03:26 PDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 171


Hôm nayHôm nay : 6741

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1078938

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 76894316

Trang nhất » Tin Tức » Tâm Tư Thành Viên

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

Xem tiếp...

HỮU DUYÊN THIÊN LÝ NĂNG TƯƠNG NGỘ: CHUYỆN NGHỆ SĨ THANH TAO CƯỚI VỢ

Đăng lúc: Thứ năm - 21/09/2017 17:36 - Đã xem: 4080
HT

HT

Trong các thập niên 40, 50, 60 của thế kỷ trước, khán giả ái mộ cải lương thương người nghệ sĩ như con em trong nhà, thường giúp đỡ cơm áo gạo tiền khi gánh hát gặp cảnh thiên tai bão lụt. Nhắc đến thời hoàng kim của Cải Lương, tôi nhớ những cuộc tình đậm đà giữa khán giả các làng mạc xa xôi đối với nghệ sĩ.

Năm 1942, đoàn hát Tân Thiếu Niên về hát ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Sadec. Ngay trong huyện Cao Lãnh và các xã trù phú như Mỹ Thọ, An Bình, Mỹ Ngải, Tân An, Hòa An, Mỹ Long, Mỹ Hiệp, Phong Mỹ, mỗi xã hoặc có thánh thất Cao Đài (Mỹ Ngải), hoặc có chùa Phật (Tân An, Hòa An), miếu bà Chúa Xứ ở voi me Mỹ Thọ, có cả nhà thờ Thiên Chúa  (An Bình) và dân chúng ở cù lao An Tịnh đại đa số theo đạo Hòa Hảo.

Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ: Chuyện nghệ sĩ Thanh Tao cưới vợ
Hoà thượng Tam Tạng

Ông bầu Sinh đoàn Tân Thiếu Niên nghĩ là dân Cao Lãnh tuy theo nhiều đạo giáo nhưng nếu hát tuồng Tiên tuồng Phật cũng thu hút được khán giả

Khi hát tuồng Tam Tạng thỉnh kinh, ông cho 4 nghệ sĩ hóa trang Tam Tạng, Tề Thiên, Bát Giái, Sa Tăng, đi bộ quanh chợ, ông Tề múa thiết bảng, nhào lộn, Bát Giái quơ cào cỏ đuổi theo các em nhỏ và các cô gái làng, Sa Tăng gánh gánh Kinh đi theo Tam Tạng. Có đánh trống đánh chập chỏa như đánh trống múa lân. Đoàn quảng cáo đi về hướng xã Bình Hàng Trung, Bình Hàng Tây, Mỹ Long rồi xuống thuyền máy trở về Cao Lãnh. Trời sắp tối lại mưa giông, anh lái đò máy chạy xã hết ga để mong về đến rạp tránh mưa, vì gấp rút và trời nhá nhem tối, đò máy vướng cột đáy, xoay ngang rồi lật chìm ngay ngoài đầu vàm. Tam Tạng, Tề Thiên, Bát Giái, Sa Tăng kêu cứu vang trời vì họ chỉ biết lội bập bũm, không chìm ngay xuống đáy sông nhưng lội vào bờ thì họ không đủ sức.
 

Hôm đó, hai vợ chồng ông chủ đáy và người làm công chèo ghe ra định giở đáy, thấy mưa giông tắt đèn hai cột đáy nên loay hoay ở lại đốt đèn, nghe tiếng kêu cứu, họ nhảy xuống sông, vớt được thầy trò Tam Tạng.

Tam Tạng – Thanh Tao uống nước sông phình bụng, chết ngất, nhờ mấy người vừa cứu anh xoa bóp, làm hô hấp nhân tạo, anh ói nước ra lênh láng và hồi tỉnh dần. Người chung quanh đến đốt lửa sưởi ấm cho bốn thầy trò Tam Tạng. Người đóng vai Tề Thiên chính là đệ tử của danh ca Thanh Tao, tức nghệ sĩ Thanh Cao, người quê ở Cổ Cò, Mỹ Tho. Anh cũng có giọng ca rất trong rất cao giống như sư phụ Thanh Tao nên lấy nghệ danh là Thanh Cao. Anh Thanh Cao biết lội khá hơn một chút nên lội bám vào ghe đóng đáy, được kéo lên ghe. Tuy không phải uống nước sông nhưng anh bị lạnh run, tưởng không thể sống nổi nữa.

