15:09 PDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 126


Hôm nayHôm nay : 23096

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1095293

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 76910671

Trang nhất » Tin Tức » Tìm Hiểu Nghệ Thuật

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

Xem tiếp...

Nhà quê & Bài ca vọng cổ

Đăng lúc: Thứ hai - 15/10/2012 05:46 - Đã xem: 5553
Nhà quê & Bài ca vọng cổ

Nhà quê & Bài ca vọng cổ

Nhắc tới nhà quê, ai ai cũng nghĩ người nhà quê mê cải lương và đặc biệt là bài ca vọng cổ. Bài ca vọng cổ, ai cũng biết, ai cũng có thể ca được mà không cần phải qua trường âm nhạc nào. Trẻ nhỏ ca, người lớn ca, thanh niên ca, phụ nữ ca. Mọi người khi có hứng là cất lên lời ca. Ca nơi trại ruộng, trên sông nước hữu tình. Ca trong những đêm đám cưới, đám giỗ. Ca trong mùa cắt gặt. Ca trong lúc giăng câu, giăng lưới giữa đồng nước mênh mông.
 

(Ảnh pvhung)

Bài ca vọng cổ là một trong những bài ca quen thuộc làm khuây khỏa nỗi lòng, làm nhẹ đi gánh nặng cực nhọc qua những mùa màng nắng cháy mưa dầm. Người ta không cần thuộc nguyên vẹn lời ca, không cần tiếng đàn, cứ có chút cảm hoài, có chút vui vui là cất lên tiếng ca vang vang cùng trời trăng mây nước. Cái đặc biệt nữa là dân ruộng khi cất giọng ca vọng cổ là ca rất tự nhiên, không thẹn thùng, không mắc cỡ và không sợ ai chê mình ca dở. Có lẽ nhờ vậy mà sáu câu vọng cổ rất gần gũi thân thiết với dân quê không rời được. Vào những năm thập niên 1940-1950, ở làng Bình Hòa còn có tên là Mặc Cần Dưng, tại vàm mương Ông Nhà Lầu, một chủ điền rất lớn, nơi đây ngày xưa ông có xây một nhà lầu bằng gạch đá đồ sộ với cổng tam quan như một lâu đài;  rồi ly loạn những năm 1945, căn nhà này bị các phe phái tranh quyền đốt cháy rụi nhưng còn được nhà kho ba bên bốn bề tường nhà đóng khói loang lỗ; nhà kho này có thời được mở lớp học do cậu Chín Nhậm dạy cho học trò trong xóm có nơi đi học. Trước mặt nhà lầu có khoảng sân khá rộng; các ghe hát sơn đông mỗi khi lưu diễn qua vùng này lúc nào cũng ghé lại diễn cả tuần lễ hầu bán thuốc cao đơn huờn tán và buổi hát sơn đông nào cũng được dân trong xóm rủ nhau đến coi rất đông. Bọn con nít tụi tôi hồi ấy mê coi sơn đông dữ lắm; mỗi xế chiều mà nghe tiếng trống đánh tung tung là chúng tôi ngồi không yên, cách nào cũng ráng đi coi cho bằng được. Lúc bấy giờ, vùng này có cậu Ba Cẩn nhà ở gần cầu ông Xã Cương đứng ra lập gánh hát cải lương và mượn kho nhà bị cháy này làm rạp hát. Nhớ hồi ấy tôi còn rất nhỏ, nhưng tối nào cũng xin theo mấy anh chị tôi đi coi hát. Tôi còn nhớ cũng có sân khấu, có kéo màn nhiều lớp, có đèn màu làm bằng những chiếc đèn manchon thắp bằng dầu lửa và che bên ngoài những lồng bằng giấy màu xanh, đỏ, vàng để mỗi khi cần đổi màu, gánh hát có người lanh tay thay những chụp đèn màu ấy làm cho sân khấu rất là cải lương. Lúc bấy giờ tôi thường được coi các đào kép  gánh hát của cậu Ba Cẩn hay hát các tuồng Nguyệt Thu Nga, Phạm Công Cúc Hoa, Lâm Sanh Xuân Nương, Ni Cô Diệu Thiện, Quan Âm Thị Kính và hồi đó nhiều người lớn cũng hổng để ý ai là soạn giả soạn ra các vở tuồng này. Gánh hát của Cậu Ba Cẩn giống như gánh hát chầu, cứ hát hoài một chỗ, ít dời đi nơi khác có lẽ vì lúc bấy giờ gánh hát nghèo, không có ghe xuồng chuyên chở đồ nghề như rèm màn, cánh gà, tranh vẽ tuồng tích, đèn đuốc và nhất là sân khấu, ghế ngồi rất bề bộn. Một trong những bài vọng cổ mà tôi được nghe các đào kép trong gánh hát của cậu Ba Cẩn thường hay hát là bài Sầu Vương Biên Ải; sau này mới biết bài hát này của tác giả Thái Thụy Phong, người quê quán Tân Châu (Châu Đốc), với câu nói lối rất quen  mà ai ai khắp các nơi làng quê lúc bấy giờ đều thuộc nằm lòng: “Nói lối: Nhìn trời hiu quạnh rừng đêm sương gió lạnh. Chốn quê nhà lòng chạnh nỗi niềm riêng. Em ơi muôn dặm xa xôi xin em giữ vẹn hương nguyền để cho người cô lữ khỏi mang niềm tủi hận. Câu 1: Thâu canh hồn ngơ ngẩn nhìn ánh trăng khuya soi lặng lẽ giữa đêm trường…… Cảnh vật mơ màng say giấc điệp giữa trời sương. Chạnh nỗi lòng người viễn khách cô đơn ngoài biên ải lạnh lùng sầu vương theo ngọn gió...”