06:17 PDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 130

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 124


Hôm nayHôm nay : 11225

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1083422

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 76898800

Trang nhất » Tin Tức » Hậu Trường Sân Khấu

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

Xem tiếp...

Thi gan với cọp Định Thành - Kép Hoàng Giang và Hề Kim Quang chạy té khói.

Đăng lúc: Thứ sáu - 06/11/2015 14:08 - Đã xem: 4033
NS Hoàng Giang & NS Hùng Minh

NS Hoàng Giang & NS Hùng Minh

CLVNCOM - Nhân nhắc chuyện bão năm nhâm thìn 1952, tôi nhớ lại nhiều chuyện vui, buồn xảy ra cho đoàn Thanh Minh trong thời gian này. Đoàn Thanh Minh hát bán dàn ở Sở Cao Su Dầu Tiếng, bất ngờ lọt ngay vào trung tâm bão, được quân đội của tỉnh Tây Ninh đem xuồng máy cấp cứu. Phông màn, y trang hát và tài sản cá nhân của nghệ sĩ đều bị cuốn trôi theo giông bão và nước lũ. Bà Bầu Thơ quê ở xã Thái Hiệp Thạnh, tỉnh Tây Ninh, được sự giúp đở của thân hào, nhân sĩ trong tỉnh nên bà gầy dựng lại được đoàn hát.
Tháng 3 năm 1953, khi nước ngập rút hết, ông Đốc Phủ Sứ, Phó tỉnh trưởng cho người đến mua dàn hát của đoàn Thanh Minh để hát gây quỷ cứu trợ nạn nhân bão lụt.
Dịp này tôi lấy thiệp mời xem hát cho cô Thu Ba mời Thiếu Úy Xuân, người đã đem xuồng máy đưa thuốc men , thực phẩm và cứu nhân viên đoàn trong lúc bị bão lụt.
Thiếu Úy Xuân và Thu Ba rất yêu nhau nhưng không thể tiến tới hôn nhơn vì tình hình chiến trường Tây Ninh rất gay cấn, anh không muốn để di lụy cho người yêu khi anh bị thương tật. Cô Thu Ba là gái mới lớn lên, ít học, chỉ trông vào nghề hát để kiếm sống và cần thời gian để tạo tên tuổi vì vậy hai người hẹn ba năm sau sẽ kết hôn. ( bấm vào xem Chuyện tình nữ NS Thu Ba tại đây)

