03:12 PDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 174

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 173


Hôm nayHôm nay : 6249

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1078446

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 76893824

Trang nhất » Tin Tức » Tìm Hiểu Nghệ Thuật

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

Xem tiếp...

Tìm lối ra cho sân khấu cải lương ĐBSCL

Đăng lúc: Thứ năm - 07/12/2017 16:22 - Đã xem: 3776
TN - TN

TN - TN

Khu vực ĐBSCL hiện chỉ có 6/13 địa phương có đoàn cải lương hoạt động độc lập, các địa phương còn lại hoặc không có hoặc hoạt động chung với Đoàn nghệ thuật tổng hợp. Qua rồi thời vàng son, sân khấu cải lương ĐBSCL hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn trong bảo tồn và phát huy di sản dân tộc. Lối ra nào cho cải lương là vấn đề mà nhiều nghệ sĩ tâm huyết đau đáu tìm lời giải.

Thăng trầm sau cánh màn nhung


Đã có một thời sân khấu cải lương là thánh đường nghệ thuật, món ăn tinh thần không thể thiếu của người Nam bộ nói chung, ĐBSCL nói riêng. Nhưng hiện nay, cải lương đang gặp rất nhiều khó khăn trong giữ chân nghệ sĩ, giữ chân khán giả với ước mong sân khấu mãi sáng đèn. Sau cánh màn nhung là biết bao nỗi niềm, ưu tư cho di sản cải lương.

Sự góp mặt của những nghệ sĩ thành danh trong các vở diễn luôn khiến khán giả thích thú. Trong ảnh: NSƯT Thanh Nam và NSƯT Thanh Ngân trong vở “Cơn mê cuối cùng” của Đoàn Cải lương nhân dân Kiên Giang. Ảnh: DUY KHÔI

 

“Nghe cải lương là đi coi đông nghẹt!”

Theo lịch sử cải lương Nam bộ, cải lương nhen nhóm hình thành từ những năm 1917-1918  và đến những năm 1922 trở đi thì dần hoàn thiện và phát triển. Tên gọi “Cải lương” ra đời từ năm 1920, bắt nguồn câu đối ngày khai trương rạp Tân Thinh: “CẢI cách hát ca theo tiến bộ. LƯƠNG truyền tuồng tích sánh văn minh”. Từ ấy, những nghệ sĩ tài danh ra đời, người Nam bộ có thêm một loại hình giải trí mới hấp dẫn và đậm bản sắc dân tộc.

Nói về thời kỳ vàng son của cải lương phải nói đến một loại hình báo chí gắn liền, đó là “Ký giả kịch trường”. Cố nghệ sĩ Năm Châu từng kể lại rằng: Ở Sài Gòn có trên 10 rạp cải lương, đêm nào cũng có hát, chưa kể miền Lục tỉnh Nam kỳ, từ Mỹ Tho dài xuống Vĩnh Long, Cần Thơ, Long Xuyên, Rạch Giá. Nếu tin tức về cải lương lên báo thì không riêng gì khán giả mộ điệu sẽ mua báo theo dõi mà rất nhiều thành phần khác có liên hệ làm ăn với nghệ thuật sân khấu cũng cần tờ báo. Như vậy, từ những năm 1950, mảng thông tin văn nghệ trở thành trang yêu thích trên các tờ báo.

Thời hưng thịnh của những bậc thầy tuồng, đào chánh, kép chánh thế hệ tiên phong như Mộc Quán- Nguyễn Trọng Quyền, NSND Tám Danh, NSND Phùng Há, nghệ sĩ Bảy Nhiêu, Năm Phỉ… được sử sách ghi lại rất nhiều. NSƯT Phương Hồng Thủy thì nhớ lại khoảng thời gian gần hơn, cách đây 30-40 năm, cải lương có một thời hoàng kim đáng nhớ. Mỗi ngày nghệ sĩ có thể hát 3 suất, bà con chen chân coi chật kín rạp, nghệ sĩ vì thế hát hết mình và cũng được người mộ điệu thương mến nhiều hơn. “Đó là hạnh phúc của nghệ sĩ”- NSƯT Phương Hồng Thủy nói.

