05:59 PDT Thứ sáu, 29/09/2023

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 128

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 126


Hôm nayHôm nay : 5973

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1289655

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 67159576

Trang nhất » Tin Tức » Những Giọng Ca Vàng

"Tổ nghề của đời nghệ sĩ": Nghệ sĩ thực hiện di nguyện của thầy

"Tổ nghề của đời nghệ sĩ": Nghệ sĩ thực hiện di nguyện của thầy

Năm 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành quyết định công nhận 12 tháng 8 âm lịch là ngày Sân khấu Việt Nam. Các thế hệ thầy và trò trên những sàn diễn ở TP HCM đã góp phần lan tỏa tinh thần tôn sư trọng đạo, vun đắp lòng yêu nghề, hăng hái lao động phục vụ công chúng

Xem tiếp...

Tấn Tài - Hoàng đế đĩa nhựa

Đăng lúc: Thứ hai - 29/05/2023 13:29 - Đã xem: 275
Tấn Tài - Hoàng đế đĩa nhựa

Tấn Tài - Hoàng đế đĩa nhựa

Nhiều nghệ sĩ trong lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, ca nhạc, dù hiện nay có người đã trên dưới tuổi thất thập cổ lai hy nhưng vẫn là dấu khắc đậm đà trong lòng người mộ điệu.

Nghệ sĩ Tấn Tài được mệnh danh là "Hoàng đế đĩa nhựa" thập niên 60 - 70 vì ông có khoảng 400 bài vọng cổ và 200 tuồng cải lương được thu đĩa phát hành ăn khách.

Mỗi tháng vẫn kiếm 1.000 USD

Nói thật là tôi kinh ngạc khi ngồi trước mặt ông lão 69 tuổi mà vẫn nói chuyện ào ào, phát âm chuẩn xác, triển khai vấn đề nhanh gọn, sắc sảo.

Ông hút thuốc điệu nghệ bằng nhãn hiệu của Đức quen thuộc mấy chục năm, không phải để hít vào phổi mà chỉ làm dáng cho sang vậy thôi. Hình như không phải là ngôi sao Tấn Tài tôi từng ái mộ trong các tuồng cải lương. Khi hát, đó là con người ngọt ngào, chất giọng quyến rũ, mềm mại, có khi nhân vật ngây thơ, hồn nhiên dễ thương như chàng A Li Kha của Bóng hồng sa mạc. Mấy chục năm, tôi lớn lên, nghĩ rằng thần tượng của mình chắc đã yếu ớt và thều thào như nhiều nghệ sĩ khác khi vào tuổi xế chiều. Nhưng không, Tấn Tài khoe rằng mình không mắc bệnh nào của người già cả, chỉ một lần mổ sỏi mật rồi thôi, sau đó ăn ngủ khỏe và chạy sô tưng bừng. Mỗi tháng ông có chừng 7 - 8 sô (giá mỗi sô vài triệu đồng), còn mỗi ngày ông chăm chút hai phòng thu âm, hướng dẫn kỹ thuật, nghề nghiệp cho các diễn viên trẻ khi làm album, và một năm đi nước ngoài mấy tháng vừa thăm con vừa biểu diễn. Vậy là trung bình ông kiếm "lương" 1.000 USD như chơi.

Hai con trai Tấn Beo, Tấn Bo của ông cũng là "sao", rất có hiếu nhưng… không được báo hiếu, vì ông đâu có nghèo mà lấy tiền của con. Ông còn đi xe hơi, có tài xế lái nữa kia! Trưa trưa thì Tấn Beo gọi điện thoại hoặc đích thân qua rước ba sang nhà mình ăn cơm. Từ quận 5 tới quận 8 (TP.HCM) chỉ cách nhau cây cầu Nguyễn Tri Phương, cha, con gần nhau lắm. Vậy đủ rồi! Tấn Tài cười: "Bây giờ tôi ngồi không thì hai đứa nó và mấy đứa ở Mỹ cũng nuôi ngon lành, nhưng buồn chết luôn. Đi hát, đi làm để vận động, để có bạn bè vui vẻ".