Trong tuần lễ đoàn hát ở tỉnh, Thiếu Úy Xuân được nghĩ phép, anh thường đến thăm Thu Ba và chuyện trò với các nghệ sĩ. Vợ chồng Hoàng Giang tổ chức một bửa ăn thịnh soạn, mời Thiếu Úy Xuân, Thu Ba, Kim Quang, Nguyễn Phương, nhạc sĩ Hoàng Việt đến chung vui. Rượu vô lời ra, anh Hoàng Việt hỏi về tình hình các xã mà đoàn sẽ đến diễn theo yêu cầu của chủ mua dàn, thiếu úy Xuân ngồi trầm ngâm hồi lâu, anh mới nói: « Các chú, các anh hứa không nói cho người khác biết  thì tôi mới dám nói. »    
Hoàng Giang : «  Tất nhiên, chúng tôi biết để chuẩn bị tinh thần hoặc lo những gỉ cần thiết ! »
-         Chắc các chú cũng nghe là ở Tây Ninh, Việt Minh có chiến khu Dương Minh Châu, đó là ở Suối Bà Chim, Tha La, Lò Gò, Sa Mát, PôkômBô, Căm Xe, Cây Sao Một, Hão Đước, Hòa Bình, Định Thành, Phước Ninh, ngoài ra có các vùng do Biệt Kích Quân của ta đóng như Suối Đá, Trảng Dài, Trảng Sụp, Truông Mít, đường số 22. Trận bão lụt vừa qua ngập các vùng trong chiến khu Dương Minh Châu nên Việt Minh rút về phần đất Cao MIên. Dân chúng ở các xã Định Thành, Phước Ninh, Hão Đước kéo nhau ra sát ven lộ 22 và gần vùng Bến Cầu, Ninh Thạnh, Phước Ninh dưới chân núi Bà Đen lập làng mới. Chánh phủ giúp cây lá cất nhà, cho lúa gạo và gia sút nên dân làng rất vui mừng, hướng về chánh thể Quốc Gia. Nước vừa rút, kho tàng lương thực của địch trôi sạch, ruộng rẩy hoa màu lúa thóc hư hao nên Việt Minh vẫn còn ở phía đất Cambuchia, chánh phủ muốn dành dân về phía Quốc Gia, mời đoàn hát là để cho dân làng thấy tình hình yên ổn, nhân dịp họ quy tụ coi hát, chánh phủ phát lúa, gạo, chẩn bần. »
-         Tôi nói :  « Đoàn chỉ hát ba nơi : Định Thành, Hão Đước, Phước Ninh và một tuồng là Núi Liễu Sông Bằng. Tôi sẽ đề nghị bà Bầu chỉ cho những diễn viên có vai trong tuồng đó, hai ban tân và cổ nhạc, một số dàn cảnh, âm thanh, ánh sáng và bà đồ hội đi đến chổ diễn, còn đa số nghệ sĩ không tuồng vẫn ở trong tỉnh Tây Ninh. Như vậy dù có gì rắc rối cho buổi hát thì chúng tôi cũng có thể rút đi, ít bị thiệt hại. »
-         Hoàng VIệt hỏi : « Còn tin đồn về Cọp ba móng thì sao ? »
-         Ờ ! Cọp ba móng ở chiến khu D, rừng Tân Uyên, tỉnh Thủ Dầu Một, người ta đồn là sau trận đánh ở La Ngà, nhiều người chết không được lấy xác đi nên con cọp này ăn xác các người tử trận, sau quen mùi mới đi bắt người sống ăn thịt. Nó bị bắn, gảy hết một móng chân, người ta thấy dấu chân ba móng của con cọp nơi nó vồ bắt ngưởi vì vậy mới gọi nó là cọp ba móng. Nghe nói con cọp ba móng ăn thịt 106 người mới bị đội săn thú gày bẩy, giết chết từ năm 1948 rồi.
-         Kim Quang nói giởn : « May cho con cọp ba móng đó đa ! Nếu còn sống tới bây giờ mà nó qua tới xã Định Thành, Kim Quang tôi sẽ đánh chết nó, nổi tiếng Kim Quang đã hổ  như Võ Tòng đã hổ trong truyện Thùy Hử.
-         Hoàng Việt nói : « Thôi Tía! Đừng nói phét! Nghe cọp kêu một tiếng « Béc! », là phón ra trong quần, chạy té khói! »
