05:53 PDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 93

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 89


Hôm nayHôm nay : 10568

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1082765

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 76898143

Trang nhất » Tin Tức » Nghệ Sĩ Tâm Sự

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

Xem tiếp...

Cuộc đời danh hài Tùng Lâm: Ba lần đối mặt tử thần

Đăng lúc: Thứ hai - 20/04/2020 17:28 - Đã xem: 4533
TL-BC

TL-BC

"Số tôi chưa chết, cứ sống để nói lời tạm biệt bạn bè" – danh hài Tùng Lâm ngậm ngùi khi kể lại 3 lần đối mặt tử thần của ông

Năm 1983, sau thời gian phiêu bạt diễn hợp đồng, danh hài Tùng Lâm "nổi máu làm bầu", về làm Phó Đoàn Văn công Hậu Giang, trông coi quản lý nghệ thuật.

Cuộc đời danh hài Tùng Lâm: Ba lần đối mặt tử thần - Ảnh 1.

Danh hài Tùng Lâm và hai nghệ sĩ hài Trường Giang, Trấn Thành

"Tâm Lùn" - "Tùng Lâm"!

Danh hài Tùng Lâm có người bạn thân quê ở Bến Tre hay chọc phá ông. Cũng vì người bạn này mà ông đổi nghệ danh.

Quê Tùng Lâm ở Biên Hòa - Đồng Nai, bạn ông ở Mỏ Cày - Bến Tre. Tùng Lâm tên thật là Lâm Ngươn Phẩm, ban đầu đi hát ông lấy tên Văn Tâm nhưng người bạn này cứ gọi là "Tâm Lùn". Một lần ông chửi: "Sao mày không tôn trọng tao? Hôm qua tao vừa hát xuống sân khấu, mày đứng từ xa gọi "Tâm Lùn", khán giả phì cười làm tao quên". Người bạn nói: "Vậy tao sẽ gọi mày lái lại cái tên "Tâm Lùn" là "Tùng Lâm". 

Ông thấy cũng hay nên lấy luôn tên do bạn đặt từ đó. Giờ thì người bạn thân của danh hài Tùng Lâm đã qua đời.

"Tôi không muốn mình là người sót lại của làng cười một thuở, nhưng thực tế là vậy. Khi các nghệ sĩ: Khả Năng, Phi Thoàn, Thanh Hoài, Tư Rợm, Thanh Việt, Xuân Phát, La Thoại Tân, Nguyên Hạnh, Văn Chung và trước đó các anh trong Ban AVT mất, tôi khóc thật nhiều. Cả các nữ danh hài một thời lừng lẫy: Túy Hoa, Anh Thư, Tô Kiều Lan, Kim Ngọc, Mai Lan… cũng bỏ tôi mà đi. Tôi chỉ còn lẻ bóng một mình. Nhưng tôi đặt niềm tin nơi các nghệ sĩ trẻ. Họ chọc cười khán giả rất trí tuệ, thông minh. Một vài em sa đà chuyện mượn "chiêu trò" để nổi danh hay chọc cười bằng những câu phản cảm, còn lại đều biết lắng nghe để sửa mình, đó là điều đáng quý" - ông nhận xét.

Cuộc đời danh hài Tùng Lâm: Ba lần đối mặt tử thần - Ảnh 2.

NSƯT Hoài Linh trong ngày mừng thọ danh hài Tùng Lâm

Nghệ sĩ Tùng Lâm có năng khiếu ca hát. Người chị thứ bảy của ông rất giỏi đàn mandoline nên cứ mỗi lần bà đàn thì ông hát. 

Sau hai lần đoạt giải, Tùng Lâm cùng với kịch sĩ Vân Hùng và nhạc sĩ Lam Phương hình thành nhóm tam ca rất ăn ý. Họ nổi tiếng với các ca khúc: "Khúc ca ngày mùa", "Nhạc rừng khuya" (Lam Phương), "Ô mê ly" (Văn Phụng), "Đoàn lữ nhạc" (Đỗ Nhuận), "Ngựa phi đường xa" (Lê Yên), "Khúc nhạc dưới trăng" (Dương Thiệu Tước), "Thiên thai" (Văn Cao)… Sau đó, ông mới rẽ sang con đường diễn kịch, diễn hài.

