16:33 PST Chủ nhật, 03/12/2023

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 163


Hôm nayHôm nay : 34096

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 158016

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70516999

Trang nhất » Tin Tức » Chân Dung Nghệ Sĩ

5 HCV, 7 HCB được trao tại cuộc thi cải lương “Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền”

5 HCV, 7 HCB được trao tại cuộc thi cải lương “Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền”

Tối 30-11, Lễ tổng kểt và trao giải cuộc thi cải lương “Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền” năm 2023 đã được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa TP Cần Thơ.

Xem tiếp...

Nghệ sĩ Tùng Lâm, 'quái kiệt' của làng cười Sài Gòn, qua đời

Đăng lúc: Thứ ba - 17/10/2023 13:06 - Đã xem: 254
Nghệ sĩ Tùng Lâm, 'quái kiệt' của làng cười Sài Gòn, qua đời

Nghệ sĩ Tùng Lâm, 'quái kiệt' của làng cười Sài Gòn, qua đời

Danh hài Tùng Lâm, một trong những “quái kiệt” của làng cười Sài Gòn trước 1975, đã qua đời sáng nay 15.10.

Nghệ sĩ hài Tùng Lâm qua đời vào sáng sớm nay tại TP.HCM do tuổi cao sức yếu, thọ 89 tuổi.  

Trong chương trình gần đây nhóm Ngũ Long Du Ký (Phương Dung, Phi Phụng, Thụy Mười, Năm Chà và Hoa hậu Diễm Hương) thực hiện, nhóm cho biết nghệ sĩ Tùng Lâm sống cùng vợ tại quận Bình Thạnh (TP.HCM). Ông đã yếu đi nhiều (không thể đi đứng được) sau ca phẫu thuật.

Nghệ sĩ Tùng Lâm, 'quái kiệt' của làng cười Sài Gòn, qua đời - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Tùng Lâm (1934-2023)

TNO

 

 
 
00:00
 
00:00 / 05:27
Copy video url
Play / Pause
Mute / Unmute
Report a problem
Language
Share
Vidverto Player
Nghệ sĩ hài Tùng Lâm tên thật là Lâm Nguơn Phẩm, sinh năm 1934 tại Sài Gòn, là con út trong gia đình có 10 anh chị em. Từ nhỏ, ông theo bạn bè đàn hát để kiếm tiền vì gia cảnh khó khăn. 

Nghệ sĩ hài Tùng Lâm tên thật là Lâm Nguơn Phẩm, sinh năm 1934 tại Sài Gòn, là con út trong gia đình có 10 anh chị em. Từ nhỏ, ông theo bạn bè đàn hát để kiếm tiền vì gia cảnh khó khăn. 

Năm 1948, Đài phát thanh Pháp - Á tổ chức cuộc thi tuyển lựa ca sĩ, Tùng Lâm dự thi và đoạt giải nhất với bài An Phú Đông của thầy Lê Bình. Cuối năm 1952, Tùng Lâm lại đoạt giải nhất cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của Đài phát thanh Sài Gòn với bài Tiếng dân chài của Phạm Đình Chương. Ông từng đạt giải nhất trong những cuộc thi tuyển chọn ca sĩ vào cuối thập niên 1940, đầu thập niên 1950. 

Thập niên 1950, ông cùng Lam Phương, Vân Hùng thường hát chung với nhau, nổi tiếng với các ca khúc: Ô mê ly (Văn Phụng), Đoàn lữ nhạc (Đỗ Nhuận), Nhạc rừng khuya (Lam Phương), Ngựa phi đường xa (Lê Yên), Khúc nhạc dưới trăng (Dương Thiệu Tước)... Sau đó, nhóm 3 người tan rã. 

Năm 1958, đại nhạc hội “Minh tinh - Quái kiệt” diễn ra tại Dinh Norodom, Tùng Lâm được chính thức quảng cáo là: Tiểu quái kiệt Tùng Lâm (ông vốn có khiếu hài hước, ngoại hình cũng thuộc hàng “dị nhân” - cao chỉ 1m54, nên trước khi chính thức trở thành nghệ sĩ hài ông đã được gọi là "tiểu quái kiệt").