-         Hoàng Giang : «  Cha này nhát quá! Con thú nó sợ người ta, chớ sao con người lại sợ nó ?
-         Hoàng Việt: « Được rồi, tụi tui sẽ có dịp thấy anh sợ con cọp hay cọp nó sợ anh!»
Tôi và Hoàng Giang được trao quyền điều khiển khi đưa đoàn vào hát ở xã Định thành. Hữu Phước thay vai cho Út Trà Ôn, đào Ngọc Chúng thay vai cho cô Kim Cúc. Một xe GMC chở cảnh trí, âm thanh, ánh sáng. đồ hội và nhân viên dàn cảnh. Ba xe command car chở nghệ sĩ và nhạc sĩ.
Đường lộ vô xã Định Thành gồ ghề, nhiều nơi còn đầy bùn đất, cây cối ngã vì trận bão đã được xe tracteur kéo dẹp qua bên để mở đường. Một số nhà của dân mới cất, bên ngoài có hàng rào bằng cây rừng cao độ hai, ba thước, cao không đều nhau, cây làm rào bề tròn lớn bằng bắp chân, cây này đóng xuống đất khít cây kia, hàng rào giống như một bức tường bằng cây.
Xe chở nghệ sĩ thì chạy thẳng đến nhà của dân chúng hay xã trưởng, nơi dành cho nghệ sĩ đã được định trước. Xe GMC chở cảnh và công nhân sân khấu thì chạy ra bãi diễn. Tôi và Hoàng Giang  ra quan sát chỗ dựng sân khấu.
Sân khấu được đấp cao lên độ một thước hai như một cái nền đất, chu vi rộng mỗi bề khoản 10 thước. Các anh dàn cảnh treo phông màn lên các cây cột đã được dựng trước trên sân khấu đất đó. Xong các anh đóng thêm cọc cây, sau sân khấu, che bằng vải nylon làm nơi cho nghệ sĩ thay trang phục hát. Phía sau sân khấu được che một màn nylon thành một cái hậu đài, cho nghệ sĩ hóa trang, vẽ mặt và có nơi nghĩ ngơi khi không có ra sân khấu hát. Máy đèn để sát bìa rừng chồi, giây điện được treo cao trên các cây cột gổ từ máy đèn đến sân khấu.
Sân diễn đặt gần nhà dành cho công nhân sân khấu ở. Phía tay mặt của sân khấu, cách độ 50 thước là bìa rừng chồi, phía trái sân khấu thì gần sát lộ đá xanh. Con lộ này chạy từ đầu xóm mút xâu hun hút vô rừng. Tôi thấy có ít nhứt một trung đội quân sĩ đóng dọc theo bìa rừng chồi, chắc là để bảo vệ đêm diễn, cho nghệ sĩ và khán giả yên tâm không sợ thú rừng hay địch về phá hoại. Chúng tôi trở về nơi dành cho nghệ sĩ ở.
Nghệ sĩ, nhạc sĩ được cho vô ở trong nhà của ông xã trưởng. Nhà cũng có hàng rào bằng thân cây ở vòng quanh. Bên trong có gác cao để cho nghệ sĩ ngủ. Phòng ngủ có vách chia làm hai, một bên dành cho nam, một bên kia dành cho nữ. Phòng phía bên nam nghệ sĩ, ngay góc phòng có một cửa nhỏ, một ống lồ ồ để chìa phần ống ra ngoài xa khỏi cái hàng rào cây dựng bên ngoài độ hơn hai thước. Hoàng Giang hỏi ông xã trưởng, chủ nhà : « Thưa ông : tại sao nhà nào ở quanh đây cũng có hàng rào cây kiên cố ? Dưới nhà ở từng trệt thì để nhiều cái thùng thiếc, phòng ngủ đều ở trên nhà sàn, góc  phòng có ống tre lồ ồ thông ra ngoài. Chúng tôi chưa từng thấy nhà ở mà cất như vầy ! » 
