Nữ
nghệ
sĩ
Bình
Trang
Thưa
quý
thính
giả,
trong
lịch
sử
cải
lương,
có
nghệ
sĩ
chỉ
một
bài
ca,
xuất
hiện
lần
đầu
tiên
trên
sân
khấu
gặp
may
mắn
nên
liền
sau
đó
trở
thành
nghệ
sĩ
nổi
tiếng,
rồi
cứ
theo
cái
đà
bộc
phát
đó
mà
thẳng
tiến
lên
đài
danh
vọng.
Cũng
có
trường
hợp
một
nghệ
sĩ
hội
đủ
các
ưu
thế
về
thinh
và
sắc
nhưng
không
gặp
dịp
may,
không
có
thời
thế
thuận
lợi,
nghệ
sĩ
đó
cố
gắng
hết
sức
nhưng
vẫn
không
thể
nào
thành
đạt
được
như
các
nghệ
sĩ
tài
danh
đàn
anh
đàn
chị
trong
thập
niên
60.
Thiếu
may
mắn
Nghệ
sĩ
thiếu
may
mắn
đó
là
Bình
Trang,
một
nữ
nghệ
sĩ
có
sắc
vóc
sáng
sân
khấu,
giọng
ca
trong
trẻo
lại
dài
hơi,
có
thể
ca
vô
vọng
cổ
một
hơi
hơn
một
trăm
chữ,
theo
kiểu
ca
vọng
cổ
dài
hơi
của
hai
nghệ
sĩ
Châu
Thanh
và
Phượng
Hằng,
tuy
nhiên
nghệ
sĩ
Bình
Trang
không
gặt
hái
được
sự
thành
công
trong
sự
nghiệp
nghệ
thuật
cũng
như
về
mặt
tài
chánh
như
mong
muốn.
Nghệ
sĩ
Bình
Trang
sanh
năm
1957
tại
Saigon,
gia
đình
khá
giả,
không
có
ai
theo
nghề
sân
khấu.
Năm
1969,
Nguyễn
Phương
mở
một
lớp
dạy
ca
hát
tại
nhà,
nghệ
sĩ
Tám
Vân
dạy
ca
và
diễn,
nhạc
sĩ
Tám
Lắm,
người
đã
đào
tạo
các
danh
ca
Phương
Bình,
Diệu
Nga,
chịu
trách
nhiệm
dạy
ca
cổ
và
đàn
kìm,
Nguyễn
Phương
dạy
động
tác
hình
thể
trên
sân
khấu,
diễn
xuất
trong
đài
từ
và
chịu
trách
nhiệm
soạn
bài
ca
cho
lớp
học.
Các
học
viên
khóa
đầu
có
Minh
Long,
Bình
Trang,
Ngọc
Hiếu,
Tú
Anh,
Diệu
Nga
và
hơn
mười
học
viên
khác.
Lúc
đó
Bình
Trang
dùng
nghệ
danh
Thanh
Lệ.
Cô
mới
có
12
tuổi,
giọng
ca
rất
trong,
âm
lượng
lớn,
ca
đúng
tiết
điệu
và
nhịp
điệu
như
các
con
em
của
các
nghệ
sĩ
nhà
nghề,
được
sanh
ra
và
lớn
lên
trong
đoàn
hát.
Các
thầy
đánh
giá
Thanh
Lệ
là
học
viên
có
triển
vọng
nhất
trong
lớp
đó.
Vì
tôi
là
trưởng
Ban
cải
lương
Phương
Nam
của
Đài
Phát
Thanh
Saigon
và
Đài
Phát
Thanh
Quân
đội
nên
tôi
hướng
dẫn
các
học
viên
đi
thực
tập
bằng
cách
ca
cổ
nhạc,
đóng
các
trích
đoạn
hoặc
diễn
một
vai
tuồng
trong
các
chương
trình
cải
lương
Ban
Phương
Nam
do
tôi
thực
hiện.
