00:34 PDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 111

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 108


Hôm nayHôm nay : 992

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1073189

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 76888567

Trang nhất » Tin Tức » Hậu Trường Sân Khấu

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

Xem tiếp...

NHỚ MỘT THỜI GẠO CHỢ NƯỚC SÔNG: HUẾ… GIẤC MỘNG GIỮA HOÀNG LĂNG

Đăng lúc: Thứ hai - 03/07/2017 10:21 - Đã xem: 3210
SG Nguyễn Phương

SG Nguyễn Phương

Chuyến lưu diễn ở Huế năm 1962 đã để lại trong lòng tôi nhiều kỷ niệm với 4 tên soạn giả lãng tử lang thang: Hà Triều và Hoa Phượng, soạn giả Thiếu Linh, thi sĩ kiêm soạn giả Kiên Giang. Các bạn đó đã về cõi vĩnh hằng, còn tôi đã chín mươi lăm tuổi, nay sống nơi phương trời Mông Lệ An tuyệt mù tuyết trắng, mỗi lần tưởng nhớ quê hương là tôi nhớ mãi những ngày vui khi năm chàng soạn giả lang thang chúng tôi theo đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga đi lưu diễn nơi xứ Huế.
 
Nhớ một thời gạo chợ nước sông: Huế… giấc mộng giữa Hoàng Lăng

soạn giả Nguyễn Phương trước lăng Khải Định

 


Hồi đó, nghệ sĩ và soạn giả cải lương lãnh lương rất cao trong đoàn hát nhưng chúng tôi xài phung phí theo kiểu công tử miệt vườn, tiền vô ngập túi buổi tối, hôm sau là hết sạch bách, nhìn cách tiêu xài của nghệ sĩ, người ngoài tưởng nghệ sĩ giàu sang nhưng sự thật thì trọn đời họ cứ phải loay hoay trong cảnh nợ nầng túng thiếu.

ñồng tiền trong tay của người thương buôn hay ở các ngành nghề khác là đồng tiền biết sanh đẻ, tiền của trong tay của người thương buôn là đồng tiền nhứt bản vạn lợi. Người ta suy nghĩ, tính toán với số tiền vốn đó thì họ sẽ mua bán những gì hay làm cách chi để sanh ra thêm nhiều lợi nhuận.

ñồng tiền trong tay của soạn giả và nghệ sĩ là đồng tiền “đực”, không biết sanh đẻ mà lại dễ bị hao mòn, tiêu tán nhanh chóng khi mà chủ nhân của nó nổi hứng bất tử, tiêu xài thả “ga”, không biết thắng lại để khỏi mang nợ.

Cuộc sống lưu diễn, mỗi tuần lễ thay đổi một rạp hát, ở một địa phương khác giống như dân du mục nên nghệ sĩ tiêm nhiễm một lối sống ăn xổi ở thì, không nghĩ tới ngày mai. Và khi đến hát ở vùng nào, tỉnh nào, chúng tôi có chương trình “ăn nhậu” để biết mức sống và món ngon vật lạ của người địa phương, đồng thời tìm hiểu những chuyện hay tích lạ theo truyền thuyết của địa phương hoặc chuyện thật thương tâm đã xảy ra ở địa phương đó. Tâm hồn của soạn giả chỉ nghĩ đến văn chương, cốt chuyện, nhân vật và cảnh trí của những địa điểm mình đã trải qua chớ không nghĩ làm cách chi để sanh lợi nhiều hơn nữa như các nhà thương buôn.