-          Tôi nói mấy chú nghe nhưng mấy chú đừng có sợ! Mới hai ba tháng nay thôi…Nguyên sau khi bão lụt dứt, nước rút, nhiều người và thú rừng bị nước ngập mà chết, không ai biết xác chết đó ở trong khoảnh rừng nào nên không có đi tìm để chôn xác. Có một con cọp ăn xác người chết, quen mùi nên trong vòng vài tháng nay nó vô xóm, bắt heo, bắt trâu, có khi nó vồ cả người ta đang ở trong nhà. Vì vậy dân làng phải làm hàng rào cây lớn bao quanh nhà. Chiều tối thì không ai ra ngoài rừng nữa, vì vậy các ống lồ ồ để ở góc phòng, có một bao cát nhỏ làm nút, để đêm hôm, ai ngủ dậy mà cần đi tiểu thì tiểu vô ống cây lồ ồ cho nó chảy ra ngoài rào. Lồ ồ đã thụt cho hết mắt tre, thông thương, lại có bao cát làm nút đậy, không có mùi khai đâu…
-         Vậy còn phòng dành cho các cô đào, thì sao ?   
-          Bên đó không có ống tre lồ ồ mà có mấy cái hũ đã hết nước mấm, cũng có nấp làm bằng vải bọc cát, đêm hôm, khi các cô cần thì… cho vô trong hũ đó rồi đậy nấp bao cát là xong.
-         Trời ơi! Biết tình thế như vầy, tụi tôi không có vô đây hát đâu! Không phải chỉ vì cái chuyện ăn ở không giống ai hết mà vì chuyện con cọp Định Thành, nó bắt heo cúi, trâu bò, nó còn bắt người, ăn thịt…
-         Tôi nói mấy chú đừng có sợ… đêm đến, nhà nào cũng đốt một đống lửa giữa nhà, có thùng thiếc để sẳn, khi báo động cọp xuất hiện ở đâu đó thì các nhà đều đánh thùng thiếc, la ló lên và có quân đội, Bảo An canh chừng, thấy bóng dáng cọp là bắn liền, tiếng nổ, tiếng ồn làm cho cọp kinh sợ, cọp cũng sợ lửa nên ngoài đống lửa đốt ở giữa nhà, khi có động, mỗi nhà có đuốc dầu chai, họ đốt lên, quơ quơ lên cho cọp kinh sợ, nó sẽ chạy mất chứ không dám làm ẩu đâu!
Tôi nói : “  Mấy anh đừng lo, Kim Quang nói có tài đã hổ như Võ Tòng, cọp Định Thành hay con cọp ba móng sống lại, gặp Kim Quang là cũng chết…
Kim Quang nói: « Cái này thần khẩu hại xác phàm! Nhưng tôi ốm yếu như vầy, con cọp nó chê, ăn không đủ no, nếu nó vô xóm này thì nó sẽ lựa anh Ba Giang hay oMá Xã Trompette, vì hai người đều to  con, nó ngoặm mới đủ no. »
Má Xã ( nhạc sĩ trompette) la lên : « Hà ! Nị nói bắt cọp chớ không phải ngộ nói, nó vô đây thì nó kiếm nị chớ không phải kiếm ngộ đâu!»
Ông chủ nhà cười : « Có cả trăm lính Bảo An, Quân Đội, võ trang đầy đủ súng, lựu đạn, mười con cọp vô đây thì cũng phải bỏ thây tại đây, các chú sợ cái gì? Bây giờ tôi xin mời các chú dùng cơm, bửa nay có khô thịt giộc, nhậu với rượu mít, đả lắm!»
Dân chúng trong xã hiện nay không có thịt tươi như thịt heo, thịt gà, thịt vịt, thịt chó. Quân đội đi săn, có khi bắn được con giộc, ít khi săn được con nai, con mễnh như trước. Họ săn được vài con giộc, cho Xã đội nên mới có thịt giộc đãi nghệ sĩ trong bửa cơm này. Con giộc giống như con khỉ nhưng hai tay của nó dài hơn, bàn tay lớn hơn, có lẻ vì nó chuyên sống trên cành cây cao, sử dụng hai tay để chuyền đi từ cây nây qua cây khác nên cánh tay của con giộc phát triển hơn tay của khỉ. Khô giộc và thịt giộc kho có mùi khét khói, ăn không ngon. May là bà tẩm khậu của đoàn hát có sẳn thịt heo kho, đem theo nên chúng tôi mới có thức ăn cơm trong ngày đó.