Những người yêu mến nghệ thuật cải lương thời hoàng kim ấy giờ đây đa phần đã lớn tuổi nhưng mỗi lần nhắc lại là hồ hởi như chuyện mới hôm qua. Họ nhớ rõ từng tuồng tích, từng nghệ sĩ mà mình yêu mến. Tuổi hơn 80 nhưng bà Nguyễn Thị Nhiên (xã Tân Thuận Tây, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) hào hứng: “Mấy tuồng như “Thái hậu Dương Vân Nga”, “Tiếng trống Mê Linh”… coi riết thuộc mà vẫn mê. Ghiền dữ lắm! Mê “Tiếng trống Mê Linh”, mê cô Thanh Nga, bởi vậy khi cô mất, tôi đi đám tang 3 ngày, chen lấn tới cái nón lá dẹp lép luôn”.

Còn chị em bà Trần Phú Thứ và Trần Thị Đẹt (TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), cũng đã ngoài 80 tuổi, thì thể hiện tình yêu cải lương qua việc sưu tầm hình ảnh nghệ sĩ mấy chục năm qua. Với những nghệ sĩ hai cụ đặc biệt yêu thích thì bất cứ giá nào cũng phải sưu tầm, có khi thì đích thân tìm, có khi nhờ con cháu. Tất cả chỉ để thỏa lòng yêu mến cải lương. “Hồi xưa có đoàn hát là đi coi, đông nghẹt luôn. Minh Vương nè, Lệ Thủy nè… mê lắm”- cụ Đẹt rành “sáu câu” như thế.

Chạnh lòng…

Sự phát triển của công nghệ, các loại hình giải trí hiện đại, kéo theo thị hiếu của khán giả đã thay đổi, cải lương bị ảnh hưởng nhiều. Sân khấu đã vắng khán giả và người mộ điệu ít được nghe những giọng ca ngọt ngào quen thuộc, những tuồng tích, những vở cải lương vang bóng một thời. Bàn về nguyên nhân cải lương thoái trào, đạo diễn- NSƯT Hữu Lộc, đặt vấn đề: “Muốn cạnh tranh hoặc kéo khán giả thì tiền đâu? Từ đó cải lương xuống cấp, dần dần khán giả không còn mặn mòi với cải lương”. NSƯT Hữu Lộc đưa ra ví dụ hồi thời ông còn là Trưởng Đoàn nghệ thuật cải lương Long An, mỗi suất diễn có đến hàng ngàn khán giả đến xem. Nhưng hiện nay, chưa chắc được 100 người.

Do thiếu kịch bản cải lương hay nên nhiều chương trình chọn cách sử dụng kịch bản kinh điển. Trong ảnh: Thí sinh chương trình “Hạt ngọc mùa vàng” thi diễn vở “Nửa đời hương phấn” của Hà Triều- Hoa Phượng. Ảnh: DUY KHÔI

Đối với các Đoàn Cải lương ở miền Tây Nam bộ, khó khăn càng nhiều hơn, có nơi phải giải thể. Đoàn Cải lương Ánh Hồng, tỉnh Trà Vinh hay trước đó là Đoàn Cải lương Chuông Vàng, tỉnh Sóc Trăng là những ví dụ. Do điều kiện khó khăn, mới đây Đoàn Cải lương Ánh Hồng phải sáp nhập với Trung tâm Văn hóa tỉnh sau hơn nửa thế kỷ tồn tại. Một đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp nay phải “tầm gửi” vào đơn vị sự nghiệp chuyên phát triển nghệ thuật quần chúng, thử hỏi người làm nghề sao khỏi chạnh lòng?

Số lượng đoàn cải lương ở ĐBSCL còn trụ vững không nhiều và hoạt động chủ yếu đảm bảo hai mục tiêu: Diễn phục vụ nhân dân theo chỉ tiêu của HĐND tỉnh, thành và tham gia hội thi, hội diễn. Cụ thể, mỗi năm các đoàn thường biểu diễn khoảng 50-70 suất (tùy theo địa phương) để phục vụ khán giả. Trong những buổi biểu diễn đó, các nghệ sĩ cải lương đôi khi “kiêm” cả múa, ca nhạc, hát bè. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ tổ chức Cuộc thi Sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 3 năm/lần nên hầu hết các đoàn cải lương của ĐBSCL 3 năm chỉ dựng 1 vở để thi. Sau cuộc thi, đoàn biểu diễn phục vụ nhân dân một vài buổi, thậm chí không có buổi nào.

Một điều đáng ngại của cải lương ĐBSCL là lực lượng nghệ sĩ kế thừa. Nhìn vào con số các cuộc thi cải lương, vọng cổ, những nghệ sĩ trẻ hoạt động ở các đoàn và nguồn từ các trường văn hóa- nghệ thuật, có vẻ khả quan nhưng thực chất không có mấy người thành công. Sau nhiều cuộc thi, rất nhiều người đoạt huy chương vàng, quán quân nhưng rồi… thôi. Sự “cào bằng”, “vui cả làng” là vấn nạn nhức nhối về thành tích ở các cuộc thi cải lương hiện nay. Điển hình như Cuộc thi Tài năng trẻ sân khấu cải lương và dân ca kịch 2017, có gần 50% thí sinh đoạt huy chương.