Hồi đó, khi nghệ sĩ Vân Hùng bỏ vai, chê vai thì Tùng Lâm nhận thế. Có vai bầu của Ban kịch Dân Nam buộc cạo đầu để đóng, Vân Hùng không chịu, Tùng Lâm liền xung phong. "Trải qua từng bước chuyển, tôi có thêm nhiều bài học và dù cho có té xuống hố sâu thất bại do chính sự háo thắng của mình, tôi cũng đủ nền tảng để đứng vững mà đi tiếp" – ông nhắc lại.

Cuộc đời danh hài Tùng Lâm: Ba lần đối mặt tử thần - Ảnh 3.

NS hài Bảo Chung và danh hài Tùng Lâm trong ngày truyền thống sân khấu Việt Nam

Kỳ vọng vào tiếng cười hôm nay

9 năm làm phó đoàn Văn Công Hậu Giang là khoảng thời gian nghệ sĩ Tùng Lâm làm công tác dàn dựng, quản lý diễn viên, ca sĩ. Sân bãi nào đoàn ông đến diễn cũng đông kín khán giả. Nhờ cái tài quán xuyến đúc kết từ "Ban tạp lục", ông xoay trở tình huống để đoàn hát đều đạt doanh thu. Nhưng rồi bảng hiệu cũng cáo chung khi khán giả có nhiều lựa chọn giải trí.

Đầu thập niên 1990, thị trường đã có video cải lương, thuê 2.000 đồng/ băng, cả nhà xem có đủ ngôi sao. Không còn mấy ai đến sân bãi. Đêm cuối hát để sáng mai rã đoàn, nghệ sĩ Tùng Lâm ngồi một mình trong bãi đất hoang mà khóc.

"Tôi biết khi bước chân ra khỏi cái cổng được dựng bằng ván bạc màu thời gian là tôi sẽ không bao giờ được nếm mùi "gạo chợ, nước sông", được làm bầu kiêm hoạt náo viên, tấu hài hước chọc cười bà con miền Tây nữa" – ông kể lại.

Cuộc đời danh hài Tùng Lâm: Ba lần đối mặt tử thần - Ảnh 4.

Các nghệ sĩ hài trong ngày mừng thọ 83 tuổi của danh hài Tùng Lâm

Nghệ sĩ Tùng Lâm về TP HCM. Thời gian này, danh hài Văn Chung kết hợp với danh ca vọng cổ hài Văn Hường đang rất nổi tiếng qua một loạt tiểu phẩm quay video cải lương mang tên "Tư Ếch đụng độ Văn Chung". Danh hài Tùng Lâm muốn tạo ấn tượng với khán giả nên đã sáng tác và thực hiện các bộ phim video hài: "Hai Nhái khoái thịt ngựa", "Hai Nhái khoái vợ bé", "Hai Nhái khoái rượu đế", "Hai Nhái khoái số đề", "Hai Nhái kén rể", "Hai Nhái bắt cướp"…

Song, tuổi già không cho phép nghệ sĩ Tùng Lâm tiếp tục lăn lộn. Ông đã từng đối mặt với cái chết khi đóng phim năm 2005. Lúc đó, ông bị đột quỵ vì cao huyết áp, may mà cấp cứu kịp. "Một lần khi tôi lưu diễn ở Điện Bàn - Quảng Nam, bệnh cũ tái phát, người nhà phải đưa lên vùng biên giới Lao Bảo - Quảng Trị điều trị. Lần thứ hai tôi ngã xuống khi đang diễn ở Buôn Ma Thuột, tưởng không qua khỏi. Lần đột quỵ thứ ba là khi tôi đang diễn ở Khu du lịch Tân Cảng vào dịp Noel. Số tôi chưa chết, cứ sống để nói lời tạm biệt bạn bè" – ông ngậm ngùi.

Cuộc đời danh hài Tùng Lâm: Ba lần đối mặt tử thần - Ảnh 5.

NSND Bạch Tuyết và danh hài Tùng Lâm trong ngày giỗ của soạn giả Hà Triều, Hoa Phượng

Tuần trước, danh ca vọng cổ "Tư Ếch – Văn Hường" gọi điện thoại: "Ê bạn già, rảnh thì ghé quận 9 nhậu nha". Nghệ sĩ Tùng Lâm nói đang giãn cách xã hội, qua mùa dịch sẽ ghé. Văn Hường cười lớn: "Rủ thử coi còn tỉnh táo hông, ai dè bạn già chưa lẫn".

Cuộc đời danh hài Tùng Lâm: Ba lần đối mặt tử thần - Ảnh 6.

