05:48 PDT Thứ ba, 30/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 160

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 158


Hôm nayHôm nay : 12622

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1189963

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 77005341

Trang nhất » Tin Tức » Hậu Trường Sân Khấu

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

Xem tiếp...

Chuyện Vui Sân Khấu Cải Lương Ngày Tết Của Các Nghệ Sĩ Tài Danh Xưa

Đăng lúc: Chủ nhật - 28/02/2016 07:07 - Đã xem: 4151
TTDT

TTDT

CLVNCOM - Theo thông lệ, cứ mỗi lần Tết đến thì các tờ báo Xuân thường theo cầm tinh con thú nào trong 12 con giáp để làm chủ đề cho tờ báo Xuân. Ở Việt Nam, chợ Tết, chợ hoa, trong vườn Tao Đàn, Thảo Cầm Viên, Vườn bách thú, hình trang trí lộng lẫy nhất và duy nhất là hình con thú cầm tinh của năm mới.
Chuyện vui sân khấu cải lương ngày xưa: Những nghệ sĩ tài danh đóng vai Khỉ


Sân khấu cải lương không theo lệ đó, tuồng hát Tết để cho khán giả xem hát bói tuồng, phải có nội dung vui tươi, kết cuộc phải có hậu, đoàn tụ, làm ăn phát đạt, hôn nhơn hạnh phúc, không có cảnh đổ máu chết chóc và không đề cập đến con thú cầm tinh trong năm. Tuy nhiên có ngoại lệ là cầm tinh con Dê (Năm Mùi) và cầm tinh con Khỉ (Năm Thân) thì được nhiều soạn giả cải lương chú ý khai thác khi đoàn hát hát tuồng vào các năm Mùi và năm Thân.

Lý do đơn giản vì Năm Mùi tức là năm con Dê, chuyện những chàng trai dê gái thường tạo được những trò cười cho khán giả khi anh chàng mê gái bị gái cho “de”, hay bị lường gạt, bị bẻ gãy sừng dê, hoặc bị vợ bắt quả tang. Chuyện tình trong năm Mùi càng thêm phần đậm đà thi vị giữa những cặp yêu nhau chân thật; tình cảm thiết tha của cặp đôi lý tưởng đó thêm nổi bật khi có bóng dáng một chàng dê, một kẻ tay ba phá hoại. Kẻ tay ba tranh tình như một màu đen sậm làm nền, nâng mối tình chân thật nổi bật lên, rực rỡ hồng thắm.

Năm Thân, cầm tinh con Khỉ thì có thể khai thác những chuyện vui qua vai Tề Thiên Đại Thánh trong chuyện Tam Tạng thỉnh kinh, chuyện Chung Vô Diệm đấu kỳ bàn với Hầu Vương, Bạch Viên Tôn Các, chuyện con khỉ Abu với Aladin và Cây đèn thần trong Một Ngàn Lẻ Một Đêm… Các nghệ sĩ tài danh như kép độc Trường Xuân, Vua vọng cổ Út Trà Ôn, kép võ Văn Ngà, kép ba Chí Hiếu, hề Kim Quang đều có hát qua vai con khỉ trong các tuồng vừa kể.

Năm Bính Thân 1956, đoàn hát Tiếng Chuông – Bầu Cang hát ở nhà lồng chợ Cái Bè tỉnh Mỹ Tho. Hồi đó quận Cái Bè chưa có rạp hát dành cho các gánh cải lương. Khi nào có đoàn hát đến quận Cái Bè thì phải hát đình hoặc hát chợ. Hát đình thì chỗ chật hẹp, để được ít ghế cho khán giả thượng hạng và hạng nhứt, chỗ đứng để cho khán giả hạng ba cũng ít nên người mua dàn hát thường mướn chợ, dựng sân khấu, bao cà tăng chung quanh chợ để làm thành một cái rạp hát để được nhiều ghế cho khán giả hơn hát đình.

Đêm đầu tiên, đoàn Tiếng Chuông hát tuồng Trộm Mắt Phật, truyện Aladin, cây đèn thần và con khỉ Abu trong Một Ngàn Lẻ Một Đêm. Kép chánh Tuấn Sĩ thủ vai Aladin, Kép Trường Xuân thủ vai con khỉ Abu, Kép lão Hoàng Sâm đóng vai Ông Thần trong Cây Đèn Thần, đào chánh Ngọc An trong vai Công Chúa con vua Á Rập. Trong tuồng có lớp ông Thần trong Cây Đèn Thần hiện lên cho Aladin một tấm thảm bay để Aladin và con khỉ Abu đứng trên tấm thảm đó, bay lên vách thành cao để Aladin hội diện với Công Chúa.