Theo lời của ông xã trưởng, bão lụt đã giết khá nhiều trâu, bò, gà, vịt và cả những con chó của vùng này. Lúa gạo, cây mì, những giây khoai lang, bầu, bí, rau, đậu đều bị bão lụt làm hư hại, mất giống nên dân trong xã phải ăn măng le( măng rừng) rau tàu bay( một loại cỏ hoang trong rừng) trái gùi, trái cám, và củ nầng để tạm sống qua ngày, chờ lúa và rau cải trong mùa tới.
Vì có chuyện con cọp Định Thành nên ông xã trưởng định hát từ ba giờ chiều cho tới hơn năm giờ chiều thỉ phải vãn hát cho dân ra về. Tôi báo cho các nghệ sĩ phài hóa trang xong trước hai giờ rưởi chiều. Tôi và các nghệ sĩ, nhạc sĩ có mặt tại bãi diễn từ hai giờ trưa. Anh Hoàng Việt, trưởng Ban tân nhạc cho nhạc sĩ đánh trống, thổi kèn từ hai giờ mười lăm. Hoàng Việt nhờ anh Mười Âm Phi đặt micro ngay tại dàn tân nhạc và loa phóng thanh chỉa thẳng bốn hướng trên cao, tiếng nhạc vang xa trong rừng để cho dân chúng trong các khóm, các sóc nghe mà đến xem hát sớm.
Ban nhạc chơi được hai bản, nhạc vang xa nghe lồng lộng, tân nhạc vừa dứt, bốn phía từ trong rừng vang lên tiếng đánh phèng phèng rộn rịp và rất nhiều ánh đuốt chập chờn, quơ lên quơ xuống. Các nghệ sĩ tập trung lên sân khấu, nhìn bốn phía. Chúng tôi thấy dân chúng trong các sóc, các khóm sắp hàng đôi, từ nhiều hướng đi đến bãi diễn. Họ vừa đi vừa gỏ thùng thiếc, dĩa nhôm, nồi đồng, vừa la ó rập ràng thật là vui. Ngoài ra cứ cách vài hàng người, có một người cầm cây đuốc chai, quơ quơ như đánh nhịp theo tiếng đánh thùng thiếc.
Ông Xã Trưởng nói : « Họ gây tiếng ồn và quơ đuốc để cho nếu có con cọp núp ở đâu đó, nó giựt mình, bỏ chạy. Dân hò hét, khua, gỏ ầm ỉ như vậy, họ mới mạnh dạng mà đi ra khỏi nhà để đến coi hát.» Ông ngưng một chút rồi nói tiếp :« Dân chúng ra coi hát đông như vậy chứng tỏ họ tuân theo sự điều động của Xã, họ hy vọng hằng tháng sẽ nhận được lương thực và tiền trợ cấp của Tỉnh thông qua Xã đội phát cho dân bị thiên tai bão lụt…»
Khán giả ngồi bệt xuống đất có hàng có lớp đàng hoàng. Họ tập trung từ cụm, mỗi cụm có hai người cầm đuốc đứng canh chừng, dặn dò. Dường như đó là những ông khóm trưởng hay chủ sóc, chủ phum.
Khán giả ngồi xuống có trật tư, các cây đuốc được chuyển ra cho khán giả ngồi hàng ngoài phía bìa rừng, buổi diễn tuồng bắt đầu. Nhờ có âm pli mạnh, tiếng đờn, tiếng ca hát được nghe thật lớn, các anh quân sĩ dù gác ở dọc bìa rừng xa sân khấu, họ vẫn vổ tay khi nghệ sĩ ca vô vọng cổ.
Các nghệ sĩ không yên tâm khi thấy dân làng đi coi hát mà họ la ó như sắp xung phong tấn công địch. Hoàng Giang, Minh Tấn, Kim Quang đều lo ra, quên tuồng hát, tôi phải cầm bổn tuồng, đứng trong cánh gà, nhắc tuồng cho các anh. Các anh hát như để trả nợ quỉ thần, hát mau mau cho hết tuồng vì tâm trạng bị con cọp Định Thành ám ảnh. Mới hơn bốn giờ rưởi chiều là vãn hát. Dân chúng sắp hàng theo từng xóm, đốt đuốc, gỏ thùng thiếc, la ó lên từng chập, họ đi khuất dần trong các khoảnh rừng chồi để trở về thôn xóm.
