Thoát
Hoan
chui
ống
đồng
Vở
"Phật
hoàng
Trần
Nhân
Tông"
công
diễn
tối
25/10
tại
rạp
Hồng
Hà
xây
dựng
hình
tượng
vị
vua
lấy
dân
làm
gốc,
lấy
đạo
Phật
an
dân.
Chọn
giai
đoạn
lịch
sử
Đại
Việt
chống
quân
Nguyên
Mông
lần
hai
làm
bối
cảnh,
vở
tuồng
tái
hiện
một
khúc
hào
hùng
của
dân
tộc
và
xây
dựng
hình
tượng
vị
vua
anh
minh,
nhân
nghĩa
Trần
Nhân
Tông.
Hình
ảnh
Trần
Nhân
Tông
(giữa)
là
vị
vua
lấy
dân
làm
gốc,
lấy
đạo
Phật
làm
đạo
muôn
dân.
Tác
phẩm
mở
ra
với
cảnh
Thượng
hoàng
Trần
Thánh
Tông
tranh
luận
với
Trần
Nhân
Tông
về
việc
vị
vua
trẻ
có
lòng
hướng
tới
đạo
Phật.
Ngay
sau
đó,
tin
quân
Nguyên
Mông
lấy
cớ
mượn
đường
đánh
Chiêm
Thành,
kỳ
thực
là
đem
quân
cướp
Đại
Việt
được
truyền
tới.
Trước
tình
thế
đất
nước
đứng
bên
họa
xâm
lăng,
Trần
Nhân
Tông
với
tư
tưởng
"chính
đạo
phải
nhập
thế"
lãnh
đạo
quân
dân
đứng
lên
đánh
giặc.
Ông
coi
việc
đánh
đuổi
ngoại
xâm
là
việc
của
toàn
dân
bởi
vậy
chủ
trì
hội
nghị
Bình
Than
lấy
ý
kiến
quan
quân,
hội
nghị
Diên
Hồng
"trưng
cầu
dân
ý"
các
vị
bô
lão
cả
nước.
Vị
vua
của
muôn
dân
lắng
nghe
từng
lời,
không
ngần
ngại
ngồi
bệt
uống
bát
nước
của
con
dân
mang
tới.
Nhờ
truyền
được
chí
khí
cho
quan
quân,
có
sự
đồng
tâm
hiệp
lực
trong
lòng
dân,
vua
tôi
nhà
Trần
đã
chiến
thắng
quân
Nguyên
Mông
hùng
mạnh
lúc
bấy
giờ.
Tư
tưởng
nhân
nghĩa
của
Trần
Nhân
Tông
được
khắc
họa
qua
chi
tiết
ông
cho
chôn
tướng
giặc
Toa
Đô,
bởi
đây
là
một
vị
tướng
lẫy
lừng
trong
bao
trận
mạc.
Nhân
vật
Thoát
Hoan
(chui
ống
đồng)
được
thể
hiện
sinh
động.
Đất
nước
thái
bình,
Trần
Nhân
Tông
thoái
vị,
nhường
ngôi
cho
Anh
Tông,
rồi
lui
về
làm
Thái
Thượng
hoàng,
chuyên
tâm
nghiên
cứu
Phật
giáo.
Ngài
thành
lập
Thiền
phái
Trúc
Lâm
Yên
Tử,
căn
dặn
vua
quan
trị
vì
đất
nước
phải
lấy
dân
làm
gốc,
lấy
đạo
Phật
làm
đạo
của
muôn
dân.
Làm
nên
thành
công
của
vở
diễn
là
sự
nhiệt
huyết
của
các
nghệ
sĩ
Nhà
hát
Tuồng
Việt
Nam.
Trên
sân
khấu,
nghệ
sĩ
Trần
Long
diễn
suốt
hai
tiếng
để
cho
ra
chất
nhân
từ,
anh
minh
của
Phật
hoàng.
Những
đặc
trưng
của
nghệ
thuật
tuồng
thể
hiện
trong
màn
diễn
của
nhân
vật
Thoát
Hoan.
Các
động
tác
như
múa
bê,
xiên,
lỉa,
lăn
được
trình
diễn
nhuần
nhuyễn.
Tuy
nhiên,
những
đoạn
đậm
chất
tuồng
như
vậy
không
có
nhiều
trong
vở.
Vì
ít
cảnh
khắc
họa
nội
tâm,
điểm
nhấn
lại
nằm
ở
những
hội
nghị,
tinh
thần
đoàn
kết
chiến
đấu
với
giặc
ngoại
xâm
nên
vở
diễn
mang
cảm
giác
như
một
khúc
ngợi
ca
chiến
công.
Sẽ
tròn
trịa
hơn
nếu
tác
phẩm
khắc
họa
nội
tâm
của
Trần
Nhân
Tông,
nhằm
sáng
rõ
hơn
tính
nhân
từ,
anh
minh
của
vị
vua.
Phật
hoàng
Trần
Nhân
Tông
do
Nhà
hát
Tuồng
Việt
Nam
biểu
diễn,
theo
kịch
bản
của
Phạm
Văn
Quý,
NSND
Trần
Ngọc
Giàu
đạo
diễn.
Tác
phẩm
thực
hiện
để
kỷ
niệm
707
năm
ngày
nhập
niết
bàn
của
Phật
hoàng
Trần
Nhân
Tông.
Lam
Thu
Ý kiến bạn đọc