Đêm đó đoàn hát trả vé vì bất thình lình mất tới 4 diễn viên mà trong đó có hai diễn viên danh ca Thanh Tao và Thanh Cao, hai người đóng Tam Tạng và Tề Thiên trong tuồng Bảy Con Yêu Nhền Nhện. Ông Bầu Sinh cho người chèo ghe đi kiếm chiếc đò máy và các diễn viên mất tích trong đêm mưa to gió lớn nhưng vì những người đi kiếm đó không ra ngoài vàm nên không biết Thanh Tao, Thanh Cao và hai em vệ sĩ được cứu. Họ tưởng tất cả đã chìm xuống đáy sông.

Ông Bầu Sinh định sáng ra cho người đi tìm lần nữa và nếu không gặp thì chờ vài ngày, thây ma nổi lên, họ vớt xác, làm đám tang rồi sẽ dọn đi qua bến khác hay trở về Saigon, kiếm thêm diễn viên rồi mới tiếp tục đi hát được. Ông bầu mướn mắy căn nhà sau lầu ông Mười Chuyển trong thị trấn cho đào kép ở tạm, mỗi ngày nấu cho một nồi cơm, canh rau luộc, mắm ruốc xào xả ớt cho anh em trong đoàn ăn cơm hội chờ việc đi kiếm xác bốn nghệ sĩ thầy trò Tam Tạng.

Về phần Tam Tạng – Thanh Tao mắc nạn, anh yếu quá nên dầm mưa ngâm nước một đêm, sáng ra sưng phổi, nóng hầm hập suốt ngày, đứng lên không vững, cháo nuốt không trôi. Ông chủ nhà từ tâm cứu vớt cho anh khỏi chết chìm, lại lo thang thuốc. Ông cho anh một bộ bà ba đen để thay bộ y phục hát của ông Tam Tạng, bà vợ của ông lo nấu thuốc Nam, thuốc Bắc cho Thanh Tao uống và chăm sóc việc cơm nước cho bộ ba Tề Thiên, Bát Giái, Sa Tăng. Vì chìm ghe, cái đầu heo bằng carton trôi mất nên Bát Giái, Tề Thiên, Sa Tăng trở lại với bộ mặt các chàng trai thị thành, tuy ốm yếu không giống thanh niên đồng quê nhưng bộ vó cũng dễ thương. Thanh Cao là người có học nhiều nhất trong số bốn chàng trai thất lạc đội ngũ đó nên Thanh Cao kể lai lịch của mình và các bạn cho ông bà chủ nhà biết.
 

Mỗi khi trúng mùa cá mùa tôm, ông chủ nhà thường tổ chức ăn nhậu và đờn ca với các bạn láng giềng. Ông biết đờn kìm để giải trí, mua vui. Trong nhà, trên vách ông có treo đờn kìm, đờn cò và đờn độc quyền. Khi biết các người được ông bà giải cứu là nghệ sĩ, ông càng quý mến, tận tâm chăm sóc: Ông nói: “Mấy chú chưa được khỏe, cứ yên tâm ở đây dưỡng bịnh, tôi sẽ nhờ người ra chợ Cao Lãnh, kiếm ông Bầu để cho ổng hay là các anh đang ở nhà tôi. Nếu ổng tới rước các chú, tôi mới yên tâm để cho các chú đi.”

Thanh Cao tán thành ý của ông chủ vì anh biết khi gánh hát mất 4 người, nhất là mất hai kép ca thì cũng khó mà mở màn hát được. Vậy nên tạm thời các anh ở lại nhà ông chủ, có thuốc thang, có cơm trắng, cá tươi, lại có cam quýt đầy vườn. Ăn ngon, ở yên vài ngày cũng là điều mà các anh mơ ước hoài mà không được. Theo đoàn hát thì hát hết điểm nầy, dọn qua điểm khác như là dọn đến một ngôi nhà khác, lại phải lo chỗ ăn chỗ ngủ, lo nơi diễn tuồng mới, và nỗi lo nầy là nỗi lo triền miên trong cuộc đời đi hát, không có lấy được một ngày ở không, ăn không nằm rồi như hai ngày vừa qua.

Thanh Cao biết đờn kìm, ca tốt giọng nên anh muốn làm vui lòng ông chủ nhà, anh mượn cây đờn kìm, đờn dạo vài câu.