Chuyến đi Huế lần này, chúng tôi hoạch định một chương trình đi thăm viếng các lăng tẩm. Đoàn hát mướn nhiều phòng ở khách sạn Hương Giang phía Nam Sông Hương nên muốn đi vào Nội Thành, chúng tôi thức dậy sớm, đi bộ qua Cầu Mới để đến bên Bắc Sông Hương. Buổi sáng nhiều sương mù, khi đi trên cầu, nhìn phía trái xa xa là cầu Bạch Hổ, chìm trong khóí sương mờ ảo, bên phải là Cầu Trường Tiền, nổi tiếng với sáu vòng khung sắt như những chiếc lược úp xuống, cầu Trường Tiền oai nghiêm soi bóng xuống dòng sông Hương. Cô Hồng, hướng dẫn viên du lịch do khách sạn Hương Giang giới thiệu, dẫn chúng tôi đi ăn bánh canh Hàn Thuyên, xong rồi mới dẫn vào cổng thành vô Đại Nội. Khi đi dạo trong thành Nội, chúng tôi đi ngang hai ngôi nhà, chỉ có mái che không có vách, chúng tôi thấy một nhà chứa 5 cây súng đồng lớn, nhà đối diện có 4 cây súng đồng… Tôi đứng lại chụp ảnh. Có một ông người Huế đi tới, tôi bước lại chà và hỏi qua về các khẩu súng thần công. Ông vui vẻ kể cho chúng tôi nghe sự tích của các khẩu súng thần công. Ông nói: Sau khi thắng Tây Sơn, vua Gia Long cho đúc 9 khẩu Thần Công này để kỷ niệm chiến thắng. Khởi công đúc từ 31 tháng 1 năm 1803 đến cuối tháng 1 năm 1804 mới xong. Mỗi khẩu súng được chạm trổ họa tiết thật đẹp, đặt trên giá súng bằng gổ lim, chạm hình rồng nổi. Vua đặt tên cho 9 khẩu súng là Xuân, Hạ, Thu, Đông và Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và phong chức làm Thần Oai Vô Địch Thượng Tướng Quân.

Ông bạn Huế cho biết thêm là súng Thần công tượng trưng cho quyền lực của nhà Vua nhưng rất linh ứng… Trong Bulletin des amis du vieux Hue số 2, kỳ tháng 4 – 5 năm 1914, giáo sư le Bris kể lại lời của một người bạn là ông Sogny như sau: Một hôm mặc dầu có người canh giữ nhưng có một đứa trẻ đến gần súng thần công,  leo lên đưa đầu nhìn vào họng súng, bất ngờ đứa trẻ bị hút vào, cái đầu lọt vô trước, rồi đứa bé mất biệt. Chuyện này được nhiều gia đình trong Nội Thành nhắc nhở để răn dạy những đứa trẻ không vâng lời cha mẹ, không kính trọng thần súng.

Tôi hỏi: Thiệt vậy sao? Tôi bước đến nhìn vô họng súng.

Hút anh này vô luôn đi ông thần công! Hoa Phượng vừa nói vừa xô nhẹ tôi chúi tới trước. Ông kể chuyện cụt hứng, bỏ đi thẳng ra cửa Ngọ Môn.

Thi sĩ Kiên Giang cười hề hà: “Thôi, tụi mình kéo nhau đi viếng lăng Minh Mạng!”

Cô Hồng hướng dẫn lên xe đi. Đến lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng) khi đi qua Bi ñình, sau ñại Hồng Môn là sân rộng có hai hàng tượng đá quan viên và voi ngựa, chúng tôi chụp ảnh chung với các tượng đá quan viên, Kiên Giang thấy mấy con bò đang ăn cỏ gần đó, anh ta chép miệng than: “Trâu bò cũng muốn thay rồng chầu hổ phục hay sao mà đến ñại Hồng Môn nầy nhơi cỏ?”

Và tức cảnh sanh tình, Kiên Giang đã đẻ ra một bài thơ, trong đó có các câu thơ như sau:

ñến nơi rồi Huế đẹp Huế thơ

Núi Ngự trần truồng phơi bồng đảo

Dòng sông Hương ngủ say đêm diễm ảo

Con đò khuya lơ lững giữa vời

Cô gái Huế tóc dài nghiêng nón nhỏ

Lời giao duyên úp mở giọng Liêu Trai

Cố ñô ơi, hãy thao thức suốt đêm dài

Nghe xương cốt cựa mình trong đáy mộ.

