00:55 PDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 127

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 124


Hôm nayHôm nay : 1546

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1073743

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 76889121

Trang nhất » Tin Tức » Lịch Diễn Mới Nhất

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

Xem tiếp...

NS Lý Bạch Huệ : liveshow 40 năm ca hát

Đăng lúc: Thứ năm - 07/05/2015 11:55 - Đã xem: 4924
NS Lý Bạch Huệ

NS Lý Bạch Huệ

Nhân tròn 60 năm tuổi đời và 40 năm tuổi nghề, nghệ sĩ Lý Bạch Huệ sẽ có cuộc gặp gỡ đặc biệt với khán giả trong liveshow Tri ân cuộc đời, diễn ra vào lúc 19g30 ngày 8/5/2015 tại Nhà hát Bến Thành (số 6 Mạc Đĩnh Chi, Q.1).

Nghệ sĩ Lý Bạch Huệ tri ân cuộc đời


Nhân tròn 60 năm tuổi đời và 40 năm tuổi nghề, nghệ sĩ Lý Bạch Huệ sẽ có cuộc gặp gỡ đặc biệt với khán giả trong liveshow Tri ân cuộc đời, diễn ra vào lúc 19g30 ngày 8/5/2015 tại Nhà hát Bến Thành (số 6 Mạc Đĩnh Chi, Q.1).

Chương trình có sự góp mặt của đông đảo các nghệ sĩ cải lương và ca sĩ trong và ngoài nước như Út Bạch Lan, Phượng Loan, Trọng Phúc, Vũ Luân, Tú Sương, Phương Dung, Đông Đào, Như Hảo, Bích Phượng, Việt Quang, Đông Quân…

Nghệ sĩ Lý Bạch Huệ quê ở xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh. Nổi tiếng từ nhỏ nhờ chất giọng truyền cảm và khỏe khoắn trời cho, năm 20 tuổi, Lý Bạch Huệ được đoàn Văn công Tây Ninh nhận về sau khi chị đoạt HCV Liên hoan Tiếng hát giao thông trên đường mới do tỉnh tổ chức và chỉ một năm sau, chị trở thành diễn viên chính của Đoàn cải lương Tây Ninh 2 với các vai như Linh Sa (Ngày tàn bạo chúa), Jackly Hương (Tìm lại cuộc đời)…

Trong gần 15 năm hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp, cô đào chánh Lý Bạch Huệ đã có mặt trên sàn diễn của nhiều đoàn cải lương thời còn hưng thịnh như Đoàn Cao su VN, Bông dừa trắng, Trung Hiếu, Sài Gòn 2…; trong đó, có thể nói, vai cô Hường trong vở Người không cô đơn (Sài Gòn 2) là vai chị để lại dấu ấn đáng nhớ nhất trong lòng khán giả mộ điệu.

Khi sàn diễn cải lương hiu hắt, Lý Bạch Huệ vừa làm MC vừa hát dân ca cho Đoàn ca múa Bông Sen một thời gian trước khi bén duyên với điện ảnh. Ngay vai đầu tiên, vai chị Niệm - mẹ của cậu bé Mừng trong phim Tuổi thơ dữ dội (đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn), Lý Bạch Huệ đã làm lay động được nhiều trái tim, truyền cho người xem những buồn vui cùng với nhân vật người mẹ.

Lý Bạch Huệ còn tham gia một số bộ phim khác như Chuyến đi của mẹ (đạo diễn Lê Dũng), Chiến trường chia nửa vầng trăng (đạo diễn Hồng Sến)… song vai diễn xuất thần nhất là vai người phụ nữ điên tên Cúc trong phim Bến nước (đạo diễn Huy Thành và Trần Vịnh).

Con đường hoạt động nghệ thuật của Lý Bạch Huệ đánh dấu bằng những vai diễn cải lương, những nhân vật trên màn ảnh nhưng không mấy ai biết, chị khởi đầu sự nghiệp bằng nghệ thuật ngâm thơ. Trong suốt nhiều năm, giọng ngâm của chị trong chương trình Tiếng thơ của Đài TNND TP.HCM đã như “rót mật” vào lòng thính giả khắp mọi miền đất nước.

