05:12 PDT Chủ nhật, 28/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 155

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 149


Hôm nayHôm nay : 8125

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1116409

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 76931787

Trang nhất » Tin Tức » Tìm Hiểu Nghệ Thuật

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

Xem tiếp...

Những Bước Đầu Khó Khăn Của Sân Khấu Cải Lương Hải Ngoại

Đăng lúc: Thứ năm - 15/11/2012 17:08 - Đã xem: 8154



Giữa buổi họp thu hẹp trong phạm vi nội bộ, anh em giành nhau phát biểu những sáng kiến “độc đáo” nhằm cứu vãn sân khấu Cải Lương hải ngoại. Dũng Thanh Lâm, một trong ba kép đẹp trai (Thành Được, Hùng Cường, Dũng Thanh Lâm), làn hơi trầm bỗng, truyền cảm, k‎ý giao kèo cao nhất nước từ 3 triệu tới 4 triệu rưỡi vào cuối thập niên 60, nêu lên tinh thần hy sinh cá nhân:


- Theo tôi, muốn có phương tiện hát lâu dài, chúng ta hủy bỏ cái khoản nhận thù lao. Chúng ta cùng đồng ‎ý “hát chùa”, hoặc nếu có lấy, lấy tượng trưng, đủ tiền đi xe lửa thôi. Hữu Phước sành sỏi hơn, phân tích tỉ mỉ: - Vấn đề không phải thù lao ít hay nhiều. Không phải hy sinh trơn tru như Dũng Thanh Lâm vừa nói mà có thể trình diễn trường kỳ. Vấn đề là phương tiện sân khấu thiếu thốn mọi mặt. Tôi kể vài khuyết điểm để anh em nhận xét và điều chỉnh những khuyết điểm đó nếu thật dấn thân vì nghề nghiệp. Khuyết điểm đầu tiên hãy nhìn nhận rằng kỹ thuật sân khấu Cải Lương ở đây vô cùng tạp nhạp. Tranh cảnh trang trí sơ sài, họa sĩ vẽ bừa bãi, không phù hợp với không gian của vở tuồng. Cảnh nghèo không ra nghèo, cảnh giàu không ra giàu. Thiếu chuyên viên trong nghề nên nghệ thuật dàn cảnh vừa chắp vá vừa tỏ ra kinh thường khán giả. Cảnh màn một dựng cho cốt truyện xảy ra ở thôn quê, nhưng vẫn xài tiếp tục ở màn hai, màn ba cho cốt truyện diễn ra nơi đô thị. Thành phố xe cộ dập dìu, các tòa nhà binh-đinh cao ngút, hoạt cảnh rộn rịp, nhưng lại lấy cảnh đồng quê vắng vẻ, đàn cò bay giữa lưng trời, bầy trâu hồn nhiên gặm cỏ thay thế cảnh thành phố. Người xem sẽ có ấn tượng chướng tai gai mắt. Người có trực tính xây dựng, thẳng thắng chỉ trích chúng ta: các anh làm ăn thiếu trách nhiệm, viện cớ khó khăn về mặt kỹ thuật bởi nhân tài kẹt hết trong nước, cho nên cứ mặc sức múa gậy vườn hoang, chắp nối đầu gà đít vịt, bán vé lấy tiền bỏ túi theo lối ăn giựt, bỏ chạy. Ánh sáng sân khấu Cải Lương, loại ánh sáng “trộn màu” theo quy luật: xanh pha đỏ, vàng pha tím, hồng pha xanh lục… Khi bắt đầu đờn rao nói Lối hay Thán “gối” đầu bản Vọng Cổ, đèn chuyển từ sáng trắng sang xanh lợt. Vừa lấy hơi vô Vọng Cổ, ánh sáng chuyển qua xanh đậm. Xuống Vọng Cổ dứt ”lái” Hò, đèn bật qua màu đỏ. Diễn viên ca dứt câu một, ngân chữ Cóng, ánh sáng quay trở về màu vàng lợt. Pha màu, trộn màu, đổi màu trên sân khấu, người