 

Ông bầu không biết lỗ

Nhiều người chỉ biết Tấn Tài là kép hát, nhưng thật ra từ năm 1968, ông đã là bầu gánh Tân Thủ Đô và hốt bạc không kém gì Kim Chung, Kim Chưởng. Đang là ngôi sao của gánh Kim Chung với hợp đồng 1,4 triệu đồng, trong khi giá của nhiều ngôi sao khác chỉ chừng 700 ngàn tới 1 triệu, Tấn Tài lại bỏ ngang. Ông nghĩ: "Người ta dám bỏ bạc triệu ra kinh doanh cái tên của mình, tại sao mình lại không kinh doanh chính mình?". Vậy là ông đứng ra lập nghiệp với 26 tuổi đời và 60.000 đồng trong túi. Phải nói là lá gan khá lớn. Nhưng đúng hơn, là nhờ cái máu kinh doanh của mẹ truyền lại. Ông tính toán rất kỹ các phương án, và đi đúng hướng. Chỉ cần trương tấm bảng tại một ngôi đình bên quận 8 rằng "Gánh Tân Thủ Đô Tấn Tài - Thành Được đang tập tuồng mới", lập tức các tay thầu tiền góp đã nhào tới đưa tiền cho "cậu Năm" (họ gọi Tấn Tài một cách gần gũi như thế - PV). Bởi cái tên của "cậu Năm" đủ bảo chứng rồi. Và tiền vốn từ họ góp vào đủ cho cả gánh hát sống khoẻ, bởi đêm nào cũng bán vé đông kín rạp.

Từ một gánh, Tấn Tài phát triển thành hai gánh gọi là Tân Thủ Đô 1 và 2, chiêu mộ toàn ngôi sao như: Thành Được, Út Trà Ôn, Việt Hùng, Minh Chí, Út Hiền, Út Hậu, Mộng Tuyền, Bạch Tuyết, Diệu Hiền… Phải có nhiều nghệ sĩ như thế vì những hôm kép chánh Tấn Tài về Sài Gòn thu đĩa thì ở tỉnh vẫn có người thay thế. Và ông đặt hàng những soạn giả hàng đầu như Hà Triều, Hoa Phượng, Hoàng Việt, Loan Thảo, Thể Hà Vân viết tuồng "đo ni đóng giày" cho từng nghệ sĩ, cho nên ai diễn cũng hay như nhau. Tấn Tài và vợ là nghệ sĩ nổi tiếng Như Ngọc chỉ có việc mỗi ngày thu tiền về gửi nhà băng mà thôi. Bây giờ nhớ lại, Tấn Tài thở dài: "Tội nghiệp vợ tôi, nói sống trong cảnh giàu sang nhưng hai vợ chồng cứ như Ngưu Lang  - Chức Nữ xa nhau hoài, vì mỗi người phải coi một gánh, hết tỉnh này lại tới tỉnh kia". Nhưng ông cũng tự hào là mình làm bầu nuôi gần 150 người nhưng chưa hề biết chữ lỗ là gì. Hồi ấy chỉ có Kim Chung và Tân Thủ Đô dám phát lương tháng cho anh em. Không cần biết trời nắng hay mưa, có mở màn hay không, cứ có lương ổn định là anh em yên tâm.

Tấn Tài đi hát, làm bầu, ăn ngủ trên xe hơi, có khi cầm cự bằng bánh mì để kịp chạy sô, cực kinh khủng. Nhưng say nghề, và tiền trong nhà băng cứ đầy thêm mỗi ngày. Hồi đó (khoảng thập niên 60-70), trúng số độc đắc chỉ 1 triệu đồng, vàng thì 12.000 đồng một lượng, vậy mà ông có tài sản tới 34 triệu. Sau giải phóng, nhiều đợt đổi tiền, ông trở lại "bình dân" như bao người. Vậy mà ông vẫn cười thản nhiên: "Thì giai đoạn đó ai cũng chịu vậy mà, chứ đâu phải riêng mình. Trời còn cho mình sức khỏe và tài năng thì mình làm ra tiền nữa, lo gì!".

