03:20 PDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 158

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 157


Hôm nayHôm nay : 6515

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1078712

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 76894090

Trang nhất » Tin Tức » Gìn Vàng Giữ Ngọc

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

Xem tiếp...

Đinh Bằng Phi: Vương mang gánh nghĩa, gánh tình

Đăng lúc: Thứ sáu - 17/08/2018 19:11 - Đã xem: 3300
ĐBP

ĐBP

NSND Đinh Bằng Phi nói hát bội quá nghèo nên tâm huyết của nghệ sĩ cũng bị bào mòn. Đó là điều ông lo cho sự tồn vong của môn nghệ thuật có hơn 100 tuổi này
Deewatch Wedding Watches and Bracelets

Là bậc trưởng thượng của ngành nghệ thuật hát bội hiện nay nhưng bao giờ bắt đầu một cuộc trò chuyện, ông cũng nhấn mạnh gốc gác của mình không phải là con nhà nòi mà là một anh "tay ngang" vượt qua rào cản khắc nghiệt của gia tộc đến với hát bội như một định mệnh gắn kết suốt cuộc đời. Ông luôn tự hào vì điều đó.

Bước qua lời nguyền của dòng tộc

Cụ thân sinh của ông tên Đinh Văn Đương, một công chức thời Pháp thuộc, làm việc tại Kho bạc Sài Gòn. Mẹ ông là Trần Kim Nở vốn là người chịu thương chịu khó, làm nội trợ lo cho chồng con. Gia đình không dính dáng gì đến hát bội. Nhưng vì ông xem nhiều, học nghề hát bội thông qua phương pháp thính thị rồi bắt chước làm theo. Đoàn hát nào về mái đình gần nhà, ông đều bỏ ăn để đi xem cho bằng được các vở tuồng. Không những thế, ông còn tìm mua sách, xin các kịch bản hát bội về đọc ngấu nghiến. Đam mê của ông không nhận được sự đồng ý của cha mẹ. Ông bị ngăn cấm khi biết có liên hệ với người của hát bội. Cha ông xem nghề hát là "xướng ca vô loài", còn mẹ ông vẫn nặng lòng với câu chuyện chất chứa thù hận của gia tộc đối với hát bội. Người con gái xinh đẹp nhất làng mà ông gọi là bà cố bên ngoại vì mê anh kép hát bội đã bỏ nhà trốn theo đoàn hát. Cả gia đình báo làng xã, đốt đuốc đi tìm cả đêm để bắt cho bằng được cô gái mang về. Bị chia cắt tình duyên, cô gái về nhà giam mình trong phòng, không ăn uống, miệng cứ lảm nhảm một mình. Người trong nhà mời thầy cúng đến trục hồn ma, vì cho rằng cô gái bị "ma hát bội" nhập. Hồn con ma đâu không thấy chỉ thấy cô gái bị chết chìm dưới mương do thầy cúng và đám rước bất cẩn gây ra. Từ đó, gia đình sinh ra thù oán hát bội. Ông đau xót khi chịu nhiều cấm đoán từ gia đình. Nhưng rồi xóm Xẻo Lò - Sa Đéc vẫn có một thanh niên dám bước qua lời nguyền của gia tộc, dấn thân vào hát bội chính là ông.

Đinh Bằng Phi: Vương mang gánh nghĩa, gánh tình - Ảnh 1.

NSND Đinh Bằng Phi tự vẽ mặt tuồng cho mình trong sự hoài niệm

"Tôi luôn ghi nhớ câu chuyện mẹ kể về cái chết oan ức của bà cố. Nhưng không hiểu sao ma lực của nghệ thuật hát bội đã lôi cuốn và ràng buộc tôi cả đời. Tôi lạy tạ lỗi tổ tiên rằng nếu hát bội đã vô tình gây oan trái cho gia tộc thì nay tôi xin được gánh hết phần tội lỗi đó. Dù khi thề nguyền, tôi chẳng biết mình có gánh nổi oan khiên đó không nhưng tôi biết cốt lõi của hát bội chắc chắn là một thế giới tốt đẹp, vở tuồng ca ngợi trung, hiếu, tiết, nghĩa thì làm sao xấu xa được" - ông hồi tưởng.

Đinh Bằng Phi: Vương mang gánh nghĩa, gánh tình - Ảnh 2.