(1) Thời xa xưa ấy, bên cạnh trường Tiểu Học Bổ Túc Bình Hòa, có ngôi đình thờ Thần Thành Hoàng và lâu lâu cũng có gánh hát cải lương về hát cho dân trong làng coi. Dân trong nhà quê dường như ai cũng mê cải lương. Cứ chiều chiều có chiếc xe lôi chở những người đi rao bảng với trống đánh lung tung quảng cáo tối hát tuồng gì, thì ôi thôi ai ai cũng nôn nao trông cho mau tối đặng đi coi hát. Làng Bình Hòa lúc bấy giờ chỉ có vài ba nhà làm ruộng thuộc hạng đại điền chủ với lúa ngàn mới có dàn máy hát dĩa hiệu Colombia, như nhà cậu Ba Sáng gần mương Nhà Lầu, nhà ông Hai Huấn, ông Hai Nguơn bên kia rạch Mặc Cần Dưng, cũng như nhà cậu Bảy Tý bên này sông là có máy hát loại quay dây thiều và đầu máy gắn kim hát làm bằng loại kim loại sáng. Hát hoài trên dĩa hát như vậy kim cũng phải mòn và khi kim mòn thì tiếng hát trong dĩa phát ra hơi rè rè, lúc bấy giờ người ta đem những cây kim cũ này ra mài lại trên đá bùn cho bén và bắt đầu dùng lại cho đến khi nào kim bị mòn và cứ tiếp tục mài tiếp hoài cho tới khi kim hết hát được mới thôi. Ngày cũng như đêm lúc nào bà con trong xóm cũng nghe văng vẳng bên tai những tuồng cải lương xưa với những lớp vọng cổ xen lẫn những bài ca ngắn như Nam ai, Xàng xê, Đảo ngũ cung, Bình bán chấn vân vân . Dường như hồi thời ấy ở làng quê không có môn giải trí nào khác ngoài dàn máy hát và những tuồng cải lương xưa, nên đây là môn giải trí duy nhứt của dân quê sau một ngày cày sâu cuốc bẫm trên đồng. Nhớ thủa ấy thịnh hành nhứt là tuồng Lâm Sanh Xuân Nương và Nguyệt Thu Nga. Riêng Nguyệt Thu Nga dù có trên năm sáu chục năm nhưng câu nói lối vào bài vọng cổ này tôi vẫn còn nhớ hoài: “Khoan khoan bớ Nguyệt Thu Nga, cái tên mà đã sáu năm qua nó đã đơm bông nở nhụy trong quả tim vàng…” Quả đúng là cải lương. Những chữ “đơm bông nở nhụy”, “quả tim vàng” rất mực văn hoa không có thật ngoài đời mà chỉ có trong các bản vọng cổ, các tuồng cải lương. Thành ra, khi có ai ngỏ lời yêu đương với những câu nói hay viết thơ với những lời lẽ văn hoa bóng bẩy như thế thì người nghe được thường buông lời chê bai là thằng đó hoặc con nhỏ đó cải lương quá mạng. Ngoài các dĩa hát, những dàn hát máy quay dây thiều với kim mòn phải mài lại mà dùng cùng những gánh hát dựng lên nơi các địa phương như vừa kể, tôi còn nhớ vào những năm thập niên 1950 nơi các làng quê còn hay có các ban đờn ca tài tử. Các ban đờn ca này do các thanh niên hoặc người có tuổi tác mê đờn ca đứng ra họp lại đờn ca chơi cho vui. Người thì chuyên đờn cò, người đờn gáo, người giữ chỗ đờn tranh, người phụ trách đờn lục huyền cầm, người chơi đờn kìm, người giữ nhịp song lan, rồi có thêm vài ba người luân phiên nhau ca những bài ca đã thuộc nằm lòng từ hồi nào tới giờ nên họ ca rất dễ dàng nếu không muốn nói là họ ca rất hay và rất mùi mẫn. Ca vọng cổ muốn hay là phải có giọng ca thiệt là mùi; mà giọng ca thiệt là mùi hổng phải ai cũng có được dù có tập luyện dày công cũng khó lắm; dường như giọng ca mùi là do trời phú cho một người nào đó có giọng ca mùi chứ không phải ai muốn là được. Tương tự, ngón đàn mà tươi cũng do trời phú cho chứ tập luyện không thôi mà không có thiên phú dù đờn có hay, đúng nhịp, tỏ ra sành sỏi nhưng trong tiếng đàn thiếu cái vẻ tươi của những chỗ lên bổng xuống trầm.