Gánh Tân Thủ Đô sau giải phóng trở thành đoàn cải lương tập thể Hậu Giang, Tấn Tài vẫn làm trưởng đoàn nhưng với cơ chế mới, lãnh lương ba cọc ba đồng của thời bao cấp. Cầm cự được 7 năm, ông xin nghỉ, ra hát sô nuôi vợ con vì được trả cát-sê cao hơn nhiều. Đoàn này vẫn còn, hiện là đoàn cải lương Tây Đô của thành phố Cần Thơ. 

Ngược dòng thời gian nửa thế kỷ, Tấn Tài nếm trải vinh quang nhiều hơn cay đắng. Có lẽ vậy nên ông sống nhẹ tênh. Hỏi ông tâm đắc điều gì nhất, ông cười khà, bảo cái gì cũng tâm đắc. Điều gì đối với ông cũng như có màu hồng, dù trong thời bao cấp đầy khó khăn.

 

Tấn Tài sinh ra ở vùng Núi Sập thuộc tỉnh An Giang. Ông làm thầy giáo dạy học ở trường Thoại Ngọc Hầu nhưng lại mê đờn ca tài tử, năm 1959 trốn theo gánh hát mặc cho người mẹ ngăn cản. Trải qua nhiều đoàn, Tấn Tài đều đóng kép chánh, nhưng đến đoàn Thủ Đô thì ông mới thành công tuyệt đỉnh và đoạt giải Thanh Tâm năm 1963. Ông có giọng ca ngọt ngào truyền cảm, được Hãng đĩa Việt Nam của cô Sáu Liên ký hợp đồng độc quyền đầu tiên, rồi sau đó các hãng đĩa khác mời chào liên tục. Với số lượng khoảng 400 bài vọng cổ và 200 tuồng cải lương được thu đĩa, ông được báo chí lúc bấy giờ đặt biệt danh "Hoàng đế đĩa nhựa". Những "bản ruột" của ông như: Bông ô môi, Xuân trên đất khách, Nhớ vợ hiền… và các tuồng cải lương: Bóng hồng sa mạc, An Lộc Sơn, Chiều đông gió lạnh về… đến nay vẫn làm xao xuyến khán giả mộ điệu.

Hoàng Kim


Nguồn tin: tcgd theo TNO
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

"Tổ nghề của đời nghệ sĩ": Nghệ sĩ thực hiện di nguyện của thầy

Năm 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành quyết định công nhận 12 tháng 8 âm lịch là ngày Sân khấu Việt Nam. Các thế hệ thầy và trò trên những sàn diễn ở TP HCM đã góp phần lan tỏa tinh thần tôn sư trọng đạo, vun đắp lòng yêu nghề, hăng hái lao động phục vụ công chúng

 

Nhạc sĩ Quốc Dũng qua đời ở tuổi 72

Sau nhiều ngày trở bệnh nặng, nhạc sĩ Quốc Dũng đã qua qua đời vào sáng 24-9, hưởng thọ 72 tuổi.

 

Nghệ sĩ Minh Tâm - Tài Lương tái ngộ khán giả trong niềm xúc động mãnh liệt

Xa sân khấu cải lương tại quê hương 40 năm, từ Pháp trở về và hội ngộ trên sân khấu Chí Linh - Vân Hà, hai nghệ sĩ Minh Tâm - Tài Lương đã làm nức lòng khán giả.

 

Nhiều ngôi sao hội ngộ trong đêm ra mắt sân khấu Thiên Đăng với vở "Giáng Hương"

Vở diễn nức lòng khán giả bởi sự chăm chút của đạo diễn NSƯT Thành Lộc, đồng thời cũng là người chỉ đạo nghệ thuật một sàn diễn mới mang tên Thiên Đăng.

 

NSƯT TUYẾT THU: Khát khao vươn tới cái đẹp

Từ một diễn viên cải lương, Tuyết Thu chuyển sang học múa rồi đóng phim và nổi danh trên sàn diễn kịch nói

 

Diễn viên sân khấu cải lương tranh tài tại Bạc Liêu

Cuộc thi "Tài năng diễn viên cải lương toàn quốc 2023" do Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Bạc Liêu tổ chức, sẽ diễn từ ngày 23 đến 30-9 tại Nhà hát Cao Văn Lầu (TP Bạc Liêu).