Ông chủ nhà như người bị ngứa, được gãi đúng chỗ, khoái quá nên nghe Thanh Cao đờn, ông cũng lấy cây đờn cò hòa theo. Bà chủ nghe có đờn ca trong nhà, sẵn rảnh nên nói với chồng là bà cho đi mời các bạn trong nhóm tài tử trong xóm đến chung vui. Bà kêu con gái bắt gà, làm thịt nấu cháo, làm gỏi gà…

Bữa đờn ca tài tử đó thật là hào hứng, vì dân địa phương đờn ca xưa nay thì biết ít bài bản, giọng ca cũng không hay, miễn là vui cười với nhau là được rồi. Nhưng hôm nay có danh ca Thanh Tao và đệ tử Thanh Cao: hai bạn trẻ nầy ca hay quá, giọng ngân vang cao vút rồi vuốt thật nhẹ thật êm vô chữ hò, giống như cho mọi người uống một ly nước cam, ly nước mía ngọt lịm… Tiếng ca của Thanh Tao nghe như tiếng tâm sự nỉ non thấm sâu vào lòng của những người đang ngồi đối diện… Họ nghe Thanh Tao ca vọng cổ một cách say mê, thích thú đến độ không biết là đêm đã quá khuya…Bà chủ nhà muốn kéo dài cuộc vui, nướng thêm khô, đem thêm rượu.
 

Một ông bạn nông dân biết đờn kìm, từ đầu hôm đờn cho Thanh Tao và Thanh Cao ca, bỗng nói:Nè mấy chú, mấy chú ở lại xã nầy đi. Tôi cho một công vườn cam, có huê lợi hẳn hòi… Tôi sẽ cất cho mấy chú một căn nhà, giúp vốn và chỉ cho cách làm ăn, miễn là những đêm trăng sáng như đêm nay, mình lại tụ họp với nhau đờn ca vui chơi. Có thiếu thốn gì thì anh em tụi nầy giang tay ra mà giúp cho mấy chú… Vậy, được hông? Chịu hông?

Ông chủ nhà cũng nói: Mấy chú chịu ở lại làm dân trong xã nầy, tụi tui lo liệu cho mọi bề. Cưới vợ cho mấy chú đàng hoàng… Với giọng ca của hai chú, con gái nghe ca là nó chịu lấy làm chồng liền. Người nông dân thật thà chơn chất, không có môi miếng mà nói gạt mấy chú đâu…(ngưng một chút, ông nói tiếp) Chúng tôi không phải giàu có gì nhưng là người dư ăn dư để, những người có chức sắc trong làng. Lời nói là danh dự mà mấy chú!

Thanh Cao là đệ tử của Thanh Tao, nhìn ông thầy: Sư phụ, anh là thầy của tụi tui, anh có ý kiến ra sao?

Thanh Tao nhìn quanh, anh thấy mọi người cũng nhìn anh chờ đợi ý kiến của anh.

Cô hai Xuyến đứng nép bên cánh cửa, nhìn anh chăm bẳm, tha thiết muốn nghe anh thốt ra tiếng nói chịu ở lại xã nầy. Cô hai Xuyến, cha mẹ giàu có, có vườn cam, vườn quýt, có ruộng lúa, có ghe đóng đáy, có cuộc sống của một con gái phú nông. Cô thấy Thanh Tao khác với những thanh niên trong thôn xóm của cô. Cô nghĩ là nếu Thanh Tao chịu thay đổi lối sống, nếu anh chịu ở lại cái xã Mỹ Long này, cô tin là Thanh Tao sẽ sung sướng và hạnh phúc. Cô thật thà như bao cô gái nông dân khác, nếu lấy chồng mà được cha mẹ chấp thuận thì đó là duyên nợ trời ban. Cha mẹ cô đã cứu sống Thanh Tao giữa dòng sông lớn khi ghe của anh bị sóng gió đắm chìm, đó là ý trời, đó là cơ duyên!