Chúng tôi dẹp nhanh trang phục, âm thanh rồi cũng trở về nơi nhà của dân chúng đã được bố trí cho chúng tôi ở.
Bửa cơm chiều được dọn ra, chúng tôi ăn cho mau xong rồi đi thu xếp chổ nghĩ ngơi. Ông Xã trưởng cho đốt một đống lửa giữa nhà, ông đem rượu mời chúng tôi lai rai nói chuyện chơi. Có Hoàng Giang, Hoàng Việt, Má Xã trompette, anh Hai saxo, kép Minh Tấn, hề Kim Quang và tôi cùng nhậu. Chúng tôi nói chuyện về trận bão lục cuối năm rồi, nhắc những chuyện vui khi hát ở Huế và Quy Nhơn. Lúc đó chắc cũng hơn năm giờ chiều, ở rừng mặt trời khuất sau rặng cây nên khung cảnh có vẻ tối tối. Câu chuyện đang vui, nổ râm rang bỗng nghe Hoàng Giang la lên : « Trời ơi! Sao tôi đau bụng quá, chắc phải kiếm chổ mà xổ ra…» Kim Quang cũng nói : « Ừ ! Tôi cũng phải đi… Nếu để tới tối chắc là không xong rồi…Làm sao bây giờ? Ra bìa rừng sao được?»
Ông chủ nhà : « Còn ai nữa, đi chung một lần cho nó tiện. Các anh lấy cây cuốc, ra khỏi rào quanh nhà, xa xa một chút, đào mỗi người một cái lỗ…đi xong rồi lấp đất lại. Giờ này còn sớm, quân đội còn gác ở bìa rừng, không có gì phải sợ. Nếu bốn anh cùng đi thì hay hơn. Đào bốn cái lỗ ở bốn góc, bốn người ngồi đâu lưng lại với nhau, day mặt ra ngoài canh chừng bốn phía, hai người cầm đuốc, hai người cầm rựa, bốn người vừa xổ bầu tâm sự vừa canh chừng bốn phía, như vậy chờ cho xong một lược thì lấp bốn cái hố đất đó rồi thì cùng vô nhà một lược. »
-         Tôi nữa! Tôi đi với ba anh… Tôi đốt hai cây đuốc dầu chai, đưa cho Minh Tấn cầm một cây đuốc, tôi một cây. Hoàng Giang và Kim Quang, mỗi người cầm một cây rựa. Hoàng GIang cầm theo cây cuốc nhà binh, cán ngắn. Chúng tôi ra khỏi  rào cây phía sau nhà, hướng về rừng chồi. Xa xa có nhiều đóm lửa của các anh lính Bảo An đốt, chúng tôi yên tâm, đào bốn cái lỗ ở bốn góc, phân chia nhau phận sự canh chừng bốn phía đông tây nam bắc. Trời hơi tối nhưng có hai cây đuốc ánh sàng bập bùng cũng đủ soi rõ nơi chúng tôi đang chuẩn bị làm phận sự.
Tôi ăn ít, nhậu ít nên xổ bầu tâm sự dễ dàng, mau lẹ hơn các bạn. Tôi lấy cuốc lấp cái lỗ thì nghe một tiếng soạt thật lớn như có cái gì vụt qua trong bụi cây. Một tiếng « Béc » chát tai vang lên, tôi chụp cây đuốc quơ lên nhìn dáo dác. Hoàng Giang la lớn : « Cọp » Tôi la « Chạy ». Tôi phóng vô hướng rào cây sau nhà. Hoàng Giang vừa chạy vừa la : « Cọp …Bớ người ta… Cọp!». Minh Tấn vừa chạy vừa la tiếp hơi Hoàng Giang : « Cọp, anh em ơi! Cọp » Kim Quang chạy chót hết. Anh ta sợ run, không la được.
Ở trong nhà anh chị em la tiếp : « Cọp…Cọp! » rồi tiếng đánh thùng thiếc vang dội. Ông xã trưởng vác súng ra bắn chỉ thiên một tiếng nghe « Ầm » tiếng súng dội dội trong rừng xa. Các nhà trong xóm cũng la ó và đánh thùng thiếc rùm trời. Anh Xã đội chạy ra hàng rào, kéo rào đóng cửa sau rồi vô chĩa súng canh chừng, anh thấy hai anh nhạc sĩ Hoàng Việt và Má Xã đứng gần hàng rào, biểu vô trong nhà ngay. Hoàng VIệt và Má Xã tà tà đi vô.
