23:51 PDT Thứ sáu, 26/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 146

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 141


Hôm nayHôm nay : 56582

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1071931

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 76887309

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức Hoạt Động

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

Xem tiếp...

DA CỔ HOÀI LANG IN U.S.A

Đăng lúc: Thứ ba - 30/08/2016 18:10 - Đã xem: 3080
Thành Lộc & Hữu Châu

Thành Lộc & Hữu Châu

‘Dạ Cổ Hoài Lang’ với Thành Lộc, Hữu Châu trên sân khấu Quận Cam - Vở kịch “Dạ Cổ Hoài Lang”, sau hơn 20 năm ra đời, vẫn không ngừng làm nên “cơn sốt” nơi quê nhà. Tại Quận Cam, sự xuất hiện lần đầu tiên của vở kịch này trên sân khấu Saigon Performing Arts vào Chủ Nhật, 14 Tháng Tám vừa qua, cũng hoàn toàn được khán giả tha hương ưa thích, bằng cả nội dung lẫn tài diễn xuất tuyệt vời của các diễn viên tham gia.
Một cảnh trong 'Dạ Cổ Hoài Lang': ông Tư (Thành Lộc, phải) và ông Năm (Hữu Châu, trái) đang nhớ lại những kỷ niệm xưa nơi quê nhà (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Một cảnh trong “Dạ Cổ Hoài Lang”: ông Tư (Thành Lộc, phải) và ông Năm (Hữu Châu, trái) đang nhớ lại những kỷ niệm xưa nơi quê nhà (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

 

Tiếng cười đi cùng những tràng vỗ tay hứng khởi. Nước mắt đi theo các cao trào và cả khoảng lặng thắt lòng. Cứ thế, ngay từ khi mở màn đến lúc chấm dứt, “Dạ Cổ Hoài Lang”, qua phần diễn xuất của bốn diễn viên Thành Lộc, Hữu Châu, Tường Vi và Lương Thế Thành thuộc sân khấu kịch Idecaf Sài Gòn, cứ dẫn dắt người xem đi từ tình tiết này đến uẩn khúc nọ, lúc vui lúc buồn, lúc cười lúc khóc, để cuối cùng khắc khoải trong lòng một nỗi niềm tưởng chừng đơn giản nhưng lại như khối thuốc nổ ngấm ngầm trong rất nhiều gia đình Việt đang chọn đất khách làm chốn tạm dung: sự va chạm văn hóa giữa các thế hệ.

“Dạ Cổ Hoài Lang”, kịch bản của Thanh Hoàng, đạo diễn Vũ Minh, từng được trình làng cách đây 21 năm tại Sài Gòn, với “bối cảnh của thập niên 80’, tại một nơi nào đó không phải ở quê nhà,” như lời dẫn truyện.

Nhân vật chính là ông Tư (Thành Lộc), ông Năm (Hữu Châu), cô cháu nội của ông Tư (Tường Vi), và bạn trai của cô cháu nội ông Tư (Lương Thế Thành)

Dàn diễn viên của 'Dạ Cổ Hoài Lang', từ trái: Lương Thế Thành, Tường Vi, Thành Lộc và Hữu Châu. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Dàn diễn viên của “Dạ Cổ Hoài Lang”, từ trái: MC Đức Tiến, Lương Thế Thành, Tường Vi, Thành Lộc và Hữu Châu. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Nội dung câu chuyện chỉ diễn ra trong một buổi trưa, tại một nơi gió tuyết đang thổi tứ bề, lạnh tê tái. Ông Tư trốn viện dưỡng lão về thăm nhà trong ngày giỗ vợ ông. Những tưởng con trai và đứa cháu nội duy nhất đang ở nhà chuẩn bị mâm cơm cúng người đã khuất, thế nhưng, ông ngỡ ngàng khi nhận ra mình lầm: bánh kem, thức ăn là do cô cháu gái chuẩn bị cho tiệc sinh nhật của bạn trai. Con trai ông thì vẫn phải đi làm trong ngày mà ông Tư cho là rất quan trọng đối với người nhà quê – ngày đám giỗ.