Một thời đại mấy triều vua sụp đổ

Còn sót gì trong dạ đất nâu

Còn sót gì trong đáy mộ sâu

Còn đâu tiếng tung hô vạn tuế

Thành nội xưa nơi hội hè trùng dế

Dấu chân bò dẫm nát sân rồng

Chuông Từ ñàm tan biến giữa hư không

Chùa Thiên Mụ vút cao soi bóng lạnh
 

Soạn giả Thiếu Linh cũng đi theo đoàn Thanh Minh Thanh Nga trong chuyến lưu diễn ở Huế. Anh ngủ đò trên sông Hương, đò xuôi theo dòng sông êm đềm, trong không gian cô tịch, những điệu hò câu hát vẳng trên sông đã gợi cho Thiếu Linh một hứng cảm để viết một tuồng dã sử về đời vua Lê Long ñĩnh.

Câu hò trên sông hương đó như sau:

Chợ ñông Ba tiếng gà eo óc

Bến chùa Thọ Lộc, tiếng trống sang canh

Giữa sông Hương gợn sóng khuynh thành

ñêm khuya một chiếc thuyền mành ngửa nghiêng.

từ câu hò “Bến chùa Thọ Lộc, tiếng trống sang canh”, bốn tiếng Tiếng Trống Sang Canh trở thành tựa tuồng của Thiếu Linh và Thu An trên sân khấu đoàn Thủ ñô – Ba Bản khi gánh hát nầy khai trương bảng hiệu tại rạp Quốc Tế Saigon. Chúng tôi thích dạo trong lăng Tự ñức tức Khiêm Lăng vì đó là một lăng tẩm đồ sộ, tọa lạc trong một khung cảnh thiên nhiên vừa hùng tráng vừa u tịch thơ mộng. Khiêm Lăng cách thành phố Huế độ tám cây số, đường dẫn đến Khiêm Lăng được tráng nhựa nên đi xe hơi đến trước cửa lăng thật là thuận tiện.

Chúng tôi vào thăm lăng bằng cửa Vụ Khiêm, qua khỏi cửa, bước xuống tầng cấp, theo con đường lát gạch đến Hòa Khiêm rồi đến xem Bi đình. Sau đó chúng tôi đi dạo theo bờ hồ Lưu Khiêm. Hồ rộng, chung quanh hồ xây bờ gạch và lan can cao độ hơn thước, trong hồ có trồng sen, nước trong xanh thật đẹp. Chúng tôi bắt chuyện với một người hướng dẫn du lịch, cô ta nói nhanh như tiếng chim kêu, phần cô nói có nhiều thổ ngữ nên chúng tôi nghe tiếng được tiếng mất. Tuy nhiên chúng tôi cũng được biết là ban đầu khi khởi công xây lăng, vua Tự ñức đặt tên là “vạn niên cơ”, ngầm ý nói là Cơ Nghiệp Ngàn Năm, nhưng sau cuộc nổi loạn của giặc Chày Vôi năm 1866, vua Tự ñức đổi tên là Khiêm Lăng cho bớt vẻ kiêu ngạo và mong làm dịu lòng căm phẫn của dân phu. Cô gái hướng dẫn du lịch nhắc tới câu ca dao:
 

Vạn niên là vạn niên nào?

Thành xây xương lính, hào đào máu dân.

Hai câu thơ gợi ý cho chúng tôi nhớ đến chuyện bên Tàu, vua Tần Thủy Hoàng cho xây Vạn Lý Trường Thành với hàng triệu xác dân đen bị vùi vập vì phải chịu khổ sai lao khổ để xây đấp trường thành, nhưng nếu nhìn sự việc với một khía cạnh khác thì sau cả ngàn năm Vạn Lý Trường Thành trở thành một niềm tự hào của người Trung Quốc, một danh lam thắng cảnh thu hút hàng triệu triệu du khách khắp bốn biển năm châu. Khiêm Lăng cả trăm năm sau cũng trở thành một di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam mà trong mấy thập niên sau nầy cũng có hàng triệu du khách trong nước và người nước ngoài đến viếng thăm. Nhã nhạc cung đình Huế cũng được Hội UNESCO công nhận là một di sản văn hóa quốc tế về âm nhạc.