Riêng Thanh Tao thì anh được cô con gái của ông chủ nhà tận tình chăm sóc nên anh cũng có cảm tình với cô Hai và biết ơn ông chủ đã cứu sống anh và tận tâm chữa trị cho anh mau lành bịnh. Suốt ngày cô lẩn quẩn bên Thanh Tao, hỏi thăm chuyện gánh hát, hỏi ý định của Thanh Tao là anh còn muốn tiếp tục đi hát sau tai nạn vừa rồi không? Theo cô thì cuộc sống của nghệ sĩ bấp bênh, không có tương lai, nếu tìm một nghề khác như nghề nông, nghề nuôi vịt, nghề đóng đáy là những nghề mang nhiều lợi nhuận trong xã nầy thì cuộc sống sẽ ấm no hơn, bảo đảm hơn…
 

Khi tâm sự, Thanh Tao cho cô Hai biết là anh xem cuộc đời đi hát, giống như một người theo một cái Đạo nào đó, anh mê cải lương và trung thành với cải lương như người công giáo tin vào chúa, như người có đạo Hòa Hảo tin nơi Huỳnh giáo chủ, như mọi người tin vào đạo và quyết tâm cầu đạo…vì vậy anh theo cải lương cho đến cùng và biết là mỗi lần anh được hát trên sân khấu thì giống như tâm hồn anh một lần được cứu rỗi.

Thanh Tao thấy mọi người chờ đợi câu trả lời của anh sau lời đề nghị của hai người trưởng thượng hiện diện trong cuộc vui, anh biết là lời nói của anh thốt ra sẽ là sự quyết định cho cuộc đời của anh chớ không phải là một sự vui đùa, trả lời cho qua cuộc…

Anh chậm rãi nói: “Xin cho tôi ca hai câu vọng cổ. Đó là nỗi lòng của tôi. Quý bác nghe hai câu vọng cổ nầy rồi, quý bác sẽ nghĩ dùm tôi là nên trả lời ra sao trước lòng ưu ái quý mến của các bác…

Cha của cô Hai Xuyến nói: “Được, để bác đờn cho cháu ca.”

Ông ôm đờn kìm dạo một câu rao. Tiếng nhạc thật êm, ray rứt nghe như tiếng nức nở thở dài… Mọi người lặng yên nghe, một cái im lặng ngột ngạt, một sự đợi chờ… giống như người đi thi chờ nghe số phận của mình được trúng tuyển hay là đã thi rớt…

Tiếng nói lối vô câu vọng cổ của Thanh Tao nghe cao như chiếc pháo thăng thiên vụt sáng bay vút lên trời, tiếng thật rõ, ngân vang lộng lộng như xoáy thấm sâu vào lòng thính giả. Cô Hai Xuyến nín hơi, nuốt từng lời từng chữ phát ra theo tiếng hát ngân dài của người bạn lòng Thanh Tao vì cô thầm nghĩ đó là lời tâm sự của Thanh Tao nhắn gởi cho cô:

Thanh Tao ca:
 

Tiểu thư ôi! tôi tự biết mình trí não ngu si nên khó trở thành thoát nhiên đại ngộ. Nhưng mười bốn, tai đã quen hồi chuông tiếng mõ, mũi đã quen mùi hương bông vạn thọ, bông trang, mắt đã quen nhìn loài thỏ múa bâng quơ khi thấy ánh trăng vàng, và bầy hạc rĩa lông dưới cội tùng bình thản. Ngũ Vân Tự sống âm thầm như quên ngày quên tháng, chỉ có bầy dơi quạ đong đưa trên cành vắng, lâu lâu giựt mình buông cánh khi chùa ở non sâu lanh lảnh…

1 – tiếng chuông hồi… Với muối dưa rau cỏ, người xuất gia cũng đã quen rồi,… Nay tiểu thơ nỡ nào buộc tôi phải về với thị thiềng lắm ngựa nhiều xe thì chẳng khác gì người thả con thuyền không người lái trôi giữa sông mê, chuyện lợi danh như sóng bủa tư bề, còn lòng dục vọng dễ đắm người như con nước xoáy.

2- Nam mô a di đà phật! kẻ tu hành làm sao giữ vàng giữ ngọc, chỉ nguyện suốt đời đi chân đất, với cái bình bát hóa trai, trong những ngày nơi cõi tục, xin được lấy trời làm áo, lấy đất làm mền. Trời không ghét không thương, xin trời cứ thản nhiên mưa nắng. Người tu hành đã quyết diệt trừ ngũ uẩn thì chút thân kết bằng tứ đại có tiếc gì mà ngại nắng e mưa.

Hai câu vọng cổ của Thanh Tao kết thúc, không có tiếng vỗ tay rào rào như những lần ca trước. Chỉ nghe tiếng khóc nấc của cô Hai Xuyến, rồi cô ôm mặt chạy trốn trong buồng.

