Được biết nghệ sĩ Thanh Hải đi liền với hiệu danh " Vua Tao Đàn", chắc có lẽ nhiều bạn trẻ cũng như tôi không biết Tao Đàn là gì, không phải đợi cái tin nghệ sĩ Thanh Hải mới mất mới tìm hiều về Tao Đàn, diễn đàn cailuongvietnam.com có mở đề tài trước đó "có bao nhiêu cách ngâm thơ ở Việt Nam", nhân dịp tưởng nhớ nghệ sĩ Thanh Hải vừa qua đời, xin chia xẻ cùng bạn đọc.

Ngọc Đan Thanh từ Mỹ về thăm mẹ, đã dành thời gian đến viếng danh ca Thanh Hải.

Hình Thanh Hiệp
Được
biết nghệ sĩ Thanh Hải đi liền với hiệu danh " Vua Tao Đàn", chắc có lẽ
nhiều bạn trẻ cũng như tôi không biết Tao Đàn là gì, không phải đợi cái
tin nghệ sĩ Thanh Hải mới mất mới tìm hiều về Tao Đàn, diễn đàn
cailuongvietnam.com có mở đề tài trước đó "có bao nhiêu cách ngâm thơ ở
Việt Nam", nhân dịp tưởng nhớ nghệ sĩ Thanh Hải vừa qua đời, xin chia xẻ
cùng bạn đọc.
Nghệ sĩ Thanh Hải tên thật là Hồ Văn Xia, sinh
năm 1933 tại Dĩ An, Sông Bé (nay là Bình Dương), đã trút hơi thở cuối
cùng lúc 12 giờ 30 ngày 16-9, tại nhà riêng, do bị bệnh già. Thọ 81
tuổi.
Vĩnh biệt ông, người nghệ sĩ có giọng ngâm thơ Tao Đàn thật
hay, đã từng đoạt HCV xuất sắc giải Thanh Tâm năm 1967. Tang lễ của ông
được tổ chức tại nhà riêng: 56 Lê Đại Hành, P 7, Quận 11, TPHCM. Xin
tưởng nhớ đến ông qua lối Thơ Tao Đàn trong cải lương

Tao
đàn là lối Ngâm thơ theo hát nói, âm điệu mượt mà, trữ tình và bay bổng
hơn Sa Mạc, Kiều . Cách ngâm Tao Đàn tuy không có tiết tấu, nó có phần
như cách ngâm tự do, nhưng độ ngân của làn hơi được trải dài . Nghệ sĩ
Thanh Hải là người đầu tiên sáng tạo đưa vào bài ca cải lương thành
công.
Ngâm thơ Tao Đàn đặc biệt của miền Nam nhưng do nhà
thơ Đinh Hùng (người Bắc) tạo ra sau hiệp định Genève năm 1954 chia nước
Việt ra hai miền Bắc / Nam . Nhà thơ Đinh Hùng có làm một chương trình
ngâm thơ trên đài phát thanh Saigon « Ngâm thơ Tao Đàn » . Trong chương
trình này có cách ngâm thơ đặc biệt , và khán giả nghe quen gọi là ngâm
thơ theo điệu Tao đàn . Thang âm hoàn toàn miền Nam : Do, Mib, Fa, Sol,
La, Do . Chữ cuối câu thơ nếu là dấu huyền thì ngâm ở nốt DO . Còn nếu
không dấu thì ngâm ở nốt FA hay có thể ngừng ở nốt SOL
Lúc trước
ở miền Nam trong chương trình “ngâm thơ Tao Đàn” ngoài Đinh Hùng , còn
có bà Hồ Điệp (lúc trước khi vào Nam là cô đầu hát ca trù rất hay), Tô
Kiều Ngân, nữ ca sĩ Hoàng Oanh , vv…
Ngày nay ở hải ngoại, có nhiều
người thích ngâm thơ nhưng căn bản không có , hoặc không nắm vững các
thể loại và lại thích trộn ba bốn thể loại ngâm thơ vào chung trong một
bài khiến cho khi nghe một chương trình ngâm thơ trở thành nhàm chán .
Lúc
khởi đầu vào đầu thế kỷ 20, đệm ngâm thơ chỉ có tiếng sáo, đàn tranh ,
đàn bầu. Về sau có thêm đàn nguyệt (hay đàn kìm theo miền Nam)
Từ
khi có thể điệu ngâm thơ Tao đàn thì lại có thêm piano. Lúc trước 1975 ở
Saigon, GS Nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi là người đàn piano để đệm ngâm thơ
rất được ưa chuộng . Sau này ở hải ngoại, những người ngâm thơ được đệm
chánh là tiếng sáo, tiếng đàn tranh, và đôi khi đàn bầu . Sự giới hạn
nhạc khí là do bởi ở hải ngoại hiếm có nhạc sĩ dàn kìm .
(Theo trang web giáo sư Trần Quang Hải)

Một số bài tân cổ giao duyên của ns Thanh Hải
1 . Yêu Thanh Hải
2 . Chén cơm cúng mẹ Thanh Hải
3 . Gánh bưởi Biên Hòa Thanh Hải
4 . Tiếng chuông thức tỉnh Thanh Hải
5 . Sư Vạn Hạnh Thanh Hải
6 . Khói tàu lướt sóng Thanh Hải
7 . Triệu Tử Long Triệt Giang Thanh Hải
8 . Hậu nghệ Hằng Nga Ánh Hồng | Thanh Hải
9 . Tần Quỳnh khóc bạn Thanh Hải
10 . Phiên gác nửa đêm Lệ Thủy | Thanh Hải
11 . Lưu luyến Ngọc Hương | Thanh Hải
............................
Ý kiến bạn đọc