Cảnh trí trong Khiêm Lăng, gợi cảm giác u tịch và hoài cổ. Chúng tôi chụp hình lưu niệm trong nhà Bia, bên bờ hồ Lưu Khiêm và, trong lòng tự nghĩ là khi còn sống vua Tự Đức cho xây lăng tẩm nầy, khi đó vua vẫn còn mạnh khỏe, vậy mà đã nghĩ đến chuyện khi chết cũng cần những cung diện đền đài tráng lệ, trong lúc hoàn cảnh đất nước đang trong cảnh dầu sôi lửa bỏng, giặc Pháp mỗi ngày không ngừng xâm lấn biên cương, vậy mà nhà vua và cả triều thần văn võ cùng các quan đại thần còn có ngày giờ yên ẩm với nhau, còn có tâm trí mà bỏ vào công việc xây dựng Khiêm Lăng, phải chịu hao tài tốn của không biết là bao nhiêu. Giặc Chày Vôi phải chăng không chỉ mang một ý nghĩa là phản đối hành vi bạo ngược của viên đốc công Biện Chất mà còn là một cảnh tỉnh đối với vua Tự Đức?

Tôi lại chợt nhớ hai câu ca dao mà các bà mẹ ở miền Nam ru con thường hát:

Chiều chiều bắt két nhổ lông

Két kêu bớ Tự sao mầy bất nhơn (bớ Tự đây là Tự Đức)
 

Đó là nhắc chuyện vua Tự Đức đã cho giết chết anh ruột của mình là Hồng Bảo An Phong Công vì nghi anh âm mưu đảo chánh cướp ngôi vua. Giặc Chày Vôi có sự đồng tình của công chúa Thể Cúc, con gái của Tùng Thiện Vương cùng với chồng là ñoàn Hữu Trưng mưu phế vua Tự ñức để tôn Ưng ñạo tức con trưởng của An Phong Công Hồng Bảo lên ngôi vua.

Chúng tôi nghỉ ngơi tránh nắng trong nhà mát thủy tạ bên hồ bán nguyệt Tiểu Khiêm Trì, soạn giả Hà Triều tò vè theo bên cô Hồng, hướng dẫn viên du lịch để học hỏi tiếng Huế. Anh ta đinh ninh là tiếng Huế chỉ đặc biệt có mấy tiếng thông dụng Tê, Mô, Răng, Rứa. Cô Hồng nghe Hà Triều nhại nói theo giọng Huế, cô cười rũ ra và cô đố chúng tôi nghe và hiểu một câu nói của cô:

“Thưa mấy en, bọ tui vào rừng rút mây về đươn trẹt, bọ tui chộ con cọt, rứa mà nó biết ra răng, con cọt lủi, lủi năng lắm. Bọ tui mờng rứa thê! Chừ mạ tui cúng con gà, mấy en qua chút chò bui.”

Bây giờ đến lượt chúng tôi rũ ra cười, cô nói giọng nhỏ nhẽ dễ thương nhưng có mấy tiếng: bọ tui chộ con cọt, rứa mà nó biết ra răng… Chúng tôi chưa đoán ra câu đó nghĩa gì thì cô nói tiếp: Răng mà mấy en dòm tui, tui dị òm!

Cái tiếng “dị òm” ở trong Nam có nghĩa là kỳ cục, nhưng cô Hồng nói “Dị òm” là “thẹn quá”. Bọ tui chộ con cọt là bố tôi gặp con cọp…

Tôi rủ Kiên Giang đi qua nhà Thủy Tạ đối diện với nhà thủy tạ nầy, cũng ở ven bờ Tiểu Khiêm Trì để bàn việc hợp soạn một vở tuồng dã sử nhân chuyến đi Huế thăm viếng lăng tẩm nầy, nhưng trước khi đi, Kiên Giang lại nói với cô Hồng: “O ơi, chớ tin hén, hén nói điêu đấy.”

Cô Hồng híp mắt cười ngỏn ngoẻn, nói lí nhí: “Tui nói với hén rồi. En ơi, chớ phụ đèn chai, thắp trong Cần Chánh rạng ngoài Ngọ Môn. En đoảng, en vô hậu, được bèo quên rá, được cá quên nôm, thì en lấy ai mà bầu bạn, lấy mô mà tri kỷ!” Cô gái Huế, tóc xõa ngang vai, mặt trái xoan, đôi má và môi đều phơn phớt hồng, nụ cười duyên dáng mà giọng nói lại nghe rất dễ thương, anh chàng Hà Triều quả tình say tít thò lò nhưng cũng biết rằng chim trời khó bắt, nên đành phải ngồi gợi chuyện cho vui trong lúc lưu lạc tha phương.