Danh hài Tùng Lâm và NSƯT Hoài Linh

Cách đây 3 năm, các nghệ sĩ hài đã tổ chức mừng thọ danh hài Tùng Lâm 83 tuổi. Các nghệ sĩ hài như: Mỹ Chi, Phúc Hậu, Phú Quý, Hoài Linh, Hồng Vân, Phước Sang, Hữu Nghĩa, Hồng Tơ, Trường Giang, Trấn Thành, Thúy Nga… đã đến chúc mừng ông. 

"Tôi đặt kỳ vọng vào thế hệ trẻ. Họ chính là người thay thế chúng tôi mang lại nhiều "vitamin cười" cho cuộc sống, nhất là trong cơn đại dịch này" - ông mong mỏi.

Thanh Hiệp - Ảnh: Thanh Hiệp và do NSCC
 
 
 
 

Cuộc đời danh hài Tùng Lâm (bài 1): Tôi không là người sót lại của làng cười

 Danh hài Tùng Lâm đã trao gửi những tâm sự như một hồi ký về đời mình đến bạn đọc Báo Người Lao Động.

 
 

Năm nay, danh hài Tùng Lâm đã 86 tuổi - ông sinh ngày 1-3-1934. Ông đếm từng ngày trôi qua với ký ức vui buồn lẫn lộn. Tuy nhiên, ông vẫn cho rằng mình không là người sót lại của làng cười Việt. Bởi lẽ, ông tin thế hệ diễn viên hài đi sau đã tiếp nối, đem lại tiếng cười lạc quan, có trách nhiệm cho cộng đồng, xã hội.

Cuộc đời danh hài Tùng Lâm (bài 1): Tôi không là người sót lại của làng cười - Ảnh 1.

Danh hài Tùng Lâm

Vang danh "quái kiệt"

Danh hài Tùng Lâm cho biết ông ở nhà nhiều hơn ra phố để chiêm nghiệm quãng đời đem tiếng cười, niềm vui phục vụ khán giả. Thăng trầm, dâu bể mấy bận nhưng chưa bao giờ ông có ý định rời xa sân khấu.

"Tôi đã quen dần với những cụm từ: giãn cách xã hội, cách ly tập trung, giám sát y tế, đẩy lùi dịch bệnh, ứng phó virus corona… Tôi chưa bao giờ nghĩ dịch Covid-19 lại dồn dập tấn công con người thế này. Bà xã tôi nói ở tuổi 86, tôi dễ dàng là "con mồi" cho Covid-19. Còn con gái tôi thì cứ 20 giây lại bắt tôi sát trùng đôi bàn tay, không cho ra khỏi nhà! Cứ thế, cái truyền hình và chiếc điện thoại cầm tay là niềm vui của tôi trong thời gian này. Tôi là người của những năm cũ nhưng đang đối diện thực tại với con virus vô hình mà "hung hãn" - ông tâm sự.

Cuộc đời danh hài Tùng Lâm (bài 1): Tôi không là người sót lại của làng cười - Ảnh 2.

Danh hài Tùng Lâm thời trẻ

Nổi tiếng trong làng hài trước năm 1975, Tùng Lâm là một trong những nghệ sĩ tạo được dấu ấn, đến nỗi chỉ cần ông bước ra sân khấu là cả khán phòng rộ lên tiếng cười. Năm 1958, ông từng được khán giả yêu mến đặt cho biệt danh "Minh tinh quái kiệt", còn báo chí thì gọi ông là "Tiểu quái kiệt Tùng Lâm". Ông xuất hiện ở lĩnh vực nào - từ hài đến kịch, rồi sang sân khấu cải lương, rẽ qua phim truyện - cũng đều thành công. Cát sê tăng vọt đến đổi một lần ký hợp đồng với nhà sản xuất thì phải có xe hơi chở tiền đến thẳng nhà ông.

Cuộc đời danh hài Tùng Lâm (bài 1): Tôi không là người sót lại của làng cười - Ảnh 3.

Danh hài Tùng Lâm hiện nay và lúc trẻ

"Khán giả thời đó cười nghiêng ngả khi tôi bước chân ra sân khấu. Chính cái tên "Tùng Lâm quái kiệt" treo trên bảng quảng cáo đã giúp bầu làm giàu, phim thắng lớn. Song, nó lại là rào cản thử thách sự kiêu ngạo trong tôi. Không ít lần tôi háo thắng, cái tôi giống như virus chực chờ dìm chết danh tiếng. Tứ đỗ tường không thứ gì tôi không thử qua. Tình ái cũng nhiều và sự kiêu ngạo cũng ngang ngửa. Những ngày qua cách ly ở nhà, tôi suy ngẫm rất nhiều. Muốn thu hình theo dạng video clip nhưng rồi giọng nói không còn lưu loát, "nhan sắc" hết ham nhìn, ngại khán giả chê xấu nên thôi. 86 tuổi nhìn đời bằng đôi mắt hoài cổ nhưng tôi luôn muốn suy nghĩ của mình phải mới" - ông thổ lộ.