chuyên viên đó phải sống với Cải Lương tối thiểu 3, 4 năm, rành nghề, một loại chuyên viên có năng khiếu thẩm mỹ sân khấu: buồn pha màu gì, giận màu gì, vui màu gì và hờn ghét thay đổi ánh sáng màu gì, v.v. Tôi xin kể luôn những thiếu sót về giàn nhạc. Trên lãnh vực sân khấu, nhạc là yếu tố chánh, đóng vai trò nòng cốt với nhiệm vụ ”đưa hơi, bè hơi” giúp ca sĩ cất lên tiếng hát và diễn xuất theo lời nhạc sĩ đã đặt thành bài bản. Ca sĩ hát mà không có đờn phụ họa nghe rất chướng tai. Và lời nhạc chẳng bao giờ trở thành nhạc nếu không có tiếng đờn tạo ra âm thanh, điệu nhạc. Ở Pháp và Hoa Kỳ, người Việt biết chơi đờn Vọng Cổ chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Gần hai triệu người tị nạn, tổng số người biết đờn cổ nhạc có tính cách tài tử, nghĩa là đờn đủ bài bản có khoảng 7 người: 1 người ở Paris, 2 người bên Mỹ, 2 người bên Úc, và 2 người bên Gia Nã Đại. Còn như tìm một tay đờn cỡ nhạc sư, đờn “nghề” như Năm Cơ, Văn Vĩ, Hai Thơm, Út Trong, Hai Biểu, Bảy Bá chắc có lẽ phải chờ thêm nhiều năm nữa. Trong khi đó một đoàn Cải Lương, nhu cầu của giàn đờn đòi hỏi từ 6 đến 11 cây đờn. Tối thiểu cũng phải 6 cây. Thế nhưng chúng ta qui tụ chỉ được có hai cây đờn, một cây guitare và một cây tranh. Hai cây đờn gồng cho một sân khấu, tiếng nhạc nghe lỏm chỏm, làm nguội lạnh một buổi trình diễn văn nghệ. Người ca không hứng thú, người nghe cảm thấy chán phèo vì nó có vẻ gượng gạo, mất đi sức hấp dẫn của một bộ môn vốn màu mè, rườm rà về mọi phương diện. Nhưng biết làm sao hơn khi mà đời sống tha hương còn hàng trăm việc phải lo: nào mướn nhà, kiếm việc làm, thi bằng lái xe, học tiếng Pháp, học nghề, lo nuôi con cái, mua sữa, quần áo, sách vở, v.v.. Lo lắng, ngỡ ngàng, phập phồng lo sợ không biết tương lai rồi đây có đủ khả năng hội nhập vào xã hội xứ người không? Lo kiếm tiền, kiếm thật nhanh gởi thuốc men, gởi quà về nuôi người trong nước. Lo không có việc làm, sợ thất nghiệp dài dài, ngoại ngữ mù tịt, rồi lấy gì mà sống? Đó là những tâm trạng chung chung trong những ngày tháng đầu tiên đặt chân đến Pháp. Ai có thì giờ tập dợt, ngồi ôm đàn khảy từng tưng sáu câu Vọng Cổ? Ai có thời giờ rảnh đảm đang những buổi văn nghệ phục vụ đại chúng có tính cách “ăn cơm nhà vác ngà voi hàng xóm?” Hùng Cường bổ túc thêm nhận định của Hữu Phước: - Ngoài việc sơ sót kỹ thuật như họa sĩ, nhân viên dàn cảnh, thợ may y phục, điều khiển ánh sáng, kéo màn, dựng cảnh, dàn nhạc, v.v.. Cải Lương hải ngoại thiếu diễn viên một cách trầm trọng. Tính đến nay số anh em hát chuyên nghiệp hiện diện bên Hoa Kỳ và tại Pháp này có năm người. Một vở tuồng ít nhất cũng phải có 9 diễn viên gạo cội trở lên và 8 diễn viên phụ. Ấy là không kể khi hát tuồng dã sử. Nói riêng về diễn viên phụ thôi, làm sao đào tạo cho kịp một người không biết gì bỗng đầu hôm sớm mai kêu người đó lên hát? Anh