Là
“con
nhà
nòi”
nên
không
lạ
khi
Minh
Hoàng
bén
duyên
cùng
nghệ
thuật.
Ba
anh
là
nghệ
sĩ
Duy
Phước,
diễn
viên
và
nhạc
công
đờn
Violin,
từng
tham
gia
đoàn
Văn
công
Quân
khu
9
trước
khi
gắn
bó
với
Nhà
hát
Cải
lương
Trần
Hữu
Trang
(từng
có
thời
gian
làm
Trưởng
Đoàn
1).
Thuở
nhỏ,
Minh
Hoàng
sống
với
bà
ngoại
ở
quê
nhà
Tây
Ninh,
hiếm
khi
gặp
cha
vốn
quanh
năm
suốt
tháng
theo
đoàn
hát.
Không
cần
ai
dẫn
dắt,
sự
yêu
thích
nghệ
thuật
cải
lương
đã
hình
thành
trong
lòng
anh
tự
thuở
nào
không
hay.
Truyền
hình
có
nhiều
chương
trình
mà
anh
chỉ
thích
coi
cải
lương,
cứ
canh
tivi
mỗi
thứ
bảy
để
coi
hát.
Năm
lớp
7,
Minh
Hoàng
lên
Sài
Gòn
sống
cùng
ba
để
tiện
việc
học
hành.
Lúc
này,
ba
anh
đang
là
Phó
Đoàn
2
Nhà
hát
Cải
lương
Trần
Hữu
Trang.
Minh
Hoàng
lại
thường
xuyên
có
dịp
theo
ba
vào
đoàn
coi
hát.
Những
gì
diễn
ra
trên
sân
khấu
càng
lung
linh,
màu
sắc
và
hấp
lực
hơn
hẳn
so
với
những
hình
ảnh
bé
nhỏ,
mờ
ảo
của
màn
hình
vô
tuyến.
Minh
Hoàng
say
mê
ánh
đèn
sân
khấu
từ
đó
và
năm
1988
khi
Nhà
hát
mở
lớp
đào
tạo,
Minh
Hoàng
đăng
ký
dự
thi
lập
tức.
“Lúc
đó
cũng
…
ngán
học
quá
rồi.
Với
lại
mình
cũng
thích
cải
lương
từ
nhỏ
rồi
nên
đăng
ký
thi
luôn
mà
không
hề
cho
ba
biết.
Lúc
đó
là…
làm
liều
vì
thi
mà
không
hề
biết
ca,
không
hề
biết
một
cái
nhịp
nào
hết.
Lúc
tôi
thi
là
thầy
LinhTrung
đờn
cho
ca
đó
chứ.
Thi
đại
vậy
mà
cũng
trúng
vào
lớp
dự
thính.
Năm
đó
đâu
được
77
học
viên
trúng
tuyển
thì
gần
30
dự
thính,
trong
đó
có
cả
Tấn
Giao”,
Minh
Hoàng
kể.
Thời
gian
3
năm
học
tập
và
rèn
luyện
ở
Nhà
hát
thực
sự
là
thử
thách
lớn
với
những
người
quyết
chọn
cải
lương
làm
cái
nghiệp.
“Tôi
nhớ
mãi
lúc
cô
Hai
Kim
Cúc
ngồi
trước
77
học
viên
mới,
đứa
nào
cũng
háo
hức
vì
đã
đặt
những
bước
đầu
tiên
trên
con
đường
thành
nghệ
sĩ,
nói:
Ai
đi
học
cũng
có
một
hoài
bão,
một
ước
mơ
là
sẽ
được
nổi
tiếng.
Mấy
con
ngồi
đây
sẽ
là
77
nghệ
sĩ
tương
lai
nhưng
cô
nghĩ
khi
ra
trường
làm
nghề
có
4
đứa
thành
danh
đã
là
thành
công
của
thầy
cô
rồi.
Lời
đầu
tiên
của
cô
là
đã
khẳng
định
một
môi
trường
khắc
nghiệt
như
thế”,
Minh
Hoàng
chia
sẻ.
Nhưng
tất
cả
đều
là
vì
đam
mê
và
lúc
đầu
ai
chả
hào
hứng.
Rồi
sự
đào
thải
khắc
nghiệt
của
môi
trường
nghệ
thuật
đã
đến
ngay
trong
quá
trình
học.
Nhiều
học
viên
rơi
rụng
dần
dần
và
đến
đầu
năm
học
thứ
hai
thì
những
học
viên
dự
bị
như
Minh
Hoàng
được
thi
vào
lớp
chính
thức.
Anh
cho
biết:
“Chương
trình
học
rất
khắt
khe
nặng
nề.
Suốt
2
năm
đầu,
chúng
tôi
học
ca,
học
vũ
đạo,
thanh
nhạc,
hình
thể,
lý
luận
sân
khấu…,
chỉ
học
và
học
mà
thôi,
không
được
hát
hay
chạy
sô
như
bây
giờ
đâu.
Đó
là
quá
trình
rèn
luyện
khẳng
định
niềm
đam
mê,
sự
kiên
nhẫn
của
người
nghệ
sĩ.
Cho
nên
vào
học
77
mà
chỉ
33
người
tốt
nghiệp.
Có
những
người
rất
giỏi,
có
năng
khiếu
tốt
nhưng
không
đủ
kiên
nhẫn
hoặc
vì
lý
do
nào
đó
mà
bỏ
ngang…”.