Ông chủ buông đờn xuống, nhẹ thở dài, mấy người bạn trong bàn tiệc cũng thông cảm lời từ chối rất êm mà nghe đau thấu xương.

Mọi người cũng từng nghe anh Thanh Tao ví cái chuyện anh theo hát cải lương như là theo một đạo giáo, cao cả, đầy tin tưởng, đầy nhẫn nại. Và những người nông dân của cái xã Mỹ Long này, họ làm ăn chơn chất, trong lòng mỗi người cũng có một niềm tin nơi đạo Phật mà họ đã quy y.

Một ông nói: Cháu quyết theo nghề hát thì cũng chẳng có gì xấu. Nếu cháu thành đạt, cháu cũng phải nghĩ đến việc lập gia đình chớ, có phải vậy không?

Thanh Tao nói: Dạ, cháu xin phép được nói thật lòng mình…
 

Cha của cô Xuyến nói: Được, mầy nói thật đi. Mầy có thương ai không? Mầy có muốn cưới vợ ở xã nầy không?

Thanh Tao, giọng cương quyết, rõ ràng: “Dạ, thương! Con xin thú thật là con thương cô Hai, con của Bác. Mà hổng biết cô Hai có thương con không. Nếu cổ thương con thì xin bác cho con ba năm đi lập nghiệp. Nếu trong ba năm mà con không làm nên danh phận gì thì con sẽ bỏ đi luôn biệt xứ. Ba năm sau, con thành danh, con xin được về đây xin cưới cô Hai. Nếu con sai lời thì…xin bác đem cháu ra giữa vàm sông mà trấn nước cho cháu chết, giống như cháu đã chết trong cái đêm bị mưa bão chìm ghe hôm đó.”

Cha cô Xuyến: Được, mầy hứa chắc hả?

Thanh Tao: Dạ, con xin thề…

Cha cô Xuyến: Khỏi thề. Để tao hỏi lại ý con Xuyến. Nếu nó ưng, hai vợ chồng tao hứa gả. Ba năm sau mầy thành đạt hay không cũng phải trở về xã nầy, nếu mầy trốn thì tao sẽ đi kiếm mầy, lôi về đây, đem ra giữa vàm trấn nước. Mầy chịu vậy không?

Thanh Tao: Dạ chịu. Con xin thề…

Một ông nông dân: Cái thằng! Sao ham thề quá. Dân ở đây nói một là một. Nói chắc một lời, vậy thôi, cần gì phải thề.

Cuộc vui như hoa xuân nở rộ sau khi má cô Hai Xuyến ra nói: Hỏi nó, nó nói Ba Má tính sao thì tính, nó nói áo mặc sao qua khỏi đầu…Vậy là nó ưng rồi.

Cô Xuyến trốn biệt trong buồng, hết nghe tiếng khóc mà có tiếng cười rúc rích. Có lẽ mấy đứa em của cổ đang trêu chọc cổ… Mấy ngày sau, khi Thanh Tao và các bạn nghệ sĩ khỏe mạnh, Ông chủ nhà lấy ghe đưa Thanh Tao và ba bạn của anh ra chợ Cao Lãnh để xem đoàn hát còn ở đó không.

Khi ra đến Cao Lãnh, ông thấy anh em gánh hát đang mượn tấm bố lớn, che mái và dựng cột, bông rạp như nơi làm đám ma hay đám cưới. Ông chủ ghe đáy hỏi: Ông Bầu đâu? Mấy anh bông rạp để làm gì?
 

Linh Châu, cháu nội của NS Thanh Tao

Bầu Sinh ra trả lời: Trong đoàn hát của tôi có bốn người bị chết chìm mất xác trong cái đêm mưa bão mấy bữa trước. Chúng tôi đã đi kiếm, cho người chèo ghe khắp nơi kiếm xác không thấy, nên báo cho gia đình biết. Bây giờ chúng tôi đã xin phép Hội đồng xã, lập trai đàn cúng tế các bạn xấu số trước khi đoàn hát dời đi bến khác.

Ông chủ ghe đáy la lớn: Mấy chú tầm bậy quá. Cái chiếc đò máy lật chìm, phải ghim đầu thằng chủ đò máy hỏi nó tại sao? Hỏi những người nó chở đi đang ở đâu?

