15:26 PDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 113

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 111


Hôm nayHôm nay : 23502

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1095699

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 76911077

Trang nhất » Tin Tức » Chân Dung Nghệ Sĩ

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

Xem tiếp...

NSND Đoàn Dũng từ trần: "Kẻ đốt đền" bất tử

Đăng lúc: Thứ ba - 18/09/2018 15:10 - Đã xem: 3043
ĐD

ĐD

Vĩnh biệt người nghệ sĩ tài hoa, người thầy tận tụy của nhiều thế hệ nghệ sĩ sân khấu, điện ảnh Việt Nam. Công chúng sẽ nhớ mãi những vai diễn để đời của ông

 

Sau thời gian chống chọi với căn bệnh thận, biến chứng sang tim mạch rồi bị nhiễm trùng thần kinh, dù được các bác sĩ của Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM) tận tình cứu chữa, NSND Đoàn Dũng đã trút hơi thở cuối cùng lúc 8 giờ 50 phút ngày 17-9 tại Bệnh viện Thống Nhất, hưởng thọ 80 tuổi.

Sống đặt nghĩa tình lên hàng đầu

NSND Đoàn Dũng ra đi để lại nỗi tiếc thương cho người thân, gia đình và bạn bè, đồng nghiệp. Họa sĩ - NSND Doãn Châu xúc động nói về người bạn thân thiết của mình: "Đó là một người đàn ông có vẻ ngoài "xù xì" nhưng luôn sống đặt nghĩa tình lên hàng đầu. Đoàn Dũng trọng chữ tín nên thường phản ứng thô mộc, gai góc. Nhưng đó chính là hình ảnh và phẩm chất của một nghệ sĩ sân khấu, điện ảnh đặc biệt".

Cũng theo NSND Doãn Châu, ngay từ cái tên của NSND Đoàn Dũng cũng đã chứa đựng nghĩa tình. "Cái tên Đoàn Dũng đâu phải do cha mẹ ông đặt cho. Tên thật của ông là Nguyễn Anh Dũng. Ngay từ những ngày còn đi học tại Trường Ngô Sĩ Liên trên phố Hàm Long (Hà Nội) vào những năm 1950, "Dũng bệu" (biệt danh của ông) đã khác người: tính cách hiếu động, ưa mạo hiểm, lại là con một nên được bố mẹ rất nuông chiều... Sớm biết yêu nên ông đã để ý thương cô bé Đoàn Quế Hương kém mình một tuổi. Thế rồi "cuộc tình thầm lặng đó" cũng chẳng đi đến đâu vì nó chỉ là trò mơ mộng viển vông của tuổi học trò. Nhưng để ghi nhớ mối tình thơ dại đó, Dũng đã ghép tên mình với họ của cô bé. Cái tên Đoàn Dũng ra đời từ đó" - NSND Doãn Châu kể lại.

NSND Đoàn Dũng từ trần: Kẻ đốt đền bất tử - Ảnh 1.
 

NSƯT - họa sĩ Trịnh Xuân Chính đúc kết: "Tất cả những việc mà NSND Đoàn Dũng làm đều xuất phát từ nghĩa tình. Ông chưa bao giờ khiến mình phải băn khoăn vì quyết định sai lầm".

Làm chiến sĩ trước khi làm nghệ sĩ

Hơn nửa thế kỷ qua, NSND Đoàn Dũng đã ghi dấu ấn vinh quang trong sự nghiệp nghệ thuật của mình. Nhưng trước khi làm nghệ sĩ, ông từng là chiến sĩ. Ông học trung học tại Hà Nội, đến năm 1957 tốt nghiệp tú tài. Năm 1958, ông tình nguyện vào quân đội.

Ở đơn vị mới, ông được phân công thêm việc dạy học văn hóa cho chiến sĩ, ngoài việc học nghiệp vụ quân đội là trắc địa. Những năm tháng đó là hành trang quý cho đời nghệ sĩ của ông sau này, nhất là trong những vai diễn bộ đội.

Năm 1961, Hà Nội mở 2 trường nghệ thuật: Trường Điện ảnh Việt Nam và Trường Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam. Đây là 2 trường nghệ thuật đầu tiên mở theo hệ chính quy, đào tạo theo giáo trình của Liên Xô. Bạn bè ở Hà Nội viết thư lên đơn vị động viên ông về thi tuyển, vì thấy ông có năng khiếu. Ông đã trúng tuyển Trường Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam khóa đầu tiên. Khi ra trường, ông về công tác tại Nhà hát Kịch Việt Nam. Sau đó, ông thi vào và tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội.