Nén sự hụt hẫng vào lòng, ông Tư gọi điện thoại mời ông Năm, người bạn thân thiết từ thuở ấu thơ, cũng đang sống đời tha hương như ông, sang chơi.

Hai ông già Nam Bộ tổ chức đám giỗ theo cách của mình: nhắc kỷ niệm với người đã mất, cũng là ôn lại những vui buồn của ngày xưa, bên chiếc bàn thờ tạm bợ nhưng có đủ nhang, đèn, và… chiếc bánh kem lén mượn của đứa cháu.

Xung đột kịch trong Dạ Cổ Hoài Lang chính là những xung đột giữa phong tục, tập quán, văn hóa ứng xử giữa hai thế hệ trẻ-già, giữa ông-cháu, giữa nếp nghĩ truyền thống và hiện đại. Nhưng trên hết, sự xung đột đó xảy ra chỉ bởi người con trai của ông Tư – chiếc cầu nối giữa hai thế hệ ông cháu – đã không làm tròn nhiệm vụ, vì mải lo cho cuộc mưu sinh.

Phẫn uất trước cách hành xử của người cháu nội – cũng do những xung đột văn hóa mà mạnh ai nấy cất giữ trong lòng – ông Tư cùng người bạn già ra khỏi nhà trong cơn giá buốt, leo lên mái nhà ngồi để cùng hát cho nhau nghe bài “Dạ Cổ Hoài Lang”. Để rồi, ông Tư đã lặng lẽ ra đi trong khoảnh khắc đó, ngay lúc người cháu nội hiểu ra mọi chuyện, chạy lên xin lỗi ông.

Da-Co-Hoai-Lang-04
Ông Tư (Thành Lộc, phải) và ông Năm (Hữu Châu, trái) cùng thắp nhang vái người đã khuất nhân ngày đám giỗ vợ ông Tư. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Bài hát “Dạ Cổ Hoài Lang” của tác giả Cao Văn Lầu được sáng tác năm 1919, tại Bạc Liêu. “Dạ Cổ Hoài Lang” được chọn làm chủ đề của vở kịch, vì bài hát là sự tượng trưng cho nỗi nhớ quê xưa, vì mỗi lần ông Tư cất giọng hát bài “Dạ Cổ Hoài Lang” là nhắc nhở lại kỷ niệm của tình yêu đầu đời của người con trai mới lớn trong làng.

Bên cạnh sự mâu thuẫn gay gắt của những va chạm văn hóa, vở kịch “Dạ Cổ Hoài Lang” còn làm quyến luyến người xem bởi tính nhân văn thể hiện qua tình cảm chòm xóm giữa những người cùng quê ngày xưa, giờ nơi xứ người, ở tuổi khó hòa nhập vào đời sống mới, họ đã nương vào nhau, nâng đỡ tinh thần cho nhau.

“Quê hương là gì?” – câu hỏi mà cô cháu nội nhắc đi, nhắc lại nhiều lần, trong vở kịch, để sau cùng khi cô nhận ra “Quê hương chính là ông nội” thì ông đã không còn.

Còn với mỗi chúng ta, “Quê hương là gì?” Đó có thể không phải là chùm khế ngọt, chẳng phải là con sông có tiếng hò ai đó giữa ban trưa, hay lũy tre đầu làng nơi lũ trẻ chọn làm nơi đá dế… Mà quê hương, chính là tình máu mủ, ruột thịt của những người thân yêu biết đùm bọc nhau nơi đất khách quê người.

Dù là kịch bản của 21 năm trước, thế nhưng hôm nay, trên sân khấu hải ngoại, “Dạ Cổ Hoài Lang” vẫn là bài ca xoáy vào đúng tâm tư của người xa xứ.

