00:15 PDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 118

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 116


Hôm nayHôm nay : 414

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1072611

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 76887989

Trang nhất » Tin Tức » Chân Dung Nghệ Sĩ

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

Xem tiếp...

Nữ nghệ sĩ Xuân Yến

Đăng lúc: Thứ ba - 18/10/2016 15:31 - Đã xem: 5207
NS Xuân Yến

NS Xuân Yến

Nghề hát có những gia đình năm sáu thế hệ theo đuổi theo nghề nghiệp, các thế hệ sau dù được truyền nghề, vẫn phải khổ luyện hằng năm, hàng chục năm trời mới đạt được cái tinh túy của nghề.
Gia đình tuồng cổ của ông bà nghệ nhân Vĩnh - Xuân đã sản sinh ra thế hệ thứ hai: Nghệ sĩ Hai Thắng, tức Bầu Thắng; Thế hệ thứ ba: Các nghệ sĩ tuồng cổ Minh Tơ, Khánh Hồng, Bạch Cúc, Huỳnh Mai, Đức Phú; Thế hệ thứ tư: Các nghệ sĩ Xuân Yến, Thanh Tòng, Thanh Loan, Minh Tâm, Công Minh, Xuân Thu, Thanh Sơn; Thế hệ thứ năm có các nghệ sĩ Trinh Trinh, Quế Trân, Tú Sương, Thanh Thảo…

Con dòng cháu giống

Vợ chồng nghệ sĩ Minh Tơ và Bảy Sự có 7 người con đều là những danh tài nghệ sĩ: Xuân Yến, Thanh Tòng, Thanh Loan, Minh Tâm, Công Minh, Xuân Thu, Thanh Sơn.
Nữ nghệ sĩ Xuân Yến, con gái lớn, tên thật Nguyễn thị Xuân Yến, sanh năm 1947 tại Saigon.
Năm lên 6 tuổi, Xuân Yến cùng các em Thanh Tòng, Thanh Loan và các bạn nghệ sĩ tí hon Bửu Truyện, Thanh Thế, Thanh Hoàng, Trường Sơn, Vũ Đức được cha của cô là nghệ sĩ Minh Tơ dạy nghề hát trong lớp Đồng Ấu Minh Tơ. 

Vì cả gia đình Minh Tơ cư ngụ trong rạp hát đình Cầu Quan nên ngoài giờ học chữ ở trường Tôn Thọ Tường đường Kitchener, hầu hết thì giờ sinh hoạt của Xuân Yến và bạn đồng học hát gắn liền với sinh hoạt của đoàn hát Vĩnh Xuân Ban - Khánh Hồng.
Đêm đêm Xuân Yến ngồi bên cánh gà coi hát, học theo các điệu ca, điệu múa của các nghệ sĩ đang hát trên sân khấu. Xuân Yến thuộc rất nhiều vai, nhiều tuồng nên khi học trong lớp dạy hát Đồng Ấu Minh Tơ, Xuân Yến thường nhắc tuồng, nhắc lớp diễn cho các bạn đồng học.
Xuân Yến đã học diễn các vai kép võ tướng mặt trắng, các tướng trung như Quan Công, Tiết Nhơn Quí, Lữ Bố, Triệu Tử Long, vì thời kỳ nầy khán giả thích xem các cô đào hát giả trai đóng tuồng như trường hợp cô Phùng Há đóng vai Lữ Bố, cô Bích Thuận đóng Triệu Tử Long, cô Bảy Nam đóng vai Quan Công…
Nữ nghệ sĩ Xuân Yến cũng học hát thuần thục: Các vai đào võ như Phàn Lê Huê, Thần Nữ, Hồ Nguyệt Cô, Lưu Kim Đính, Đào Tam Xuân… Các vai đào văn như Điêu Thuyền, Bàng Quí Phi, Hàn Tố Mai, Nguyệt Kiểu… Các vai mụ như Địch Thiên Kim, Lý Thần Phi, tuồng Bích Vân Cung kỳ án, Đỗng Mẩu, tuồng San Hậu, Ngô Quốc Thái, tuồng Lưu Bị Cầu Hôn Giang Tả… Các vai như tỳ nữ, tỷ tất, phu nhơn, vợ lão tiều (tức các vai thường dân trong cải lương tuồng cỗ).


Đa tài

 

Nữ nghệ sĩ Xuân Yến diễn giỏi các loại vai nhưng khi diễn chung với những người trong gia đình trên một sân khấu thì bao giờ Xuân Yến cũng chịu lãnh phần thua thiệt, nhường các vai đào đẹp, kép đẹp cho em. 

