19:54 PDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 107

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 102


Hôm nayHôm nay : 30007

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1102204

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 76917582

Trang nhất » Tin Tức » Chân Dung Nghệ Sĩ

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

Xem tiếp...

Từ câu vọng cổ trong ba lô : Nhà giáo Nhân Dân Trường Nghệ Thuật sân khấu II_ Thầy Hà Quang Văn.

Đăng lúc: Thứ năm - 24/10/2013 05:15 - Đã xem: 5549
Từ câu vọng cổ trong ba lô : Nhà giáo Nhân Dân Trường Nghệ Thuật sân khấu II_ Thầy Hà Quang Văn.

Từ câu vọng cổ trong ba lô : Nhà giáo Nhân Dân Trường Nghệ Thuật sân khấu II_ Thầy Hà Quang Văn.




“Thầy về TPHCM rồi”. Nhận được tin nhắn, tôi vội vã chạy xe đến đường Tân Canh, quận Phú Nhuận. Nhà thầy ở đó. Hẹn mãi mới gặp được nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh TP Hồ Chí Minh. Thầy đi hoài, dù rằng đã về hưu. Gọi điện, lại nghe thầy đang ở tỉnh này, tỉnh kia, dựng vở giúp đoàn này, đoàn nọ. Đa số là đoàn của học trò. Cái tình của thầy với lớp hậu sinh vẫn còn nặng, nặng lắm!

Người thầy “Tràng An”

Trong buổi trình diễn đầu tiên của nghệ sĩ hải ngoại Kiều Oanh tổ chức tại Nhà hát Kịch thành phố năm 2006, ở hàng ghế khách mời danh dự có một người đàn ông tóc đã muối tiêu, đăm đăm hướng về sân khấu. Đôi mắt ông rưng rưng khi Kiều Oanh xuất hiện, cúi đầu chào bà con quê hương. Người đàn ông đó là Nhà giáo nhân dân Hà Quang Văn, Hiệu trưởng Trường Nghệ thuật Sân khấu II, sau là Cao đẳng Sân khấu, Điện ảnh TP Hồ Chí Minh (và nay là Trường Đại học Sân khấu, Điện ảnh TP Hồ Chí Minh). Trở về Việt Nam sau nhiều năm bôn ba trên đất Mỹ, diễn cho đồng bào mình xem, Kiều Oanh xúc động tri ân người thầy đã dìu dắt cô sinh viên nghèo từ những ngày đầu chập chững. Thầy trò hội ngộ, mừng mừng tủi tủi.

Ngày ấy, Kiều Oanh là sinh viên khoa Cải lương, Trường Nghệ thuật Sân khấu II. Thầy Hà Quang Văn là trưởng khoa. Nhà Oanh nghèo. Ra trường năm 1993, Oanh vẫn chưa có một chỗ đứng, vẫn bươn bả mưu sinh khắp nơi từ đóng cải lương, kịch, làm MC, tham gia sân khấu quần chúng… Vở cải lương “Có những tấm lòng” đã đủ vai. Thế nhưng đọc kịch bản, thầy Văn thấy vở kịch vẫn thiếu nhân vật làm nên kịch tính, đẩy tình huống kịch lên đến cao trào. Thầy chợt nghĩ đến Kiều Oanh, và nhân vật Trang Đài đã xuất hiện do chính thầy “đo ni đóng giày” cho cô. Trang Đài nghèo khổ, tuy đanh đá, bất cần nhưng mang một trái tim nhân hậu, mạnh mẽ vượt lên số phận trong vở chính là hình ảnh của Kiều Oanh ngoài đời. Phải rất hiểu học trò, thầy Văn mới có thể dựng nên một nhân vật như thế. Mọi người trong đoàn lúc đó phản đối kịch liệt vì sợ thêm vai ngoài kịch bản sẽ làm hỏng vở. Riêng thầy, tin chắc rằng với vai diễn này, cô trò nhỏ sẽ làm nên chuyện. Còn với Kiều Oanh, lên sàn tập rồi, cô vẫn tưởng thầy đùa khi giao cho mình vai diễn này. Và đúng như thầy tiên liệu. Vở diễn đã đem về cho Kiều Oanh Huy chương vàng Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1995, được Tạp chí Sân khấu Trung ương bình chọn là một trong những gương mặt nữ diễn viên triển vọng, tạo nên nấc thang mới cho con đường nghệ thuật của cô.

