Bản Sắc Dân Tộc - cailuongvietnam.com

Tin Tức Nghệ Sĩ Tâm Sự

DUY TRÌ TRANG WEB CLVN

LÀM GÌ ĐỂ CÓ TÁC PHẨM ĐỈNH CAO? KHÔNG TRỒNG CÂY SAO ĐÒI HÁI QUẢ

Thứ bảy - 19/12/2015 19:04

ĐD Tất

CÓ Ý KIẾN CHO RẰNG NHÀ NƯỚC PHẢI TỰ ĐẦU TƯ TIỀN CỦA MỚI CÓ TÁC PHẨM ĐỈNH CAO NHƯNG CŨNG CÓ Ý KIẾN NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ Ở CHIỀU NGƯỢC LẠI.
Muốn có sản phẩm tốt thì phải đầu tư, nhưng đầu tư cái gì, đầu tư như thế nào và ai phải đầu tư là việc cần bàn. Nhiều vở diễn sân khấu hiện nay, lo bán được vé để tái sản xuất đã là đều nan giải, nói chi đến việc đầu tư tác phẩm đỉnh cao.
 
NGƯỜI TỔ CHỨC LÀ QUAN TRỌNG

Đạo diễn Tất My Loan – người từng được mệnh danh là “bàn tay phù thủy” với những biến hóa tuyệt vời thông qua những tác phẩm sân khấu từ chương trình phục vụ thiếu nhi Tuổi thần tiên đến các vở diễn, chương trình hoành tráng trên sân khấu quay Nhà hát Hòa Bình, anh nói: “ Để có được tác phẩm đỉnh cao theo tôi phải có hệ thống sản cuất đồng bộ. Khoan nói đến những nghệ sĩ nào sẽ tham gia mà phải nói đến các nhà đầu tư. Trước năm 1975, các đại bang sân khấu cải lương như: Dạ Lý Hương (bầu Xuân), Thanh Minh Thanh Nga (bầu Thơ), công ty Kim Chung (bầu Long), Sân khấu Kim Chưởng (NS Kim Chưởng), Hoa Sen (bầu Bảy Cao) hoặc bên kịch nói có Đoàn kịch nói Kim Cương đều có những nguyên tắc đầu tư, đào tạo, trưng dụng nghệ sĩ. Vở diễn cho dù mức đầu tư lớn hay nhỏ họ cũng tạo ra cách thức sản xuất riêng, nghĩa là mỗi vở diễn  đi theo một gu sang tạo, để tuồng mang đúng màu sắc, đúng phong cách của sân khấu mà họ thực hiện. Sau này, kịch nói đi theo mô hình xã hội hóa, từ Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ TPHCM (5B) đã có những vệ tinh: Idecaf, Phú Nhuận, Kịch Sài Gòn…họ vẫn cố gắng làm vở diễn, vẫn sống được với những vở diễn mà khan giả chấp nhận. Vấn đề đặt ra, nếu thiếu hệ thống sản xuất, xem nhẹ hệ thống này thì khó mà có tác phẩm hay, nói chi đến tác phẩm đỉnh cao.
Theo tôi, khoan hãy nói đến vấn đề cao thấp trong sang tác, những con người cụ thể tạo ra tác phẩm mới đáng bàn. Bản thân tôi, trước đây khi thực hiện các chương trình Tuổi thần tiên  hoặc vở cải lương Thanh Xà, Bạch Xà trên sân khấu quay Nhà hát Hòa Bình, nếu không có chị Hoàng Thị Phương- nguyên giám đốc Nhà hát thì tôi khó mà thực hiện những ý tưởng của mình.”
Cùng quan điểm với đạo diễn Tất My Loan , NSND Hồng Vân cho biết:      “ Hệ thống sản xuất là vấn đề then chốt. Bởi nếu không xác định được hệ thống này thì khó mà cho ra lò những sản phẩm đúng tầm. Tôi đơn cử việc Kịch Phú Nhuận khi đủ sưc tách ra khỏi Nhà hát Kịch Sân Khấu nhỏ TPHCM (5B), chúng tôi đã có sự hỗ trợ từ phía lãnh đạo TPHCM và quận Phú Nhuận, lúc đó từng bước khẳng định hướng đi cho thương hiệu.
Nếu xác định tiêu chí tác phẩm đỉnh cao là hội đủ hai yêu tố: doanh thu và nghệ thuật, những vở diễn như: Mẹ và người tình, Nỏ thần, Số đỏ, Chí Phèo, Bỉ Vỏ…vẫn là những tác phẩm đỉnh cao. Còn đỉnh cao theo nghĩa hoành tráng thì  rất cần bàn tau bà đỡ là Nhà nước, tức có sự tài trợ đối với những tác phẩm lớn”
 
ĐẦU TƯ TIỀN HAY BẢNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH?