Nghệ sĩ Tùng Lâm, 'quái kiệt' của làng cười Sài Gòn, qua đời - Ảnh 2.

Phim Tứ quái Sài Gòn lúc bấy giờ được báo chí Philippines, Hồng Kông, Nhật Bản nhắc đến như một hiện tượng

Ảnh T.L

Những năm 1970, Tùng Lâm là một trong những danh hài nổi tiếng nhất tại Sài Gòn. Cùng với La Thoại Tân, Khả Năng và Thanh Việt, ông gây ấn tượng khi tham gia phim Tứ quái Sài Gòn. Ông cũng được các hãng phim mời lồng tiếng cho phim Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản... Từ kinh nghiệm này, cùng với những sáng kiến trình diễn của mình, nghệ sĩ Tùng Lâm đã tổ chức các đại hội tiếu lâm, quy tụ nhiều cây hài hàng đầu Việt Nam, tạo ra cơn "sốt vé". Ông được xem là 1 trong 3 bầu show mát tay (cùng Châu Kỳ và Duy Ngọc) của các chương trình tạp kỹ tại Sài Gòn.

Những năm 1980, nghệ sĩ hài Tùng Lâm chuyển sang đào tạo, học trò của ông có thể kể đến như Trang Thanh Lan, Trang Mỹ Dung, Trang Kim Phụng, Trang Kim Yến, Giang Tử, Duy Phương, Phương Hoài Tâm...
Những năm 2000, sau nhiều lần đột quỵ, nghệ sĩ Tùng Lâm giã biệt nghiệp diễn.

 

Quái kiệt Tùng Lâm sau những lần tử thần gõ cửa

Trong những “quái kiệt” của làng cười Sài Gòn trước 1975, có một người không-cần-diễn, chỉ cần ló mặt ra sân khấu là khán giả đã cười rần rần, đó là danh hài Tùng Lâm.

 

Sau hơn 60 năm gắn bó với sân khấu, đến hôm nay dù sức khỏe đã đến mức “báo động” sau bao lần chạm mặt tử thần, anh vẫn gắng gượng “diễn với đời”...

Xuất thân là một ca sĩ đẳng cấp

Nghệ sĩ Tùng Lâm hiện sinh sống trong một con hẻm đường Nguyễn Văn Đậu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Gặp ông thật khó bởi hầu hết thời gian trong ngày ông dành để tập thể dục nhằm đủ sức gạt thần chết qua một bên để chứng minh rằng “số Tùng Lâm khó chết lắm !”.

Ông kể: “Khi tôi đóng phim Năm hiệp sĩ bất đắc dĩ, cảnh cuối có đoạn 5 hiệp sĩ được chùm bong bóng bay kéo lên trời nhưng khi quay phim thì diễn viên phải nhảy từ tháp nước cao hơn 20 mét của Nhà máy giấy Cogido xuống tấm nệm trải dưới đất để camera quay (quay ngược). Sau khi anh chàng cascadeur nhảy thử và... bị tai nạn, thì chẳng còn ai dám nhảy.

Chủ hãng phim bèn đưa mức thưởng 20.000 đồng (một khoản tiền lớn so với thời giá) thì tôi với Xuân Phát “phi thân” xuống đất. Cú nhảy ngoạn mục nhưng nghĩ lại lạnh xương sống và thấy sao mình... ngu quá! Còn lần đóng phim Tứ quái Sài Gòn, trong phim tôi là một tay bơi lội rất giỏi nhưng thật ra tôi từng bị gãy tay nên chỉ biết... bơi chó, lại bơi ngược dòng nước nên chỉ được một lúc là đuối. Trong khi, danh hài Khả Năng bơi rất giỏi nhưng trong phim lại là người bơi “ẹ” nhất, cứ hụp lên hụp xuống, chới với... Chủ đoàn phim tưởng thiệt hô hoán mà bỏ quên thằng sắp chết đuối thứ thiệt là tôi”.