Trong tuồng Xử Án Bàng Quí Phi thì nhường cho em là Thanh Loan đóng vai Bàng Quí Phi, Xuân Yến thủ vai mụ Địch Thiên Kim; Tuồng Thần Nữ Dâng Ngũ Linh Kỳ thì nhường vai Thần Nữ cho Thanh Loan, Xuân Yến thủ vai mẹ chồng Phàn Lê Huê; Khi hát tuồng Trảm Trịnh Ân, vai đào đẹp Hàn Tố Mai nhường cho Thanh Loan, Xuân Yến vào vai Đào Tam Xuân…
Xuân Yến là diễn viên của gánh hát Vĩnh Xuân - Khánh Hồng, hát thường trực tại rạp đình Cầu Quan ở đường Yersin quận Nhì. Năm 1972, Xuân Yến theo đoàn hát bội của nghệ sĩ Thành Tôn ra Bình Định hát chầu nhân lễ Hội Quang Trung. 

Nhân dịp nầy, Xuân Yến được bà Bầu gánh hát Kim Chưởng mời Xuân Yến gia nhập đoàn, hát các vai đào nhì, làm dàn bao vì Xuân Yến có khả năng hát được nhiều loại vai, Xuân Yến có thể hát thành công các loại tuồng Tàu, tuồng chưởng, tuồng dã sử và tuồng xã hội.
Trên sân khấu Kim Chưởng, Xuân Yến hát cặp với nam diễn viên Hữu Cảnh.
Nghệ sĩ Hữu Cảnh tên thật là Nguyễn Văn Út, sanh năm 1949 tại Bến Tre. Hữu Cảnh nổi danh trên sân khấu Kim Chưởng năm 1966, với vai diễn đầu tiên Lão Trùm Chiếu trong tuồng Hắc Long Huyết Hận. 

Nguyễn Văn Út lấy nghệ danh Hữu Cảnh vì anh có một giọng ca vọng cổ thật mùi có âm sắc như làn hơi của Hữu Phước nên anh lấy chữ Hữu đứng đầu nghệ danh. Hữu Cảnh lại có thể ca dài hơi, luyến láy như Minh Cảnh nên anh lấy tên Cảnh làm tên của mình.
Nghệ sĩ Kim Chưởng trực tiếp dạy nghề hát cho Hữu Cảnh. Nên biết là cô Kim Chưởng xuất thân từ một gia đình hát bội, cha chồng là ông Bầu Bòn, bầu gánh hát bội mà Kim Chưởng là đào chánh, vậy nên khi truyền nghề hát cho Hữu Cảnh, cô Kim Chưởng cũng dạy những trình thức căn bản của hát bội, giống như nghệ sĩ Minh Tơ đã dạy cho Xuân Yến, Thanh Tòng. 

Vì vậy hai nghệ sĩ Hữu Cảnh và Xuân Yến hát cặp nhau trên sân khấu Kim Chưởng thật là xứng đào xứng kép. Điệu múa, cách ca điệu diễn đều rập ràng ăn khớp nhau, khán giả rất hoan nghinh. Tình yêu giữa Xuân Yến và Hữu Cảnh bắt nguồn từ đó.


Gắn bó với Hữu Cảnh

 

Xuân Yến và Hữu Cảnh được cha mẹ cho phép thành hôn năm 1976. Cuối năm 1976, Minh Tơ được nhà đương cuộc cho phép thành lập đoàn cải lương tuồng cổ Minh Tơ. 

Hữu Cảnh nổi danh khi hát vai Lý Thường Kiệt trong tuồng Câu Thơ Yên Ngựa. Hữu Cảnh còn nổi danh qua các vai Lưu Bị trong tuồng Cầu Hôn Giang Tả, vai Trần Thủ Độ trong Bảo Táp Nguyên Phong, vai Câu Tiển trong tuồng Tây Thi Gái Nước Việt.
Xuân Yến thành công trong vai Thượng Dương Hoàng Hậu trong Nhiếp Chính Ỷ Lan và vai lão Mẩu trong tuồng Đường Về Núi Lam, Thanh Gươm và Nữ Tướng.
Xuân Yến và Hữu Cảnh mặc dầu hát hay, được khán giả ưa thích nhưng cuộc sống vật chất thật là khó khăn. Sau năm 1975, chánh phủ mới nắm quyền tổ chức và điều khiển các đoàn hát, quy định lương bình quân mỗi suất diễn 10 đồng cho đào, kép chánh, 5 đồng cho những vai kép phụ và công nhân sân khấu.
Các nghệ sĩ và công nhân sân khấu muốn đeo đuổi theo nghề hát thì ban ngày phải làm thêm một nghề tay trái nữa mới hy vọng có cơm ăn no đủ hầu tối đến mới đủ sức lên sân khấu vẻ mặt mang râu mà hò hát. 