"4 HCV đưa tôi lên đỉnh cao danh vọng"

Ngày nay, qua những cuộc thi tìm kiếm tài năng, các ca sĩ, diễn viên ít nhiều được trải nghiệm sự sắp xếp mang tính "game show". Danh hài Tùng Lâm nhận xét: "Làm gì có sự công tâm như thế hệ chúng tôi hồi đó. Một anh thanh niên chưa hề lên sân khấu, chưa biết thế nào là ca hát chuyên nghiệp đi thi rồi đoạt giải. Ban giám khảo chấm thi toàn là dân nghệ thuật thượng thặng, nên HCV tuổi trẻ của tôi đúng thật là vàng" – ông hãnh diện nói về thành tích.

Cuộc đời danh hài Tùng Lâm (bài 1): Tôi không là người sót lại của làng cười - Ảnh 4.

Danh hài Tùng Lâm lúc đã được xem là quái kiệt trên sân khấu

Trong sự nghiệp của danh hài Tùng Lâm, ông đã được trao 4 HCV trong các mùa hội diễn, liên hoan sân khấu hài. Ông tự hào là người mở lò đào tạo, rồi làm bầu sô. Các nghệ sĩ, ca sĩ như: Duy Phương, Trang Thanh Lan, Trang Kim Yến, Kim Phụng, Giang Tử, Phương Hoài Tâm, Phượng Mai đều đã được ông truyền dạy, trở thành dân chuyên nghiệp hoặc có sô diễn trong các chương trình đại nhạc hội lớn để có tên tuổi như ngày nay.

NSND Kim Cương từng đánh giá về ông: "Tùng Lâm có tài năng ca hát từ nhỏ. Anh tham gia hát trên đài phát thanh Pháp - Á từ năm 12 tuổi. Sau đó, anh dự thi và giành giải nhất với bài "An Phú Đông" của nhạc sĩ Lê Bình. Đến năm 1952, với bài hát "Tiếng dân chài" của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, anh lại giành giải nhất Cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của Đài Phát thanh Sài Gòn".

Cuộc đời danh hài Tùng Lâm (bài 1): Tôi không là người sót lại của làng cười - Ảnh 5.

Danh hài Tùng Lâm nhận quà trong chương trình "Nghệ sĩ tri âm" do NSND Kim Cương tổ chức

Danh hài Tùng Lâm xúc động: "Tôi gọi kỳ nữ là chị hai. Chị ấy nhớ chính xác. Trong số các nghệ sĩ mở đường gầy dựng sân khấu kịch miền nam thì chị ấy là người tiên phong. Còn bên hài, sau thế hệ các bậc thầy như: Ba Vân, Trần Văn Trạch… thì tôi là nghệ sĩ duy nhất khởi đầu bằng nghề ca sĩ. Tôi biết mình hát hay nhưng dáng vóc, gương mặt không làm khán giả nữ mê nên  phải chọn hướng đi riêng. Và thế là tôi đến với kịch rất tình cờ" – ông kể.

Đó là lần ông vào Ban kịch Dân Nam, vở "Tàn cơn ác mộng". Do nghệ sĩ Vân Hùng chê vai người cùi, ông đã xung phong diễn. Không ngờ, vai diễn thành công. Sau đó, ông tiếp tục thế vai trong các vở: "Mua chút tình thương", "Cây đàn bỏ quên"… và cũng được khen ngợi.

"Thế nhưng, nghệ sĩ Ba Vân phán: "Tướng cậu vậy mà cứ thế vai hoài, ngày nào mới khá?". Tôi mất ngủ 3 đêm. Đi hát cũng không xong, diễn kịch cũng bị chê. Vậy thì phải tìm sự lạc quan. Và thế là tôi đang ngồi đây để kể về một quãng đời của một danh hài 86 tuổi vẫn sống khỏe trong mùa dịch Covid-19 đang hoành hành ngoài kia" – ông trầm ngâm rồi lại cười ngạo nghễ.