Ít ai biết một danh hài thuộc loại “quái kiệt” như Tùng Lâm lại xuất thân là một... ca sĩ có đẳng cấp. Thuở niên thiếu, Tùng Lâm thường theo bạn bè đi ca tài tử khắp nơi, lại được nhạc sĩ Lê Bình dạy nhạc và đàn mandoline. Năm 1948, Đài phát thanh Pháp-Á tổ chức cuộc thi tuyển lựa ca sĩ, Tùng Lâm dự thi và đoạt giải nhất với bài An Phú Đông của thầy Lê Bình. Đến cuối năm 1952, Tùng Lâm lại đoạt giải nhất cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của Đài phát thanh Sài Gòn với bài Tiếng dân chài của Phạm Đình Chương.

Người đoạt giải nhì là Thanh Giang (học trò của quái kiệt Trần Văn Trạch), giải ba thuộc về ca sĩ Bạch Yến (con dâu GS.TS Trần Văn Khê). Từ đó, Tùng Lâm luôn được mời hát ở các rạp. Ông cùng với kịch sĩ Vân Hùng, nhạc sĩ Lam Phương hình thành một nhóm tam ca ăn ý với các ca khúc Khúc ca ngày mùa, Nhạc rừng khuya (Lam Phương), Ô mê ly (Văn Phụng), Đoàn lữ nhạc (Đỗ Nhuận), Ngựa phi đường xa (Lê Yên), Khúc nhạc dưới trăng (Dương Thiệu Tước), Thiên thai (Văn Cao)... Sau này, Tùng Lâm chuyển hướng qua hát nhạc hài hước với các bài Cô Tây đen (Đức Quỳnh), Rượu đế với khô mực (Lê Bình), Chỉa bài (Văn Trung)...

Tuy là một ca sĩ thứ thiệt nhưng tính tình Tùng Lâm lại rất thích hài hước, ngoại hình cũng thuộc vào hạng... “dị nhân”. Ngồi với bạn bè, anh thường có những “chiêu” làm họ cười ngắc ngư. Rồi không hiểu có ai đó gọi anh là “Tiểu quái kiệt”. Năm 1958, đại nhạc hội “Minh tinh-Quái kiệt” diễn ra tại Dinh Norodom, Tùng Lâm được chính thức quảng cáo là: Tiểu quái kiệt Tùng Lâm. Thế là sân khấu hài miền Nam, từ kịch cho đến cải lương và cả phim ảnh nổi lên một cái tên Tùng Lâm và “chen vai thích cánh” cùng 7 quái kiệt khác (Tùng Lâm, Xuân Phát, Thanh Việt, Thanh Hoài, Khả Năng, Phi Thoàn, La Thoại Tân) tung hoành suốt một thời, có thể gọi là thời hoàng kim của sân khấu hài.

“Hai Nhái” Tùng Lâm khóc cho Tứ quái Sài Gòn

Sau giải phóng, Tùng Lâm là Phó đoàn ca múa Hậu Giang. Nếu như trước đây có một nghệ sĩ hài từng nổi tiếng qua một loạt tiểu phẩm mang tên “Tư Ếch” thì Tùng Lâm cũng muốn tạo ấn tượng với khán giả qua sê-ri tiểu phẩm mang tên “Hai Nhái” (Ếch-Nhái, mà!). Trong thập niên 1990, Tùng Lâm đã sáng tác và thực hiện các bộ phim video hài: Hai Nhái khoái thịt ngựa, Hai Nhái khoái vợ bé, Hai Nhái khoái rượu đế, Hai Nhái khoái số đề, Hai Nhái kén rể, Hai Nhái bắt cướp...

Nếu như trước đây Tùng Lâm từng đối mặt với cái chết qua những tình huống khi đóng phim thì nay ông lại từng ngày phải chống chọi với chứng cao huyết áp. Từ năm 2005 đến nay, ông đã 4 lần bị đột quỵ. Lần đầu (2005) khi ông lưu diễn ở Điện Bàn (Quảng Nam), phải đưa lên vùng biên giới Lao Bảo (Quảng Trị ) chạy chữa.

