03:35 PDT Thứ tư, 04/10/2023

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 73


Hôm nayHôm nay : 3250

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 187401

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 67439152

Trang nhất » Tin Tức » Gìn Vàng Giữ Ngọc

Nghệ sĩ Tú Trinh: Tôi sợ lặp lại chính mình

Đăng lúc: Thứ hai - 01/03/2021 14:59 - Đã xem: 1629
TT

TT

Nghệ sĩ Tú Trinh cho biết chị là mẫu diễn viên không hề chê vai phụ. Chị luôn ý thức phải làm mới mình để được lòng khán giả mộ điệu

Phóng viên: Những ngày qua, khi dịch bệnh Covid-19 quay lại, sàn diễn phải tắt đèn, mọi hoạt động văn hóa nghệ thuật tạm dừng. Là người nghệ sĩ - tâm trạng của chị trước những thông tin hằng ngày về diễn biến của dịch như thế nào? Bản thân chị đã làm gì để lan tỏa đến cộng đồng năng lượng tích cực?

- Nghệ sĩ TÚ TRINHTâm trạng tôi cũng như của nhiều nghệ sĩ, lo lắng và chạnh lòng khi đối diện một mùa Tết những tưởng sẽ "bội thu" khi nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đã chuẩn bị tươm tất nhưng rồi mỗi ngày đọc tin, những con số ca nhiễm cứ tăng, nhiều khu vực tại TP HCM bị phong tỏa. Tôi tin dịch Covid -19 sẽ sớm được kiểm soát ở nước ta và đời sống sân khấu, hoạt động nghệ thuật sẽ tiếp tục khởi sắc. Đối với nghệ sĩ, mỗi sáng tác mới trong tình hình hiện nay vừa là trách nhiệm với cộng đồng vừa là niềm tin yêu tạo sức lan tỏa để cùng cả nước vượt qua thử thách này.

Khi sân khấu sáng đèn trở lại, chị sẽ làm công việc gì đầu tiên?

- Tôi còn nợ nhiều dự án thu âm thuyết minh giới thiệu văn hóa tâm linh, văn hóa ẩm thực trong du lịch nội địa. Vẫn là công việc giam mình trong phòng thu cả ngày nhưng khi bước ra khỏi nơi làm việc đó, tôi đã tiếp nạp cho mình rất nhiều kiến thức. Có lẽ vì vậy mà tôi có thể đọc suốt cả ngày mà không thấy mệt mỏi.

Là người am hiểu kiến thức văn hóa nghệ thuật, lại có nhiều năm kinh nghiệm trong diễn xuất từ sàn diễn kịch, cải lương đến điện ảnh, vì sao chị không tham gia giảng dạy?

- Nhận lớp để dạy hẳn thì tôi không dám, bởi phải có phương pháp sư phạm. Tôi chỉ lấy vốn liếng từ những đúc kết và trải nghiệm để truyền đạt. Tôi có nhận lời cùng Ban Lý luận phê bình Hội Sân khấu TP HCM, tham gia các lớp "Giao lưu truyền nghề". Cụ thể, ở các khóa học dành cho lớp diễn viên nâng cao, đã tốt nghiệp các trường đào tạo, họ cần đến tôi trong việc thị phạm, truyền đạt kinh nghiệm cho bộ môn "Tiếng nói sân khấu".

Tôi không thích nói suông nên các buổi lên lớp đều phải dựa vào một tác phẩm sân khấu để cô trò cùng mổ xẻ, phân tích. Tác phẩm "Bí mật vườn Lệ Chi" của đạo diễn Thành Lộc trên Sân khấu IDECAF mà tôi diễn vai Thị Lộ vừa qua là một điển hình.

Nghệ sĩ Tú Trinh: Tôi sợ lặp lại chính mình - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Tú Trinh (Ảnh: THANH HIỆP)

Từ những trải nghiệm thú vị trong cách thể hiện kịch thơ, đến những cách diễn đạt tâm trạng nhân vật qua từng cung bậc tình cảm, hoàn cảnh quy định khác nhau của vở, các em sẽ vỡ ra nhiều bài học trong cách phát âm, chuẩn bị tâm lý nhân vật. Tôi vui với công việc này và càng vui hơn bởi sau tôi đã có thêm các nghệ sĩ: Lê Thiện, Mỹ Chi, Khánh Tuấn… tham gia.

Sao chị không viết lại giáo trình giảng dạy bộ môn "Tiếng nói sân khấu" của riêng mình?