Tôi, Kiên Giang và Hoa Phượng bỏ mặc cho Hà Triều ngồi tán hươu tán vượn với cô gái, chúng tôi đến chỗ khác, bàn bạc chuyện viết tuồng. Tôi gợi nhớ chuyện Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn học trò, khi xây Vạn Lý Trường Thành, có chuyện nàng Vạn Hỷ Lương khóc tìm mộ chồng, nước mắt của Vạn Hỷ Lương làm xiêu thành đổ vách, lòi ra thể xác của chồng nàng bị vùi dưới chân thành Vạn Lý. Chuyện xây lăng Vạn Niên Cơ, tuy chỉ có ba ngàn dân phu nhưng cũng có khối người mất mạng khi lăn đá, quết vôi nên chuyện cô công chúa Thể Cúc và phu quân ñoàn Hữu Trưng cũng có thể tạo thành một trang tình sử không thiếu phần ai oán não nùng. Kiên Giang đề tựa là Giã Từ Rừng Núi Cũ cho chuyện mối tình Vạn Niên Cơ đó.

Hoa Phượng thì không muốn viết những gì liên quan tới dã sử hay chính sử mà Hoa Phượng muốn nhân chuyện xây dựng Hoàng Lăng để nói lên tâm tình phản kháng của chính bản thân của anh ta.

Tôi nói: “Lần trước Hà Triều ngủ quên trong Hồ Tịnh Tâm trong Nội Thành, anh ta mơ muốn thấy Hoàng Hậu hoặc các phi tần, cung nữ nên ý muốn viết một vở tuồng Giấc Mộng Giữa Hoàng Lăng. Bây giờ anh muốn phản kháng việc xây lăng tẩm thì anh sẽ viết gì?”

Hoa Phượng nói: “Tôi với Hà Triều cùng hợp soạn đã lâu. Nay tôi cũng theo ý kiến ban đầu của Hà Triều, chúng tôi sẽ viết một vở tuồng cũng để tựa là Giấc Mộng Giữa Hoàng Lăng. Nhưng nhân vật chánh trong tuồng không phải là một kẻ lảng tử mơ đến Hoàng Hậu hay Phi tần mà là một kẻ nghèo không một tấc đất để cắm dùi, nhưng khi vợ của hắn chết thì hắn mang xác vợ của hắn vô hoàng lăng để chôn, hy vọng linh hồn của các vì vua chúa sẽ xem linh hồn của vợ hắn ngang vai ngang vế. Nội dung đó mang một ý niệm phản kháng của việc bất công trong xã hội phong kiến ngày xưa.”

Hồi đó nghệ sĩ Thành ñược đóng vai y sĩ Sa Tần, Hữu Phước đóng vai tên tướng cướp Vi Hạc Linh, Thanh Nga đóng vai người vợ bất hạnh Lạc Thy Kim.

Trong sổ tay của tôi ghi về các sự kiện văn học và hồi ký cải lương, ghi chép về tuồng Giấc Mộng Giữa Hoàng Lăng sau chuyến lưu diễn ở Huế năm 1962, có đoạn ghi như sau:
 

Vi Hạc Linh: (mang xác vợ trên vai, bước vào giữa Hoàng Lăng, đặt xác vợ trước một ngôi mộ của một vì vua) “Lạc Thy Kim, tất cả những vua chúa đều an nghĩ nơi nầy. Nay, em cũng nghĩ tại đây. Anh mong rằng trong chốn hư vô, họ sẽ tiếp đãi em ngang hàng với họ.

Sa Tần: (trong hậu trường) Gã kia! Hãy đặt nhẹ gót chân…

Hạc Linh: Ai?

Sa Tần: (hậu trường) Hãy dịu dàng tiếng nói! Kẻo người nay làm kinh động giấc người xưa…

Hạc Linh: Nhưng ngươi là ai? (tuốt gươm ra) Ở đâu?