Lần thứ hai ông ngã xuống khi đang diễn ở Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), ca sĩ Kim Tính gọi điện về Sài Gòn gặp bé Đoan Trang, bảo: “Nói mẹ dọn nhà để đưa ba về, chắc ba không qua khỏi!”. Lần đột quỵ thứ ba khi ông đang diễn ở Khu du lịch Tân Cảng (TP.HCM) vào dịp Noel 2006 và lần mới nhất là khi ông cùng đoàn nghệ sĩ Việt Nam sang Mỹ lưu diễn (2007).

Ông bảo: “Nguyện vọng của tôi trước khi nhắm mắt là muốn được một lần diễn cho những người Việt xa xứ, bởi vì chuyến lưu diễn kể trên do tình trạng sức khỏe nên tôi chưa thể thỏa mãn được lòng mến mộ của bà con bên ấy. Nhưng nếu chết thì tôi muốn được chết ở quê hương Việt Nam, bởi vì trong thời gian ở Mỹ tôi có đến viếng mộ nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, thấy ông ấy nằm đó cô đơn quá, lạc lõng quá. Tôi cũng đã đến thăm người bạn diễn thân thiết năm xưa: danh hài La Thoại Tân ở viện dưỡng lão. Khi trở về Việt Nam, đọc báo biết tin La Thoại Tân qua đời. Tội quá!  (khóc...). Tứ quái Sài Gòn: Khả Năng, Thanh Việt, La Thoại Tân chết hết rồi... Chị Túy Hoa, Phi Thoàn cũng “đi” rồi chỉ còn lại một “thằng quái” này (lại khóc...)”.

Những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt phong sương của người nghệ sĩ 76 tuổi từng một thời “tung hoành ngang dọc” này.

Tết Kỷ Sửu 2009, Tùng Lâm và Thanh Hoài ra một video clip hài, có đoạn Tùng Lâm thắp nhang trước bàn thờ gia tiên khấn rằng: “Dạ thưa ba má, con tên là Nguyễn Văn Tâm nhưng tại con thấp quá nên bạn bè gọi con là Tâm Lùn. Con thấy tên Tâm Lùn nó... kỳ quá nên con đọc lái lại là... Tùng Lâm!”. Vậy, nhưng... không phải vậy! Tùng Lâm tên thật là Lâm Ngươn Phẩm, sinh năm 1934 tại Sài Gòn, quê gốc Biên Hòa (Đồng Nai).

Hà Đình Nguyên
 

Danh hài Tùng Lâm qua đời ở tuổi 90

 

Bà Thạch Thị Thu - vợ của nghệ sĩ Tùng Lâm - cho biết sau nhiều năm chống chọi với bệnh tim mạch, ông đã trút hơi thở cuối cùng lúc 5 giờ ngày 15-10 tại nhà riêng ở quận Bình Thạnh, TP HCM.

Ông là nghệ sĩ hài được khán giả đặt nghệ danh là quái kiệt bởi nét diễn hài duyên dáng, cộng với tài ca hát, hoạt náo và diễn xuất trước ống kính. Sự nghiệp của ông tạo nhiều dấu ấn đẹp cho sân khấu hài và cả vai trò quản lý.

Danh hài Tùng Lâm qua đời ở tuổi 90 - 1

Danh hài Tùng Lâm.

Nghệ sĩ Tùng Lâm sinh 1-3-1934 tại Sài Gòn, ông tên thật là Lâm Ngươn Phẩm. Ông là con út trong gia đình 10 anh chị em. Thuở nhỏ, vì gia cảnh khốn khó, ông thường theo bạn bè ngao du đàn hát kiếm kế sinh nhai, có lúc phiêu bạt sang Campuchia , rồi ông được dạy học đàn và hát.

Năm 1948, đài phát thanh lúc đó , mở cuộc thi tuyển lựa ca sĩ nhí cho đài, cậu bé Lâm Ngươn Phẩm đoạt giải nhất. Năm 1952, ông lại giành giải nhất trong cuộc thi tuyển ca sĩ do đài phát thanh Sài Gòn tổ chức.

Danh hài Tùng Lâm qua đời ở tuổi 90 - 2

Danh hài Tùng Lâm lúc còn trẻ.