NSND Đinh Bằng Phi và học trò - NSƯT Ngọc Nga bên tấm tranh vẽ vai tuồng của mình

Nhớ ơn những người thầy

Trong ký ức, ông luôn nhớ ơn người thầy đã cổ vũ mình dấn thân vào hát bội là nhà báo Dương Tử Giang, chủ bút Báo Duy Tân ở Sài Gòn. Tờ báo này đã đăng truyện ngắn đầu tay của ông mang tên "Người anh quý" năm 1955. Khi ấy ông tròn 17 tuổi, đang theo học chương trình Cao tiểu Đông Dương tại Trường Pétrus Trương Vĩnh Ký. Trong lời bình cho truyện ngắn, nhà báo Dương Tử Giang đánh giá ông là cây bút trẻ có câu chuyện đơn giản nhưng cảm động. Rồi khi nhận kịch bản hát bội "Phạm Ngũ Lão tòng quân", cho in trên Báo Duy Tân, nhà báo Dương Tử Giang đã mời ông đến nhà in Nguyễn Năng Thân trên đường Trần Hưng Đạo để gặp gỡ và trao đổi. Nhà báo không ngờ người mình gặp là một thanh niên 17 tuổi mà trước đó khi đọc, nghĩ tác giả là một ông già am hiểu cổ văn mới viết được như thế. Từ đó, nhà báo đã động viên ông tiếp tục sáng tác. "Nhà báo ca ngợi vốn tuồng quý của ông cha, cộng với chiến tích đánh đuổi giặc ngoại xâm của dân tộc mình là một kho tàng quý nhưng sẽ mai một nếu không có người tiếp nối. Tôi còn nhớ ông nắm chặt tay tôi nói nếu em biết thưởng thức, suy nghĩ, đam mê thì sau này còn hy vọng có người lo cho hát bội" - ông nhớ lại lời người thầy mà mình mang ơn, trong niềm xúc động.

Nếu ở lĩnh vực sáng tác kịch bản tuồng, NSND Đinh Bằng Phi may mắn gặp được nhà báo Dương Tử Giang thì ở lĩnh vực biểu diễn, ông xem các nghệ sĩ thời ấy đều là thầy của mình. Bởi, ông xem đi xem lại nhiều vở tuồng, nhận thấy chất văn học biền ngẫu được sử dụng đều lấy từ nho học và dùng quá nhiều chữ Hán. Có những chữ không hiểu, ông lân la tìm các nghệ sĩ trong hậu trường để nhờ họ cắt nghĩa. Người này không chỉ, ông tìm người khác. Rồi ông lao vào học chữ Hán, món nợ mà ông cho rằng mãi đến năm 1977 mới trả dứt, khi học hết những gì cơ bản nhất về chữ Hán để hiểu và dịch nghĩa một cách chính xác. "Từ những người thầy là nghệ sĩ biểu diễn, tôi đã vững tin bước lên sân khấu. Vì tôi nghĩ muốn viết tuồng hát bội hay, phải biết hát, dù ít, dù nhiều. Những trải nghiệm trên sân khấu giúp tôi mạnh dạn vận dụng kiến thức để điều chỉnh, cắt bỏ những câu từ tối nghĩa, những rề rà trong nói lối, dài dòng không cần thiết trong câu hát của người xưa. Không phải tôi cho rằng người xưa lạc hậu, mà vì để hát bội tiếp cận với giới trẻ như tôi lúc đó, nó phải có sự cập nhật. Nhà báo Dương Tử Giang đã từng nói với tôi, hát bội muốn dựng các tuồng sử Việt Nam để truyền tinh thần yêu nước đến giới trẻ thì câu chữ không thể đánh đố họ, mà phải dễ hiểu" - ông nhớ lại.

Ông lân la làm quen với các tài danh hát bội như: Cô Ba Út, Năm Đồ, Hai Nhỏ, Năm Sa Đéc, Hữu Thoại, Minh Tơ, Thành Tôn…để làm dày thêm cho mình vốn nghề. "Đâu phải sống lâu thì cứ lên lão làng, tri thức của người nghệ sĩ chính là đích đến. NSND Thành Tôn đã dạy tôi điều đó" - ông xúc động nhắc đến một thế hệ tiền bối.

Sau này, 2 người thầy ông thọ giáo trong việc sáng tác những kịch bản dành cho thanh thiếu niên và đưa hát bội vào học đường chính là NSND Mịch Quang và nhà nghiên cứu Hoàng Châu Ký.