 

Nhắc vở 'Thái hậu Dương Vân Nga' để hun đúc tình yêu cải lương cho sinh viên

Những tình cảm đối với vở cải lương 'Thái hậu Dương Vân Nga' của biên kịch Bình Bồng Bột được kể cho hàng trăm sinh viên Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) trong chương trình 'Sáng tạo với chất Việt'.

 

"Ông Ba bắt rắn" và vợ kể chuyện "Đoàn Cải lương Nam Bộ"

Là thành viên của Đoàn Cải lương Nam Bộ - một đơn vị nghệ thuật đã lưu dấu ấn đẹp trên đất Bắc với nhiều thành tựu nghệ thuật, nhà giáo ưu tú Mạnh Dung và NSƯT Thanh Dậu đã có một buổi giao lưu với diễn viên trẻ rất ấn tượng.

 

Kiên trì luyện tập trước thềm Chung kết 2

7 thí sinh tài năng: Phú Yên, Yến Khoa, Như Ý, Thanh Thúy, Nguyễn Thị Cua, Hoài Minh và Văn Nhân vẫn ngày đêm miệt mài tập luyện cùng các nghệ sĩ khách mời, hy vọng mang đến tiết mục đặc sắc cho khán giả trong đêm Chung kết 2 (10/9/2023).

 

Tác giả Lê Duy Hạnh qua đời

Gia đình tác giả Lê Duy Hạnh cho biết ông bị xuất huyết não, nằm điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Trưa 6-9, gia đình đã xin phép được đưa ông về nhà. Ông trút hơi thở cuối cùng lúc 12 giờ 35 phút cùng ngày, hưởng thọ 77 tuổi.

 

Thanh Điền: Lúc bệnh nặng Thanh Kim Huệ vẫn mơ thấy đi hát

NSƯT Thanh Điền vừa đưa lên sàn tập vở cải lương 'Yêu em từ đó', vở do cố nghệ sĩ Thanh Kim Huệ vợ ông viết.

 

Nghệ sĩ sân khấu tuồng cổ tề tựu trong ngày giỗ cố nghệ sĩ, soạn giả Bạch Mai

Nghệ sĩ Bạch Mai ra đi trong những ngày cả nước căng mình chống dịch COVID-19 do bị đột quỵ. Đối với các nghệ sĩ sân khấu tuồng cổ TP HCM đó là mất mát lớn, khán giả của sân khấu cải lương tuồng cổ và đồng nghiệp thương tiếc bà.

 

Nghệ sĩ Thương Tín thừa nhận đang bị "quả báo"

Với những bình luận nói rằng "những gì mà Thương Tín phải trải qua ngày hôm nay là "quả báo" cho những gì ông đã làm trước đây", nghệ sĩ Thương Tín buồn lòng, thừa nhận: "khán giả nói đúng".

 

Tấn Tài - Phượng Liên: "Hoàng đế" và "nữ hoàng" đĩa nhựa

Sân khấu cải lương phát triển rực rỡ nhất vào khoảng giữa thập niên 1950 đến những năm 1970. Trong số những cặp đôi danh giá của thế hệ vàng cải lương thời đó, phải kể đến cặp đôi "hoàng đế" và "nữ hoàng" đĩa nhựa Tấn Tài - Phượng Liên.

 

NSƯT Thanh Điền dựng vở mới nhớ về NSƯT Thanh Kim Huệ

Thanh Điền được xem là người nghệ sĩ năng động luôn hướng đến những công việc cộng đồng với vai trò diễn viên, đạo diễn và truyền nghề cho lực lượng trẻ

 

Khán giả mê cải lương thích thú "Cô đào hát" phiên bản mới

Phiên bản mới của tác phẩm sân khấu cải lương "Cô đào hát" do đạo diễn Hoa Hạ dàn dựng, đã làm nức lòng khán giả tại Nhà hát Trần Hữu Trang.