Thành Lộc, Hữu Châu điêu luyện, xuất sắc trong từng động tác, từng tiếng thở, từng ánh mắt, từng cái nắm lấy bàn tay, đến cả những lời không thốt nên thành tiếng, để người xem cảm nhận được đến tận cùng nỗi tái tê của người già không tìm được chốn nào cho chính mình trên đất khách.

Tường Vi, Lương Thế Thành cũng diễn rất tròn vai, bên cạnh những nghệ sĩ mà tên tuổi họ đã như đóng đanh cho sự thành công của nghệ thuật sân khấu kịch, thật khó để tìm ra được chỗ chê trách.

Da-Co-Hoai-Lang-03
Ông Tư (Thành Lộc, phải) và ông Năm (Hữu Châu, trái) leo lên mái nhà trong ngày buốc giá để thả lòng mình về quê hương qua bài hát “Dạ Cổ Hoài Lang” (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Trò chuyện cùng Thành Lộc, “phù thủy của những vai diễn”

Ngay trong giờ nghỉ giải lao giữa hai xuất diễn tại Little Saigon, phóng viên Người Việt đã có cuộc chuyện trò cùng nghệ sĩ Thành Lộc, người thủ vai ông Tư trong “Dạ Cổ Hoài Lang”, cũng là người được đồng nghiệp và khán giả gọi là “phù thủy của những vai diễn” như một lời khen ngợi cho tài năng đặc biệt của anh.

Người Việt (NV): Ra đời cách đây hơn 20 năm, lý do vì sao đến thời điểm này vở “Dạ Cổ Hoài Lang” mới xuất hiện ở Mỹ?

Nghệ sĩ Thành Lộc: Thực ra lý do hết sức khách quan. Cách đây 21 năm, ngay từ khi chúng tôi dàn dựng và thấy kịch phẩm này thành công, được nhiều người yêu mến, chúng tôi đã nghĩ phải chi vở kịch này được diễn ở hải ngoại thì thật là có ý nghĩa. Nhưng lúc đó chỉ là ước mơ thôi, vì thời điểm vở kịch ra đời chưa có những mối quan hệ tốt giữa bầu show ở hải ngoại và các chương trình nghệ thuật trong nước.

Chúng tôi mới dàn dựng lại vở này năm ngoái nhân dịp kịch bản này tròn tuổi 20 tuổi. Khi dàn dựng lại, chúng tôi cũng đã cắt gọn đi, bớt rất nhiều những chi tiết thừa thải, chỉnh sửa lại những câu thoại không còn phù hợp nữa để cho vấn đề còn lại trong kịch bản chỉ là những mối quan hệ tương quan giữa các thành viên trong gia đình Việt Nam khi sống ở hải ngoại, bởi các gia đình Việt Nam khi sống ở hải ngoại, không nhất thiết phải là Mỹ, thì đều khác trong nước. Có lẽ đó là lý do. Còn chuyện vở kịch này đến giờ mới sang được Mỹ thì là một điều may mắn mà đến giờ chúng tôi mới thực hiện được, khi anh Trương Minh Cường của công ty Sala trong một lần tình cờ về nước ghé xem Dạ Cổ Hoài Lang đã nghĩ nếu kịch bản này được đưa sang Mỹ thì quá tốt.

Nghệ sĩ Thành Lộc thủ vai ông Tư trong 'Dạ Cổ Hoài Lang' (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Nghệ sĩ Thành Lộc thủ vai ông Tư trong “Dạ Cổ Hoài Lang” (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

NV: Sau 20 năm, khi diễn lại vở này, cảm xúc của anh có gì khác khi đứng trên sân khấu tại Sài Gòn và khi đứng trên sân khấu tại Hoa Kỳ?