ta không biết thế ngồi, thế đứng, cách ra bộ và múa một vài đường kiếm “vỡ lòng”. Anh ta cũng chưa hiểu bản Tây Thi mấy nhịp, Khóc Hoàng Thiên mấy nhịp, chưa kể tới vấn đề anh có hơi ca hay không, thì làm sao anh diễn và hát trúng nhịp, điệu? Thật là nan giải! Bên Mỹ tôi có dạy một số em tập hát. Nhưng mà qua đây lòng người thay đổi hết. Không như bên quê nhà, các em nhỏ đã chọn kiếp nghệ sĩ thì dù hay hoặc dở, dù thành, bại, các em vẫn quyết chí đeo đuổi đến cùng. Các em kính đàn anh, trọng người đi trước, nể ông “thầy”, sống chết vì bạn. Trái lại, ở ngoại quốc, các em tập hát Cải Lương, đứng chàng ràng trên sân khấu không ngoài ‎ý đồ tán gái. Cho đi theo hát một hai xuất, đóng vai quân hầu, vai ngự lâm quân chưa kịp tính đường dài thì các em đã chớp được một cô vừa ‎ý. Chẳng thèm nói một lời từ giã, hay mở miệng nói một tiếng cám ơn công lao mình truyền nghề mấy tháng qua, âm thầm rút lui, âm thầm tổ chức đám cưới. Đoàn hát trở về California, nhưng “thằng em văn nghệ” đã dính như đinh đóng cột ở lại bến Seattle, tiểu bang Washington. “Thằng em văn nghệ” bỏ neo ở đây vui tuần trăng mật, tảo tần chăm lo hạnh phúc mới vừa bắt gặp, và mới vừa bị cú sét ái tình quất sụm. Tôi hỏi: - Tại sao em nghỉ hát? Thằng em tỉnh bơ nhún vai, trả lời: - Em chỉ cần rống một câu Vọng Cổ để kiếm vợ thôi! - Nghĩa là em giải nghệ? - Vâng! Đúng ạ! Có vợ rồi, đi hát chi nữa? Đoàn hát lại lâm vào cảnh thiếu diễn phụ. Bên tân nhạc đỡ bị cái nạn kẹt vai này dính chùm vai kia, có thể độc diễn, đứng ca một mình với dàn nhạc hoặc một cây đờn cũng xong. Bên Cải Lương trái lại, vở tuồng viết ra liên hệ đến nhiều nhân vật, ràng buộc một tập thể sinh hoạt chung, vai này gắn bó vai kia. Mất một vai, mất một diễn viên quân hầu coi như bỏ cuộc. Gánh Cải Lương những khi di chuyển, kéo đi từng đoàn: giàn đờn, trống, kèn, chập chõa, nhân công dựng cảnh, nghệ sĩ, bầu bì thê tử, càng đông nhân lực càng tốt. Kép mùi đối thoại đào mùi. Kép độc diễn chung với đào lẳng. Có vua phải có tướng. Có tướng phải có quân. Vua, tướng, quân là một số nhân lực không thể thiếu trong một đoàn hát Cải Lương. Sắp đến giờ khai mạc, bỗng dưng biệt dạng anh kép mùi. Cách duy nhất để giải quyết, cáo lỗi trả vé khán giả. Không thể nào kéo màn hát, nếu mất anh kép mùi, tức mất đi một vai chánh, vai thắt buộc với đào mùi. Đào mùi còn lại một mình trên sân khấu, hát, diễn với ai? Hơn thế nữa, vở tuồng dựng hai vai chánh. Hai vai chánh đứng mũi chịu sào cho các vai phụ. Giờ hụt mất một vai chánh, những vai kia sẽ mất luôn cái “mối” làm đầu cầu đứng diễn. Vở kịch sẽ lẩm cẩm và biến thành một cốt truyện tào lao. Tóm lại, Cải Lương là bộ môn hoạt động tập thể, từ hình thức đến nội dung, từ nhân lực tới vật lực đều sống hòa đồng, hỗ tương lẫn nhau. Thêm một trở ngại khác. Anh em nghệ sĩ sang đây, mỗi người đi định cư một ngã. Dũng