Sa Tần: (Từ sau ngôi mộ bước ra) Tra gươm vào vỏ đi. Ta xin mượn danh của tất cả muôn loài trên mặt đất này mà thề rằng: Ta không hề cản trở bất cứ một ý định gì của ngươi cả.

Hạc Linh: Ngươi là người hay là oan hồn của một vì tiên đế?

Sa Tần: Ta là người, một y sĩ mà cũng là một tội nhân, đang bị sự truy nã của nhà vua, nên đêm nay tạm ẩn nơi hoàng lăng nầy, đợi sáng sẽ lên đường. Ngươi yên lòng rồi chớ?

Hạc Linh: Y sĩ! Ngươi ở trong tình thế khốn quẫn, nhưng ta còn khốn đốn hơn ngươi. ñó! Xác của vợ ta đó! Lạc Thy Kim, người vợ yêu quý của ta, vừa mệnh một sau một cơn sốt bất thường trong chốc lát. Bình sanh, chúng ta ở trong một cái chòi lợp bằng lá mía. Vợ ta đi dệt mướn cho một kẻ láng giềng. Ta làm công cho một trại chủ. Ngươi trông kìa! Phía đông là thành quách huy hoàng tráng lệ. Thịt ngọc da ngà. Rộn ràng hương sắc. Ở đó hoàng đế Sĩ Tước Hoa đang trị vì. Phía Tây là những túp lều xiêu vẹo, rúc mình trong ruộng mía như bọn lạc đà còm cõi chúi đầu tìm cỏ trên sa mạc khô khan… Chính vợ chồng ta nương ngụ ở phía Tây xơ xác đó.

Sa Tần: Và cũng chính nơi đó vợ ngươi từ trần.

Hạc Linh: Phải! Một người chết, thiên hạ xây nên một nấm mộ nguy nga rộng lớn như cung điện họ đang đường bệ trị vì. Còn chôn theo cả trăm cung tần trẻ đẹp và những tên nô lệ đáng thương. Còn một người chết không có tấc đất để gởi xương, không một đồng xu để ướp xác, không một miếng ván đóng hòm, không một manh chiếu để bó thây… Hỡi bọn Vua, quan đang ngả ngớn trong những đêm hoan lạc không cùng! Ta trả thù chúng bây bằng cách đem xác vợ ta chôn ở hoàng lăng nầy thử coi ai làm gì ta cho biết…

ñến nay đã hơn năm mươi năm qua, một thời gian quá dài để tưởng như những kỷ niệm không còn rõ nét trong tâm tưởng khi mình hồi tưởng lại những chuyến lưu diễn ở Huế, không ngờ khi nhắc đến tên Hà Triều, Hoa Phượng, Kiên Giang, Thiếu Linh là tôi bỗng nhớ lại không sót một mảy may nào về tánh tình của từng bạn, tôi nhớ cả giọng nói, điệu cười và những chuyện nghịch phá như kiểu Hoa Phượng kể chuyện vui, làm động chạm tới vị lãnh chúa miền Trung, khiến cho chúng tôi đang khuya phải trốn chạy về Saigon. Và cũng từ chuyện nhớ các bạn mà tôi tự hiểu là mình cũng giống như các bạn, mình vẫn không bỏ được cái cá tánh suy nghĩ những chuyện viển vông hơn là nghĩ đến những chuyện liên quan tới cuộc sống hiện tại.

Nếu còn được tái hiện một chuyến lưu diễn ở Huế, tôi sẽ hạnh phúc vô cùng.

Soạn giả Nguyễn Phương

Tháng 3/2017


Nguồn tin: tcgd theo TB
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.

 

NSND Trọng Hữu lý giải vì sao thế hệ vàng sân khấu cải lương vẫn còn ăn khách?

Trong ngày lãnh đạo TP HCM tổ chức gặp gỡ văn nghệ sĩ tiêu biểu, NSND Trọng Hữu đã trao đổi với PV báo Người Lao Động về suy nghĩ của ông về thế hệ nghệ sĩ vàng của sân khấu cải lương dù đã U80 vẫn còn được khán giả mến mộ.