- Tôi có nghĩ đến điều này nhưng cần nhiều thời gian. Trên thực tế, tôi cứ lao vào công việc, cái khó dạy cho mình khôn lên mỗi ngày. Từ lúc còn trẻ, tôi đã làm công việc lồng tiếng phim. Tôi đã khóc cười với đủ loại nhân vật trong một ngày. Tôi đã từng được nhận giá cát sê cho một vai phim mình lồng tiếng cao hơn cả cát sê của diễn viên đóng vai chính. Nhưng tôi không lấy điều đó làm giá trị của nghề, mà chính những bài học sau khi rời khỏi phòng thu âm mới là điều tôi quan tâm.

Chị rời khỏi sàn diễn từ một nỗi buồn riêng, cũng đã 18 năm mới thấy chị xuất hiện trở lại ở Sân khấu Kịch IDECAF trong một sự kiện cũng rất buồn. Chị nói gì về điều này?

- Đúng là sau 18 năm tôi mới quay lại Sân khấu Kịch IDECAF. Lòng bồi hồi lắm chứ... Chuyện buồn qua rồi thì không nên nhắc lại, nhưng sự kiện hôm tôi đến không gian này vẫn cứ ở trong tâm trí tôi. Đó là cái ngày các anh chị em ca sĩ, nghệ sĩ đến dự buổi tưởng niệm cố ca sĩ Lệ Thu, người đã qua đời tại Mỹ do dịch Covid-19.

Tôi và chị Lệ Thu có nhiều kỷ niệm, quá nhiều điều muốn nói về chị ấy, thương nhất là những bài hát ở thời thanh xuân của tôi. Dịch bệnh quái ác này không chừa một ai, sự ra đi trong tiếc nuối của ca sĩ Lệ Thu càng gióng lên hồi chuông trong làng văn nghệ, hãy cẩn trọng trong việc phòng chống dịch bệnh, để chúng ta không phải chia biệt thêm một ai trong cơn đại dịch này nữa.

Thuộc thế hệ sinh viên Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn (hiện là Nhạc Viện TP HCM), chị có nghĩ sẽ quy tụ các nghệ sĩ cùng khóa tổ chức một chương trình tri ân thầy cô?

- Chúng tôi luôn nhớ ơn các thầy cô đã dìu dắt, nâng đỡ mình trên con đường nghệ thuật, cho chúng tôi nhiều bài học kinh nghiệm quý báu để làm hành trang trên suốt nẻo đường dấn thân vào sân khấu. Thời đó, trường có nhiều thầy cô giỏi nghề, giàu nhân cách, hết lòng vì thế hệ đi sau như: NSND Năm Châu, NSND Phùng Há, thầy Duy Lân, cô Kim Cúc, cô Kim Lan, cô Bích Thuận, danh cầm Sáu Tửng - đàn kìm, Ba Dư - đàn tranh. Trong các thầy dạy ca có ba tôi là danh cầm Chín Trích - đàn cò.

Hiện nay, nếu tập hợp lại để thực hiện một chương trình nghệ thuật phát trên kênh YouTube thì tôi nghĩ sẽ khả quan, biểu diễn trực tiếp thì khó. Thế hệ chúng tôi hiện đều ở tuổi U 60 - U70 trở lên. Tôi cũng ao ước có được sự hội ngộ này, bởi thời gian ác nghiệt lắm, rồi thế hệ chúng tôi cũng sẽ lần lượt ra đi "đoàn tụ" với các thầy cô.

Khán giả xem chị và yêu thích rất nhiều vai tính cách: độc, lẳng, hài nhưng duy nhất vai đào đẹp trong vở kịch "Tôi chờ ông đạo diễn" là đoạt Giải Mai Vàng do bạn đọc Báo Người Lao Động bình chọn năm 1997. Chị nghĩ gì về sự kiện này?

- Bây giờ nhắc lại tôi vẫn còn nôn nao. Vừa rồi được tham gia đọc lời bình cho toàn bộ chương trình lễ trao Giải Mai Vàng lần thứ 26-2020 tại Nhà hát Thành phố, tôi xúc động lắm. Hồi đó, lễ trao giải diễn ra tại Công viên Đầm Sen, chứ không mang tính chuyên nghiệp hoành tráng như ngày nay. Tôi vẫn còn nhớ nhạc sĩ Vũ Hoàng, anh ấy cùng ngày sinh với tôi, khi đó đã đến bắt tay chúc mừng tôi và nói: "Từ vai diễn này, bạn sẽ có thêm nhiều vai đào đẹp".

