối, ấy là khi câu lạc bộ đang chuẩn bị sinh hoạt. Từ xa xa đã nghe âm thanh réo rắt của tiếng đàn ghi-ta điện đang được thầy đàn lên dây. 

Trong hội trường UBND xã Vĩnh Hậu, mọi người kê vài cái bàn, ghế lại với nhau và bày biện dăm ba xị rượu, một ít xoài, mận, vài miếng cơm cháy khô. Chỉ chừng ấy cũng đủ để những người nông dân vùng biển này vui cả đêm trong tiếng nhạc lời ca. Sau một ngày làm việc vất vả bên ao cá, vuông tôm, những người nông dân chong đèn ngồi lại với nhau để đờn ca cho thỏa “máu” văn nghệ.

Ông Văn Công Diệp – Trưởng phòng Nghiệp vụ văn hóa – Sở VH-TT-DL Bạc Liêu cho biết, hiện tại tỉnh này có trên 150 câu lạc bộ đờn ca tài tử, với gần 2.000 thành viên. Hằng năm, Sở VH-TT-DL Bạc Liêu tổ chức Liên hoan đờn ca tài tử giữa các câu lạc bộ trong tỉnh, đồng thời duy trì Liên hoan đờn ca tài tử giữa 3 tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau và mở rộng sang một số tỉnh trong khu vực Tây Nam bộ. Thông qua hoạt động này, công tác chăm bồi, phát triển và đào tạo nguồn nhân lực cho nghệ thuật đờn ca tài tử liên tục được tăng cường, phát huy, góp phần đưa chương trình đờn ca tài tử vào mục tiêu trọng điểm của các địa phương.

Mọi người lục tục kéo đến, có người đã kịp tắm rửa, thay áo quần tươm tất. Nhưng cũng có người dường như vừa chạy vội từ ngoài đồng về thẳng nơi câu lạc bộ sinh hoạt. Trời tối sẫm, chương trình sinh hoạt của câu lạc bộ bắt đầu. Chị Huỳnh Hồng Nhiên (37 tuổi) mở đầu bằng bài vọng cổ Nhớ cha trong mùa phượng đỏ cứ ngọt lịm, khiến không gian trong đêm càng thêm lắng đọng. Chị Nhiên mê ca hát từ nhỏ. Chị cho biết, sau khi lấy chồng rồi chị vẫn đi hát. Khi hát đám tiệc theo lời mời, lúc hát tại nhà hoặc tham gia sinh hoạt câu lạc bộ như hôm nay. “Tôi xem ca hát là cái nghề nuôi sống bản thân và gia đình, nhiều khi đi hát tới khuya một, hai giờ sáng mới về. Chồng tôi không chấp nhận nên chúng tôi quyết định chia tay, đến nay cũng hơn 3 năm”. Mặc dù niềm hạnh phúc không trọn vẹn nhưng chị không từ bỏ niềm đam mê và ngày ngày lấy niềm vui ca hát để khỏa lấp nỗi buồn riêng tư.

Châm điếu thuốc lá kéo vài hơi, ông Trần Văn Liệt (54 tuổi) một thành viên câu lạc bộ chia sẻ: “Hàng ngày tôi buôn bán tôm, cua tại nhà cũng lu bu lắm, nhưng hễ anh em trong câu lạc bộ sinh hoạt là tôi thu xếp để tham gia. Mình làm việc mà cũng phải có giờ phút giải trí cho thư giãn đầu óc chứ quanh năm quần quật hoài sao chịu nổi”. Sau mỗi tiết mục kết thúc, trong vai trò MC, ông Liệt lại đứng dậy giới thiệu bài hát tiếp theo và liền sau đó là những tràng pháo tay lốp đốp cổ vũ cho người sắp hát.

Một ông lão đầu tóc hoa râm bước lên sân khấu. “Đờn cho tôi 4 câu vọng cổ”- ông lão nói. Dáng đứng khom khom, tay cầm chặt micro, hít một hơi thật sâu, ông bắt đầu lên vọng cổ. Mắt nhắm hờ thả hồn theo lời ca, ông xuống câu vọng cổ thật mùi mẫm, ai nấy đều vỗ tay tán thưởng nhiệt tình. Đó là ông Lê Minh Tuấn - Chủ nhiệm câu lạc bộ đờn ca tài tử ấp Vĩnh Mẫu. Tuy đã 65 tuổi nhưng giọng hát của ông vẫn rất mượt mà, cao vút. Nghe giọng mà không nhìn người hát thì không ai nghĩ đó là một ông lão tuổi đã quá lục tuần.

Đờn ca tài tử miệt vườn: Bỏ đờn một ngày là bệnh ảnh 2Bé Bảo Châu hát trong buổi sinh hoạt của câu lạc bộ.