Các
cháu
Thanh
Lệ,
Minh
Long,
Diệu
Nga
và
Ngọc
Hiếu
đều
ca
hay
nhưng
phải
nói
là
Thanh
Lệ
xuất
sắc
hơn
hết
nhờ
giọng
hát
thật
là
trong
và
biểu
lộ
được
tình
cảm
trong
câu
ca.
Cuối
năm
1969,
hết
khóa
học,
Nguyễn
Phương
giới
thiệu
để
bà
Bầu
Thơ
thu
nhận
bốn
học
viên
Minh
Long,
Ngọc
Hiếu,
Thanh
Lệ,
Diệu
Nga
vào
hát
cho
đoàn
cải
lương
Dạ
Minh
Châu
tức
đoàn
Thanh
Minh
Thanh
Nga
2.
Nghệ
sĩ
Tám
Vân
phụ
trách
Giám
đốc
kỹ
thuật
tức
là
vai
trò
đạo
diễn
như
cách
nói
hiện
nay.
Vì
trong
đoàn
có
nữ
nghệ
sĩ
Thanh
Lệ
là
vợ
của
nghệ
sĩ
Hữu
Thìn(
anh
của
cô
Thanh
Nga
)
nên
nữ
diễn
viên
Thanh
Lệ
đổi
tên
lại
là
Kiều
Lệ
Thanh.
Hai
nghệ
sĩ
trẻ
Minh
Long
và
Kiều
Lệ
Thanh
diễn
thành
công
qua
các
vai
chánh
tuồng
Hoa
Mộc
Lan
và
Bảy
Mùa
Mai
Nở.
Ảnh
HV
-
CLVNCOM
Lúc
đó
tình
hình
chiến
sự
sau
Tết
Mậu
Thân
chưa
ổn
định,
các
tỉnh
còn
giờ
giới
nghiêm
ban
đêm
nên
đoàn
hát
Dạ
Minh
Châu
cũng
như
nhiều
đoàn
hát
khác
không
thể
có
số
doanh
thu
cao
khi
đoàn
hát
phải
hát
suất
ban
ngày
thay
vì
suất
hát
đêm.
Đoàn
Dạ
Minh
Châu
phải
lưu
diễn
vô
các
quận,
huyện,
ấp,
xã
như
một
gánh
hát
rong
để
có
thu
nhập
cho
nghệ
sĩ
sống,
tuy
nhiên
vì
quá
khổ
cực
và
số
thu
ít
ỏi,
các
nghệ
sĩ
bỏ
trở
về
Saigòn,
đoàn
Dạ
Minh
Châu
tan
rã
ở
Hậu
Giang.
Sau
đó
Kiều
Lệ
Thanh
tức
Bình
Trang
cộng
tác
với
đoàn
Hương
Mùa
Thu
trong
nhiều
năm.
Cô
là
đào
ca,
có
nhan
sắc,
diễn
xuất
khá,
nếu
Kiều
Lệ
Thanh
là
con
của
bầu
gánh
hát
hay
ở
một
đoàn
hát
nào
khác
thì
Kiều
Lệ
Thanh
có
thể
trở
thành
một
cô
đào
chánh,
thinh
sắc
vẹn
toàn
vì
ở
một
đoàn
hát
khác
hơn
đoàn
Hương
Mùa
Thu
thì
nữ
nghệ
sĩ
Kiều
Lệ
Thanh
sẽ
được
soạn
giả
đo
ni
đóng
giày,
hướng
dẫn
Kiều
Lệ
Thanh
khai
thác
giọng
ca
dài
hơi
một
cách
đúng
đắn
hơn,
ca
rõ
lời
và
tình
cảm
hơn.
Với
nhiều
tuồng
hay
của
các
soạn
giả,
Kiều
Lệ
Thanh
sẽ
có
những
vai
hát
để
đời.
Chỉ
tiếc
là
Kiều
Lệ
Thanh
hát
ở
đoàn
hát
Hương
Mùa
Thu,
một
đoàn
hát
của
ông
bầu
Thu
An
mà
tất
cả
các
đào
hát
đều
phải
xếp
hàng
sau
lưng
cô
đào
chánh
Ngọc
Hương,
vợ
của
ông
bầu
kiêm
soạn
giả
Thu
An.