Thanh Hiệp (ảnh Thanh Hiệp và ảnh do NSCC)

 


Cuộc đời danh hài Tùng Lâm (bài 2): "Máu đỏ đen khiến tan gia bại sản"

Danh hài Tùng Lâm từ khi chuyển hướng sang hài, trên đường thành công, ông cũng không ít lần lao đao vì máu đỏ đen...

 
 

 

Cuộc đời danh hài Tùng Lâm (bài 2): Máu đỏ đen khiến tan gia bại sản - Ảnh 1.

Danh hài Tùng Lâm bên bức tượng sáp của ông

Nắm thời cơ đi tới đích

Ông cho biết đọc báo thấy tin danh hài Chí Tài vừa chấm dứt đợt cách ly tập trung. 

"Chí Tài ốm quá, muốn gọi điện thoại hỏi thăm bộ nhớ vợ đến nỗi sụt cân, thì con gái tôi nói báo chí có thông tin Chí Tài bị tiểu đường. Con người như bộ máy cứ chạy sẽ mòn. Tôi 86 tuổi, trong người bệnh nhiều lắm. Hễ bà xã đưa đi khám thì đợt cũ chưa hết thuốc, đợt mới lại phát hiện thêm bệnh. Bao thuốc uống ngày càng phì ra. Nhưng giữ được sức khỏe chính là sự lạc quan. Hôm chị hai Kim Cương tổ chức chương trình "Nghệ sĩ tri âm" lần 6, vui quá, gặp gỡ đủ mặt anh chị em nghệ sĩ một thời gắn bó. Mạc Can nhìn tôi rồi khóc. Thanh Tú nắm tay tôi dặn dò mà tay rung rung do bị tai biến. Mai Thành thì tóc, râu trắng như ông bụt. Diệu Hiền ca vọng cổ còn hay mà xin được ngồi chứ đứng ca không đủ sức. Vậy đó, một thời chúng tôi đều đi lên từ tài năng của mình, trên đôi chân đạp gian nan để bước tới. Rồi đến khi rã sức hơi tàn vẫn còn được gọi là nghệ sĩ thì đó là diễm phúc lớn lắm" – ông lại khóc.

Cuộc đời danh hài Tùng Lâm (bài 2): Máu đỏ đen khiến tan gia bại sản - Ảnh 2.

Hai danh hài Thanh Hoài và Tùng Lâm

Ông không quên những giai đoạn chuyển sang đóng hài. Lúc đó mỗi đêm ông thức trắng, đứng trước gương tập thoại, tập cười, xé biết bao quyển vở để được một tiểu phẩm, một chặp hài.

Ông kể: "Tôi tranh luận suýt đánh nhau với Phi Thoàn, Khả Năng, Thanh Việt, Thanh Hoài, Xuân Phát… để đi tới thống nhất các miếng hài, làm sao để khán giả cười nhưng ý nghĩa trong sáng, mang tính giáo dục. Đối trọng với chúng tôi lúc đó là Ban tam ca AVT đàn anh, gồm: Anh Linh, Vân Sơn và Tuấn Đăng. Khi nhạc sĩ Anh Linh rời nhóm năm 1962, nghệ sĩ Hoàng Hải thay thế đã cho ra đời những ca khúc như: "Chúc xuân", "Vòng quanh chợ tết", "Tiên Sài Gòn", "Gái trai thời đại", "Lịch sử mái tóc huyền", "Mảnh bằng", "Ba ông bố vợ"…Chúng tôi dựa vào đó mà phát triển ý kịch để hình thành cách diễn "tiếu lâm hài hước", sau này gọi là tấu hài"...

Cuộc đời danh hài Tùng Lâm (bài 2): Máu đỏ đen khiến tan gia bại sản - Ảnh 3.

Danh hài Tùng Lâm và NS Mỹ Chi

Ông nói tất cả thành tựu ông có được là nắm bắt cơ hội để đi tới đích. Ông phải thay đổi chính mình, để từ một diễn viên chuyên đóng vai phụ, rồi đi lồng tiếng cho các bộ phim: Nhật, Ấn Độ, Trung Hoa của các hãng phim: Mỹ Phương, Mỹ Vân, Lido... Ông dù không được đào tạo chuyên môn nhưng đã học cách diễn xuất của các tài tử nước ngoài, rồi qua cách lồng tiếng, ông học ở họ cách thể hiện tâm lý và dựa vào tình huống để phát sinh tiếng cười.

Cuộc đời danh hài Tùng Lâm (bài 2): Máu đỏ đen khiến tan gia bại sản - Ảnh 4.