NSND Đoàn Dũng đã tạo ấn tượng đậm nét qua một số vở diễn sân khấu tiêu biểu: "Một đêm giông tố", "Nguyễn Văn Trỗi", "Bên hàng rào Tà Cơn", "Sang sông", "Âm mưu và tình yêu", "Trưởng giả học làm sang" (Molière), "Những bông hoa anh túc", "Bay trước mùa xuân", "Hận thù từ đâu tới", "Chuông đồng hồ Điện Kremlin", "Khúc thứ ba bi tráng", "Người cầm súng", "Người cha thô bạo", "Vụ án người đốt đền" (Erostrate), "Nghêu Sò Ốc Hến", "Nhân danh công lý", "Nila cô gái đánh trống trận", "Đêm đen Hoa pháo", "Đôi mắt", "Bài ca Điện Biên"… Đặc biệt là vai Erostrate trong vở "Kẻ đốt đền" đã làm say đắm bao trái tim khán giả vì ông diễn hết sức xuất thần.

"Đoàn Dũng đã trở thành một trong những nghệ sĩ biểu diễn xuất sắc nhất của sân khấu nước nhà của nhiều thập kỷ. Những vai diễn đó là khuôn mẫu trong đào tạo khi anh đứng trên bục giảng" - NSND Doãn Châu khẳng định.

Về điện ảnh, NSND Đoàn Dũng đã tham gia các phim tiêu biểu như: "Bức tường không xây", "Biển lửa", "Độ dốc", "Rừng O Thắm", "Ngõ hẹp", "Cha và con", "Em bé Hà Nội", "Tình yêu bên bờ vực thẳm", "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm", "Thủ lĩnh áo nâu" (Đề Thám), "Trừng phạt", "Dòng sông thơ ấu", "Trái đắng", "Nàng Hương", "Nguyễn Đình Chiểu", "Ngọn tháp Hà Nội", "Đất và lửa Ninh Thành Lợi", "Đứa con kẻ tử tù", "Nàng Xê Đa"… Tất cả những vai diễn này đều để lại ấn tượng đậm nét trong lòng công chúng và là khuôn mẫu sáng tạo cho các thế hệ nghệ sĩ trẻ tiếp bước trên con đường nghệ thuật.

Hết lòng trên bục giảng

 

Sau này, ông vào Nam làm giảng viên Trường Cao đẳng Sân khấu và Điện ảnh TP HCM, rồi làm hiệu phó, sau đó là hiệu trưởng nhà trường, đào tạo nhiều thế hệ đạo diễn, diễn viên giỏi cho sân khấu khu vực phía Nam.

"Ông là bậc thầy về diễn xuất, đạo diễn với nhiều thành tựu rực sáng trên bầu trời nghệ thuật nước nhà. Những ý kiến nhận xét của ông rất có giá trị cho việc đúc kết kinh nghiệm giảng dạy. Ông còn là vị hiệu trưởng có nhiều công lao đóng góp đối với Trường Nghệ thuật Sân khấu II, sau đó nâng cấp thành cao đẳng, rồi đại học. Qua các bước phát triển đều có công lao đóng góp của ông" - đạo diễn - NSƯT Nguyễn Công Ninh xúc động nói.

Ông đã viết nhiều giáo trình giảng dạy, đưa nhiều phương pháp đào tạo mới về mặt bố cục sân khấu, phân tích tâm lý nhân vật qua những kinh nghiệm thực tiễn mà ông đã đúc kết qua hàng trăm vai diễn trên sân khấu, trên phim trường.

Mãi mãi khán giả không quên nhân vật Erostrate của ông - "Kẻ đốt đền" không bao giờ chết. 

NSND Đoàn Dũng tên thật là Nguyễn Anh Dũng, sinh ngày 15-8-1939, tại TP Hà Nội.

Ông được nhà nước phong tặng các danh hiệu: NSƯT đợt 1 năm 1984, NSND đợt 4 năm 1997; năm 1999, được trao tặng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhì ; Huân chương Lao động hạng nhì. Ngoài ra, ông còn được trao Huy chương Vì sự nghiệp Nghệ thuật Sân khấu, Huy chương Vì sự nghiệp Nghệ thuật Điện ảnh, Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật. Bằng khen của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về danh hiệu Giảng viên dạy giỏi cấp bộ.

Tang lễ của NSND Đoàn Dũng được tiến hành tại Nhà Tang lễ TP HCM (25 Lê Quý Đôn, quận 3, TP HCM). Lễ truy điệu lúc 8 giờ ngày 19-9. Sau đó, đưa đi hỏa táng tại Thủ Đức. Tro cốt sẽ được đưa về quê nhà Hà Nội.

Bài và ảnh: Thanh Hiệp
 
  •  


NSND Đoàn Dũng qua đời ở tuổi 80

NSND Đoàn Dũng đã trút hơi thở cuối cùng lúc 8 giờ 50 phút ngày 17-9 do bệnh nhiễm trùng thần kinh.

 
NSND Đoàn Dũng qua đời ở tuổi 80 - Ảnh 1.