Trên thực tế, tôi chỉ đóng vai dàn bao, bọc lót cho vai chính tỏa sáng, hiếm khi là nhân vật trung tâm. "Đào đẹp" với tôi chỉ một lần và có Giải Mai Vàng dành cho lần được "hóa kiếp" ấy. Tôi không hề kén vai. Nhân vật nào cũng cố gắng thể hiện và làm cho nó tỏa sáng. Tôi sợ mình sẽ là "bình hoa di động", nghĩa là ra sân khấu chỉ có ngoại hình đẹp, còn diễn thì rất dở.

Nhìn nhận của chị về vấn đề làm phim chiếu rạp hiện nay?

- Sau thất bại của nhiều phim chiếu rạp, tôi cho rằng nhà đầu tư đã biết được quyền lực của khán giả. Nhiều trang mạng đã được khán giả lập ra để góp ý thẳng thắn, khen chê công tâm, thậm chí kêu gọi tẩy chay khi biết phim làm gian dối, không tử tế với nghề. Có thể nói các nhà đầu tư hiện nay không thể chủ quan, xem thường "sức mạnh" của những trang mạng này. Cuộc chơi của các phim được đầu tư kinh phí khủng hiện được đặt trên bàn cờ "hên-xui" khi các rạp đồng loạt hoạt động lại từ ngày 1-3 sắp tới đây.

Sẽ có người thua, kẻ thắng nhưng "lãi suất" mà các nhà đầu tư sẽ đón nhận chính là bài học từ việc đo thị hiếu người xem. Đó là một ẩn số khó lường. Theo tôi, ai làm tử tế, chăm chút từng góc máy, chọn diễn viên không theo cảm tính, phe cánh, khâu kịch bản chắc, đạo diễn giỏi và sống chết với nghề thì phim sẽ được người xem đón nhận.

Rất nhiều nghệ sĩ đã tham gia đóng phim chiếu rạp. Sau thành công của bộ phim “Lật mặt: Nhà có khách” (do đạo diễn Lý Hải mời), tôi đã từ chối các dự án phim chiếu rạp mỗi khi có đạo diễn mời. Không phải tôi “chảnh” đâu, mà vì tôi sợ. Xuất hiện nhiều mà không mới, cứ lặp lại chính mình thì sẽ bị khán giả chê.
Nghệ sĩ Tú Trinh từng học Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn - tiền thân của Nhạc Viện TP HCM ngày nay. Các nghệ sĩ cùng khóa với nghệ sĩ Tú Trinh hiện còn gắn bó với nghệ thuật là nghệ sĩ Mai Thành, Mỹ Chi, Kiều Phượng Loan; học cùng trường còn có Huỳnh Thanh Trà, Thoại Miêu, Đỗ Quyên, ca sĩ Họa Mi, nghệ sĩ đàn tranh Phạm Thúy Hoan, Phương Oanh, nghệ sĩ hát bội Ngọc Khanh, giáo sư Trần Quang Hải - con trai cố GS-TS Trần Văn Khê, tài tử điện ảnh Trần Quang...
THANH HIỆP thực hiện
 


Nguồn tin: tcgd theo NLĐ
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

NSƯT Thành Lộc tặng món quà quý cho gia đình cố NSND Nguyễn Thành Châu

Gia đình đạo diễn Nguyễn Hồng Dung đã bất ngờ chào đón NSƯT Thành Lộc đến thăm và trao tặng món quà quý, đó là kịch bản “Tội chị tình em” do cố NSND Nguyễn Thành Châu sáng tác.

 

Nghệ sĩ Phương Cẩm Ngọc, Nguyễn Văn Khởi đoạt giải nhất cuộc thi “Tài năng diễn viên Cải lương toàn quốc 2023”

Nguyễn Văn Khởi và Phương Cẩm Ngọc là hai gương mặt của sân khấu cải lương TP HCM đang tạo sức hút đối với công chúng hiện nay.

 

Nhạc sĩ Y Vũ của "Tôi đưa em sang sông" qua đời

Nhạc sĩ Phạm Ngọc Sợ cho biết nhạc sĩ Y Vũ sau thời gian trở bệnh nặng đã vừa từ trần tại TP HCM vào khoảng 4 giờ sáng ngày 28-8, thọ 84 tuổi.