Nhà báo Thanh Hiệp và NS Tùng Lâm, Kiều Mai Lý tại xưởng đúc tượng sáp Việt Ảnh: Thái Ngọc Bình

Khán giả thời đó biết đến ông nhiều hơn nhờ ông đóng các vai hài trong phim như: "Năm hiệp sĩ bất đắc dĩ", "Năm vua hề về làng", "Tứ quái Sài Gòn", "Như hạt mưa sa", "Con ma nhà họ Hứa"... Đích đến của ông chính là trở thành một nghệ sĩ chuyên đem lại tiếng cười cho khán giả.

"Ban tạp lục" tiềng rừng, bạc biển

Danh hài Tùng Lâm tự hào chưa có danh hài nào thu lợi nhuận nhiều bằng ông với rất nhiều đầu lương từ: Quảng cáo, biểu diễn, sáng tác kịch bản, đóng phim, dạy học, viết báo, diễn kịch, hát cải lương, ca nhạc, dẫn chương trình, hoạt náo viên và làm bầu.

Cuộc đời danh hài Tùng Lâm (bài 2): Máu đỏ đen khiến tan gia bại sản - Ảnh 5.

NSƯT Hùng Minh và danh hài Tùng Lâm

"Năm 1960 tôi mở "Ban tạp lục". Thời đó soạn giả Thu An bên cải lương cũng đã thai nghén hình thức "thi ca vũ nhạc kịch cải lương" cho đoàn Hương Mùa Thu, thì tôi đã nghĩ đến việc, một đêm diễn phải cho khán giả dự buổi đại tiệc. Có nhiều thể loại như: Ca múa, kịch, nhạc, cải lương, độc tấu nhạc cụ, ảo thuật và tiếu lâm hội. Thế là "Ban tạp lục" ra đời, tôi dẫn chương trình khiêm luôn bầu sô. Tiền thu vào các suất không có giờ để đếm. Cứ đổ đầy tủ rồi cuối tháng mới đếm một lần, gửi vô ngân hàng, phần thì vợ tôi mua vàng, kim cương cất trong các lon sữa. Mà chỗ cất là những chiếc tủ gỗ gọi là gạc-măng-rê – tiếng Pháp là garde manger, hay còn gọi là chạn chén, để không ai để ý. 

Vậy mà tiền của cũng đội nón ra đi vì tôi vướng vào cờ bạc, nợ nần chồng chất. Cho nên mới có tâm trạng mà viết bài hát "Xập xám chướng" nhằm khuyên răn những người mê đánh bài hãy tránh xa thú vui nguy hiểm" – ông không che giấu quá khứ, và nói mỗi khi nhìn thấy những lon sữa ghi gô – tiếng Pháp là Lon Guigoz, thì ông lại nghĩ đến vàng bạc, kim cương một thời đã giã từ ông mà đi.

Cuộc đời danh hài Tùng Lâm (bài 2): Máu đỏ đen khiến tan gia bại sản - Ảnh 6.

Danh hài Tùng Lâm và cố NSƯT Phi Thoàn

Chính ông cũng không ngờ bài hát của ông được hãng đĩa "Sóng nhạc" thu và phát hành, bán chạy và nó cũng là bằng chứng đanh thép nhắc nhở ông nhớ đến cái thời xem tiền như rác. 

"Bởi dễ dàng tìm được nên ăn xài phung phí. Đánh bài thâu đêm. Nhà hàng sang trọng, xe hơi mới ra thì đổi, có năm đổi 3 chiếc. Vậy đó, "Ban tạp lục" tiền rừng, bạc biển, nhưng chính tôi đã xóa sổ nó từ cái máu đỏ đen của mình" – đôi mắt ông ướt lệ. Đưa tay lên định lau thì người con gái út lại nhanh nhẹn hơn, vịn chặt tay ông, nhét vội vào mảnh khăn giấy để ông không chạm tay vào mắt.

Kỳ tới: "Tiếng cười mãi là vitamin cho cuộc sống"

 

Thanh Hiệp (ảnh Thanh Hiệp và NSCC


Nguồn tin: tcgd theo NLĐ
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.

 

NSND Trọng Hữu lý giải vì sao thế hệ vàng sân khấu cải lương vẫn còn ăn khách?

Trong ngày lãnh đạo TP HCM tổ chức gặp gỡ văn nghệ sĩ tiêu biểu, NSND Trọng Hữu đã trao đổi với PV báo Người Lao Động về suy nghĩ của ông về thế hệ nghệ sĩ vàng của sân khấu cải lương dù đã U80 vẫn còn được khán giả mến mộ.