Dầu đêm vãn hát rất khuya, vợ chồng Hữu Cảnh Xuân Yến phải thức dậy sớm, đèo nhau trên xe Honda, chạy xuống tỉnh Tân An, Bến Lức, lấy mối heo lậu, chở về bán nơi chợ ông Lãnh hay Cầu Muối.
Xuân Yến và Hữu Cảnh có sáu con: Ba con lớn sống ngoài nghề sân khấu, ba cô con gái sau có Nguyễn Nguyễn Trinh Trinh sanh ngày 31 tháng 8 năm 1977; Nguyễn Nguyễn Bảo Trân sanh năm 1979 và Nguyễn Nguyễn Bảo Châu sanh năm 1982.
Nữ nghệ sĩ Trinh Trinh đoạt huy chương vàng giải Trần Hữu Trang năm 1995 - 1996.
Năm 1982, các nghệ sĩ không chịu đựng nổi chế độ lãnh lương theo quy định một cách bất công nên rất nhiều nghệ sĩ bung ra, đi hát chui với các đoàn cải lương tỉnh. 

Xuân Yến và Hữu Cảnh cũng đi hát chui, hát chầu. Khi đến sông Cầu, có khán giả ái mộ bỏ tiền ra lập gánh, vợ chồng Xuân Yến và Hữu Cảnh dùng tài nghệ và công sức của mình góp phần hùn với người chủ, lợi nhuận được chia đôi.
Tuy nhiên gánh hát tư nhơn là gánh hát lậu, phải hối lộ mới có điểm diễn và phải đóng đủ thứ lệ phí. Bởi vậy gánh hát thu không đủ chi, lổ lả riết nên ông chủ tuyên bố rã gánh hát. Vợ chồng Xuân Cảnh trở về Saigon, lập nhóm hát chầu để hát cúng Kỳ Yên ở các đình miếu hoặc hát tăng cường cho các đoàn tỉnh để có tiền lo cho các con ăn học. 

Đến năm 1988 thì Hữu Cảnh ngã quỵ, suy nhược thần kinh và mất trong niềm thương tiếc của gia đình, của các bạn nghệ sĩ và khán giả ái mộ.

SG Nguyễn Phương - RFA


Nữ nghệ sĩ Xuân Yến. Hậu duệ tài ba của nghệ sĩ Minh Tơ – Bảy Sự.


Khi viết tiểu sử của nghệ sĩ tài danh Thanh Tòng mới mất, tôi liền nhớ nữ nghệ sĩ Xuân Yến, chị của Thanh Tòng, nữ diễn viên một thời nổi danh trong nhóm “Ngũ Nữ Hổ Tướng” của nghệ thuật hát Hồ Quảng ở Saigon trong thập niên 60 của thế kỷ trước.

Trong giới nghệ sĩ sân khấu, gia đình Vĩnh Xuân – Bầu Thắng – Minh Tơ có 6 đời nối tiếp nhau theo nghề hát.

Bà cố nội của chị em Thanh Tòng là nữ nghệ sĩ Vĩnh Xuân, ông nội là bầu Hai Thắng, cha là nghệ sĩ Minh Tơ, mẹ là nghệ sĩ Bảy Sự; nghệ sĩ Khánh Hồng là chú của Thanh Tòng, nghệ sĩ Huỳnh Mai (vợ của nghệ sĩ Thành Tôn, mẹ ruột của Bạch Liên, Bạch Lê, Bạch Lựu, Bạch Lý, Bạch Long, Thành Lộc) là cô. Nhạc sĩ Đức Phú là chú, nghệ sĩ Bạch Cúc (vợ của nghệ sĩ Hoàng Nuôi, mẹ của đạo diễn Phụng Hoàng, Sàigòn Audio) là cô. Nữ nghệ sĩ Năm Đồ là dì ruột của Thanh Tòng.

Thanh Tòng có 7 anh chị em: Xuân Yến, Thanh Tòng, Thanh Loan, Minh Tâm, Công Minh, Xuân Thu và Thanh Sơn.