Trong nhà thấy không có cọp hay con cọp sợ tiếng súng, tiếng đập thùng thiếc, nó chạy xa vô trong rừng nên anh chị em ngưng không la, không đập thùng thiếc nữa. Kim Quang đang kể chuyện cọp :« Trời ơi! Tổ nghiệp độ cho tôi! Con cọp nó phóng ngang qua đầu tôi nghe cái rẹt, nó kêu một tiếng Béc nghe điếc con rái. Tôi hụp đầu xuống né, liệng cây mác về phía con cọp rồi la lên cho anh em biết mà chạy vô nhà! »
Chị Ngọc Chúng la lên : « Kim Quang! Cái quần ở đâu, không bận vô, sao ở truồng mà đứng đó kể chuyện! »
-         « Chết cha! Hồi nảy quýnh quá, chạy vô, bị tuột cái quần xà lỏn mà không hay! Để tui đi kiếm cái quần tui bận…»( leo thang định lên phòng )
-         Hoàng Giang la : « Ra sau sàn nước, rửa đít đi rồi bận quần, anh chạy sút quần mà cũng chưa chùi…»
-         « Biết rồi, ông nội! Thiệt là xấu mặt anh hùng, không có cái lỗ nẽ nào để chui dấu cái mặt »
Nhạc sĩ Hoàng Việt cười : « Tôi đâu có dè Kim Quang nhát quá như vậy! Anh ta chạy tới té phón tùm lum! May là chưa bị đứng tim mà chết!»
-         Hà!  Cái lầy Hoàng Việt liệng cục đá, ngộ thổi trompette một tiếng béc thật lớn! Hà cái lầy Kim Quang sợ chạy tới tuột cái quần không hay! Khự lói đánh cọp! Đánh cái gì? Chạy mất quần, nhát quá mà!»
Hai anh Minh Tấn, Hoàng Giang cũng nói : « Tụi tui ra sàn nước, tắm một cái cho nó sạch sẽ, mát mẽ. Cái cha nhạc sĩ trompette này báo hại quá! Nếu chỉ nghe cái rẹt, tụi tui đâu có chạy. Nghe một tiếng Béc chói tai, tưởng con cọp đứng trong bụi kêu, sợ quá mới chạy đó. Rựa, cuốc, đuốc gì cũng quăng ráo trọi! Chạy chết mà… Tụi này…ối! Sợ con cọp chớ sợ cái gì mà mắc cở?»
Hoàng Giang lấy cho Kim Quang cái khăn tấm để quấng quanh mình khi tắm xong. Anh và Minh Tấn cũng đi tấm, chứng tỏ lúc nảy xổ bầu tâm sự chưa xong, chạy quên chùi… quên lấp cái lỗ đã đào…
Sau đêm diễn ở Định Thành, anh em nhứt định không vô hát trong hai xã Hão Đước và Phước Ninh. Xe nhà binh đưa đoàn trở ra Tây Ninh, đi hát ở Trảng Bàng, Gò Dầu, Hòa Thạnh rồi kéo về Saigon.
Thật là một kỷ niệm vui nhớ đời, khi nhắc tới Kim Quang, anh em nói : « Kim Quang là anh hùng đã hổ » Kim Quang nói « Đừng nhắc! Thằng cha Má Xã Trompette còn nợ tui một keo. Tui sẽ cho chã chạy tụt quần một trận thì mới trả được cái cú chã chơi tui ở Định Thành!»   

Cũng là một kỷ niệm vui, chớ không ai thù oán gì ai. Sợ con cọp thì có gì đâu mà xấu hổ?

Nhớ chuyến đi lưu diễn đặc biệt sau bão lụt 1952.

Soạn giả Nguyễn Phương.


Nguồn tin: SG Nguyễn Phương - cailuongvietnam.com
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.

 

NSND Trọng Hữu lý giải vì sao thế hệ vàng sân khấu cải lương vẫn còn ăn khách?

Trong ngày lãnh đạo TP HCM tổ chức gặp gỡ văn nghệ sĩ tiêu biểu, NSND Trọng Hữu đã trao đổi với PV báo Người Lao Động về suy nghĩ của ông về thế hệ nghệ sĩ vàng của sân khấu cải lương dù đã U80 vẫn còn được khán giả mến mộ.