NSND Doãn Hoàng Giang phân tích: “ Tác phẩm đỉnh cao là tác phẩm đáp ứng được sự quan tâm cảu đời sống xã hội, được viết bằng bút pháp hay diễn tại rạp có đầy đủ thủ pháp, phương tiện để nâng cao tính thẩm mỹ. Trong khi đó Hà Nội và TPHCM – hai trung tâm lớn lại không có sự đầu tư đúng tầm. Hà Nội thừa hưởng những sự đầu tư Lễ hội 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội nên có được hai cơ ngơi lớn vừa mới xây dựng khang trang, hoành tráng, có hệ thống trang thiết bị tương đối hiện đại, đó là Nhà hát Công Nhân thuộc Nhà hát Kịch Hà Nội ở phố Tràng Tiền và Nhà hát Chèo Hà Nội ở phố Huế. Tôi gọi là may bởi nếu không có lễ hội 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội thì chưa chắc gì có được Nhà hát này.
Đã tới lúc phải đầu tư từ các khâu được xem là mũi nhọn của ngành, đó là đầu tư từ khâu đào tạo. Biết bao diễn viên, đạo diễn ra trường nhưng thiếu đất dụng võ, thiếu điều kiện bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề. Rồi khâu sáng tác nữa. Có rất nhiều trại sang tác được tổ chức nhưng lại yếu kém về mặt chất liệu và kỹ thuật sang tác, đó là hậu quả của khâu đào tạo sáng tác nên lực lượng trẻ này đã cho ra đời nhiều kịch bản yếu. Kinh phí dàn dựng tác phẩm đỉnh cao cũng là vấn đề quan trọng. Điều này phải có sự đặt hàng từ phía Nhà nước, trong một năm dàn dựng bao nhiêu vở. Không riêng gì các đơn vị quốc doanh mà các đơn vị xã hội hóa vẫn cần được sự đầu tư để làm tác phẩm đỉnh cao”.
Nhà hát nghiên cưu sân khấu, tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái góp thêm: “ Phải xây dựng và bồi dưỡng, đạo tạo đội ngũ lý luận phê bình. Tôi cảm nhận đây cũng là khâu quan trọng vì có lý luận, có phê bình mới thúc đẩy sân khấu đi tới, mới có sự tranh luận đến cùng những tiêu chí và chuẩn mực của tác phẩm đỉnh cao”.
Đặt ngược lại vấn đề, đạo diễn Tất My Loan nói: “ Các nước tiên tiến đâu cần đến sự đầu tư của nhà nước. Tư nhân họ vẫn có thể làm tốt khi có được một hệ thống sản xuất ổn định, tạo được guống máy tốt để vận hành năng suất sản xuất. Cái chính là nghệ thuật đang cần sự hỗ trợ chính sách, tất nhiên đừng mang tính từ thiện, ban phát. Tôi cho rằng việc bao cấp cho sân khấu để có những tác phẩm “đỉnh cao” sẽ phản tác dụng vì yếu tố bao cấp dễ hiểu như từ thiện, sẽ khó mà làm hay, làm tới nơi tới chốn.
Hiện nay rạp Hưng Đạo xây chưa xong, bản vẽ thiết kế có thể đã có nhiều sửa chữa theo hướng đầu tư đúng chuẩn theo sự đóng góp ý kiến của các nhà chuyên môn. Tâm trạng nôn nóng của nhiều nghệ sĩ, đạo diễn khi có được nhà hát mới sẽ là tiền đề để Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang xây dựng những tác phẩm đỉnh cao và nhà nước sẽ đầu tư vốn để xây dựng những tác phẩm tâm huyết của bộ môn nghệ thuật này.
         Quân Thạch

Nguồn tin: khangbang BSK

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa:Tác phẩm đỉnh cao, Tất Mỹ Loan. Doãn Hoàng Giang

Bình luận mới

Gửi bình luận của bạn

Tên của bạn Email Nội dung Mã an toàn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

DUY TRÌ TRANG WEB CLVN