Nghèo xơ xác vẫn theo đuổi đến cùng

Phần lớn nghệ sĩ hát bội chịu cảnh nghèo xơ xác. Chẳng ai giàu có từ nghề này. Một lần về diễn cùng gánh hát bội ở Vũng Tàu, ông bắt gặp người ăn mày ngồi bên vỉa hè nơi một ngôi chợ đông đúc. Ông lão không van xin, chỉ đặt nón lá trước mặt, bày biện đồ hát bội ra, lặng lẽ ngồi hóa trang từng gương mặt tuồng. Người đi chợ thấy lạ nên bu lại. Họ thương một kép hát về chiều, không còn gánh hát bội nào cưu mang, sống kiếp ăn mày nhưng không cầu xin, mà hóa thân thật đẹp các vai tuồng hồi trẻ mình từng hát. Đó là một nghệ sĩ tên tuổi, khi hát bội không còn hưng thịnh, đã chọn cách ăn mày theo kiểu… hát bội để có cơm ăn. Một thời gian sau, không còn đủ sức để làm tuồng, đôi tay bắt đầu run, lão nghệ sĩ ra chợ cất tiếng hát sầu não nghe xé ruột, xé gan: "Lao xao sóng vỗ ngọn tùng, gian nan là nợ anh hùng phải vay… Vì vương mang gánh nghĩa, gánh tình. Phải lịu địu tay bồng tay ẵm. Xót thương nghề, biển thẳm non cao". Nghe đâu sau đó không lâu, ông lão ấy qua đời, được bà con chôn cất ở một góc đình.

Thân phận nghề hát bội là thế nhưng khi dấn thân vào rồi thì khó mà rứt ra. Ông cũng nhìn lại đời mình vì yêu hát bội mà từ bỏ nghề giáo truyền dạy con chữ cho trẻ quay về gánh hát, lập ban hát bội sống bằng thóc gạo, muối mắm của dân các làng chài...

Canh cánh nỗi lo

Ông đưa tôi xem những trang bản thảo soạn về giáo trình giảng dạy hát bội và hàng trăm vở tuồng đã biên soạn, sáng tác. Tất cả đều ố vàng theo thời gian. Ông nghẹn ngào: "Tuần rồi nhận được email của một trong 4 học trò ở Pháp, họ chọn hát bội Việt Nam để làm luận án tiến sĩ. Trong khi người Pháp trân quý viên ngọc của chúng ta thì do nhiều hoàn cảnh, nguyên nhân mà chúng ta để viên ngọc lu mờ theo thời gian".

Nỗi lo sợ nhất đời ông là hát bội chết do chính sự nhận thức trong giáo dục khiến người trẻ thờ ơ. "Nếu đã xem là di sản, đưa vào bảo tàng thì việc trước hết là phải làm cho xứng cái danh bảo tàng. Cải lương có 100 năm thì hát bội đã hơn một thế kỷ" - ông bày tỏ .

"Hát bội quá nghèo nên tâm huyết của nghệ sĩ cũng bị bào mòn" - ông nói trong nước mắt.

 

Các học trò ông hiểu được tâm nguyện của thầy, họ đã hứa cùng nhau đồng hành cùng ông. NSƯT Ngọc Nga nói: "Chúng tôi sẽ cùng thầy làm hết sức hết lòng để đưa hát bội đến gần công chúng trẻ".

Ông bày tỏ niềm vui vì còn có người đồng hành cùng mình. Giới sinh viên trẻ vẫn có người biểu lộ niềm say mê hát bội qua những đề án nghiên cứu bảo tồn, họ tìm đến ông để xin được đỡ đầu làm luận án tốt nghiệp cao học. Trong số đó có cả những họa sĩ trẻ, họ biểu hiện tình cảm dành cho hát bội qua các tác phẩm của mình. "Tôi chết nhắm mắt được rồi, khi có sinh viên, dẫu là quá ít, vẫn còn yêu cái nghề "biển thẳm non cao" mà tôi đã dấn thân vào" - ông cười mãn nguyện. 

Nguyện vọng cuối đời

Tay ông nâng niu những bức họa chân dung về mình, do nhóm họa sĩ trẻ TP HCM vẽ tặng, tươi cười nói: "Vậy là phòng tư liệu hình ảnh của tôi sẽ có thêm nhiều bức họa tuồng mà tôi ưng ý". Ở tuổi 80, đôi mắt đã mờ đục, muốn đọc, ông phải dùng đến kính lúp. Thế mà chưa bao giờ ông có suy nghĩ thôi không sáng tác, viết lách.

Nguyện vọng cuối đời của ông là xây dựng một phòng trưng bày những hình ảnh tư liệu, tạo không gian đặc trưng của hát bội đối với những ai yêu thích bộ môn nghệ thuật này. Và trên hết vẫn là hiệu quả của việc trao truyền những kinh nghiệm quý báu cho thế hệ trẻ, để họ biết nâng niu, gìn giữ giá trị nghệ thuật hát bội của dân tộc.

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Nguồn tin: tcgd theo NLĐ
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.

 

NSND Trọng Hữu lý giải vì sao thế hệ vàng sân khấu cải lương vẫn còn ăn khách?

Trong ngày lãnh đạo TP HCM tổ chức gặp gỡ văn nghệ sĩ tiêu biểu, NSND Trọng Hữu đã trao đổi với PV báo Người Lao Động về suy nghĩ của ông về thế hệ nghệ sĩ vàng của sân khấu cải lương dù đã U80 vẫn còn được khán giả mến mộ.