Tên tuổi của ông vụt sáng từ đó. Sau hai lần đoạt giải, Tùng Lâm cùng với kịch sĩ Vân Hùng và nhạc sĩ Lam Phương hình thành nhóm tam ca rất ăn ý.

Họ nổi tiếng với các ca khúc: "Khúc ca ngày mùa", "Nhạc rừng khuya" (Lam Phương), "Ô mê ly" (Văn Phụng), "Đoàn lữ nhạc" (Đỗ Nhuận), "Ngựa phi đường xa" (Lê Yên), "Khúc nhạc dưới trăng" (Dương Thiệu Tước), "Thiên thai" (Văn Cao)… Sau đó, ông mới rẽ sang con đường diễn kịch, diễn hài.

Sau ngày đất nước thống nhất, 9 năm ông làm phó đoàn Văn Công Hậu Giang là khoảng thời gian nghệ sĩ Tùng Lâm làm công tác dàn dựng, quản lý diễn viên, ca sĩ. Sân bãi nào đoàn ông đến diễn cũng đông kín khán giả.

Nhờ cái tài quán xuyến đúc kết từ "Ban tạp lục", ông xoay trở tình huống để đoàn hát đạt doanh thu. Nhưng rồi bảng hiệu cũng cáo chung khi khán giả có nhiều lựa chọn giải trí khác.

Danh hài Tùng Lâm qua đời ở tuổi 90 - 3

NSND Kim Cương trao tặng quà "Nghệ sĩ tri âm" cho danh hài Tùng Lâm vào năm 2013.

Các nghệ sĩ hài có tổ chức mừng thọ danh hài Tùng Lâm khi ông 83 tuổi. Các nghệ sĩ hài như: Mỹ Chi, Phúc Hậu, Phú Quý, Hoài Linh, Hồng Vân, Phước Sang, Hữu Nghĩa, Hồng Tơ, Trường Giang, Trấn Thành, Thúy Nga… đã đến chúc mừng ông.

Danh hài Tùng Lâm qua đời ở tuổi 90 - 4

Nguồn: https://nld.com.vn/van-nghe/danh-hai-tung-lam-qua-doi-o-tuoi-90-20231015080241803.htm?fbclid=...



Nguồn tin: tcgd theo TNO - 24h
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

5 HCV, 7 HCB được trao tại cuộc thi cải lương “Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền”

Tối 30-11, Lễ tổng kểt và trao giải cuộc thi cải lương “Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền” năm 2023 đã được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa TP Cần Thơ.

 

AI khó lòng cạnh tranh với tác giả sân khấu

Theo các nhà chuyên môn, trí tuệ nhân tạo (AI) không thể thay thế con người trong sáng tạo nghệ thuật, bởi AI không có được cảm xúc, rung cảm khi sáng tác

 

Nhạc sĩ Xuân Phương qua đời ở tuổi 50

Nhạc sĩ Xuân Phương, người nổi tiếng với nhiều ca khúc nhạc phim như "Lời ru cho con", "Mong ước kỷ niệm xưa", "Lời chưa nói", "Anh"..., vừa qua đời sáng 29-11 ở tuổi 50

 

Dàn dựng phiên bản mới vở "Khách sạn Hào Hoa"

NSND Trần Ngọc Giàu cho biết đã dàn dựng phiên bản mới vở cải lương "Khách sạn Hào Hoa" (tác giả Điêu Huyền), vở diễn sẽ ra mắt khán giả vào tháng 12 tới tại Nhà hát Trần Hữu Trang.

 

Tiết lộ người mà NSƯT Thanh Kim Huệ yêu hơn cả Thanh Điền

Theo lời nghệ sĩ Thanh Điền, sinh thời, NSƯT Thanh Kim Huệ rất mến mộ nghệ sĩ cải lương Mỹ Châu và từng mong mỏi có thể gặp lại đàn chị nhưng không thành.

 

NSND Tạ Minh Tâm nói lời cảm ơn NSND Kim Cương sau gần 40 năm chưa có cơ hội

NSND Tạ Minh Tâm cho biết điều ông nhớ nhất đời mình là được thần tượng NSND Kim Cương dự đám cưới.