Nữ
nghệ
sĩ
Bình
Trang
tức
Kiều
Lệ
Thanh
chỉ
được
đóng
vai
đào
ba,
đào
nhì,
đào
ca
để
làm
dàn
bao
tôn
vinh
đào
chánh
Ngọc
Hương.
Dàn
nghệ
sĩ
của
đoàn
Hương
Mùa
Thu
gồm
có
Ngọc
Hương,
Ngọc
Lan(
em
ruột
của
Ngọc
Hương),
Kim
Thủy,
Ngọc
Thủy,
Kiều
Lệ
Thanh,
Yến
Nhung,
Thu
Nguyệt,
Lệ
Châu,
Kiều
Thanh,
Thanh
Hải,
Út
Hiền,
Minh
Chí,
Hà
Bửu
Tân,
Hà
Bửu
Bửu,
Hiếu
Liêm,
Thanh
Liêm,
Giang
Châu,
Minh
Dịch,
Hữu
Lợi,
Bá
Lộc,
Hữu
Lộc,
Hề
Minh,
Bảy
Xê,
Cảnh
Tượng.
Tuồng
của
Hương
Mùa
Thu
có:
Đám
Cưới
Đầu
Xuân,
Chuyến
Đò
Thương,
Kiếp
Chồng
Chung,
Con
Cò
Trắng,
Saigon
Thác
Bạc,
Bà
Chúa
Ăn
Mày,
Gánh
Cỏ
Sông
Hàn,
Kiếm
Sĩ
Điên…Tất
cả
các
tuồng
hát
trên
sân
khấu
Hương
Mùa
Thu
đều
là
của
soạn
giả
độc
quyền
Thu
An
sáng
tác.
Sau
năm
1975,
nữ
nghệ
sĩ
Kiều
Lệ
Thanh
cộng
tác
với
đoàn
Hương
Mùa
Thu,
thành
phần
diễn
viên
thay
đổi,
có
Minh
Phụng,
Ngọc
Hương,
Hoài
Thanh,
Đổ
Quyên,
Phương
Thanh,
Kiều
Tiên,
Bích
Hạnh,
Khánh
Tuấn,
Hữu
Lộc,
Hữu
Lợi,
Vương
Tâm,
Kiều
Lệ
Thanh,
Yến
Nhung,
Lệ
Châu,
Ngọc
Lan,
Hiếu
Liêm,
Cảnh
Tượng,
Hề
Tẩu
Tẩu,
bé
Ngọc
Hà.
Tuồng
hát
có
tuồng
Lửa
Phi
Trường
là
vở
mới,
còn
tất
cả
các
tuồng
cũ
của
Thu
An
vẫn
hát
được
sau
khi
đã
chỉnh
lý.
Vì
theo
đoàn
Hương
Mùa
Thu
nhiều
năm
lưu
diễn
ở
miền
Trung
và
các
tỉnh
Hậu
Giang
nên
tên
tuổi
của
những
nghệ
sĩ
đoàn
Hương
Mùa
Thu
ít
được
ký
giả
kịch
trường
biết
đến
để
viết
phê
bình
hay
ca
ngợi,
ngoại
trừ
Ngọc
Hương
và
các
nghệ
sĩ
tài
danh
có
hát
nhiều
năm
ở
Saigon
như
Minh
Phụng,
Phương
Thanh…
Kiều
Lệ
Thanh
sau
đó
về
cộng
tác
với
đoàn
cải
lương
Saigon
3,
được
bầu
Hiếu
đổi
nghệ
danh
Kiều
Lệ
Thanh
thành
Bình
Trang.
Bình
Trang
chịu
ảnh
hưởng
lối
ca
của
Thanh
Kim
Huệ,
có
một
thời
Bình
Trang
thế
vai
của
nữ
danh
ca
Thanh
Kim
Huệ
trong
tuồng
Mái
Tóc
Người
Vợ
Trẻ,
Quán
Hương
Tràm,
Nàng
Sa
Rết.