Một em quân sĩ đóng vai con khỉ Abu bị bịnh bất ngờ, ông Bầu nhờ kép độc Trường Xuân thế vai. Trường Xuân sẽ được lãnh lương đôi nên anh bằng lòng với điều kiện là Tuấn Sĩ trong vai Aladin phải lấy tay chà cây Đèn Thần để ông Thần hiện lên và yêu cầu ông Thần hóa phép cho con khỉ Abu nói được tiếng người để giao tiếp dễ dàng với Aladin. Trường Xuân đã nghĩ ra những cảnh giễu từ lúc con khỉ chỉ biết nhăn mặt kêu khọt khẹt tới lúc nói được tiếng người và những màn chọc phá ông Thần Đèn và Aladin, tạo những trận cười nghiêng ngửa và anh viết một câu vọng cổ giễu để làm tăng thêm phần vui nhộn cho cuộc tâm tình của Aladin và công chúa. Anh đã vô Sở thú, quan sát điệu bộ của những con vượn, con khỉ và tập theo để diễn tả động tác của con khỉ Abu.

Trường Xuân nhờ tôi lấy giấy hồng đơn viết chữ bằng nhũ vàng, câu: “Khỉ Abu Trường Xuân kính chúc quí khán giả tấn Tài, tấn Lộc, tấn Bình An”. Anh dán một đầu vô cây sắt tròn nhỏ, đầu kia anh dán vô tấm thảm thần rồi cuộn tờ giấy hồng đơn đó lại. Khi con khỉ Abu nắm tấm thảm thần bay, anh sẽ bay thẳng ra phía khán giả và giũ mạnh thì tờ hồng đơn sẽ tự động bung ra, khán giả sẽ đọc được lời chúc Tết của con khỉ Abu.

Khi hát ở rạp hát, sân khấu rộng và có chiều cao hơn 6 thước, kép Tuấn Sĩ đứng trên tấm “thảm thần”, thảm đó được trải trên một tấm ván mỏng, nhẹ, ở giữa tấm ván có hai cái quay bằng thiếc ló lên để cho Tuấn Sĩ xỏ hai chân vô hai cái quay đó như đi guốc. Tuấn Sĩ mặc áo giáp bay, có móc sắt sau lưng móc vô dây kéo cho Tuấn Sĩ bay lên, chân của Tuấn Sĩ xỏ vô móc sắc trên miếng ván như vậy khi anh bay thì anh kéo miếng ván trải tấm thảm bay lên theo. Khán giả sẽ thấy Aladin Tuấn Sĩ đứng trên thảm thần để bay lên hoàng thành gặp Công Chúa. Nghệ sĩ Trường Xuân đóng vai con khỉ Abu, trên lưng cũng có móc dây bay, chạy theo giả vờ nắm tấm thảm thần, khi tấm thảm bay nâng Aladin – Tuấn Sĩ lên thì khỉ Abu cũng được dây bay rút lên, bay theo Aladin Tuấn Sĩ.

Khi hát ở bất cứ rạp hát nào, màn bay của Aladin và con khỉ Abu trên tấm thảm thần cũng được khán giả vỗ tay khen nhiệt liệt.

Hát trong nhà lồng chợ Cái Bè thì màn bay này không thể thực hiện vì chiều cao của mái chợ cách sàn sân khấu chỉ có 3 thước. Chiều rộng của sân khấu được hơn 8 thước nhưng từ mặt tiền sân khấu vô tới trong phông trắng thì chỉ có 3 thước, nếu móc dây bay trên lưng thì khi bay lên 2 thước là đầu của diễn viên sẽ đụng nóc chợ. Tôi là Giám đốc kỷ thuật, sau khi đo kích thước của sân khấu, tôi nói với ông Bầu Cang và kép Tuấn Sĩ là bỏ cái lớp Aladin bay vì nó rất nguy hiểm, nếu kéo dây bay mạnh thì đầu của kép Tuấn Sĩ sẽ chạm vô nóc chợ hay đụng vô mấy cây đà ngang của nóc chợ; Tuấn Sĩ sẽ bể đầu mà chết chớ chẳng phải giỡn chơi. Nếu Aladin không bay thì con khỉ Abu cũng không bay, do đó tôi gặp Trường Xuân để nói cho anh biết là đã bỏ màn bay của Aladin.