Nghệ sĩ Thành Lộc: Khi diễn ở Sài Gòn, thì khán giả là những người mà mình đã trải nghiệm với họ gần cả cuộc đời rồi, cho nên nghệ sĩ có thể hiểu được cảm xúc của khán giả như trong lòng bàn tay, vì đó là nhà của mình.

Còn diễn ở hải ngoại là một áp lực rất lớn. Vì không biết là khán giả hải ngoại có biết Thành Lộc là ai hay không, có biết hoạt động kịch nghệ ở nước nhà như thế nào hay không hay câu chuyện chúng tôi kể có phù hợp hay không? Hơn nữa, gu thẩm mỹ của khán giả ở mỗi nơi đôi khi cũng có khác nhau.

Vì sống ở hải ngoại, khán giả hải ngoại bảo vệ, bảo tồn văn hóa Việt Nam một cách khép kín, trong khi sân khấu ở quê nhà đôi khi lại rất táo bạo. Khác nhau là vậy. Cho nên đôi khi mình làm những chuyện táo bạo, những cái táo bạo phù hợp với xu hướng sân khấu thế giới, nhưng chưa chắc với cộng đồng người Việt mình nơi hải ngoại sự táo bạo đó lại phù hợp.

Cho nên chúng tôi rất thận trọng với từng chi tiết, từ ngữ không được phép sai, mà nếu có sai thì cũng trong chừng mực cho phép để người ta có thể nói ‘ồ, vì chúng tôi không ở bên này nên không biết.’

Tuy nhiên, bản thân chúng tôi cũng có sự tự tin là vì nội dung câu chuyện chúng tôi không đề cập đến vấn đề dị biệt văn hóa giữa phương Đông và phương Tây, mà chúng tôi chỉ xoáy mạnh vào vấn đề quan hệ máu mủ giữa người thân trong gia đình. Đó là vấn đề mà trong bất kỳ hoàn cảnh nào người Việt Nam cũng muốn bảo tồn, thì điều đó hợp lý hơn.

NV: Cách đây khoảng một tháng, trong một status trên Facebook của mình, anh đã bày tỏ thái độ chống Trung Quốc bằng cách từ chối diễn lại vai Chu Xung trong vở kịch Lôi Vũ của tác giả Tào Ngu, một người Trung Hoa. Anh cũng như kêu gọi sự thức tỉnh của những người Việt Nam đang thần tượng một số diễn viên Hồng Kông, Trung Quốc, mà đó lại là những người ủng hộ quan điểm cho rằng “Đường Lưỡi Bò” là của Trung Quốc, không chấp nhận phán quyết của tòa quốc tế về “Đường Lưỡi Bò.”  Anh có thể giải thích rõ hơn về điều đó?

Nghệ sĩ Thành Lộc: Tôi không phủ nhận người Hoa là 1 trong số 50 dân tộc hình thành nên nền văn hóa, kinh tế cho Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn. Cho nên quan điểm tôi bày tỏ không phải là tôi ‘bài Hoa’ mà là tôi bày tỏ để cho mọi người thức tỉnh là chúng ta không nên trở thành những ‘fan cuồng’ một cách mù quáng.

Bản thân tôi cũng là một trong những ‘fan cuồng’ của những tài tử Hồng Kông như Châu Nhuận Phát, Lưu Đức Hoa, Lương Triều Vỹ… Nhưng rõ ràng mình ngưỡng mộ tài năng của họ, mình ngưỡng mộ luôn quan điểm chính trị của họ, là bởi vì mặc dù hiện giờ Hồng Kông thuộc Trung Hoa Lục Địa, nhưng họ vẫn có chính kiến của họ là ủng hộ chính nghĩa.

