19:47 PDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 99

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 95


Hôm nayHôm nay : 29871

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1102068

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 76917446

Trang nhất » Tin Tức » Hậu Trường Sân Khấu

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

Xem tiếp...

Bài vọng cổ “Kiếp Con Tằm”

Đăng lúc: Thứ hai - 27/10/2014 20:03 - Đã xem: 4322
Bài vọng cổ “Kiếp Con Tằm”

Bài vọng cổ “Kiếp Con Tằm”



Thời cuối thập niên 1940 hãng dĩa hát Việt Nam đã cho ra đời bộ dĩa vọng cổ trọn 20 câu “Kiếp Con Tằm” do nam danh ca Xuân Liễu trình bày đã làm say mê giới mộ điệu thời bấy giờ.

Thời ấy tại trụ sở đài phát thanh Pháp Á ở đường Boulevard de la Somme (đường Hàm Nghi sau này) là nơi rất nhiều ca sĩ tài tử từ các nơi quy tụ về đây, gồm những giọng ca cổ nhạc được giới mộ điệu yêu chuộng, như có cô Năm Cần Thơ, Thành Công, Sáu Thoàng, Minh Chí, Xuân Liễu, Bạch Huệ, Thanh Hương, Văn Chung v.v... (thời này Văn Chung còn là tay ca tài tử chớ chưa làm hề).

Thời đó thiên hạ đồn đãi rằng vườn hoa cổ nhạc ở nơi đài Pháp Á này, nên bà Sáu Liên ở căn phố gần đó (đường Võ Di Nguy) đã có cái nhìn chiến lược của nhà làm thương mại. Bà thành lập hãng dĩa hát lấy tên “Việt Nam” khai thác các giọng ca đang được mến mộ, mà khỏi phải đi tìm kiếm ở đâu xa, vì đài Pháp Á đã chọn sẵn.

Trong số dĩa hát của hãng Việt Nam phát hành thời ấy, có dĩa vọng cổ “Kiếp Con Tằm”. Đặc điểm của bộ dĩa này là nam danh ca Xuân Liễu ca trọn 20 câu vọng cổ, mà tình tiết. Nội dung kể lại một câu chuyện thương tâm đầy tính chất hoang đường, nhưng cũng rất cảm động ăn sâu vào tiềm thức người nghe hằng bao thế hệ.

Câu chuyện không biết xảy ra ở đâu, ở thời kỳ nào, chỉ nghe truyền khẩu trong nhân gian kể lại rằng, có một túp lều tranh bên giòng suối Thạch Tuyền, đây là chốn sơn khê tháng ngày cô quạnh, đêm đêm chim đỗ quyên thắt thẻo gọi canh trường.

Đêm vắng canh tàn mà vẫn còn leo lét ngọn đèn xanh, nàng Mai Nương đang thắp mấy tuần hương van vái cha già sớm được toàn thân phản hồi cố lý. Lão ông, cha nàng ra ngoài quan ải từ lâu, không một tin tức nào, ra đi không hẹn ngày trở lại, khiến cho nàng nơi quê nhà xiết nỗi nhớ thương.

Đường xa vạn lý, bước quan san bốn bề hoa cỏ lạ, sớm gió chiều sương, chẳng biết ngàn dặm ra đi giữa đất trời tuyết sương phong vũ, người cha có được vẹn toàn thân thể, hay là cát bụi giang hồ vùi lấp chí tang bồng.

Quê hương trong những ngày mưa Thu nắng Hạ, gió rít từng đêm, bất giác lòng nàng cảm thấy u hoài vô hạn. Nỗi nhớ cha không bớt lệ ưu phiền. Mai Nương rảo bước đến bên than thở với con ngựa thân yêu rằng:

Tuấn mã ôi! Khi xưa cha ta nhờ mi đưa mấy dặm đường xa. Trèo non vượt suối mi cũng vẫn không dời đổi dạ trung thành. Nếu mi có phải là con vật trung tín khôn ngoan, biết mến thương chủ cũ, thì mi hãy đi tìm cho được cha ta đem về nơi cố lý, để cho phụ tử được trùng phùng. Thì ta xin thề với trời cao đất rộng, ta sẽ bằng lòng kết chặt mối lương duyên. Câu chuyện bắt đầu hoang đường - con ngựa nghe được tiếng người.

Tuấn mã nghe qua hí lên mấy tiếng vang trời. Bốn vó cuốn mau trong đám bụi mờ, chạy thẳng ra ngoài hiểm địa quan san. Trước để mong bày tỏ dạ trung thành, sau nữa để cùng ai kia vẹn niềm tơ tóc.

Rồi một buổi sáng tinh sương, Mai Nương còn đang tựa gối trông chờ. Bỗng nghe có tiếng vó câu hiện đều bên ngỏ vắng. Thì ra con ngựa thân yêu đã tìm ra chủ cũ, nên mới đưa lão ông trở về cho cốt nhục đoàn viên.