Kép Tuấn Sĩ đồng ý bỏ lớp Aladin bay nhưng Trường Xuân thì muốn cầm tấm thảm bay một vòng để lấy tiếng vỗ tay của khán giả. Anh nói là anh cầm tấm thảm, căng ra trên tấm ván rồi anh chạy một vòng trên sân khấu để lấy trớn, anh sẽ phóng thằng ra phía khán giả, anh giũ cho tấm giấy viết lời chúc Tết cho khán giả xem, sau đó thì các anh dàn cảnh kéo dây bay ngược trở vô sân khấu, Trường Xuân nghiêng mình, bay lượn một vòng lớn để rồi bay vô sân khấu, lúc đó thì màn hạ nhanh, anh không bay vút lên thì không sợ đầu đụng vô đà ngang hay nóc chợ.

Gần tới lớp “con khỉ Abu Trường Xuân nắm tấm thảm bay”, tôi còn cố thuyết phục Trưởng Xuân bỏ cái lớp bay này đi nhưng Trường Xuân trấn an tôi là không có gì nguy hiểm vì anh bay vòng, bề cao chỉ cao nửa sân khấu, không thể đụng đầu vô đà ngang trên nóc chợ. Anh bảo tôi ra khán phòng xem, khi nào tôi thấy anh phóng mình ra phía khán giả thì tôi vỗ tay và lớn tiếng khen để làm cò mồi cho khán giả vỗ tay khen theo.

Tôi ra khán phòng, chưa được coi hát thì đã phải ra trước cửa rạp để dàn xếp vụ mấy đứa nhỏ xé dàn bao, chui vô coi hát cọp. Tôi trở vào khán phòng thì đúng lúc đó con khỉ Abu Trường Xuân căng tấm thảm thần, chạy một vòng sân khấu lấy trớn rồi hét lớn “Bay”. Anh phóng mình ra phía khán giả, tôi la lớn: “hay quá” và vỗ tay cuồng nhiệt. Khán giả cũng vỗ tay theo nhưng liền sau đó tôi nghe tiếng thét: “Trời ơi! Chết tôi!”

Trường Xuân phóng mình ra phía khán giả, thông thường thì các anh dàn cảnh kéo dây bay, giựt ngược lại thì Trường Xuân có trớn để bay lượn trở vô sân khấu nhưng các anh dàn cảnh nghe kép chánh Tuấn Sĩ nói là bỏ bay nên không ai nắm giây bay để kéo lại. Trường Xuân phóng mình ra thì cắm đầu bay luôn xuống hàng ghế của khán giả thượng hạng. Khán giả thấy Trường Xuân từ trên sân khấu lao xuống, họ sợ, chạy né qua một bên. Trường Xuân bay vô hàng ghế đầu tiên, cái mặt đập vô thành ghế, máu mũi phun có vòi.
Tiếng nhiều người la ó: “Bể đầu rồi! Ngất xỉu rồi, đưa đi nhà thương mau đi…”
Tôi chạy lại đỡ Trường Xuân, lấy khăn tay đưa cho anh bụm cái lỗ mũi lại để chận không cho máu ra nhiều nữa, tôi dìu anh ra trước cửa rạp, kêu xe kéo đưa anh đi nhà thương của quận Cái Bè ở gần chợ.
Đêm hát tiếp tục nhưng không có con khỉ Abu. Cái mặt của Trường Xuân được quấn băng trắng quanh trán xuống tới miệng, trông giống như cái xác ướp ở các ngôi mộ cổ Ai Cập.
Ông Bầu Cang la mắng mấy anh dàn cảnh, mấy anh dàn cảnh thì nói tại kép chánh Tuấn Sĩ nói bỏ bay rồi nên các anh không kéo dây bay. Tuấn Sĩ cũng gấu ó lại: “Tao nói bỏ bay là bỏ phần của tao, còn có người khác bay thì tụi bây phải hỏi chớ!”
Nghệ sĩ Tám Cao nói: “Tại vì đêm 30 ngày cúng rước ông bà với Tổ nghiệp theo lệ, ông Bầu nói gánh hát phải dọn đi ngay xuống Cái Bè để kịp hát Tết, không cúng nên Tổ mới trát đó!”, Ông Bầu nghe nói vậy, mặc cảm là lỗi nầy do ông không cúng rước ông Tổ, ông vô thắp nhang xá xá trước bàn thờ Tổ rồi nói: “Hát đình hát chợ thì thiếu thốn đủ thứ, nếu đang hát chợ mà cúng Tổ thì cũng cúng sơ sài. Tôi tính khi trở về Saigon rồi hãy cúng. Tổ hỏng chịu thì ngày mai tôi cúng một con heo quay.”