Một nguyên nhân nữa được giới làm nghề đưa ra là cải lương hiện tại thiếu kịch bản hay để tạo cảm hứng cho đạo diễn, diễn viên và thu hút khán giả. Đơn cử như trong Cuộc thi Sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc vào cuối năm 2015 hay Cuộc thi Tài năng trẻ sân khấu cải lương và dân ca kịch 2017 vừa kết thúc, các thí sinh toàn là “bổn cũ diễn lại”, một màu, rập khuôn. Các kịch bản mới, nếu có, không thu hút khán giả bởi sự cường điệu, mang nặng tính tuyên truyền; cách xử lý tình huống còn lỏng lẻo, sơ hở. Nhiều Đoàn Cải lương không đầu tư đội ngũ viết kịch bản, đạo diễn nên phải thuê mướn khiến cho nhiều vở có phong cách na ná nhau, không thúc đẩy sự sáng tạo của lực lượng làm nghề trong các đoàn.

*   *   *

Trước thực trạng này, nghệ sĩ ĐBSCL đã và đang làm gì để trụ vững với nghề, mang cải lương đến với người mộ điệu và trao truyền cho thế hệ trẻ? Những vấn đề này sẽ được giải đáp qua bài cuối: “Để sân khấu cải lương sáng đèn”. Mời quý độc giả theo dõi!

 

HUỲNH- THÔNG
 

Để sân khấu cải lương sáng đèn


Như kiếp tằm thì mãi nhả tơ, những nghệ sĩ cải lương ở ĐBSCL dù đang đối đầu với nhiều khó khăn nhưng vẫn dốc lòng gìn giữ và quảng bá sân khấu cổ truyền phương Nam. Nhờ vậy mà cải lương đang được hồi sinh, cánh màn nhung đã rực rỡ ánh đèn, nghệ sĩ lại có dịp trải lòng cùng người mộ điệu.

Giữ nghề và truyền lửa

Từ tháng 5- 2017, vào ngày 17 hằng tháng, Đoàn Nghệ thuật tổng hợp Tiền Giang đều tổ chức chương trình “Dạ cổ tri âm” tại rạp hát Thầy Năm Tú- rạp hát cải lương đầu tiên của nước ta. Những trích đoạn “Lá sầu riêng”, “Tiếng trống Mê Linh”… được các nghệ sĩ thế hệ hôm nay biểu diễn một cách trân quý, trong sự say sưa của khán giả. Kinh phí tổ chức từ hoạt động của đoàn, nghĩa là các nghệ sĩ đã “nhường cơm xẻ áo” để sân khấu cải lương được sáng đèn. Bà Nguyễn Thị Tròn, người dân TP Mỹ Tho, nói: “Mấy nghệ sĩ trẻ bây giờ diễn cũng thiệt hay, coi lại mấy tuồng hồi xưa mà mê quá chừng”.

Đào tạo nhân tố trẻ là việc các đoàn cải lương cần làm để giúp sân khấu sáng đèn. Trong ảnh: Nhờ được chăm bồi, nghệ sĩ trẻ Lê Duy (phải) của Đoàn Cải lương Tây Đô vừa đoạt Huy chương Vàng tại Cuộc thi Tài năng trẻ sân khấu cải lương và dân ca kịch toàn quốc 2017 với vai Trần Thặng trong trích đoạn “Kẻ sĩ Thăng Long”. Ảnh: DUY KHÔI

Mô hình lớp dạy ca cổ ở Đoàn Văn công Đồng Tháp là cách làm hay. Phụ trách lớp là NSƯT Hải Yến, cô đào chính tài sắc, khi cải lương gặp khó đã sẵn lòng trở thành cô giáo. NSƯT Hải Yến  nói: “Tôi rất trân trọng công việc mới. Đây cũng là dịp mình rèn nghề và truyền nghệ thuật cải lương cho nhiều người”. Học viên của lớp có người là công chức, làm ngành điện lực, buôn bán… nhưng gặp nhau ở tình yêu cổ nhạc. Nhiều người đã có lối rẽ cho riêng mình, như trường hợp chị Nguyễn Thị Ngọc Huyền. Chị Huyền mê cải lương từ nhỏ, khi tham gia lớp học bộ lộc tố chất ca diễn tốt nên Đoàn Văn công Đồng Tháp nhận làm cộng tác viên. Ngọc Huyền xúc động: “Ước mơ được đứng trên sân khấu, được diễn cải lương của em đã thành sự thật. Từ nay em sẽ cố gắng để có thể gắn bó lâu dài với nghệ thuật mà mình yêu mến”.