“Có lần, tôi vào kho phim tốt nghiệp. Nhìn những bộ phim ngắn đóng bụi, mốc meo trên kệ tủ, tự dưng tôi thấy xót quá. Chẳng lẽ sinh viên lao tâm khổ tứ viết kịch bản, bỏ ra có khi đến mấy chục triệu làm phim, vất vả quay hàng tháng trời, rồi đưa cho thầy cô xem 15 phút, chấm điểm là xếp xó? Tôi bàn với nhà trường là phải chọn lọc và đem các tác phẩm đó đi dự thi, nếu không công sức sáng tạo, đầu tư của học trò bị phí hoài. Chắc chắn trong đó đang chứa đựng những mầm tài năng. Gửi đi dự thi biết đâu lại tạo được cơ may cho các em”. Ý kiến của thầy lúc đó khá táo bạo vì xưa nay chưa ai đem phim của sinh viên tham dự Hội thi liên hoan phim ngắn toàn quốc. Nhưng nói là làm. Thầy vào kho lục tìm, xem lại tất cả các bộ phim của học trò rồi chọn lọc mang đi thi. Trong số đó có phim “Chuột” của sinh viên Vũ Ngọc Đãng. Bộ phim được Ban tổ chức đánh giá cao bởi tư duy đạo diễn rất độc đáo. Sự quyết đoán, táo bạo của thầy hiệu trưởng khi ấy đã tìm ra một đạo diễn tài năng đóng góp cho nền điện ảnh nước nhà sau này. Những năm tháng công tác ở trường, đã có biết bao thế hệ học trò trưởng thành dưới sự dìu dắt của thầy, gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp như thế.

Nhà giáo nhân dân Hà Quang Văn sinh năm 1946 tại Hà Nội, là con trai thứ của NSND Ái Liên, một đào nương cải lương nổi tiếng đất Bắc và doanh nhân Hà Quang Định. Lớn lên từ rạp hát của gia đình, cậu bé Văn mới lên 8 đã mê điệu cải lương ngọt ngào. Đêm nào cậu cũng nghêu ngao hát theo các cô chú đang biểu diễn trên sân khấu. Hứng chí quá, cậu bé còn múa may tay chân theo vũ đạo của các diễn viên ngay nơi ghế ngồi làm khán giả mấy lần hú vía. Bị ba mẹ cấm cản vì sợ con khổ bởi nghiệp “xướng ca vô loài” nhưng Văn vẫn trốn ba mẹ đi thi khoa diễn viên cải lương ở trường Ca kịch Dân tộc (nay là Đại học Sân khấu). Năm 1985, thầy rời Hà Nội, xuôi về phương Nam và bắt đầu giảng dạy tại khoa Cải lương, Trường Nghệ thuật Sân khấu II.

Cả cuộc đời gắn bó với cải lương, với bục giảng, đến nay thầy đã dựng được hơn 100 vở và hàng chục đề tài nghiên cứu về cải lương, nghệ thuật sân khấu truyền thống. Trong đó có nhiều vở để lại tiếng vang lớn như: “Ký họa đồng bằng” năm 1990 (tác giả: Lê Duy Hạnh); “Quay về kỷ niệm” năm 1995 (tác giả Huỳnh Thanh Tuấn)… đoạt nhiều Huy chương vàng, Huy chương bạc ở các hội diễn toàn quốc. Nhiều năm giảng dạy, nhận thấy có nhiều bạn trẻ say mê sân khấu, điện ảnh nhưng không đủ điều kiện theo học tại trường, thầy Hà Quang Văn còn kết hợp với Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh, vận động thầy cô và sinh viên trường thực hiện chương trình “Sân khấu học đường” – một chương trình giảng dạy diễn xuất trên truyền hình. Dù đã về hưu từ năm 2007 nhưng các lời mời luôn khiến thầy tất bật, nào là chấm thi, dàn dựng, nào là cố vấn, thỉnh giảng… Thầy cười hiền từ: “Làm sao mà nghỉ ngơi được khi lớp trẻ còn cần mình mà mình thì còn yêu nghề quá!”. “Ma lực đồng tiền” là vở diễn mới nhất thầy dàn dựng cho Đoàn Cải lương Ánh Hồng (Trà Vinh), tham gia liên hoan sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 2012.

Sân khấu trong ba lô

Những năm tháng tiếng hát át tiếng bom, phục trang, đạo cụ, lương thực… nằm gọn trong chiếc ba lô theo những nghệ sĩ trong Đoàn Cải lương Nam Bộ ra chiến trường. Thầy Hà Quang Văn gọi sân khấu ngày ấy là “sân khấu trong chiếc ba lô”. Cõng trên vai 30kg, những nghệ sĩ “thục nữ”, “thư sinh” vẫn băng rừng, băng núi để mang lời ca tiếng hát đến với người lính.