Thế hệ thứ tư trong gia đình Vĩnh Xuân – Bầu Thắng

Xuân Yến, tên thật Nguyễn Thị Xuân Yến, sanh năm 1947 tại Sàigòn. Năm lên 6 tuổi, Xuân Yến cùng với các em Thanh Tòng, Thanh Loan và các bạn Bửu Truyện, Thanh Thế, Bo Bo Hoàng, Trường Sơn, Vũ Đức. . . được cha là nghệ sĩ Minh Tơ trực tiếp dạy nghề hát trong lớp Đồng Ấu Minh Tơ. Vì cả gia đình Minh Tơ cư ngụ trong rạp hát nên ngoài thì giờ đi học chữ ở trường Tôn Thọ Tường (đường Kitchener), hầu hết thì giờ sinh hoạt của Xuân Yến và các bạn đồng học gắn liền với sinh hoạt của đoàn Vĩnh Xuân – Khánh Hồng. Đêm đêm Xuân Yến ngồi bên cánh gà coi hát, học theo các điệu ca, điệu múa của các nghệ sĩ trong đoàn, Xuân Yến thuộc rất nhiều vai, nhiều tuồng, nên khi học hát trong đoàn Đồng Ấu Minh Tơ, Xuân Yến nhắc tuồng, nhắc lớp cho các bạn đồng học. Thanh Tòng và Xuân Yến là hai học viên xuất sắc nhứt, dù lúc ấy cả hai chỉ mới 11, 12 tuổi.

Xuân Yến cũng học các vai võ tướng như Thanh Tòng và các nam học viên khác vì thời kỳ nầy khán giả rất thích các cô đào giả trai, diễn kép võ như cô Phùng Há đóng vai Lữ Bố, cô Kim Chung đóng vai Bá Ấp Khảo… Ngoài ra Xuân Yến và các nữ học viên khác như Thanh Loan, Thanh Thế, Bo Bo Hoàng, các nữ học viên học các điệu múa hát dành riêng cho các vai đào võ như: Phàn Lê Huê, Thần Nữ, Hồ Nguyệt Cô, Lưu Kim Đính, Đào Tam Xuân. Đào văn như Điêu Thuyền, Bàng Quí Phi, Hàn Tố Mai, Nguyệt Kiểu…

Mụ như vai Địch Thiên Kim, vai Lý Thần Phi (trong Bao Công xử án Quách Hòe), Đổng Mẫu (San Hậu), Ngô Quốc Thái (Cầu hôn Giang Tả),…

Các vai tỳ nữ, tỷ tất, phu nhơn vợ viên ngoại, vợ lão tiều…

Xuân Yến diễn giỏi các loại vai nhưng khi diễn chung với những người thân trong gia đình trên một sân khấu, bao giờ Xuân Yến cũng chịu lãnh phần thua thiệt, nhường các vai đào đẹp, kép đẹp cho em. Trong tuồng Xử án Bàng Quí Phi thì nhường cho Thanh Loan đóng vai Bàng Quí Phi, Xuân Yến thủ vai mụ Địch Thiên Kim, trong tuồng Thần Nữ dâng Ngũ Linh Kỳ thì Thanh Loan vai Thần Nữ, Xuân Yến vai mẹ chồng Phàn Lê Huê, trong tuồng Trảm Trịnh Ân thì Xuân Yến vai Đào Tam Xuân, nhường cho Thanh Loan vai Hàn Tố Mai; tuồng Phụng Nghi Đình thì Xuân Yến thủ vai hoặc Vương Tư Đồ, hoặc vai Lý Nhu, nhường vai Lữ Bố cho Thanh Tòng, vai Điêu Thuyền cho Thanh Loan.

Nữ nghệ sĩ Xuân Yến. Hậu duệ tài ba của nghệ sĩ Minh Tơ - Bảy Sự.

Thanh Loan, Ngọc Đáng, Xuân Yến, Thanh Thế, Mộng Lành & Bạch Mai

Theo lời kể lại của anh Thành Tôn thì Xuân Yến có nhiều lần theo nhóm hát chầu của anh, đi hát các lễ hội Kỳ Yên ở Vũng Tàu, ở Biên Hòa và ở các tỉnh miền Trung. Xuân Yến có biệt tài ứng phó, hát cương, hát các vai đào võ Phàn Lê Huê, Đào Tam Xuân, Thần Nữ, điệu bộ võ thật là oai dũng, khiến cho các đồng nghiệp hát bội Bình Định nể phục.