“Năm nay, tuổi đời tôi tròn 60 và tuổi nghề tròn 40. Nhiều năm trở lại đây, tôi tham gia Hội từ thiện Từ Tâm, cùng thầy Thích Hoằng Nghệ và bạn bè đi biểu diễn văn nghệ và trao quà cho người nghèo ở nhiều vùng quê. Tôi tổ chức đêm diễn này để cảm ơn gia đình, ba mẹ, khán thính giả và cuộc đời, đã giúp tôi đến giờ này còn được đứng trên sân khấu. Trong liveshow, tôi sẽ diễn sáu tiết mục: ngâm bài thơ Nhớ Bắc (Huỳnh Văn Nghệ), hát ca cổ bài Lấy chồng xa, ca hai bản nhạc trữ tình Nửa hồn thương đau (Phạm Đình Chương), Xin thời gian qua mau (Lam Phương), diễn hai trích đoạn tuồng Lan và Điệp, Truyền thuyết tình yêu. Chương trình đêm diễn gồm ba phần: Đời, Tình yêu, Mẹ là Phật. Tôi muốn mời khán giả cùng tôi trở lại con đường ca hát mà 40 năm qua tôi đã đi”.



 

* Từ khi nào, chị biết ngâm thơ?

Nghệ sĩ Lý Bạch Huệ: Khi còn nhỏ tôi đã mê thơ. Vì mê thơ nên mong học bài mau thuộc để ôm radio nghe chương trình Tao Đàn, Mây Tần… với những giọng ngâm nổi tiếng hồi ấy như Hồ Điệp, Hồng Vân, Hoàng Oanh, Đoàn Yên Linh… Nghe riết, tôi biết ngâm lúc nào không hay. Năm lớp 9, thầy dạy văn chia tay với lớp, đưa bài thơ Hai sắc hoa ti gôn (TTKH) hỏi ai ngâm được, tôi đánh liều giơ tay, rồi cứ ngâm theo cảm xúc riêng, từ đó, trong trường, hễ có dịp là thầy cô lại tìm thơ cho tôi ngâm.

* Vì sao không học ở lò nào, chị lại biết ca cải lương?

- Thấy tôi có giọng, ba má nói sau khi đậu tú tài, sẽ cho tôi xuống Sài Gòn học trường Quốc gia Âm nhạc, nhưng nhà nghèo, tôi là chị hai nên phải phụ ba má nuôi em. Tôi đi học nghề kế toán rồi vào làm ở Ty Thương nghiệp Tây Ninh, nhờ đoạt HCV trong liên hoan văn nghệ ở tỉnh mà được đoàn văn công kêu về. Một hôm, ông trưởng đoàn hỏi tôi có hát cải lương được không, tôi buột miệng nói được, vậy là hát.

Ngâm thơ hay hát tân nhạc, tôi cũng đều nghe radio rồi bắt chước. Cải lương cũng vậy, nghe người ta khen, tôi nghĩ mình biết hát, chỉ khi gặp được soạn giả Hoa Phượng, tôi mới vỡ ra được nhiều điều. Lúc đó, ông về làm việc với đoàn cải lương Tây Ninh 2, nghe tôi hát nghêu ngao, ông kêu đến hát cho ông nghe.

Cứ nghĩ thế nào cũng được “ba” khen. Ai ngờ, ông nói: “Con à, con có biết là con hát còn "sống nhăn" không?”. Rồi ông tiếp: “Con là người có học, ba nói vậy là con phải hiểu! Đào văn khác đào võ. Vừa đọc, vừa nghiền ngẫm nhân vật, đừng tưởng cứ đọc kịch bản là hát được!”. Tôi hiểu là mình lúc nào cũng phải học, đừng u mê trong lời khen.

Từ đó, tôi chuyên tâm tìm hiểu, gặp ai giỏi nghề tôi cũng học. Có lẽ nhờ vậy mà tổ nghiệp đãi. Bây giờ, có dịp ngồi làm giám khảo trong các cuộc thi Tiếng hát người cao tuổi, Đờn ca tài tử… chung với những người như nghệ sĩ Huỳnh Khải (Trưởng khoa Âm nhạc dân tộc Nhạc viện TP), tôi vẫn khao khát được học.

* Đã lâu chị không còn diễn cải lương hoặc đóng phim nữa, có phải vì “lấy chồng” nên bỏ cuộc chơi? Điều gì ở nhà thơ Thu Bồn khiến chị sẵn sàng bỏ hết sự nghiệp riêng?

- Tôi quen nhà thơ Thu Bồn khi anh với tư cách nhà báo, tìm đến tôi để phỏng vấn, viết bài. Nói thật là lúc đầu, khi được anh “ngỏ lời” tôi đã có không ít băn khoăn. Bên cạnh những tiếng tăm về sự đào hoa của anh, tôi cũng tự hỏi mình, nếu đi thêm bước nữa, con gái riêng của mình có hạnh phúc không? Thu Bồn nói sẽ phụ tôi nuôi con.
 