Người nhỏ nhất câu lạc bộ chỉ mới 5 tuổi, đó là bé Huỳnh Ngọc Bảo Châu vừa vào lớp mầm. Anh Huỳnh Minh Đương (32 tuổi), cha bé Bảo Châu tâm sự: “Gia đình tôi ai cũng mê ca cổ, riêng bản thân tôi cũng mê từ hồi sáu, bảy tuổi. Thường ngày ở nhà, bé hay nghe ông bà nội ca rồi bé lắp bắp ca theo. Thấy con ca được nên tôi dạy cho bé”. Anh Đương cho biết, bé Bảo Châu thuộc rành rọt một số bài vắn như: Lý con sáo, Khóc hoàng thiên, Xuân tình, Xàng xê,…

Bên cạnh ca cổ, ở trường bé vẫn hát được những bài hát thiếu nhi phù hợp với lứa tuổi của mình. Nhà cách mé biển khoảng 500 - 600 mét, gia đình anh Đương sinh sống bằng nghề nuôi tôm. Công việc bận rộn, nhà lại xa nên việc sinh hoạt câu lạc bộ của gia đình anh hay bị gián đoạn. Không vì vậy mà niềm đam mê ca hát của cả nhà bị dập tắt. 

Anh Đương đầu tư hẳn máy karaoke để chiều chiều, cơm nước xong gia đình anh xúm xít ca hát cho quên đi một ngày làm việc cực nhọc và cũng nhờ đó, tài năng vọng cổ nhí cũng được nuôi dưỡng từng ngày.

Buổi sinh hoạt câu lạc bộ cứ thế tiếp diễn và chỉ kết thúc khi đêm đã chìm sâu.

Kim Hà

Bài 2 : Vui buồn nghề hát xướng

Câu lạc bộ đờn ca tài tử xã Đông Thạnh (thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) được thành lập từ năm 1994 và duy trì hoạt động tới nay. Trải qua nhiều biến cố, nhưng 20 thành viên trong câu lạc bộ vẫn gắn bó mật thiết và sống hết mình với niềm đam mê nghệ thuật cải lương, ca cổ.
Các thành viên câu lạc bộ đờn ca tài tử Đông Thạnh đang tập dượt.Các thành viên câu lạc bộ đờn ca tài tử Đông Thạnh đang tập dượt.

Cô đào chính bất đắc dĩ

 

“Hôm đó đang tập diễn, còn mấy bữa nữa thi hội diễn xã nông thôn mới, chị Bảy tôi nghe cuộc điện thoại ở nhà gọi nói mẹ tôi đang bệnh nặng không kịp đưa đến bệnh viện. Tôi và chị liền bỏ micro chạy một mạch về nhà, đến nơi thì mẹ tôi đã ra đi. Chôn cất mẹ xong, chị tôi lại lâm trọng bệnh. Tôi vừa phải chăm sóc vừa phải hát thay phần chị. Dù buồn đau, nhưng để hoàn thành vở diễn, đến cảnh vui vẫn phải cười thật tươi trên sân khấu, rồi sau đó ôm mặt khóc ròng khi hạ màn”, bà Nguyễn Diệu Nghiêm, thành viên câu lạc bộ đờn ca tài tử xã Đông Thạnh tâm sự.

Đó cũng là nguyên do để bà Nghiêm có kỷ niệm đáng nhớ nhất sau hơn 30 năm gắn với cải lương. Bà Nghiêm rớm nước mắt nhớ lại, sáu ngày sau khi mẹ mất, chị Bảy nhập viện vì căn bệnh hở van tim 2 lá và hoại tử xương đùi. “Chị Bảy nói định ráng đi chích thuốc đỡ vài bữa sau khi hoàn thành chương trình hội diễn công nhận xã nông thôn mới rồi hãy đi bệnh viện, nhưng chưa kịp chích thuốc thì…”- bà Nghiêm kể.

Tưởng chừng như mọi chuyện đã buông xuôi khi chỉ còn 4 ngày nữa là tới ngày diễn. Thấy tình cảnh “gay go”, bà Nghiêm nảy ra ý định thay chị nên vừa chăm sóc chị, vừa học lời. Hay tin, gia đình kịch liệt phản đối việc bà ca hát lúc này. “Em tôi nói một câu làm tôi cứ trằn trọc suy nghĩ hoài: Mẹ mới mất, chị Bảy thì bệnh nặng nằm viện, chị còn vui vẻ gì mà lên đó ca hát, rồi người ngoài nhìn vô người ta nói gì về gia đình mình?”. Mặc dù vậy, bà Nghiêm vẫn quyết nén nỗi buồn để hoàn thành trách nhiệm với địa phương. Ông Thân Văn Tặng - Chủ nhiệm câu lạc bộ kể: “Lúc hay tin mẹ Diệu Nghiêm mất, anh em tụi tôi tưởng như trời sập. Phần vì buồn, phần lo cuộc thi bị bể vì hai chị em nó không hát được. Gia đình xảy ra nhiều việc không may cùng lúc như vậy tôi biết tâm trạng nó không thể vui vẻ mà ca được. Vậy mà nó vẫn làm rất giỏi. Với hoạt cảnh Nông thôn mới, người diễn chẳng những phải thể hiện sự vui tươi mà còn phải cười thật tươi để thể hiện tâm trạng phấn khởi, hồ hởi khi quê hương được nâng lên một tầm cao mới”.