Năm 1972, khi tình hình chiến sự sôi động (Mùa Hè đỏ lửa, chiến dịch Hạ Lào) các gánh hát ở Sàigòn không hát được, phải lưu diễn đến các tỉnh miền Tây và miền Trung. Nhóm hát bội của anh Thành Tôn bán dàn hát ở tỉnh Qui Nhơn, nhơn dịp Lễ Hội Quang Trung tổ chức tại địa phương. Đêm đó, đoàn hát bội Bình Định thiếu một cô đào đóng vai mụ, vì quen biết với anh Thành Tôn nên ông bầu gánh hát Bình Định cầu cứu, nhờ giúp một vai ”mụ” biết hát cương. Thành Tôn biểu Xuân Yến đi hát giúp. Cả nhóm hát chầu của Thành Tôn đêm đó không có chầu hát nên theo ủng hộ tinh thần của Xuân Yến.

Đến nơi, Xuân Yến làm mặt, hóa trang vai đào mụ, ông biện tuồng đi đâu vắng, không ai nói cho Xuân Yến biết là sẽ đóng vai gì, hát tuồng gì. Có một người trong đoàn kể sơ lược cốt chuyện tuồng đêm hát đó, đại khái thành bị giặc chiếm, bà chạy loạn, được một tướng núi giải cứu, giống như chuyện tuồng Dương Chấn Tử hay tuồng Ngũ Vân Thiệu bị tên. . . Đang kể dang ca, chưa kết thúc thì tới lớp Xuân Yến ra diễn, lúc đầu cương suôn sẻ, ăn khớp với các bạn diễn. Đến lớp bị giặc vây tứ bề, bỗng có kép rừng xuất hiện, kép rừng bất chợt thấy Xuân Yến là đào lạ, tưởng ông bầu bày thêm một lớp hát nào nữa, nên ngơ ngác, nhìn quanh kiếm người diễn viên cũ.

Xuân Yến hỏi:

”Hà xứ nhập lai cứu cứu ngô?

(Người từ nơi nào đến cứu ta ?)

Kép rừng trả lời:

”Ngã tự thâm sơn lai cứu.

(Ta từ núi sâu đến đây cứu bà.)

Xuân Yến nghiêng mình cám ơn, nói:

”Ngưỡng mông đa tạ ân tình!”

(Xin đa tạ tấm ân tình của chàng)

Tới đây kể như xong, nhưng anh kép thấy đào lạ tới hát, tưởng ông biện tuồng bày điều chi mới nên hỏi danh tánh trước khi đưa đi trốn. Chừng đó Xuân Yến mới nhớ là chưa ai kịp nói cô sẽ đóng vai tên gì, tuồng nầy tựa là tuồng gì nên Xuân Yến ngơ ngác một chút, rồi cương đại:

Á Á thôi! Đương khi nguy hiểm,

Chớ khá diên trì,

Giặc còn đương lừng lẫy binh truy,

Tôi khó nỗi tỏ bày danh tính.

Rồi không để cho kép kia kịp hát hay nói gì thêm, Xuân Yến ca Nam Chạy:

Danh Tính rồi sau bày tỏ (nói:

Bây giờ xin người hãy mau mau)

Thoát khỏi vòng lưới thỏ lồng ưng!

Khi mà đào đã hát Nam Chạy, hát đúng chỗ, đúng tình thế thì kép phải làm theo, đó là phép hát nhà nghề. Xuân Yến chủ động kéo tay anh kép rừng, chạy vô buồng. Phía trong tiếng reo hò tở mở, quân địch kéo tới…

Thành Tôn thường kể lại chuyện nầy cho các diễn viên hậu bối nghe như một trường hợp về sáng kiến và tài ứng phó của diễn viên, và đó cũng là một đánh giá cao khả năng ứng diễn của Xuân Yến.

Nhân chuyến hát chầu ở miền Trung, Xuân Yến được bà Bầu Kim Chưởng thu nhận làm đào nhì, làm ”dàn bao” vì Xuân Yến có khả năng hát được nhiều vai, vào loại tuồng chưởng hay dã sử đều thành công dễ dàng. Trên sân khấu Kim Chưởng, Xuân Yến hát cặp với Hữu Cảnh.

Hữu Cảnh đẹp trai, ca ngọt và diễn cũng nghề nghiệp như Xuân Yến. Hai người yêu nhau, theo đoàn hát lưu diễn miền Trung đến tháng 4 năm 1975.