pic

Ban đờn ca tài tử

Lúc bấy giờ, ở khúc mương Nhà Lầu, làng Bình Hòa (Mặc Cần Dưng) có ban đờn ca của Ba Bảo, Tư Cầm, Ba Diêu, Hai Khị, Tư Siêu, Hai Lù rồi dài ra tới ngoài xóm cầu mương ông Xã Cương có Tư Trước, Năm Xàng ca vọng cổ rất mùi. Các anh chị trong ban đờn ca này mỗi người một tài riêng họp lại thành ban đờn ca tài tử ca hát chơi mỗi khi có đám cưới đám giỗ mời là họ kéo nhau xách đờn tới vui chơi và ca hát cho bà con nghe mà hổng lấy tiền bạc gì ráo trọi. Còn vô trong xã xa xa như xã Vĩnh Hanh, Hang Tra mãi tuốt biệt trong xa khỏi chợ Vàm Xáng (Cần Đăng) có ban đờn ca tài tử do Hai Lê đờn ca cũng mùi lắm. Sau này khi gia đình tôi hồi cư về vùng Tân Bình (Lấp Vò) vào những năm 1955-1960, miệt Rạch Trầu, Rạch Dược, Xáng Nhỏ, rạch Xẻo Da, rạch Bà Chánh có ban đờn ca tài tử gồm các anh Năm Điện chơi đờn cò, đờn tranh rất nhà nghề, anh Sáu Thưởng đờn lục huyền cầm, anh Tư Chương đờn kìm. Ngoài ra, còn có Hai Lữ, Hai Khá, Út Lôi chơi đờn lục huyền cầm rất tươi. Trên miệt Xẻo Tre có Sáu Bành, Út Khỏe đờn lục huyền cầm cũng êm lắm. Còn giọng ca thì nhiều lắm. Anh Tám Ẹo chuyên vọng cổ rất mùi. Anh Bảy Hé thủ món bản vắn như đảo ngủ cung, hướng mã hồi thành. Anh Bảy Huẩn chuyên trị món xàng xê, nhứt là bài “Tống tửu Đơn Hùng Tín” mà anh đã ca rồi là hết sẩy, hổng ai ca bằng. Lớp trẻ trẻ hơn, thuộc hàng con cháu các anh chị trên có Tư Kế, Ba Tâm, Hai Dũng, Tư Yên, Hai Ếch… thì món nào mấy cháu này ca cũng được. Ngoài ra, hồi thời đó có con anh Sáu Tung, là cháu Liệt, dù mới có chín mười tuổi mà cháu đã cất giọng nói lối để vào câu vọng cổ là coi như bà con ai ai cũng ngồi im lắng tai nghe để khi cháu xuống chữ xề là vỗ tay giòn hết biết. Cháu có khiếu ca từ nhỏ và ca rất mùi nhưng sau đó lớn lên cháu không ca nữa vì ở nhà quê ca chơi thì được nhưng ít ai cho con cái theo nghiệp cầm ca tài tử thứ thiệt vì sợ con cái mà nhứt là con gái long đong trời nước lắm.

pic

Ở làng tôi hồi đời trước nghe ông bà xưa kể lại ở tuốt trong miệt giáp nước, khỏi chợ Bồ Hút một đỗi, có cô đào Thanh Hương  gốc gác ở đây hát rất hay, ca rất mùi mà mỗi lần cô về thăm quê là bà con xúm lại thăm chật nhà và khi nào trên Long xuyên có gánh hát Thanh Hương- Kim Chưởng về hát là hết cả xóm rủ nhau bao một chiếc xe lôi gắn máy đi mười mấy cây số lên Long Xuyên coi cho bằng được Thanh Hương hát. Vui lắm! (Còn tiếp)

Tác giả bài viết: tanogiaoduyen
Nguồn tin: Lương Thư Trung
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.

 

NSND Trọng Hữu lý giải vì sao thế hệ vàng sân khấu cải lương vẫn còn ăn khách?

Trong ngày lãnh đạo TP HCM tổ chức gặp gỡ văn nghệ sĩ tiêu biểu, NSND Trọng Hữu đã trao đổi với PV báo Người Lao Động về suy nghĩ của ông về thế hệ nghệ sĩ vàng của sân khấu cải lương dù đã U80 vẫn còn được khán giả mến mộ.