Còn ở Đoàn Nghệ thuật cải lương Bến Tre, có một nghệ sĩ tuy không còn công tác ở Đoàn nhưng tình yêu dành cho cải lương vẫn luôn đong đầy, đó là NSƯT Tuyết Ngân. Chị đứng lớp dạy ca cổ, diễn cải lương cho người dân xứ Dừa. NSƯT Tuyết Ngân nói rằng: “Được hát là niềm vui nhất đời tôi. Mong muốn có một ngày quay lại sân khấu, diễn một vở diễn lớn dù có ngã quỵ trên sân khấu vẫn vui”. Nỗi niềm của chị khiến người mộ điệu ấm lòng.

Có dịp tham gia các chương trình về đờn ca tài tử, cải lương ở các trường: Đại học Tây Đô, Đại học Cần Thơ gần đây mới thấy, tâm huyết của những nghệ sĩ gạo cội đã lay động giới trẻ. Như đêm NSND Bạch Tuyết giao lưu với sinh viên Trường Đại học Tây Đô, những lời tâm tình về cải lương của nghệ sĩ thật hay: “Tôi không tin cải lương mai một. Tôi chưa bao giờ thấy cải lương đang điêu đứng. Ngược lại, tôi cho rằng cải lương đang sống rất khỏe trong lòng các bạn trẻ”. NSND Bạch Tuyết xác tín, cải lương đã ở trong tim, khối óc của người Nam bộ. Vấn đề là làm sao để các bạn trẻ được hiểu biết để yêu thương nghệ thuật truyền thống của ông cha.

Linh động để trụ vững

Truyền hình có cứu nổi cải lương?

Những năm gần đây, sân khấu cải lương đã được tìm lại và tôn vinh trên truyền hình, nổi bật là các chương trình dựng lại trọn vẹn vở diễn như “Hòa điệu đất chín Rồng”, “Ngân mãi Chuông vàng”. Bên cạnh đó là nhiều chương trình truyền hình thực tế: “Chuông vàng vọng cổ”, “Ai rành sáu câu”, “Đường đến danh ca vọng cổ”, “Tài tử tranh tài”… thu hút lượng khán giả khá lớn. Như nhận định của NSND Bạch Tuyết trong buổi giao lưu với sinh viên Trường Đại học Tây Đô: “Nếu như ngày xưa, mỗi đêm sân khấu sáng đèn có vài trăm người đến rạp thì bây giờ, chỉ cần mở tivi là có thể xem cải lương. Khán giả truyền hình phải nhiều hơn khán giả ở rạp gấp nhiều lần chứ”.

Đoàn Văn công Đồng Tháp vừa công diễn vở “Giọt máu người dưng”, diễn viên đa phần là nhân tố mới, trẻ. NSƯT Minh Mẫn- Trưởng đoàn Văn công Đồng Tháp, cho biết: “Có thời gian kép chính, đào chính đóng vai nhì thôi là không chịu, nhưng tôi đã nói chuyện với các anh chị và họ đã hiểu trong điều kiện cải lương gặp khó khăn thì mình phải làm bệ phóng cho lực lượng kế thừa”. Nhờ sự đoàn kết, chia sẻ ấy mà nay Đoàn Văn công Đồng Tháp đã có đến 6 NSƯT, nhiều nghệ sĩ đoạt giải cao ở các cuộc thi.

Đoàn Nghệ thuật cải lương Bến Tre cũng có nhiều cách làm hay trong đào tạo nhân lực kế thừa và nâng cao hiệu quả biểu diễn. Thời gian qua, đoàn đã dày công chọn lọc, đầu tư kịch bản nên có nhiều vở hay để thu hút khán giả. Ông Lư Phóng, Trưởng đoàn Nghệ thuật cải lương Bến Tre, cho biết: “Mỗi năm đoàn đều xây dựng từ 1 đến 2 kịch bản, chú trọng kịch bản màu sắc. Tuy doanh thu biểu diễn còn khó nhưng chúng tôi cố gắng bởi đó chính là thước đo nghệ thuật xem khán giả có còn ủng hộ mình, ủng hộ cải lương hay không”.