 

Bỏ tiền làm cải lương để 60 tuổi vẫn được đóng bà hoàng tuổi 20

NSƯT Lê Tứ từng tâm sự: "Nghệ sĩ cải lương yêu nghề giờ muốn có vai diễn trọn vẹn, đầy đủ nội tâm để mong rèn nghề, đa số phải xúm vào tự bỏ tiền làm vở. Nói cách khác phải bỏ tiền túi để được làm nghệ thuật".

 

"Ông Hoàng sân khấu" Thành Được khoe ảnh cưới trong ngày hấp hôn

NS Thành Được được mệnh danh là "Ông Hoàng sân khấu" dù ở tuổi 84 vẫn còn ca vọng cổ rất hay. Đầu tháng 11 vừa qua, trong ngày kỷ niệm lễ thành hôn ông đã công bố một số bức ảnh quý trong ngày cưới cách đây hơn 40 năm.

 

Nghệ sĩ Thành Được qua đời trong ngày giỗ của sầu nữ Út Bạch Lan

Theo nguồn tin riêng, nghệ sĩ Thành Được đã qua đời lúc 8g20 sáng ngày 16-11 theo giờ địa phương tại San Jose (California - Mỹ). Hưởng thọ 90 tuổi. Giới sân khấu bàng hoàng vì hôm nay cũng là ngày giỗ lần thứ 7 của nghệ sĩ Út Bạch Lan.

 

Đưa hát bội vào học đường

Nhà Thiếu nhi, Hội đồng Đội và Trường Tiểu học Nguyễn An Ninh (huyện Hóc Môn, TP HCM) vừa phối hợp với Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP HCM tổ chức chương trình giới thiệu nghệ thuật hát bội cho các em học sinh.

 

Soạn giả Hoàng Song Việt: Dễ dãi với chính mình là giết chết sân khấu

Soạn giả Hoàng Song Việt là một trong những tác giả và chuyển thể kịch bản sân khấu “đắt giá” từ Nam ra Bắc. Ngoài ra, anh còn là một “ông bầu” nhiệt huyết, luôn chú trọng nâng đỡ, chắp cánh tài năng cho những nghệ sĩ trẻ, cùng nỗ lực giữ gìn và lan tỏa các giá trị quý giá của nghệ thuật cải lương trong đời sống hiện đại. PV Báo SGGP đã có cuộc trò chuyện cùng soạn giả Hoàng Song Việt về những vấn đề liên quan.

 

Nhạc đĩa CD hồi sinh

Sau cả thập kỷ bị công nghệ số lấn át, đĩa vật lý (CD, DVD) bất ngờ sôi động trở lại với nhiều sản phẩm của các thế hệ ca sĩ.

 

Làm mới cải lương - con dao hai lưỡi

Gần đây, cải lương được đưa lên mạng với một số hình thức mới: kết hợp rap, trang phục ma mị... Nhiều người cho rằng cải lương cần phải được "làm mới" để phù hợp với thời đại, với lớp trẻ. Nhưng làm mới cách nào để không bị mất chất, để người xem vẫn còn "nhìn ra" cải lương là câu hỏi không dễ giải đáp.

 

Xúc động với đêm tìm về nguồn cội trăm năm của cải lương

Tối 4-11, chương trình nghệ thuật cải lương “Tìm về nguồn cội trăm năm” do Đài Phát thanh và Truyền hình Long An thực hiện đã diễn ra sinh động, đạt chất lượng cao về nghệ thuật.

 

Nghệ sĩ Phượng Liên gặp sự cố sức khỏe, hoãn show diễn tháng 12 tại quê nhà

Khán giả mến mộ giọng ca và tài năng của nghệ sĩ Phượng Liên rất háo hức trước thông tin bà sẽ về nước biểu diễn chương trình vào tháng 12 tại Nhà hát Bến Thành, tuy nhiên sự cố sức khỏe đã khiến bà không thể thực hiện ước mơ.

 

Người cha khiếm thị chơi đàn guitar, ca cổ gây bất ngờ

Với giọng ca trầm ấm cùng tiếng đàn sầu thương da diết, người cha khiếm thị Trần Văn Nên chinh phục khán giả khi thể hiện những bài tân cổ bất hủ.