 

"Tổ nghề của đời nghệ sĩ": Nghệ sĩ thực hiện di nguyện của thầy

Năm 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành quyết định công nhận 12 tháng 8 âm lịch là ngày Sân khấu Việt Nam. Các thế hệ thầy và trò trên những sàn diễn ở TP HCM đã góp phần lan tỏa tinh thần tôn sư trọng đạo, vun đắp lòng yêu nghề, hăng hái lao động phục vụ công chúng

 

Nhạc sĩ Quốc Dũng qua đời ở tuổi 72

Sau nhiều ngày trở bệnh nặng, nhạc sĩ Quốc Dũng đã qua qua đời vào sáng 24-9, hưởng thọ 72 tuổi.

 

Nghệ sĩ Minh Tâm - Tài Lương tái ngộ khán giả trong niềm xúc động mãnh liệt

Xa sân khấu cải lương tại quê hương 40 năm, từ Pháp trở về và hội ngộ trên sân khấu Chí Linh - Vân Hà, hai nghệ sĩ Minh Tâm - Tài Lương đã làm nức lòng khán giả.

 

Nhiều ngôi sao hội ngộ trong đêm ra mắt sân khấu Thiên Đăng với vở "Giáng Hương"

Vở diễn nức lòng khán giả bởi sự chăm chút của đạo diễn NSƯT Thành Lộc, đồng thời cũng là người chỉ đạo nghệ thuật một sàn diễn mới mang tên Thiên Đăng.

 

NSƯT TUYẾT THU: Khát khao vươn tới cái đẹp

Từ một diễn viên cải lương, Tuyết Thu chuyển sang học múa rồi đóng phim và nổi danh trên sàn diễn kịch nói

 

Diễn viên sân khấu cải lương tranh tài tại Bạc Liêu

Cuộc thi "Tài năng diễn viên cải lương toàn quốc 2023" do Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Bạc Liêu tổ chức, sẽ diễn từ ngày 23 đến 30-9 tại Nhà hát Cao Văn Lầu (TP Bạc Liêu).

 

Nhắc vở 'Thái hậu Dương Vân Nga' để hun đúc tình yêu cải lương cho sinh viên

Những tình cảm đối với vở cải lương 'Thái hậu Dương Vân Nga' của biên kịch Bình Bồng Bột được kể cho hàng trăm sinh viên Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) trong chương trình 'Sáng tạo với chất Việt'.

 

"Ông Ba bắt rắn" và vợ kể chuyện "Đoàn Cải lương Nam Bộ"

Là thành viên của Đoàn Cải lương Nam Bộ - một đơn vị nghệ thuật đã lưu dấu ấn đẹp trên đất Bắc với nhiều thành tựu nghệ thuật, nhà giáo ưu tú Mạnh Dung và NSƯT Thanh Dậu đã có một buổi giao lưu với diễn viên trẻ rất ấn tượng.

 

Kiên trì luyện tập trước thềm Chung kết 2

7 thí sinh tài năng: Phú Yên, Yến Khoa, Như Ý, Thanh Thúy, Nguyễn Thị Cua, Hoài Minh và Văn Nhân vẫn ngày đêm miệt mài tập luyện cùng các nghệ sĩ khách mời, hy vọng mang đến tiết mục đặc sắc cho khán giả trong đêm Chung kết 2 (10/9/2023).

 

Tác giả Lê Duy Hạnh qua đời

Gia đình tác giả Lê Duy Hạnh cho biết ông bị xuất huyết não, nằm điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Trưa 6-9, gia đình đã xin phép được đưa ông về nhà. Ông trút hơi thở cuối cùng lúc 12 giờ 35 phút cùng ngày, hưởng thọ 77 tuổi.

 

Thanh Điền: Lúc bệnh nặng Thanh Kim Huệ vẫn mơ thấy đi hát

NSƯT Thanh Điền vừa đưa lên sàn tập vở cải lương 'Yêu em từ đó', vở do cố nghệ sĩ Thanh Kim Huệ vợ ông viết.

 

Nghệ sĩ sân khấu tuồng cổ tề tựu trong ngày giỗ cố nghệ sĩ, soạn giả Bạch Mai

Nghệ sĩ Bạch Mai ra đi trong những ngày cả nước căng mình chống dịch COVID-19 do bị đột quỵ. Đối với các nghệ sĩ sân khấu tuồng cổ TP HCM đó là mất mát lớn, khán giả của sân khấu cải lương tuồng cổ và đồng nghiệp thương tiếc bà.

 

Nghệ sĩ Thương Tín thừa nhận đang bị "quả báo"

Với những bình luận nói rằng "những gì mà Thương Tín phải trải qua ngày hôm nay là "quả báo" cho những gì ông đã làm trước đây", nghệ sĩ Thương Tín buồn lòng, thừa nhận: "khán giả nói đúng".