Thầy Hà Quang Văn vào Đoàn Cải lương Nam Bộ năm 1962. Năm 1966, đoàn đi biểu diễn cho anh em bộ đội ở Lạng Sơn. Năm 1972, đoàn tiếp tục hăng hái tham gia biểu diễn ở chiến trường Quảng Trị. Biết gian khổ, biết có thể hy sinh, mất mát nhưng những con người quả cảm nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, quyết ra đi không hẹn ngày về. Thầy bảo: “Lúc đó trong chúng tôi chẳng ai nghĩ đến cái chết”.

Phục vụ trên tuyến lửa, thầy và những nghệ sĩ trong đoàn mới hiểu được sự khốc liệt của chiến tranh khi tận mắt chứng kiến sự hy sinh của đồng đội. Đêm, xe chạy không đèn để tránh bị phát hiện. Trời tối om, chẳng ai nhìn thấy, nhưng câu vọng cổ vẫn ngân lên ngọt ngào để động viên tinh thần cho nhau. Đoạn đường xe không đi được, cả đoàn phải hành quân. Ba lô ghì chặt chân người. Những giọt mồ hôi lăn lên khóe môi đang hát. Tiếng hát lan xa, thúc giục.

“Một, hai, một, hai, ba lô trên vai

Lá ngụy trang đung đưa theo nhịp chạy

Cây bên đường như giơ tay chào vẫy

Những con người trỗi dậy tuổi hai mươi”


Đã mấy lần thầy Văn suýt chết trong gang tấc. Hồi ở Yên Bái, bị ném bom dữ dội. Thầy cùng một anh bạn núp dưới khóm chuối. Thế mà không hiểu sao, miểng bom chỉ xẹt ngang, chứ không trúng vào người, cây cối xung quanh thì tan hoang. Có lần xe của đoàn đang lên dốc thì đứt thắng tụt ngược xuống. Xe đâm vào hàng rào thép gai, mọi người bỏ chạy tán loạn. Khói ở đâu bốc lên mù mịt, cay xè. Riêng Hà Quang Văn mở mắt ra thì thấy mình đang nằm trong “bụi” thép gai từ bao giờ nhưng may mắn không bị thương.

Đưa cho tôi tấm hình đoàn chụp ở chiến trường, thầy Văn kể: “Chúng tôi biểu diễn cho những người lính ở cả hai chiến tuyến. Cho nên mỗi lần đặt chân đến một điểm biểu diễn, đoàn lại cử chú Lưu Chi Lăng và mẹ tôi để thương lượng với quân đội Sài Gòn. Sân khấu chỉ là bãi đất trống, bãi cỏ, thậm chí là bãi mìn. Có nơi, bộ đội còn làm sân khấu bằng những tấm thép của đường băng sân bay Ái Tử cho chúng tôi biểu diễn. Khi xem, quân ta bên này, quân địch bên kia, ngăn cách bởi hàng rào thép gai có cài mìn. Ai cũng sẵn sàng súng đạn. Lúc mới chuẩn bị biểu diễn chúng tôi hơi lo, nhưng khi vở diễn bắt đầu, ai nấy đều say sưa. Dường như sân khấu cảm hóa con người. Khi bài “Lý con sáo” của mẹ tôi kết thúc, những người lính hai bên chiến tuyến đều hô to: “Má ơi, hát nữa cho tụi con nghe đi má”. Những vở cải lương đoàn mang đến ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, đạo lý làm người... Tôi còn nhớ, trong một vở, tôi đóng vai lính Sài Gòn. Cảnh đó khiến anh em hai chiến tuyến đều rất xúc động”.

Những năm tháng phục vụ tuyến lửa là chất liệu để thầy dựng nên những vở cải lương về đề tài chiến tranh, đem câu chuyện của mình nhắn gửi lại cho bao lớp học trò. Từ những câu chuyện của người thầy đáng kính, họ hiểu rằng, câu ca tiếng hát của mình trên hết là để phục vụ cho quê hương, đất nước chứ không phải là nấc thang để mưu cầu danh vọng.

Với những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp cách mạng cũng như sự nghiệp trồng người, thầy Hà Quang Văn đã được Nhà nước trao tặng Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng ba, Huân chương Lao động hạng ba (năm 2004), Huân chương vì thế hệ trẻ, Huân chương vì sự nghiệp sân khấu Việt Nam... Năm 2006, thầy vinh dự là một trong hai nhà giáo đầu tiên của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân.


Tác giả bài viết: tuyetmai
Nguồn tin: QDND
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.

 

NSND Trọng Hữu lý giải vì sao thế hệ vàng sân khấu cải lương vẫn còn ăn khách?

Trong ngày lãnh đạo TP HCM tổ chức gặp gỡ văn nghệ sĩ tiêu biểu, NSND Trọng Hữu đã trao đổi với PV báo Người Lao Động về suy nghĩ của ông về thế hệ nghệ sĩ vàng của sân khấu cải lương dù đã U80 vẫn còn được khán giả mến mộ.