Còn các nghệ sĩ ở Trung Hoa Lục Địa thì tôi cũng xin được mở ra một vấn đề nữa là có hai cách nghĩ. Một là họ cũng bị áp lực từ chính quyền Bắc Kinh lên những công ty biểu diễn, buộc họ phải làm điều mà họ không muốn. Thứ hai là thật sự họ nghĩ như vậy. Ở cả hai trường hợp thì về danh chánh ngôn thuận họ đã ủng hộ cho luận điểm vô cùng bất chính về “Đường Lưỡi Bò” rồi. Mặc dù nghệ thuật là nghệ thuật, chính trị là chính trị, nhưng với tư cách công dân, họ đã thừa nhận “Đường Lưỡi Bò” là của họ, họ xem tài nguyên lãnh thổ Việt Nam là của họ thì tại sao chúng ta lại ngưỡng mộ những người nghệ sĩ như vậy?

Tài năng là một chuyện, nhưng chúng ta phải biết điểm dừng, như tôi đã nói trong status của mình, rằng, nghệ sĩ Việt trước hết phải là công dân Việt!

Chúng ta có thể không cùng suy nghĩ về nhân sinh quan và thế giới quan nhưng khi đã đụng đến tổ quốc, đụng đến mảnh đất quê hương thì chúng ta phải biết đứng đúng vị trí của mình để lên tiếng. Vì sao? Vì mảnh đất này cưu mang chúng tôi, mảnh đất này cưu mang người nghệ sĩ thì không vì lý do gì mà khi mảnh đất mình bị xâm hại mình lại thờ ơ với điều đó được. Cả những bạn thanh niên trẻ cũng phải biết điều đó. Các bạn đừng quên khi chiến tranh nổ ra chính các bạn phải cầm súng ra chiến trường, chứ không phải ai khác. Cho nên chúng ta phải biết phân biệt chuyện ngưỡng mộ nghệ thuật và ý thức công dân của mình. Đó là điều ai cũng phải suy nghĩ đến, chứ không phải chỉ riêng tôi.

NV: Anh vừa nói về ý thức công dân của mỗi người, nhưng khi người dân lên tiếng về việc bảo vệ lãnh thổ, lên tiếng về sự bạo quyền của Trung Quốc thì họ lại gặp phải nhiều sự rắc rối của chính quyền trong nước. Là một nghệ sĩ tên tuổi, được phong nghệ sĩ ưu tú, thì anh có e sợ điều gì hay không khi mạnh dạn lên tiếng như vậy?

Nghệ sĩ Thành Lộc: Thực ra khi viết ra những điều như thế thì mình không nghĩ đến những chuyện đó nữa. Khi mình phẫn uất thì mình viết thôi, còn chuyện gì xảy ra sau đó thì tính sau.

Thật ra tôi có vài bài viết có liên quan đến Formosa thì đây đó cũng có vài sự “nhắc nhở.” Vì tôi là người của công chúng, người ta biết đến tôi nhiều, nên họ không dám làm khó dễ mình, nhưng họ có “nhắc nhở.”

Có lẽ tôi nói đến đây thì quý vị độc giả cũng cảm thông được là chúng tôi sống ở một nơi mà không phải điều gì cũng có thể làm theo ý mình được. Cho nên trong khả năng mình có thể khơi dậy lòng yêu nước của những người xung quanh trong mức độ nào có thể làm thì tôi làm, thế thôi.

Tôi cũng mong là có nhiều người làm như tôi, vì một con én không thể làm được mùa Xuân, nhưng mà mình có làm thì mình cảm thấy lương tâm mình thanh thản hơn.


Ngọc Lan – Đức Tuấn


Nguồn tin: tcgd theo NVO
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.

 

NSND Trọng Hữu lý giải vì sao thế hệ vàng sân khấu cải lương vẫn còn ăn khách?

Trong ngày lãnh đạo TP HCM tổ chức gặp gỡ văn nghệ sĩ tiêu biểu, NSND Trọng Hữu đã trao đổi với PV báo Người Lao Động về suy nghĩ của ông về thế hệ nghệ sĩ vàng của sân khấu cải lương dù đã U80 vẫn còn được khán giả mến mộ.