Trước cuộc đổi đời 1975.

Nghệ sĩ Hữu Cảnh tên thật là Nguyễn Văn Út sanh năm Kỷ Sửu 1949 tại Bến Tre. Hữu Cảnh được báo chí kịch trường và khán giả biết đến khi anh hát trên sân khấu đoàn Kim Chưởng năm 1966, với vai diễn đầu tiên: Lão Trùm Chiếu trong vở Hắc Long Huyết Hận. Nguyễn Văn Út lấy nghệ danh là Hữu Cảnh vì anh có một giọng ca thật là mùi, có âm sắc như làn hơi của Hữu Phước nên lấy chữ Hữu đứng đầu nghệ danh. Hữu Cảnh lại có thể ca hơi dài, luyến láy như Minh Cảnh, nên lấy tên Cảnh làm tên của mình.

Cô Kim Chưởng trực tiếp chỉ dạy nghề hát cho Hữu Cảnh, nên biết là cô Kim Chưởng xuất thân từ một gia đình nghệ nhân hát bội, cha chồng là ông Bầu Bòn, bầu gánh hát bội mà Kim Chưởng là đào chánh, vậy nên khi truyền nghề cho Hữu Cảnh, cô Kim Chưởng cũng dạy những trình thức căn bản của hát bội, giống như anh Minh Tơ đã dạy cho Xuân Yến, Thanh Tòng. Vì vậy, Hữu Cảnh và Xuân Yến hát cặp nhau trên sân khấu Kim Chưởng thật là xứng đào xứng kép. Điệu bộ múa may, cách ca điệu diễn đều rập ràng ăn khớp nhau, khán giả rất hoan nghinh. Tình yêu của Xuân Yến và Hữu Cảnh cũng bắt nguồn từ đó.

Hai người ở với nhau được ba con: một trai đầu lòng, sau nầy chuyên làm quạt và đạo cụ sân khấu để bán cho các đoàn hát. Người con gái kế, sau làm chuyên viên hóa trang cho hãng phim Trẻ ở Sàigòn. Cô con gái thứ ba, hiện nay mở cửa hàng bán và cho mướn các quần áo cưới.

Tháng 4 năm 1975, tất cả các đoàn hát đều phải ngưng hoạt động. Đoàn Kim Chưởng giải tán, các nghệ sĩ phải đăng ký, chờ xét duyệt coi nghệ sĩ nào được phép tiếp tục hành nghề, nghệ sĩ nào bị cấm hát (như Hùng Cường, Bạch Tuyết, Ngọc Giàu) hay bị bắt đi tập trung cải tạo như các anh Thành Công, Chín Sớm, soạn giả Mộc Linh, Khả Năng, Duy Khánh, Huyền Trân…

Xuân Yến và Hữu Cảnh về tá túc trong đình Cầu Quan, được cha là ông Minh Tơ cho phép chánh thức kết hôn nhau năm 1976. Cuối năm 1976, anh Minh Tơ được nhà đương cuộc cho phép thành lập đoàn cải lương tuồng cổ Minh Tơ. Hữu Cảnh nổi danh khi thủ diễn vai Lý Thường Kiệt trong tuồng Câu Thơ Yên Ngựa. Anh còn có nhiều vai tuồng gọi là ”để đời” vì khó có người hát hay hơn anh như vai Lưu Bị trong vở Lưu Bị Cầu Hôn Giang Tả, vai Trần Thủ Độ trong vở Bão Táp Nguyên Phong, vai Câu Tiễn trong Tây Thi Gái Nước Việt

Xuân Yến thành công trong vai Thượng Dương Hoàng Hậu, vai lão mẫu trong tuồng Đường Về Núi Lam, Thanh Gươm và Nữ Tướng.

Xuân Yến và Hữu Cảnh mặc dầu hát hay, được khán giả yêu thích nhưng cuộc sống thiệt là chật vật khó khăn. Vì dù anh Minh Tơ, cha ruột của Xuân Yến làm trưởng đoàn cải lương tuồng cổ Minh Tơ, nhưng chế độ lương đêm trong đoàn là do Sở Văn Hóa Thông Tin quy định. Kép chánh, đào chánh mỗi đêm hát, mỗi người được 10 đồng bạc. Các đào kép nhì, dàn bao, kép độc, quân chạy hiệu và những người làm dàn cảnh khuân vác thì mỗi người lương đêm là 5 đồng.