Tôi nghĩ, người đàn ông có con với mình còn bỏ mình đi nữa là. Đúng lúc đó, em tôi mất, Thu Bồn ở lo đám tang, ba bốn ngày mặc có một bộ đồ. Vậy là tôi quyết định. Tôi gửi con cho ngoại về sống với anh sáu tháng. Thu Bồn kêu tôi đem con về ở chung. Có nhiều người cản vì người ta nói anh đào hoa lắm. Nhưng về sống chung, tôi mới hiểu, Thu Bồn là người hễ thương ai là thương hết lòng. Hiểu như vậy nên tình yêu của chúng tôi dành cho nhau kéo dài suốt mười mấy năm.

Anh đòi làm đám cưới nhưng tôi không chịu, tôi nói cứ sống với nhau trước đã xem có được không. Bên nhau được 10 năm, năm 2000, tôi gả con gái, dự định đợi đến năm anh tròn 70 tuổi, mừng thọ rồi làm đám cưới luôn, không ngờ anh đột quỵ và mất năm 69 tuổi. Tôi vẫn luôn thấy mình còn nợ anh một đám cưới.

* Không ít người từng ngạc nhiên khi Lý Bạch Huệ sẵn sàng bỏ diễn chuyển sang nghề buôn bán khi lấy chồng?

- Khi đã có gia đình thì cuộc sống của chồng con đối với tôi là trên hết. Anh Thu Bồn vẫn khuyến khích tôi tiếp tục theo đuổi nghệ thuật song nói thật là thu nhập từ nghề diễn lúc đó không đủ sống. Anh chỉ có lương hưu, khi cần gì thì bạn bè giúp. Tôi xưa nay chỉ biết hát hò, giờ tập tành đi bán đủ thứ, từ dầu thơm, cà vạt, đến phân bón. Từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm là thời điểm tôi đi bán lịch.

Thấy tôi vất vả, Thu Bồn đã cảm tác mấy câu thơ như sau: “Mặt trời còn ngủ em đi/ Em không bán lịch lấy gì nuôi thơ!”. Những cuốn sách của Thu Bồn như Đánh đu cùng dâu bể, Trường ca chim Chơ Rao phải đến nhà xuất bản xin in thiếu, tôi lấy sách ra đi bán khắp nơi, rồi đem tiền về trả lại cho nhà xuất bản.

Có lần tôi lên trường nội trú dân tộc ở Pleiku bán sách nhưng thấy trường nghèo quá, tôi thay mặt Thu Bồn ký tặng luôn cho trường hai cuốn sách đó. Khi tôi về TP mấy tháng sau, nhận được bưu phiếu 200.000đ của trường gửi trả, vì họ biết Thu Bồn sống khó khăn. Anh Thu Bồn cầm 200.000đ đó khóc ròng.
 

* “Làm thi sĩ nghĩa là ru với gió/Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”. Ông chồng thi sĩ của Lý Bạch Huệ trong đời thường như thế nào?

- Với những gì được nghe, tôi hiểu Thu Bồn chưa bao giờ phụ rẫy người phụ nữ nào, chỉ có người ta bỏ anh. Thu Bồn thật nhất là lúc uống rượu say, khi ấy anh thường đọc thơ và khóc. Trong cuộc sống đời thường, anh là người đàn ông rộng lượng, không gia trưởng, không nề hà chuyện gì nếu làm được cho vợ con sung sướng.

Con gái riêng của tôi được anh thương yêu, chăm sóc chu đáo như con ruột, nên bây giờ có điều kiện, cháu xây hẳn một nhà thờ để thờ ba Thu Bồn và hằng năm làm giỗ rất trân trọng. Anh rất siêng làm việc nhà, vườn tược, cây cối một tay anh chăm bón. Ít ai biết, Thu Bồn là… vua bếp, anh nấu được cả đám tiệc, mỗi khi nhà tôi có đám, anh không cho thuê người, bảo để anh nấu.

* Thi sĩ chồng có làm thơ tặng vợ?

- Nhiều là khác. Có những câu nghe rất hài hước. Tỉ như: “Em con ngựa chứng không cương/Anh tên kỵ mã vết thương đầy người”; hoặc “Có em anh trở thành triệu phú/Có triệu niềm vui và triệu niềm đau/Triệu niềm vui anh đem làm tiệc đãi bao ông hàng xóm/Còn triệu cơn đau anh cô thành cao để nhấm nháp riêng mình”.

Rồi anh chọc tôi: “Em trao cho anh chìa khóa/Để mở bao điều bí ẩn của tình yêu/Anh có biết đâu trong em còn có một chùm chìa khóa khác!”. Nghe vậy, tôi không biết làm thơ cũng tức khí trả lời: “Em xẹt đến như sao băng/Và quét đời anh như sao chổi”.