Thế là nàng Mai Nương đã toại nguyện, cha con được đoàn viên sum vầy. Đây mới là rắc rối, đối với con tuấn mã phải giải quyết làm sao, bởi nàng đã thốt lên câu nói: “Phụ tử được trùng phùng, thì ta xin thề với trời cao đất rộng, ta sẽ bằng lòng kết chặt mối lương duyên.”

Thật là câu chuyện quá hoang đường!

Tình tiết câu chuyện diễn tiến và kết cuộc ra sao, kỳ tới tôi sẽ trình bày tiếp. Bài vọng cổ “Kiếp Con Tằm” thu thanh dĩa hát thời cuối thập niên 1940 với tiếng hát ngọt ngào thu hút người nghe của nghệ sĩ Xuân Liễu. Đây là một trong số rất ít bài ca vọng cổ còn đủ 20 câu, được Xuân Liễu ca theo lối tài tử còn lưu lại được đến ngày nay.


1) Túp lều tranh bên giòng suối Thạch Tuyền. Đêm vắng canh tàn sao vẫn còn leo lét ngọn đèn xanh. Nàng Mai Nương đang thắp mấy tuần hương, thầm van vái cha già sớm được toàn thân phản hồi cố lý.

2) Chốn sơn khê ngày tháng cô quạnh, giọng đỗ quyên thắt thẻo gọi canh trường. Cảnh huống não nề khiến cho gái má hồng. Phải tuông rơi giòng thảm lệ... ai đốt bóng... Canh chày thổn thức, nàng chỉ thương cho đứng cha già vì con mà một nắng mười sương.

3) Hởi ơi đường xa vạn lý chuyện nhân thành. Tri dạ bất tri hà xứ túc. Bước quan san bốn bề hoa cỏ lạ, sớm gió chiều sương, canh tàn khắc lụn, Mai Nương tan nát tấm lòng. Quê trong những ngày mưa Thu nắng Hạ, cớ sao vọng cố hương cha vẫn cứ mãi bơ thờ.

4) Giữa cô thôn đêm sương vắng lặng như tờ. Gió rít từng đêm, bất giác lòng nàng bỗng cảm thấy u hoài vô hạn. Nàng mới cất tiếng trỗi lên một giọng hát trầm bổng não nùng. Vái trời cho cha sớm hồi viên. Kẻo lòng con trẻ chờ trông đêm ngày. Hò hơ hôm này có phúc tai qua, cùng nhau hôm sớm mà bặt tin cha về.

5) Nỗi nhớ cha không bớt lệ ưu phiền. Mai Nương rảo bước đến bên than thở với con ngựa thân yêu rằng. Tuấn mã ôi! Khi xưa cha ta nhờ mi đưa mấy dặm đường xa, trèo non vượt suối mi cũng vẫn không dời đổi dạ trung thành.

6) Nếu mi có phải là con vật trung tín khôn ngoan, biết mến thương chủ cũ, thì mi hãy đi tìm cho được cha ta đem về nơi cố lý để cho phụ tử được trùng phùng. Thì ta xin thề với trời cao đất, rộng ta sẽ bằng lòng kết chặt mới lương duyên. Câu chuyên bắt đầu hoang đường – con ngựa nghe được tiếng người.

7) Tuấn mã nghe qua hí lên mấy tiếng vang trời. Bốn vó cuốn mau trong đám bụi mờ. Chạy thẳng ra ngoài hiểm địa quan sơn. Trước để mong bày tỏ dạ trung thành, sau nữa để cùng ai kia vẹn niềm tơ tóc.

8) Rồi một buổi sáng tinh sương, Mai Nương còn đang tựa gối trông chờ. Bỗng nghe có tiếng vó câu hiện đều bên ngõ vắng. Thì ra con ngựa thân yêu đã tìm ra chủ cũ, nên mới đưa lão ông trở về cho cốt nhục đoàn viên.

9) Đốt mớ than hồng để sưởi ấm cho cha, Mai Nương mùng rỡ biết bao, khi trông thấy lão ông lần lần hồi tỉnh và cất tiếng nói rằng: Hởi này Mai Nương yêu dấu con ơi! Bởi nhờ nơi đâu mà cho con ta còn ngày đoàn viên tái ngộ.

10) Mai Nương nàng mới tỏ rõ để cho lão ông đầu đuôi thấu rõ sự tình. Cha ôi! Sở dĩ hôm nay cha con ta được một nhà sum họp cũng nhờ con ngựa khôn ngoan biết mến thương chủ cũ. Không nài khổ nhọc gian lao, cha con mới được tương phùng ngày nay.

11) Phụ tử sum vầy không ngớt chuyện hàn huyên. Nào hay đâu con vật trung thành vẫn mỏi mắt ngóng trông. Vì mãi nhớ lời của thiếu nữ trước kia cùng nhau hứa hẹn. Nếu ngày nào cha con đoàn viên hội ngộ, thì sẽ được cùng ai có kết chặt giải tâm đồng.