Hôm sau cúng Tổ, mọi người trong đoàn hát được một bữa no say với bánh hỏi thịt heo quay, nhậu lai rai với rượu nếp Cai Lậy. Chỉ có Trường Xuân ê hàm răng, mặt mày băng bó không ăn uống được, cằn nhằn: “Ông Bầu hỏng điệu. Mình bị “ắc xi đăng đờ trà quay” mà ổng không bồi thường, cũng không thưởng! Ô là là! Mẹt xà lù !… Ý! Mà mình tuổi Thân, đúng cái năm Canh Thân, năm tuổi lại đóng vai con khỉ, té bể cái mặt là đúng số rồi! Còn than gì nữa?”
Chuyện những nghệ sĩ đóng vai con khỉ còn nhiều, nhưng xin chuyển qua chuyện vui trên đường lưu diễn…
Tết năm 1958 (Mậu Tuất) lại có nhiều kỷ niệm nhớ đời! Đoàn Thanh Minh bán dàn cho bà chủ rạp hát Trưng Vương Đà Nẵng. Xuất hát đầu tiên ở rạp hát Qui Nhơn vào trưa ngày mùng Một Tết, nhân dịp chánh quyền địa phương tổ chức lễ hội Quang Trung Nguyễn Huệ ở thành phố Qui Nhơn.

6 giờ sáng ngày 28 âm lịch, tất cả các nghệ sĩ đoàn tập trung tại rạp hát Thành Xương, xe đò chở các nghệ sĩ không có xe hơi riêng và hai xe hàng chở cảnh trí, đồ hội do thầy Bảy Liêm, quản lý hướng dẫn. Xe hơi của các nghệ sĩ Út Trà Ôn, Thành Được – Út Bạch Lan, Hữu Phước, Hoàng Giang, Việt Hùng – Ngọc Nuôi chạy theo xe của bà Bầu do tài xế Năm Địa hướng dẫn.

Xe của đoàn hát đến Nha Trang vào lúc 2 giờ chiều. Các nghệ sĩ có xe hơi riêng ngừng ở Nha Trang, dùng cơm, nghỉ ngơi một hai tiếng đồng hồ rồi chạy xe đến Qui Nhơn sau.
Thầy Bảy Liêm, quản lý quyết định các xe chở phong màn, cảnh trí và xe đò chở nghệ sĩ chạy luôn đến Qui Nhơn sớm, để chưng dọn sân khấu và mặt tiền rạp hát cho thật đẹp đón Tết. Đoàn xe của chúng tôi ngừng trước khi lên Đèo Cả, các nghệ sĩ được cho vô các quán bên vệ đường ăn uống, nghỉ ngơi. Đào Lệ Hoa cùng các vũ nữ ngồi ăn chung một bàn mười người. Tôi và các nhạc sĩ tân cổ nhạc ăn cơm phần, Thanh Hiền, hề Kim Quang và anh Má Xã nhạc sĩ người Hoa (thổi trompette) uống la ve, ăn hột vịt lộn, hột gà lộn.

Hai giờ bốn mươi phút, tất cả lên xe chuẩn bị qua Đèo Cả. Anh tài xế và thầy Bảy Liêm quản lý căn dặn tất cả mọi người, khi xe lên đèo hay xuống đèo thì đừng có nói chuyện lớn tiếng, trửng giỡn làm phân tâm ông tài xế. Đây là lần đầu tiên đoàn Thanh Minh đi lưu diễn miền Trung, sẽ còn nhiều ngọn đèo mà đoàn xe phải vượt qua nên ông Quản lý phải dặn dò trước.