Khi anh bệnh, vợ còn lang thang ngoài đường mưu sinh, anh viết những câu thơ cuối như thế này: “Về đi em chợ chiều sắp vãn/Nhớ mua cho anh một gói nhân tình/Bạn bè cách xa, dòng đời lận đận/Anh nằm đây trò chuyện với riêng mình”.

* Cuộc sống “hậu Thu Bồn” của chị hiện nay ra sao, chị còn mong ước điều gì nữa?

- Tôi hiện sống với con gái, con rể, các cháu ngoại và vui với bạn bè. Cũng có người nói lời yêu thương nhưng tất cả như đều không thuộc về mình, không có tình yêu nào lớn bằng tình yêu Thu Bồn đem đến cho tôi. Những năm tháng còn lại, tôi muốn được làm nghề, đem niềm vui đến cho mọi người, như đi hát từ thiện. Thời gian không cho phép làm gì khác nữa nhưng với tôi, nghệ thuật luôn ở phía trước, làm được gì thì làm, nếu có chết, được chết trên sân khấu là hạnh phúc nhất.

CÁT VŨ


Nguồn tin: tcgd theo PNO
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Thái Quốc Mưu - 10/05/2015 15:38
Nội dung
Em
Alý nhắn, anh vào http://cailuongvietnam.com/newclvn/vi/news/Lich-Dien-Moi-Nhat/NS-Ly-Bach-Hue-liveshow-40-nam-ca-hat-2349/ xem bài viết về chị.
Xem xong thấy em thành công, anh rất mừng. Mon gem luôn khỏe.
CM. Thái Quốc Mưu (USA)
A LÝ PHƯỢNG TUYỀN - 09/05/2015 13:26
Công bình mà nói, trước tình hình sân khấu cải lương không được mấy sáng sủa, hay nói một cách khác theo như nhận định của báo giới, sân khấu cải lương hiện nay đang trên đà xuống dốc. Vậy mà... nghệ sĩ Lý Bạch Huệ thực hiện cho mình một liveshow cải lương, thiết nghĩ, đây cũng là điều đáng để... suy nghĩ. Bởi vì trước đây một ít lâu, cũng qua thông tin của báo giới, có những đoàn kịch nói diễn miễn phí phục vụ người xem ở Sài Gòn, nhưng lại không có khán giả đến xem!
Khi vào ngồi trong khán phòng thật lòng mà nói, tôi không khỏi... lo nghĩ cho chị. Liệu rằng... với thời buổi công nghệ thông tin như hiện nay có rất nhiều phương diện để giải trí, khán giả có đến với liveshow của chị hay không?
Nhưng rồi... khán giả đến xem đầy cả khán phòng, và sự lo nghĩ của tôi phút chốc cũng tan biến!
Hơn mười lăm năm gắn bó với đài truyền hình Bình Dương, tôi viết những tiểu phẩm cho FM Bình Dương như: Đằng sau tay lái, Câu chuyện nông thôn, Tình yêu hôn nhân gia đình, Khỏe và đẹp, Câu chuyện truyền thanh...v.v... Bài viết của tôi được chị thể hiện thu thanh qua các nhân vật. Nhờ vậy, tôi quen biết chị qua những lần họp mặt cộng tác viên do đài tổ chức.
Tôi không phải là nhà phê bình sân khấu, nên tôi không dám lạm bàn đến những gì liên quan đến lãnh vực nghệ thuật. Nhưng với một đêm diễn, mà khán giả vẫn còn ngồi lại xem cho đến khi kết thúc. Điều này... đã nói lên sự thành công rồi vậy!
Con người ta... "sáu mươi năm cuộc đời" đã là quá đủ. Nhưng với nghệ sĩ Lý Bạch Huệ "Tri ân cuộc đời" vào tuổi sáu mươi, hiện chị vẫn còn "sống được với nghề" là điều hết sức đáng mừng.
Chị đã thành công trong đêm liveshow, chúc chị sẽ tiếp tục thành công với những gì hiện đang còn chờ phía trước.

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.

 

NSND Trọng Hữu lý giải vì sao thế hệ vàng sân khấu cải lương vẫn còn ăn khách?

Trong ngày lãnh đạo TP HCM tổ chức gặp gỡ văn nghệ sĩ tiêu biểu, NSND Trọng Hữu đã trao đổi với PV báo Người Lao Động về suy nghĩ của ông về thế hệ nghệ sĩ vàng của sân khấu cải lương dù đã U80 vẫn còn được khán giả mến mộ.