12) Tuấn mã suốt mấy hôm nay đã âm thầm. Hởi ơi tương tư nhứt dạ từ... Nàng ơi! Có phải nào cách trở sơn khê, cớ sao nỗi lòng u ẩn khắt khe. Không thể cùng nhau bày khúc chiết. Tiếng minh thệ sao nàng không giữ vẹn. Lời ước hẹn cùng nhau chỉ là trò điêu ngoa giả dối, vì bạc đen là thói má hồng. Đây là câu văn trong bài ca. Con tuấn mã cũng văn hoa đáo để... Bỗng nhiên tuấn mã đau buồn biếng uống biếng ăn. Lão ông hỏi lại Mai Nương thì nàng mới đầu đuôi giải bày cặn kẽ. Chỉ vì cha ra đi không có hẹn ngày trở lại, cho nên chốn quê nhà nàng xiết nỗi nhớ thương.

14) Chợt nhìn đến con ngựa yêu quí của cha mà nỗi nhớ thương đày đọa tấm gan vàng. Chẳng biết ngàn dậm ra đi giữa đất trời tuyết sương phong vũ, cha có được vẹn toàn thân thể, hay là cát bụi giang hồ vùi lấp chí bồng tang.

15) Động mối thâm tình phụ tử, nàng mới lỡ lời hứa hẹn với con vật rằng:

Hởi này tuấn mã khôn ngoan. Hãy tìm sao cho được phụ thân đem về. Sau khi sum hiệp đoàn viên. Thì nàng cũng nguyện sẽ kết duyên vợ chồng.

16) Hôm nay tuấn mã ra thân cứu cha nàng sống sót đưa về. Con vật khôn ngoan vẫn không quên lời đoan thệ. Lòng tăng lên một niềm thương nhớ, mà thấy thiếu nữ sao vẫn thờ ở chẳng chút thương tình. Có lẽ vi buồn duyên tủi phận nên tuấn mã thình lình đã nhuốm bệnh tương tư.

17) Rõ thấu được nguồn cơn, lão ông vội vã bước đến bên chỉ vào con vật thân yêu cả lời mắng nhiếc: Hởi này loài hạ tiện súc sanh, Sao tham vọng ngông cuồng thế ni, Những loài cầm thú như mi, Chớ sao không thác nát thây cho rồi!

18) Tuấn mã nghe qua càng thêm trăm chiều ủ dột, thét lên một tiếng đau thương rồi tắt hơi ngã xuống bên thềm. Nhưng lão ông vẵn chưa bớt trận lôi đình, cho người phân thây ra muôn đoạn. Rồi đem tấm du ngựa đỏ hồng phơi ngoài nội cỏ, để cho kẻ si tình lại một lần giải nắng dầm sương.

19) Mai Nương đau đớn cho con vật trung thành cũng vì nàng mà cam thác thảm thương. Một hôm vắng bóng phụ thân, nàng mới lén đến bên tấm da ngựa mà khóc rằng:

Vong hồn tuấn mã chứng tri,

Cha ta sĩ nhục mi đành thác oan,

Kiếp này lỗi hẹn quên thề,

Tái sanh kết chặt đồng tâm duyên hài.

20) Dứt lời trời nổi trận cuồng phong. Bỗng nhiên tấm da ngựa bay lên phủ vào mình thiếu nữ rồi cả hai hóa ra loài sâu suốt đời cứ nhả sợi tơ lòng muôn đoạn. Vạn kiếp cho duyên kia đừng lỡ dở. Cho mối keo sơn gắn chặt đến muôn đời.

Hởi ơi tích ngàn xưa còn lưu lại. Trót mang kiếp con tằm nên phải trả nợ dâu.

Câu chuyện thật hoang đường khó có thể tin được, nhưng lại là sự tích nhân gian, được viết thành bài ca, được vô dĩa hát thì đương nhiên đã đi vào lịch sử văn học nghệ thuật nước nhà vậy. Chúng ta dù có chấp nhận hay không, có tranh luận đến đâu đi nữa thì cũng thế mà thôi.

Tôi cũng đã từng nghe thấy bà con ta, sau khi thưởng thức dĩa hát thì đa số đều cho là câu chuyện có thật và bàn tán khá nhiều. Cũng như đã không ít người nói rằng, con tuấn mã kia là kiếp người nên mới khôn quan đến thế và nghe được tiếng người, nhưng đầu thai lộn thành con ngựa, nên khiến cho nó phải chết đi, thành kiếp khác để mà kết chặt duyên hài với cô gái, chung sống với nhau đời đời vậy.

Ngành Mai

Tác giả bài viết: tancogiaoduyen
Nguồn tin: RFA
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.

 

NSND Trọng Hữu lý giải vì sao thế hệ vàng sân khấu cải lương vẫn còn ăn khách?

Trong ngày lãnh đạo TP HCM tổ chức gặp gỡ văn nghệ sĩ tiêu biểu, NSND Trọng Hữu đã trao đổi với PV báo Người Lao Động về suy nghĩ của ông về thế hệ nghệ sĩ vàng của sân khấu cải lương dù đã U80 vẫn còn được khán giả mến mộ.