23:36 PDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 131

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 127


Hôm nayHôm nay : 35515

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1107712

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 76923090

Trang nhất » Tin Tức » Gìn Vàng Giữ Ngọc

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

Xem tiếp...

NSƯT Thanh Nam: Không có ngôi sao, cải lương dễ "chết"

Đăng lúc: Thứ ba - 11/09/2018 12:28 - Đã xem: 3827
TN

TN

Danh hài Thanh Nam nhiều ngày qua rời Kiên Giang đi về giữa TP HCM và Long An để "ngồi ghế nóng" Liên hoan Cải lương toàn quốc 2018. Dịp này, ông đã trải lòng với những suy nghĩ của một danh hài được đông đảo khán giả yêu thích.
Save On Airport Parking

.

 


NSƯT Thanh Nam Đừng để cải lương đi vào ngõ cụt - Ảnh 1.

NSƯT Thanh Nam

* Phóng viên: Điều gì khiến ông trăn trở, dù ngồi xem liên hoan vốn là ngày hội của giới nghệ sĩ cải lương nhưng ít thấy ông cười?

- NSƯT Thanh Nam: Tôi không vui nổi khi nghĩ về phận mình. Từ tháng 2 năm nay, tôi đã chính thức nghỉ hưu, không còn là nghệ sĩ của Đoàn Cải lương Nhân dân Kiên Giang, không còn là trưởng đoàn. Nhìn tiền đồ của sân khấu cải lương hôm nay, tôi thật sự không khỏi chạnh lòng. 

Có thể nói, liên hoan năm nay có nhiều cải tiến trong cách tổ chức, những cam kết để sự đổi mới từ cách chấm giải, nhận xét, đánh giá sẽ hướng tới chất lượng chung của vở diễn, vai diễn. Nhưng nói thẳng một điều mà nhiều khi trong ngày hội vui của giới nghệ sĩ người ta thường né tránh, đó là sân khấu cải lương đã đi tới ngõ cụt.

* Ngay lúc cả nước có hai sự kiện lớn: 100 năm sân khấu cải lương và Ngày truyền thống sân khấu VN gần đến, ông có nghĩ về nguyên nhân?

- Bệnh nhiều, dồn thuốc nhiều nhưng rồi vẫn triền miên khó thoát khỏi bệnh. Lâu nay ai cũng nói sàn diễn cải lương có chết thì chỉ ở đô thị, nơi có nhiều lựa chọn giải trí nên khán giả không đến rạp. Nhưng xin thưa, hiện ở các tỉnh, thành miền Tây, mảnh đất nuôi sống cải lương, nhiều người cũng đã quay lung với bộ môn này. Diễn phục vụ theo chỉ tiêu của nhà nước khán giả còn không xem, nói chi đến bán vé. 

Buồn khi nói thẳng điều này dù đang chào đón hai sự kiện kể trên nhưng không nên che dấu, ngụy biện, mà cần nói ra để nhìn thấy đâu là nguyên nhân. Tôi cho rằng chính vì không có chiến lược cứu cải lương như lộ trình thầy thuốc cứu bệnh nhân qua từng giai đoạn nên dẫn tới nguy cơ lờn thuốc.

NSƯT Thanh Nam: Không có ngôi sao, cải lương dễ chết - Ảnh 2.

NSƯT Thanh Nam, Quế Trân và nhạc sĩ Văn Môn tại Liên hoan Cải lương toàn quốc 2018

* Trước khi trách người thì nên tự trách mình. Ông thấy mình đụng phải hạn chế nào khiến cơ chế hoạt động của cải lương miền Tây đi vào ngõ cụt?

- Tôi luôn tự hào là người xé rào mà làm. Hồi nào tới giờ, chỉ tiêu của nhà nước yêu cầu mỗi đoàn phải diễn phục vụ từ 50 đến 100 suất trên khắp địa bàn các ấp, xã, huyện thị, để tạo công ăn việc làm cho đoàn, đồng thời phục vụ bà con nông dân. Nhưng từ năm 2006, tôi đã nhìn ra lỗ hổng của việc làm kém hiệu quả này. Có nhiều suất diễn bà con nông dân không xem, chỉ lèo tèo vài ba chục người, rồi nghệ sĩ cứ hát, cứ diễn, hết thì cuốn đồ về, còn không ai xem thì cũng chẳng ảnh hưởng gì vì đã lãnh lương theo cơ chế. 

Tôi phá rào, xin được tài trợ thêm ngân sách để tăng cường ngôi sao. Phải có ngôi sao thì bà con mới hứng thú đến xem, hiệu quả hoạt động mới thực sự đúng nghĩa. Ở trên không rót thêm kinh phí thì tôi gom ba, bốn suất lại thành một suất thật mạnh. Thà diễn ít mà suất nào cũng đông. 

Cụ thể sau liên hoan, hội diễn, tôi đi xin tiền tài trợ 200 triệu đồng mỗi đợt, đưa cả đoàn lên thuê Nhà hát Lớn TP HCM để diễn phục vụ khán giả đô thị. Đó là vở "Dòng nhớ". Anh em nghệ sĩ hớn hở lắm, vì được đứng trên sân khấu sang trọng ca diễn, vị thế nghề nghiệp cũng tăng. Từ đó tôi đề xuất hướng giải quyết để cứu cải lương khi nó mới chớm bệnh. Nghĩa là phải có yếu tố ngôi sao. Bỏ qua yếu tố này, cải lương sàn diễn chết.

NSƯT Thanh Nam: Không có ngôi sao, cải lương dễ chết - Ảnh 3.

NSƯT Thanh Nam, Lê Chức, Thanh Tuấn và đạo diễn Quốc Khánh (Đoàn cải lương Hương Tràm) tại Liên hoan Cải lương 2018

* Nhưng để đào tạo ngôi sao và khiến họ gắn bó với đoàn hát của địa phương là vấn đề nan giải?

 

- Phải học cách ông bà bầu xưa, cưng ngôi sao vì họ là nguồn sáng mang lại hiệu quả cho đoàn hát. Ta cứ kêu gọi chung chung, mà ngôi sao thì có một thời, ai mà hy sinh để uống nước lã đi hát với mình?

* Bây giờ nhìn rõ những hạn chế đó, không lẽ ông bỏ mặc nghề nghiệp của mình, bỏ mặc chiếc nôi nghệ thuật cải lương nuôi ông biết bao năm?

- Tôi nghẹn lời. Cái nghề mình nâng niu không thể vì những hệ lụy đó mà cam chịu. Tôi nghỉ hưu nhưng sẽ không rời trận địa. Sắp tới tôi sẽ chính thức đề xuất lên UBND Kiên Giang cho thành lập đoàn cải lương xã hội hóa của tỉnh. Tôi sẽ "đứng mũi chịu sào", quy tụ lực lượng sao, tăng cường yểm trợ cho dàn diễn viên trẻ của tỉnh. Vì theo chủ trương, nhà nước sẽ sáp nhập các đoàn hát về trung tâm văn hóa. Tỉnh nào có đoàn cải lương cũng đều rầu rĩ khi nghe tin này. Và đó là lý do vì sao năm nay Bến Tre, Tây Ninh đến giờ chót không tham gia liên hoan. Tính tôi hễ nói là làm và làm cho đến chết, chứ không chỉ nói cho có.

 

Bài và ảnh: Thanh Hiệp
 
  •  

Nguồn tin: tcgd theo NLĐ
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.