Là
một
trong
những
người
đã
đủ
kiên
trì
đi
trọn
bước
đường
gập
ghềnh
đầu
tiên
trên
con
đường
nghệ
thuật,
Minh
Hoàng
rất
trân
trọng
những
hành
trang
được
thầy
cô
trang
bị
trong
nhà
trường:
“Tôi
rất
may
mắn
khi
gần
như
là
khoa
cuối
cùng
được
những
thầy
cô
hàng
đầu
giảng
dạy,
đó
là:
cô
Kim
Cúc,
Phùng
Há,
thầy
Hoàng
Ba,
Út
Trong,
Tấn
Đạt,
Ba
Tu…,
rồi
đến
những
thầy
cô
trẻ
rất
nhiệt
tình
với
học
trò
như
cô
Quỳnh
Mai,
thầy
Linh
Trung…
Nhờ
những
nền
tảng
vững
chắc
được
truyền
dạy
đã
giúp
tôi
tự
tin
làm
nghề
và
khẳng
định
được
cái
tên
Minh
Hoàng
của
riêng
mình
ngày
hôm
nay”.
Không
phải
là
một
cái
tên
nổi
bật,
càng
không
phải
là
một
ngôi
sao
được
khán
giả
hâm
mộ
cuồng
nhiệt
nhưng
rõ
ràng
Minh
Hoàng
tạo
ra
được
những
giá
trị
của
riêng
mình.
Giọng
ca
trầm
ấm,
mộc
mạc,
giàu
cảm
xúc
của
anh
vẫn
rất
khó
quên
ngay
với
cả
những
người
mới
nghe
qua
lần
đầu.
Có
lẻ
đây
cũng
chính
là
lý
do
một
người
không
biết
gì
về
nhịp
nhàng
như
anh
có
thể
trúng
tuyển
vào
lớp
đào
tạo
của
Nhà
hát.
“Ngoài
những
nổ
lực
của
bản
thân,
chút
năng
khiếu
trời
cho
thì
tôi
đều
nhờ
vào
sự
chỉ
bảo
nền
tảng,
bài
bản
của
các
thầy
cô.
Lúc
vào
học
tôi
hoàn
toàn
không
biết
gì,
như
là
trang
giấy
trắng
vậy
nên
thầy
cô
“vẽ”
rất
dễ.
Ngược
lại
có
những
anh
chị
đã
có
chút
vốn
liếng
nghề
nghiệp
rồi
lại
thường
theo
bản
năng
mà
khó
tiếp
thu
những
bài
học
từ
cơ
bản
dẫn
đến
khai
thác
khả
năng
không
đúng”,
Minh
Hoàng
nhận
xét.
Chủ
yếu
được
hát
kép
ca
trong
quá
trình
học
nhưng
Minh
Hoàng
lại
chọn
một
vai
phản
diện
là
Lý
Bình
Khanh
trong
vở
cải
lương
kinh
điển
Tiếng
hạc
trong
trăng
làm
vai
diễn
tốt
nghiệp.
Đây
là
vai
diễn
mà
NSND
Hoàng
Ba
đã
gợi
ý
cho
Minh
Hoàng
khi
anh
muốn
được
thử
thách
mình
ở
những
vai
diễn
đa
dạng
hơn.
Anh
nói:
“Thầy
cô
nói
không
phải
ai
sinh
ra
cũng
làm
vai
chính.
Có
những
nghệ
sĩ
nổi
tiếng
không
phải
từ
vai
chính,
họ
vẫn
được
khán
giả
yêu
mến,
thương
yêu
khi
làm
tốt
vai
diễn
của
mình.
Tôi
thì
chắc
không
làm
được
kép
đẹp
rồi
vì
không
có
đẹp,
được
cái
giọng
ca
thì
nên
chọn
những
vai
diễn
hợp,
có
thể
phát
huy
khả
năng
của
mình.
Chọn
vai
Lý
Bình
Khanh
cũng
là
một
cách
thử
sức.
Và
đến
nay
thì
tôi
vẫn
nghĩ
dạng
vai
độc
mùi
là
hợp
với
mình
nhất”.
Sau
khi
tốt
nghiệp,
Minh
Hoàng
và
các
bạn
đồng
học
đều
được
giữ
lại
tham
gia
vào
đoàn
Xung
Kích
của
Nhà
hát
–
một
sân
khấu
của
riêng
những
người
trẻ
chuyên
làm
công
tác
phục
vụ
khán
giả
ngoại
thành,
vùng
sâu,
vùng
xa,
các
tỉnh,
phục
vụ
các
nhiệm
vụ
chính
trị.
Đây
là
khoảng
thời
gian
không
thể
nào
quên
đối
với
Minh
Hoàng
khi
anh
được
sống
trọn
vẹn
tuổi
trẻ
của
mình
cho
niềm
đam
mê.
Trên
sân
khấu
đoàn
Xung
Kích,
các
nghệ
sĩ
trẻ
không
chỉ
có
cơ
hội
rèn
nghề,
đào
luyện
bản
lĩnh
cho
những
sân
khấu
làm
nghề
sau
này
mà
còn
đem
lời
ca
tiếng
hát
của
mình
đến
với
những
người
dân
còn
chịu
nhiều
thiệt
thòi,
thiếu
thốn.
Cái
tình,
cái
nghĩa
của
khán
giả
đối
với
những
nghệ
sĩ
trẻ
là
điều
anh
vô
cùng
trân
trọng.
“Người
nghệ
sĩ
khi
hát
được
vai
nào
được
khen
là
hạnh
phúc
lắm,
đóng
màn
rồi
mà
cứ
ngồi
nhìn
vô
kiếng
cười
hoài,
không
muốn
bôi
mặt.
Những
lời
động
viên
của
khán
giả,
những
người
bạn
nghề,
những
người
đi
trước
là
vô
cùng
ý
nghĩa
giúp
hun
đúc
sự
máu
lửa
của
người
nghệ
sĩ”,
Minh
Hoàng
bộc
bạch…
Chiêu
Văn
ảnh:
Minh
Hoàng
Ý kiến bạn đọc