Dầu đêm hát vãn rất khuya, độ bốn năm giờ sáng thì hai vợ chồng Hữu Cảnh, Xuân Yến phải thức dậy, đèo nhau trên xe Honda, chạy xuống Tân An, Bến Lức, lấy mối heo lậu, chở về bán nơi chợ Ông Lãnh hay Cầu Muối. Lúc đó thịt heo, gạo, thóc đều khan hiếm, dân phải ăn độn bo bo, khoai lang, khoai mì, thịt thì mua theo tiêu chuẩn mỗi người một tháng được một trăm gramme. Xuân Yến phải quấn và cột thịt heo quanh bụng, giả là có mang gần ngày sanh, chở heo lậu kiểu đó để qua mặt các trạm kiểm soát, kiếm chút đỉnh lời, sinh sống để mà có thể đeo đuổi theo nghề hát.

 

Xuân Yến và Hữu Cảnh có sáu con, ngoài ba người con đã được kể ở trên đây, sau cuộc thành hôn chánh thức, Xuân Yến và Hữu Cảnh có thêm ba con: Nguyễn Nguyễn Trinh Trinh, sanh năm 1977, Nguyễn Nguyễn Bảo Trân, sanh năm 1979. Nguyễn Nguyễn Bảo Châu, sanh năm 1982.
 

Năm 1982, vì các nghệ sĩ chịu không chịu nổi chế độ bao cấp, lương theo quy định một cách bất công của chánh phủ nên nhiều nghệ sĩ đi hát chui với các đoàn tỉnh… Đến năm 1986, khi Nguyễn Văn Linh tuyên bố cởi trói văn nghệ sĩ, Xuân Yến, Hữu Cảnh cũng rời đoàn cải lương tuồng cổ Minh Tơ, chạy ra miền Trung hát chầu. Đến Sông Cầu, có khán giả ái mộ Xuân Yến và Hữu Cảnh, bỏ tiền ra lập gánh cho Xuân Yến đứng tên làm bầu. Phần hùn của Xuân Yến và Hữu Cảnh là công lao tổ chức, điều khiển và hàng đêm hát trên sân khấu. Người bỏ tiền ra, chia đôi lợi nhuận với vợ chồng Xuân Yến. Tuy nhiên không thể nào có lời được vì gánh hát phải trực thuộc Sở Văn Hóa địa phương. Gánh hát tư nhơn là gánh hát lậu, phải hối lộ mới có điểm diễn và còn bị khó dễ đủ điều. Xuân Yến, Hữu Cảnh cũng đành nắm níu theo gánh hát, qua ngày đoạn tháng.

Trong khi đó thì các con của Xuân Yến – Hữu Cảnh ở Sàigòn sống trong nghèo đói. Các anh chị lớn của Trinh Trinh đi làm, thu nhập chỉ đủ để tự nuôi mình, giúp cho em được chút đỉnh là may lắm rồi. Trinh Trinh lúc đó mới 9 tuổi, ngoài giờ theo chú Bạch Long học hát, Trinh Trinh đi bán vé số. Nhiều lúc bán không được, nhịn đói mà chịu. Các thầy cô dạy ở trường Tôn Thọ Tường thấy Trinh Trinh vô trường thường không thuộc bài, không làm bài, hỏi ra mới biết tình cảnh của Trinh Trinh khi cha mẹ của cô đều đang ở miền Trung. Cô Hồng, dạy lớp của Trinh Trinh trực tiếp gặp bà Bảy Sự, bà ngoại của Trinh Trinh thì được biết là gia đình vẫn bảo bọc, nuôi ăn ở, chịu tiền sách vở, nhưng có hạn chế vì gánh hát đã bị nhà nước “tập thể hóa”, người trong gia đình Minh Tơ không có quyền thu chi như trước mà chỉ là ăn lương theo quy định của nhà nước. Tài sản của Minh Tơ trở thành “tài sản tập thể” do cán bộ Sở Văn Hóa Thông Tin quản lý.

Tin nầy đến miền Trung, hai vợ chồng Xuân Yến – Hữu Cảnh không thể để cho các con chịu khổ và cũng tự thấy không hy vọng làm ăn khá được vì nếu làm ăn khá như kiểu đoàn Minh Tơ thì nhà nước cho cán bộ xuống, làm một cuộc ” tập thể hóa” thì sẽ trắng tay như ông Minh Tơ. Xuân Yến và Hữu Cảnh trở về Sàigòn, hai anh chị lập nhóm hát chầu, lãnh show hát chầu nhân các lễ cúng Kỳ Yên hoặc hát tăng cường cho các đoàn tỉnh. Hữu Cảnh gánh mọi cực nhọc để các con có phương tiện học hành, làm hết sức để bảo bọc vợ và 6 đứa con nhỏ. Đến năm 1988 thì Hữu Cảnh ngã quỵ, bịnh suy nhược thần kinh, phải rời bỏ sân khấu.