Bầu Sinh: Thằng chủ đò máy trốn mất rồi… Đò của nó chìm, nó cũng chưa vớt lên được…

Ông chủ ghe đáy: Nè ông Bầu, nhìn kia, mấy thằng đi tới đây đó là ai vậy?

Bầu Sinh nhìn theo ngón tay chỉ, phát la lớn: Thanh Tao! Nó còn sống bây ơi, Thằng Tám Cao nữa, thằng Minh với thằng Dũng vệ sĩ… Trời ơi, tụi bây làm cho cả gánh hát khóc hết nước mắt… Thanh Tao, Thanh Cao, tao rước hai bà má của tụi mầy xuống đây đó, hai bã ở trong đình, mau vô cho má mầy mừng.

Thanh Tao và Thanh Cao chạy bay vô đình. Hai bà má run run bước ra ôm con, khóc ròng…

Bầu Sinh: Dỡ rạp, khỏi bông nữa, không có cúng tế. Tối nay hát thí giàn, tạ ơn Tổ nghiệp với bà con ở cái làng nầy.

Ông chủ ghe đáy: Khoan…khoan dở cái rạp. Đã bông rạp rồi, không có cúng tế thì để tôi đãi tiệc hứa gả con gái của tôi cho thằng Thanh Tao. Có gia đình hai bên đầy đủ, hứa hôn có cả làng và cả gánh hát chứng kiến, vậy có phải vui hông?

Hôm đó thị xã Cao Lãnh như mở hội, vừa tiệc hứa hôn của con gái người giàu nhứt làng Mỹ Long với anh kép ca hay nhứt của gánh hát. Đêm đó hát thí giàn, tuồng Tam Tạng Thỉnh Kinh, Thanh Tao lại được dịp trổ tài trước mặt người con gái mới yêu mình và anh cũng thấy đã gởi lại con tim ở cái xã xa xôi nầy.

Ba năm sau, Thanh Tao là danh ca, chủ gánh hát Thanh Tao. Ông về xã Mỹ Long như lời hứa hôn và cô Xuyến đã trở thành bà Bầu gánh hát Thanh Tao.
 

Lễ cưới rình rang ở xã, tiệc cưới đãi đằng trong ba ngày, ba đêm hát thí cho dân xã xem.

Hai vợ chồng Thanh Tao sanh được hai đứa con danh ca nối nghiệp là: Thanh Nhàn và Thanh Nhã.

Khi bà Thanh Tao mất, ông xuống tóc quy y, làm trụ trì chùa nghệ sĩ ở Gò Vấp. Pháp danh Đại Đức Thích Quảng Minh. Ông viên tịch ngày 11 tháng 9 năm 1987, thọ 73 tuổi, an táng tại nghĩa trang nghệ sĩ Gò Vấp.

Khi tôi về thăm quê hương, niềm vui là tìm lại các bạn bè nghệ sĩ, những người đã cùng tôi sống vui buồn theo nghiệp cầm ca. Chúng tôi vui chung trà, chén rượu, não lòng nhắc lại những kỷ niệm xưa và cùng đèo nhau trên những chiếc xe gắn máy, đến nghĩa trang thắp nhang trên các mồ bạn nghệ sĩ. Chúng tôi mua rượu thịt, bày cuộc đờn ca tài tử bên các nấm mộ, chúng tôi tin là các vong hồn các bạn nghệ sĩ cũng hiển hiện chung vui. Trong tiếng gió, lá reo, biết đâu đó là giọng ca nho nhỏ của anh Thanh Tao, Thanh Cao khi Nguyễn Phương thắp nhang khấn vái trước mồ bạn.

Niềm nhớ không nguôi.

Dĩ vãng là một nấm mồ

Ở đây kỷ niệm đợi chờ hồi sinh.
 

Nghe si Linh Chau, Nguyen Phuong va nghe si Hoang Van

Soạn giả Nguyễn Phương

Tháng 9 năm 2017

 


Nguồn tin: SG Nguyễn Phương - TBO
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.

 

NSND Trọng Hữu lý giải vì sao thế hệ vàng sân khấu cải lương vẫn còn ăn khách?

Trong ngày lãnh đạo TP HCM tổ chức gặp gỡ văn nghệ sĩ tiêu biểu, NSND Trọng Hữu đã trao đổi với PV báo Người Lao Động về suy nghĩ của ông về thế hệ nghệ sĩ vàng của sân khấu cải lương dù đã U80 vẫn còn được khán giả mến mộ.