Đoàn Cải lương Tây Đô vừa trở về từ Cuộc thi Tài năng trẻ sân khấu cải lương và dân ca kịch toàn quốc 2017 tại Đồng Nai với thành tích 1 Huy chương Vàng của nghệ sĩ Lê Duy, 1 Huy chương Bạc của nghệ sĩ Hồng Giang. Đây đều là những nghệ sĩ được đào tạo bài bản, được Nhà hát Tây Đô hỗ trợ trong làm nghề, thi diễn. Ngoài ra, ở Đoàn còn có nghệ sĩ Hồng Thủy, Phương Anh… cũng là những gương mặt trẻ tài năng, từng đoạt nhiều giải thưởng danh giá của sân khấu cải lương. Chính việc chăm bồi nhân tố trẻ đã giúp Đoàn Cải lương Tây Đô có nhiều màu sắc hơn.

Thực tế cho thấy một số đoàn cải lương ở khu vực ĐBSCL trụ vững hiện nay còn nhờ sự quan tâm của địa phương. Ông Trương Quốc Phong, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre, cho biết: Từ năm 2008, Bến Tre đã có Đề án bảo tồn và phát huy nghệ thuật cải lương trên địa bàn với nhiều giải pháp xác thực, cụ thể. Hiện nay, Đoàn Nghệ thuật cải lương Bến Tre được trang bị về âm thanh, ánh sáng, phương tiện di chuyển… Đặc biệt, UBND tỉnh Bến Tre đã đầu tư xây dựng trụ sở mới cho đoàn với tổng kinh phí gần 15 tỉ đồng và dự kiến đến tháng 4-2018 sẽ hoàn thành. Sự quan tâm ấy đã hun đúc thêm tâm huyết cho nghệ sĩ.

Năm 2012, UBND tỉnh Đồng Tháp đã chủ trương cho Đoàn Văn công Đồng Tháp linh động trong hoạt động nghệ thuật và được tạo nguồn thu, với điều kiện phải giữ hoạt động của đội cải lương. NSƯT Minh Mẫn, Trưởng Đoàn Văn công Đồng Tháp, nhớ lại: “Đoàn có khu hậu cứ khang trang, vậy là ngoài cải lương, chúng tôi giống như một đơn vị tổ chức sự kiện. Lãnh đạo tỉnh cũng tin tưởng giao cho đoàn tổ chức hầu hết các chương trình, sự kiện của địa phương”. Hội trường đoàn ngoài giờ tập dượt và biểu diễn, còn được tận dụng cho thuê tổ chức tiệc cưới, mở các lớp dạy thể dục để đơn vị có thêm thu nhập. Các diễn viên, nghệ sĩ muốn trụ được với nghề trong điều kiện cải lương gặp khó đã sẵn sàng “đóng hai vai”: nhạc công thì thành thầy dạy đờn; diễn viên thành thầy dạy ca… Thậm chí, việc giặt trang phục sân khấu sau đêm diễn, nếu trước kia do tạp vụ làm thì giờ nghệ sĩ cùng làm. Chẳng ai chạnh lòng mà còn vui vì tiền tiết kiệm dùng đầu tư lại cho hoạt động nghệ thuật.

NSƯT Minh Mẫn cho biết thêm, trang phục sân khấu sử dụng 1-2 năm sẽ cũ, mục, bỏ thì phí nên đoàn lại mở dịch vụ cho thuê phục trang. Nhờ sự linh động này mà Đoàn Văn công Đồng Tháp đã “thoát nghèo”, mạnh dạn đầu tư trang phục, sân khấu… phục vụ khán giả tốt hơn.

***

Cứ ngồi mà than khổ, cải lương sẽ về đâu? Cải lương đang đứng trước nhiều khó khăn, song không phải không tìm thấy lối ra. Tìm lại thời hoàng kim của cải lương- đừng chỉ là khát vọng mà hãy là hành động của người làm nghề.

HUỲNH- THÔNG


Nguồn tin: tcgd theo BCT
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.

 

NSND Trọng Hữu lý giải vì sao thế hệ vàng sân khấu cải lương vẫn còn ăn khách?

Trong ngày lãnh đạo TP HCM tổ chức gặp gỡ văn nghệ sĩ tiêu biểu, NSND Trọng Hữu đã trao đổi với PV báo Người Lao Động về suy nghĩ của ông về thế hệ nghệ sĩ vàng của sân khấu cải lương dù đã U80 vẫn còn được khán giả mến mộ.