Trinh Trinh, tháo vát, kiên cường, đã gồng gánh gia đình giúp cha mẹ:

Năm 11 tuổi, Trinh Trinh đã đóng vai cô bé Nghi Xuân trong phim Phạm Công Cúc Hoa.

Trinh Trinh trong vai đứa bé dắt em đi ăn xin giữa chợ, đôi mắt đẫm lệ, ráng sức ca đến khàn hơi mà cảnh chợ đông đúc người mua kẻ bán, không ai đoái hoài giúp đỡ. . . Trinh Trinh đã bộc lộ năng khiếu diễn xuất tài tình, đã lấy nước mắt khán giả khi lần đầu tiên cô đến với sàn diễn.

Bắt đầu từ đây, Xuân Yến dẫn Trinh Trinh theo phụ diễn các trích đoạn cải lương ở các tụ điểm văn hóa Đầm Sen, Hồ Kỳ Hòa, Trống Đồng. Trinh Trinh gia nhập vào đoàn Đồng Ấu Bạch Long cùng với các bạn Tú Sương, Vũ Luân, Ngọc Trinh, Linh Tý, Tâm Tâm, Bình Tinh, Mỹ Linh… Đoàn Đồng Ấu Bạch Long diễn các tuồng: Nặng Gánh Giang San, Mạnh Lệ Quân, Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài.

Trong những năm 1992, 1993, Thanh Tòng, Bạch Mai, Bạch Long và Hữu Huệ gia nhập đoàn Sông Bé 2, Trinh Trinh, Tú Sương được Thanh Tòng trực tiếp chỉ dạy, tạo điều kiện cho hát. Trinh Trinh và Tú Sương nổi danh qua các tuồng: “Song Kiếm Uyên Ương”, “Long Phụng Châu Báo Quốc”, “Bao Công tra án ngũ thử”

Năm 1994, Trinh Trinh làm đào chánh, hát cặp với kép Chiêu Hùng và Châu Liêm.

Năm 1994, 1995, Trinh Trinh là đào chánh của đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long, đoàn Minh Tơ rồi đoàn cải lương Trần Hữu Trang.

Năm 1995-96, Trinh Trinh đoạt huy chương vàng giải Trần Hữu Trang trong vai Lý Thần Phi tuồng Bao Công xử án Quách Hòe.

Trinh Trinh có khả năng diễn đa dạng, hiếm thấy ở các tài năng trẻ, từ vai đào con, kép con, đến các vai mụ, độc, lẳng, hài, các vai võ tướng… vai nào diễn cũng hay, động tác vũ đạo thật là đẹp, nhứt là các vai mụ, lấy nước mắt khán giả. Trong các tuồng: Tam Đã Châu Ngọc Longvai Phụng Lan Hương, Ngũ biến báo phu cừu, vai Cao Loan Anh, tuồng Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài, vai cô hầu. Trinh Trinh diễn còn già dặn hơn các diễn viên khác mà tuổi đời và tuổi nghề lớn hơn em thập bội.

Mấy năm sau nầy, sân khấu cải lương xuống dốc, mất dần khán giả, Trinh Trinh nặng gánh gia đình, bươn chải lo mưu sinh, chỉ còn đến được với những show hát vội vã, kịch bản hời hợt, Trinh Trinh mỗi lần nhắc lại cái thời hoàng kim của sân khấu cải lương, đôi mắt cô buồn thăm thẳm, cô tự thấy mình đánh mất mình trong cái chết mỏi mòn của cải lương.

Soạn giả Nguyễn Phương - TB



Nguồn tin: tcgd theo RFA - TB
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Hoa - 19/10/2016 19:28
Quá Hay!

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.

 

NSND Trọng Hữu lý giải vì sao thế hệ vàng sân khấu cải lương vẫn còn ăn khách?

Trong ngày lãnh đạo TP HCM tổ chức gặp gỡ văn nghệ sĩ tiêu biểu, NSND Trọng Hữu đã trao đổi với PV báo Người Lao Động về suy nghĩ của ông về thế hệ nghệ sĩ vàng của sân khấu cải lương dù đã U80 vẫn còn được khán giả mến mộ.