Thanh Lâm sống ở Marseille, Phương Thanh ở Nancy, Hữu Phước, Hương Lan, Minh Đức, Tài Lương, Kiều Lệ Mai ở Paris. Tôi, Việt Hùng, Kim Tuyến, Hà Mỹ Hạnh lập nghiệp bên Hoa Kỳ. Khi tổ chức hát, nhà tổ chức trả phương tiện di chuyển một số tiền khá tốn kém. Vé máy bay, vé tàu hỏa, đài thọ chỗ ăn ở và bao nhiêu thứ chi lặt vặt khác, chi phí quá sức tưởng tượng, nếu tính chuyện lâu bền ít ai chịu đựng nổi. Sở hụi tập trung nghệ sĩ từ các quốc gia khác về Pháp, hay từ Pháp qua Mỹ trình diễn, tính ra đắt hơn tiền mướn rạp và thù lao trả nghệ sĩ. Bán vé bao nhiêu, trả tiền vé phi cơ bấy nhiêu. Kiểm điểm lại, về mặt tinh thần, gặt hái thành công đáng kể. Về mặt tài chánh, ít khi nào thu hoạch được con số khả quan. Những xuất hát trước đây, số khán giả ủng hộ có chiều hướng rất lấy làm khích lệ cho anh em nghệ sĩ. Nhưng sau khi tính toán, nhà tổ chức lắc đầu ngao ngán, buông tiếng than thở: “Tiền thâu trừ hành trừ tỏi xong xuôi, phần còn lại từ huề đến lỗ nặng”. Ngoài vấn đề nghệ sĩ định cư rải rác khắp nơi, mỗi lần qui tụ lại rất tốn kém, chúng ta còn gặp một chuyện rắc rối khác nữa là vấn đề bị hạn chế bởi công ăn việc làm. Thật vậy. Làm sao có thể anh em xin nghĩ việc cùng một lúc 9, 10 người để đi hát? Nếu Dũng Thanh Lâm nghỉ được ngày đó, thì anh Ngọc Lưu xin nghỉ không được. Nếu người này rảnh, người kia bận đi làm. Muốn hội tụ đủ mặt anh em, cách tiện nhất đợi vào những ngày lễ lớn của quốc gia này trùng hợp với quốc gia kia. Lễ Quốc Khánh 4 Juillet của Pháp hằng năm không hẳn diễn ra cùng một ngày với lễ Quốc Khánh của Hoa Kỳ. Pháp không có ngày lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) của Mỹ. Ấy là chưa đề cập tới việc trước ngày hát khoảng một tháng, chúng ta còn gặp nhau để tập tuồng. Sở nào cho chúng ta nghỉ ăn lương một tháng để dợt tuồng? Cho dù tổ chức vào dịp Giáng Sinh hoặc Tết dương lịch, anh em cũng vẫn phải xin nghỉ việc một, hai tuần tập dợt. Đó là thời gian diễn tập tối thiểu của một nghệ sĩ khi nhận vai tuồng. Nói thẳng ra, Cải Lương hải ngoại không thể nuôi sống anh em, anh em tự túc lo lấy sinh kế và nếu yêu nghề nhớ ánh đèn sân khấu thì cứ tự túc bỏ tiền túi ra mướn rạp, kéo màn hát cho vơi nỗi buồn. Phân tích l‎ý do vì sao bộ môn Cải Lương khó phát triển ở hải ngoại, cứu xét tỉ mỉ từng khía cạnh, người ta có thể kết luận không sai lầm như sau: Vì nguyên do nghệ sĩ định cư rải rác mỗi quốc gia một vài người, phương tiện di chuyển quá tốn kém cho mỗi lần tập trung, tiền rạp quá đắt, nhân sự rành nghề không có, thiếu giàn đờn, không có nguồn tài chánh yểm trợ lâu dài, khán thính giả xem Cải Lương mỗi năm mỗi thưa thớt dần, do lớn tuổi, đi đứng khó khăn, lớp trẻ chẳng thích Cải Lương vì không hiểu Cải Lương, v.v.
Tác giả bài viết: lekt
Nguồn tin: HTSKCL - Trần Trung Quân
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.