Nữ
nghệ
sĩ
Bình
Trang
vẫn
giữ
được
nhan
sắc
kiều
diễm,
lối
ca
rất
trong
và
cao
vút,
làn
hơi
thật
dài,
kỹ
thuật
luyến
láy
như
lối
ca
của
Thanh
Kim
Huệ,
Bình
Trang
đã
một
thời
được
khán
giả
ái
mộ
nồng
nhiệt.
Ảnh
HV
-
CLVNCOM
Cô
Bình
Trang
ca
câu
vô
vọng
cổ
dài
hơi
này
là
thể
theo
lời
yêu
cầu
của
khán
giả.
Xin
giới
thiệu
thêm,
Bình
Trang
ca
câu
vọng
cổ
dài
hơi
này
khi
vào
năm
2007,
tức
là
cô
vừa
tròn
50
tuổi.
Năm
chục
tuổi
rồi
mà
còn
làn
hơi
dũng
mãnh
như
vậy
thì
thử
hỏi
khi
cô
Bình
Trang
lúc
đi
Hương
Mùa
Thu,
cô
chỉ
mới
17,
18
tuổi,
tuổi
17
bẻ
gảy
sừng
trâu,
làn
hơi
của
Bình
Trang
còn
trong
suốt
và
mạnh
mẽ,
dài
hơi
biết
đến
đâu
mà
kể!
Nếu
Bình
Trang
với
làn
hơi
dũng
mãnh
đó,
với
những
tác
phẩm
sân
khấu
của
những
soạn
giả
trong
thập
niên
60,
với
thời
cuộc
ổn
định,
không
có
cái
Tết
Mậu
Thân
và
tình
trạng
giới
nghiêm
ban
đêm,
không
có
ghép
mình
làm
đào
dàn
bao
nhiều
năm
ở
đoàn
Hương
Mùa
Thu
thì
Bình
Trang
sẽ
được
rèn
luyện
nghệ
thuật
chín
chắn
hơn,
nghệ
thuật
ca
đúng
điệu
cổ
nhạc
và
nhờ
vào
các
tuồng
hay,
nữ
nghệ
sĩ
Bình
Trang
có
thể
là
một
danh
ca
vọng
cổ,
một
diễn
viên
lớn
như
những
diễn
viên
Ngọc
Giàu,
Lệ
Thủy,
Mỹ
Châu,
Thanh
Hương…
Sau
khi
định
cư
ở
Hoa
Kỳ,
nữ
nghệ
sĩ
Bình
Trang
tham
gia
một
số
chương
trình
của
Trung
Tâm
Băng
Nhạc
Vân
Sơn.
Bình
Trang
cũng
là
giọng
ca
cổ
nhạc
sáng
giá
ở
các
cuộc
trình
diễn
trong
các
nhà
hàng
có
ca
nhạc
Paracell,
Seafood,
quán
Thành
Được.
Trong
các
lần
nghệ
sĩ
Việt
Nam
xuất
ngoại
sang
Nam
Cali
biểu
diễn
trọn
tuồng,
Bình
Trang
cũng
được
mời
thủ
diễn
một
vai.
Tuy
không
đúng
như
ý
của
Bình
Trang
muốn
có
những
vai
hát
để
đời
nhưng
cô
cũng
vui
vì
có
dịp
hát,
đở
nhớ
sân
khấu.
Bình
Trang
càng
đẹp
thêm
ra,
làn
hơi
dũng
mãnh
hơn,
cuộc
sống
kinh
tế
ổn
định,
chỉ
thiếu
một
nổi
là
không
có
những
tuồng
hát
hay
để
cho
Bình
Trang
thỏa
chí
tung
hoành.
SG
Nguyễn
Phương
-
RFA
Bình
Trang
đoạt
giải
Phụng
Hoàng
tại
Cali
Ý kiến bạn đọc