Xe ca chở nghệ sĩ lên đèo trước. Nối theo sau là hai xe hàng chở cảnh trí và đồ hội. Xe lên đèo chạy thật chậm. Tiếng máy xe nghe rù rì, rù rì, mọi người im lặng, cảm thấy buồn ngủ. Tôi nghe sau lưng tôi có tiếng hít hà, rồi nghe cô Lệ Hoa, vợ của kép Thanh Hiền nói nhỏ: “Ráng…ráng chút nữa đi. Gần xuống đèo rồi…” Sau đó có nhiều tiếng rên… Đèo Cả không cao lắm, không nhiều dốc lên cao, xuống thấp, không có cua gấp ngoằn ngoèo như đèo Ngoạn Mục, xe chạy êm ru, hỏng lẽ có người chóng mặt muốn ói hay sao?

Xe bắt đầu xuống đèo, mỗi lúc xe chạy một nhanh như tăng thêm tốc độ, có những khúc quanh nếu tài xế không cứng tay lái thì xe có thể bị lao xống hố như chơi. Mọi người nín thở, nhìn hàng cây hai bên đường chạy vùn vụt về phía sau. Tôi bỗng nghe tiếng Thanh Hiền thét lớn, giọng thất thanh: “Dừng lại… Dừng lại… Chắc tui chết quá! chịu hết nổi rồi!”

Thầy Bảy Quản lý la lên:”Im!…Im!…Làm gì mà la vậy? Xe đang đổ đèo đó nghe mấy cha! La giỡn kiểu đó, tài xế giựt mình thì…thì… (ông không dám nói trắng ra vì sợ xui )
Lệ Hoa: “Hỏng phải giỡn, anh Thanh Hiền chồng tôi chịu hết nổi rồi, có thể nào ngừng xe bên lề đường một chút được hông ?”
– Không được! Xe đang đổ đèo, mà… chuyện gì vậy?
– Trời ơi! Nói không được. Sắp đứt hơi rồi nè!

Má Xã, nhạc sĩ trompette cũng phát la lớn: “Không dừng xe lại thì ngộ cũng xí á…Tiểu la má, ngộ chết dồi…ối lau quá mà…dừng xe lại đi…
Tài xế nói: “Gần tới cuối đèo rồi, ai ngồi yên chỗ đó, đừng có la nữa, để từ từ tôi thắng xe lại…”
Ông tài xế nói như vậy để trấn an mọi người, chớ tôi nhìn ra ngoài và phía trước thì xe hơi vẫn còn đổ đèo ào ào, lúc này xe chạy thật mau, xuống dốc đứng chớ không phải lài lài như hồi nãy, nếu thắng xe lại thì nguy hiểm lắm. Tiếng rên trong xe nghe lớn hơn, nhiều người hít hà chắt lưỡi hơn. Có người nghiến răng chịu đựng. Anh nhạc sĩ Má Xã phát la lên: “Tiểu na má… Nị giết ngộ dồi!”

Xe xuống tới cuối dốc đèo, anh tài xế từ từ đạp thắng xe, tiếng bánh xe thắng kêu rít thật lớn trên mặt đường nhựa. Xe dừng. Tài xế giận dỗi: “Xe ngừng rồi đó mấy ông nội. Sao? Có chuyện gì mà la bài hãi vậy, hả? Ai muốn xuống xe thì xuống đi!”

Thanh Hiền trả lời xui xị: “Thôi… Rồi… rồi!..”
Thầy Bảy Liêm đổ quạu: “Cái gì rồi? Xe đổ đèo mà la giỡn kiểu đó là chết nát xương nghe mấy cha!
– Ai mà giỡn? Một quần đây nè …
Thanh Hiền nói xong, bụm quần đứng lên, chạy một mạch xuống bãi biển Đại Lãnh, nhào trầm mình trong nước biển. Anh nhạc sĩ Má Xã cũng bụm quần chạy theo Thanh Hiền… Hề Kim Quang và vài anh nữa cũng chạy theo Thanh Hiền để xuống biển giặt quần sau khi họ chịu không nỗi, phải xổ cái của nợ trong quần ngay trong lúc xe đang đổ đèo vì ban chiều họ ăn hột vịt lộn thiu nên bị nó phá bụng.