Ở một tiết mục khác, bà Nghiêm vào vai một nữ tướng trong trích đoạn Hào khí Việt Nam. Như một người nghệ sĩ chuyên nghiệp, lành nghề, bà Nghiêm bước từng bước đi khoan thai, từng cử chỉ, nét mặt, khẩu hình đến cái nhíu mày cũng đều toát lên vẻ kiên trung bất khuất của người phụ nữ Việt Nam trong thời chiến. Những sự nỗ lực, cố gắng của câu lạc bộ cuối cùng cũng được đền đáp bằng một giải thưởng xứng đáng.

Đờn ca tài tử miệt vườn - Bài cuối: Vui buồn nghề hát xướng ảnh 1Nghề mưu sinh chính của bà Nghiêm khi không đi hát.

Nghiệp kỳ cục

Mỗi người một nỗi niềm riêng, nhưng ai nấy đều tâm huyết với bộ môn nghệ thuật dân tộc này. Ông Châu Văn Trường, nguyên Chủ nhiệm câu lạc bộ, từng là một tay đờn điêu luyện và là trụ cột, đờn chính của câu lạc bộ. Nhưng căn bệnh tai biến đột ngột ập đến đã khiến ông bị liệt nửa người, không còn đàn được nữa. Ông Trường cho biết theo học lỏm ngón đờn từ lúc 11 - 12 tuổi. Học lén được một thời gian, ông về mua cây đờn cũ đã bị vỡ và được vá lại bán với giá rẻ để tập. “Mấy chục năm gắn bó mà giờ không đờn được nữa, tôi rất buồn. Thấy người ta đờn, tay tôi cứ ngo ngoe nhưng không thể mà tức”- ông Trường chia sẻ. Mặc dù vậy, ông vẫn tham gia sinh hoạt câu lạc bộ đều đặn.

Đến nhà ông Út Tặng, ông Trường xem lại mấy tấm hình chụp lúc ông cùng các thành viên đi hát chỗ này, chỗ kia. Vang tiếng gần xa, câu lạc bộ của ông chiếm được nhiều cảm tình của bà con khắp nơi. Hễ nhà ai có đám tiệc đều mời câu lạc bộ của ông đến hát giúp vui. Ông Trường cho biết, bất kể mưa gió, gần xa, anh em trong câu lạc bộ đều đi đến nơi để phục vụ khi có yêu cầu. Những buổi tối trời mưa đi đường mòn sình lầy, người nào người nấy cũng đều chạy xe mò đường mà đi. “Tôi nói vui: Mắc cái nghiệp gì kì cục, người ta giờ này ở nhà với vợ con ấm cúng rồi, ai như tụi mình khuya lắc khuya lơ mà còn chạy nhong nhong ngoài đường mưa gió, cực khổ như vầy”- ông Trường tâm sự. Đổi lại những cực khổ đó, khi cất tiếng hát, những nghệ nhân nhận được tràng pháo tay hay cành hoa của khán giả là niềm hạnh phúc vô cùng, mọi gian nan dường như tan biến hết.

Vừa nhâm nhi tách trà nóng, ông Út Tặng vừa lên vài câu vọng cổ ngọt lịm. Theo nghề ca hát đã mấy chục năm nhưng chất giọng của lão nông 61 tuổi vẫn rất mùi. Ca được vài câu, ông Út dừng lại thở dài nhắc chuyện: “Người già thì thích thể loại này hơn giới trẻ. Mấy lần đi hát đám cưới, tụi tôi đều dành cho lớp thanh niên trai tráng khoảng thời gian hơn một tiếng để nhảy nhót, ca hát theo nhạc trẻ. Tới khi có người yêu cầu cổ nhạc thì năn nỉ tụi nó nhường sân khấu lại là trần ai. Có bữa tụi nó xỉn xỉn vác cả ghế đánh mấy ông già tụi tôi, hay đập phá nhạc cụ, máy móc nữa”.

Đờn ca tài tử miệt vườn - Bài cuối: Vui buồn nghề hát xướng ảnh 2Vợ chồng bà Trang trong căn nhà do câu lạc bộ hỗ trợ.