NSND Đoàn Dũng

NSND Đoàn Dũng tên thật là Nguyễn Anh Dũng, sinh ngày 15-8-1939 tại Hà Nội. Ông học tại Hà Nội, đến năm 1957 tốt nghiệp tú tài. Năm 1958, ông vào quân đội theo tiếng gọi của Thành đoàn Thanh niên Hà Nội và Thành đội Hà Nội. 

"Ngày làm lễ chính thức tại Câu lạc bộ Lao động Hà Nội có sự chứng kiến của Thành đoàn và UBND Thành phố. Hôm đó là ngày 10-10-1958, ngày Đoàn Dũng nhập ngũ trở thành anh lính cụ Hồ" – NSND-họa sĩ Doãn Châu kể trong niềm xúc động.

NSND Đoàn Dũng qua đời ở tuổi 80 - Ảnh 2.

NSND Đoàn Dũng trong buổi giao lưu với các sinh viên Trường Nghệ thuật quân đội

NSND Đoàn Dũng đã cùng đồng đội học tập tại Vĩnh Yên. Ở đơn vị mới, ông được phân công  dạy văn hóa ngoài việc học nghiệp vụ quân đội là trắc địa. Những năm tháng đó đã là hành trang quý để sau này ông đưa vào diễn xuất những vai người lính.

Năm 1961, Hà Nội mở hai trường nghệ thuật: Trường Điện ảnh Việt Nam và Trường Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam. Đây là hai trường nghệ thuật đầu tiên mở theo hệ chính quy, đào tạo theo giáo trình của Liên Xô (Nga). 

Bạn bè ở Hà Nội viết thư động viên NSDN Đoàn Dũng về thi tuyển. Khi thi tuyển, ông vẫn mặc quân phục. Ban giám khảo gồm các đạo diễn bậc thầy: NSND - Giáo sư - Tiến sĩ Đình Quang, NSND - Đạo diễn Ngô Y Linh (sau này là Nguyễn Vũ), nhà viết kịch Bửu Tiến, cô Kim Oanh (học ở Trung Quốc mới về) và chuyên gia Aptansky ở Liên Xô sang giúp trường tuyển sinh.

Ông đã trúng tuyển và sau thời gian học tập thì về công tác tại Nhà hát Kịch Việt Nam. Sau đó, ông thi vào Trường Đại học Tổng hợp (Khoa Ngữ văn).

NSND Đoàn Dũng qua đời ở tuổi 80 - Ảnh 3.

NSND Đoàn Dũng trong phim "Dòng sông thơ ấu"

Năm 1963, khi dựng vở "Một đêm giông tố" của tác giả Crarazian – Rumani, thầy Đình Quang phân vai ông chủ Đumitrackê cho NSND Đoàn Dũng.

Sau này, ông vào Nam làm giảng viên, rồi Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sân khấu và Điện ảnh TP HCM. Ông đã đào tạo nhiều thế hệ đạo diễn, diễn viên giỏi của cả miền Nam.

NSND Đoàn Dũng qua đời ở tuổi 80 - Ảnh 4.

NSND Đoàn Dũng

NSND Đoàn Dũng được kết nạp vào Đảng năm 1982 và đã được nhà nước phong tặng các danh hiệu: Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân. Năm 1999, ông được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhì, Huân chương Lao động Hạng nhì.

 

Ông đã tạo ấn tượng đậm nét qua một số vở diễn sân khấu tiêu biểu: "Một đêm giông tố", "Nguyễn Văn Trỗi", "Bên hàng rào Tà Cơn", "Sang sông", "Âm mưu và tình yêu", "Trưởng giả học làm sang (Molière)", "Những bông hoa anh túc"….

Về Điện ảnh, ông đã tham gia các phim như: "Bức tường không xây", "Biển lửa", "Độ dốc", "Em bé Hà Nội", "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm", "Thủ lĩnh áo nâu (Đề Thám)", "Nàng Xê Đa"...

Tang lễ NSND Đoàn Dũng được tiến hành tại Nhà tang lễ TP HCM (số 25 Lê Quý Đôn, quận 3, TP HCM). Lễ viếng 8 giờ ngày 18-9. Lễ truy điệu 8 giờ ngày 19-9. Ông sẽ được an táng tại Nghĩa trang TP HCM.

 

Bài và ảnh: Thanh Hiệp


Nguồn tin: tcgd theo NLĐ
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.

 

NSND Trọng Hữu lý giải vì sao thế hệ vàng sân khấu cải lương vẫn còn ăn khách?

Trong ngày lãnh đạo TP HCM tổ chức gặp gỡ văn nghệ sĩ tiêu biểu, NSND Trọng Hữu đã trao đổi với PV báo Người Lao Động về suy nghĩ của ông về thế hệ nghệ sĩ vàng của sân khấu cải lương dù đã U80 vẫn còn được khán giả mến mộ.