Trong xe một mùi không lấy gì thơm khiến cho mọi người phải xuống xe hết, đi ra xa xa để cho đỡ khổ. Các anh bạn làm xấu trên xe tỏ ra tự giác, họ mượn thùng múc nước của anh tài xế, xuống biển múc nước biển lên rửa các băng ghế cho sạch sẽ lại. Cô Lệ Hoa lấy trong bóp ra chai dầu thơm thường dùng của cô, xịt xịt các băng ghế cho nó thơm thơm, tẩy đi bớt cái mùi của chồng cô vừa vãi ra trên ghế xe.

Xe tiếp tục lên đường, anh em nói chuyện ồn ào, vui vẻ như là mới làm được một chuyện gì phi thường để tránh được một tai nạn chết người. Về tới Qui Nhơn, không ai muốn nhắc lại chuyện vừa xảy ra trong chuyến xe hơi đổ đèo nhưng rồi không hiểu tại sao bà Bầu cũng biết chuyện đó, bà bảo thầy Bảy Liêm trả thêm tiền xe cho ông tài xế để ông rửa xe. Bà hỏi các anh em bị phá bụng đó có cần thuốc gì thì thầy Bảy Liêm, quản lý của đoàn ra pharmacie mua cho, kẻo ngày mai mùng Một Tết, không có tiệm nào mở cửa bán.

Thật là một kỷ niệm khó quên trong chuyến đoàn hát đi lưu diễn lần đầu tiên ở miền Trung.

Lưu lạc tha phương, Tết xứ người,
Màn nhung rực sáng, chỉ trong mơ,
Đào sâu nỗi nhớ, tìm sân khấu,
Chợt ngẫm ra mình quá chín mươi
.

Tôi bâng khuâng nhớ mãi về những cái Tết ở quê nhà, những cái Tết vui dưới ánh đèn sân khấu, những hình ảnh, những tình tự quê hương vẫn ngời sáng một cách thiêng liêng trong tâm hồn của kẻ bị bắt buộc phải xa quê hương.

Thêm một mùa xuân biệt xứ!

Nguyễn Phương
2016


Nguồn tin: SG Nguyễn Phuong - TBOL
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 22 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

A LÝ PHƯỢNG TUYỀN - 28/02/2016 14:26
Thật lòng mà nói, nếu như không có dấn thân theo nghề hát "lăn lóc gió sương" thì khó mà có được những câu chuyện vui thi vị như thế này. Soạn giả lão thành Nguyễn Phương là một quyển "Tự Điển sống" về bộ môn sân khấu cải lương, không ngoa ngôn một chút nào!
Nhân đây, tôi cũng xin góp phần kể một câu chuyện vui do anh Nguyễn Thế Trung - Trưởng đoàn cải lương Đồng Nai sau ngày đất nước giải phóng (tức anh Tư Trung, hiện đã mất)để gọi là chút lòng tưởng nhớ đến anh. Sau đây là chuyện của anh kể:
-Thường thì trong vở tuồng cải lương Dã sử hay Hương xa đều có cảnh nghĩa quân lên đường chống quân xâm lược. Trong tuồng thường hay có cảnh người vợ hay người tình tiễn đưa chồng ra biên cương giết giặc. Trong phân cảnh này, các soạn giả thường viết vọng cổ cho cai đào ca 1, hoặc 2 câu vọng cổ cho... lâm ly bi đát phút tiễn đưa.
-Một cô đào nọ tiễn người chồng sắp cưới lên đường giết giặc. Đoạn cuối của câu 1 soạn giả viết: "Chàng ra đi giá lạnh ở biên cương, thiếp ở chốn khuê phòng đợi chàng vui duyên mới" (song lang dứt câu 1)
Không cần phải lý giải, chắc quí vị mộ điệu cải lương cũng dư sức để biết cô đào này đóng vai đào nhì. Cũng bởi do lười học tuồng cho nên khi ra sân khấu bị quên tuồng, vì vậy cô đào nọ đành phải "ca cương" như thế này:
-Chàng ra đi giá lạnh ở biên cương. Thiếp ở chốn khuê phòng đợi chàng... Tới đây, cô đào nọ bị quên tuồng, nhưng đờn thì vẫn đờn thì vẫn tiếp tục cho đến dứt song lang câu 1. Thế là cô nàng ta quýnh quá ca "cương luôn" -Thiếp ở chốn khuê phòng đợi chàng... về ấy! (dứt câu 1)
Khán giả một phen cười bể bụng!
A LÝ PHƯỢNG TUYỀN

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.