Dùng cát - xê xây nhà cho người nghèo

Mỗi năm câu lạc bộ kiếm được trên 100 triệu đồng tiền cát-xê. Số tiền kiếm được, câu lạc bộ không chia nhau tiêu xài mà dành phần lớn để xây nhà cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Từ năm 2011 đến nay, câu lạc bộ đờn ca tài tử xã Đông Thạnh đã xây mới và sửa chữa 15 căn nhà trị giá mỗi căn trên từ hơn 10 - 45 triệu đồng. Đồng thời, câu lạc bộ còn kết hợp với hội bảo trợ người nghèo của xã mua vật liệu xây dựng làm 182 bộ cột bê tông, mỗi bộ trị giá 2,8 triệu đồng cho bà con nghèo. “Đi hát là chỉ để giải trí thôi, chứ không là thu nhập để sống bởi vì ai cũng có công việc làm ăn riêng”- ông Út Tặng giải thích, đồng thời cho biết, số tiền kiếm được, thời gian đầu dùng để sinh hoạt câu lạc bộ, sắm sửa trang thiết bị, may đồng phục đi diễn… Sau này, khi việc sắm sửa đã tương đối đủ dùng, câu lạc bộ trích ra làm công tác xã hội.

Ông Út cho biết, căn nhà đầu tiên câu lạc bộ hỗ trợ là cho danh cầm Hoàng Yến ở Hậu Giang, một người bạn rất thân với anh em câu lạc bộ. Hoàng Yến đờn rất giỏi, nhưng nghèo, sau này ông bị thoái hóa cột sống và liệt 2 chân. Thấy vậy, các thành viên trong câu lạc bộ bàn tính và thống nhất trích quỹ và vận động thêm các nhà hảo tâm cất cho Hoàng Yến căn nhà.

Một lần đi hát về trong đêm, đang đi gặp trời mưa, cả đoàn ghé vào một túp lều cạnh đường ở ấp Hóa Thành (xã Đông Thành) trú mưa. Trong túp lều lụp xụp được vá víu bằng những tấm bạt nhặt nhạnh, một bà già và 5 đứa cháu nhỏ nằm co ro trong mùng. Chạnh lòng trước cảnh khốn khó, mọi người bàn nhau cất cho bà một căn nhà mới. Thầy, thợ xây dựng căn nhà chính là những thành viên của câu lạc bộ. Nam đảm nhận vai trò xây dựng, nữ phụ làm những việc lặt vặt, cơm nước. Bà Nguyễn Thị Sáu (72 tuổi), người được tặng nhà nói trong sự xúc động: “Có được ngôi nhà lành lặn là mơ ước từ rất lâu của tôi nhưng chưa thực hiện được. Vì gia đình nghèo, các con bà đều phải đi làm ăn xa, kiếm cái ăn cái mặc đã khó, nói chi đến cất một ngôi nhà”. Bà Nguyễn Diệu Trang vốn là thành viên trụ cột của câu lạc bộ đờn ca tài tử Đông Thạnh từ ngày mới thành lập. Do hoàn cảnh khó khăn, lại mang bệnh hiểm nghèo nên bà không thể đi hát với câu lạc bộ như trước nữa. Các thành viên trong câu lạc bộ cũng quyết định cất cho bà Diệu Trang ngôi nhà để tránh mưa tránh nắng. Bà Trang xúc động: “Không được đi hát nữa tôi rất nhớ nghề, nhiều lúc coi lại mấy tấm hình hay băng đĩa tôi không cầm được nước mắt. Số mình như vậy, nhưng được sự quan tâm của anh chị em trong câu lạc bộ, tôi thấy ông trời cũng đã đối đãi hậu hĩnh với tôi lắm rồi”.

Ông Nguyễn Minh Giang – Phó chủ tịch xã Đông Thạnh cho biết: “Ngoài việc ca hát, câu lạc bộ đờn ca tài tử xã Đông Thạnh còn tham gia vận động giúp đỡ các hộ khó khăn về nhà ở và những hộ cận nghèo. Việc làm này đã góp phần tạo niềm tin trong nhân dân, đồng thời giúp cho địa phương hoàn thành chỉ tiêu về nhà ở theo đúng tiêu chí của xã Nông thôn mới”.

Kim Hà

Nguồn tin: duyenclvn theo TPO
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.

 

NSND Trọng Hữu lý giải vì sao thế hệ vàng sân khấu cải lương vẫn còn ăn khách?

Trong ngày lãnh đạo TP HCM tổ chức gặp gỡ văn nghệ sĩ tiêu biểu, NSND Trọng Hữu đã trao đổi với PV báo Người Lao Động về suy nghĩ của ông về thế hệ nghệ sĩ vàng của sân khấu cải lương dù đã U80 vẫn còn được khán giả mến mộ.