00:55 PDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 127

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 124


Hôm nayHôm nay : 1549

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1073746

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 76889124

Trang nhất » Tin Tức » Tìm Hiểu Nghệ Thuật

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

Xem tiếp...

BỐN TƯỢNG ĐÀI BẤT HỦ CỦA ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ

Đăng lúc: Thứ tư - 26/11/2014 01:24 - Đã xem: 4671


Soạn giả Viễn Châu tức nhạc sĩ Bảy Bá - Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo - Nghệ sĩ Bạch Huệ - Nhạc sĩ Vũy Chỗ

KỲ 1: NSND SOẠN GIẢ VIỄN CHÂU: Hãy “gìn vàng giữ ngọc” cho ĐCTT

Ông được giới nghệ nhân tài tử đờn và tài tử ca xem là ngôi sao Bắc Đẩu bởi những cống hiến vượt bậc của một nghệ nhân đến với ĐCTT bằng ngôn đàn tranh điêu luyện. “Không có ĐCTT thì tôi không biết cách nào để đến với nghề. Khi nhỏ nghe các chú, các bác trong xóm đờn thì mày mò học theo, rồi những buổi chiều sau ngày đồng áng, manh chiếu trước sân hình thành nên niềm say mê của tôi qua những bài bản ĐCTT. Đón nhận Huân chương lao động hạng 3 của Nhà nước trao tặng, tôi xúc động vô cùng. Đó là món quà ý nghĩa cho một đời nặng nghiệp cầm ca mà khởi xướng là từ không gian ĐCTT ở Trà Vinh, quê hương tôi”- NSND soạn giả Viễn Châu tâm sự.

Công lao của ông đối với sân khấu cải lương đã rõ, điều mà giới mộ điệu nhắc đến cụm từ “Vua vọng cổ” đều nhớ ông có 2000 bài vọng cổ, hơn 70 kịch bản cải lương lừng danh, nhưng nói về những đóng góp của ông cho nền nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ, hiếm ai biết những thầm lặng của ông trong công việc nghiên cứu cách đàn tranh, đàn ghita phím lõm và sáng tác bài bản mới cho kho tàng ĐCTT Nam Bộ phát triển hơn 100 năm.


THÍNH TAI, MỘT LỢI THẾ


Không thích nói dông dài về những đóng góp của mình, gặp ông vẫn gương mặt hiền từ, đôi mắt giờ đã mờ, không còn tinh thông để cầm viết sáng tác, “tuy nhiên Tổ nghiệp thương cho đôi tai rất thính. Đó là lợi thế của người chơi ĐCTT”- rồi ông cười, trách ngay cuộc thi Chuông vàng vọng cổ vừa qua, HTV bố trí phần giám khảo mà thiếu một “thầy đờn”, nên thí sinh không có lỗi khi ca trật nhịp, đâm hơi, mà do đàn cổ nhạc giữ chính dây. “Giữ cái chuẩn mực cho ĐCTT chính là giữ những cốt cách nhỏ nhất trong muôn vàn những mắc xích tạo nên không gian ĐCTT. Gọi bản vọng cổ là vua của ĐCTT, vương đến của sàn diễn sân khấu cải lương, thì chuẩn mực từ thầy đờn rất quan trọng. Lỗ tai nghe để điều chỉnh dây đờn. Tại sao ĐCTT Nam Bộ khác âm nhạc thế giới vì có thêm phần rao đờn. Rao để lấy đúng dây. Không xem trọng điều này thì NSND cũng ca đâm hơi chứ nói chi đến thí si”- ông phân tích rất chân thành.

Từ ý thức cấu trúc cho mình những chuẩn mực, từ thời còn trẻ ông đã tự véo tay mình mỗi khi để ngón đờn bị chênh. Ông tham dự hàng ngàn buổi thuyết trinh về ĐCTT, tham gia đệm đờn với biết bao danh cầm và cả với những hậu bối đang học nghề. “Thì việc đầu tiên là tôi nhắm nghiền đôi mắt lại, để lỗ tai làm việc. Thính giác buộc bộ não suy luận, thì cho đúng mạch nói để hình thành cách đệm đờn. Gọi ĐCTT là thú chơi tao nhã nhưng hết sức thính phòng. Đó là nét độc đáo mà thế giới công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”- ông chậm rãi nói, trong khi không quên nhấn phím cây đờn tranh đã theo ông trên 40 năm rong ruổi “thính tai, với tôi là một lợi thế”


CẦN LẮM SỰ TIẾP NỐI


Thời còn trẻ bắt đầu sáng tác, ông được soạn giả NSND Năm Châu và tác giả Trần Hữu Trang “khích tướng” để ông lao vào nghiên cứu thêm về nghệ thuật ĐCTT. “Âm nhạc cải lương khác với ĐCTT. Tính ngẫu hứng vẫn có nhưng mang những niêm luật bất di, bất dịch”- rồi ông miên man kể. Khi theo đoàn hát qua mỗi tỉnh thành phía nam, nơi nào có ĐCTT thì ông tìm đến gặp những nghệ nhân để tìm hiểu. Bộ môn này xuất phát từ nhân dân thì trong nhân dân vô số những sáng tác mới vẫn được thai nghén, sản sinh và lưu truyền. Nhờ đó ông mạnh dạn tích lũy, phát huy cái hay, gạn lọc những điều chưa hợp lý, để đưa vào sáng tác kịch bản cải lương. Soạn giả Kiên Giang nhận xét: “Cách làm giàu vốn liếng của anh Bảy Viễn Châu nhờ thế mà gia tài kịch bản đồ sộ thêm. Anh đưa vào nhiều bài bản mời, để từ 20 bài bản tổ, anh viết thêm phần nhạc được phát triển từ ngũ cung, mà nổi tiếng nhất là bài “ Võ Đông Sơn- Bạch Thu Hà”, do nghệ sĩ Minh Cảnh ca: “Biên cương lá rơi Thu Hà em ơi!, đường dài mịt mù em không tới nơi…”.

Image

Còn với NSND Lệ Thủy, bà xúc động: “Đón nhận Huân chương lao động hạng 3, phần thường cao quý mà Đảng, nhà nước trao tặng cho soạn giả NSND Viễn Châu rất kịp thời. Chúng tôi rất sợ khi bác bảy nằm xuống rồi mới truy phong, thì đau lòng biết mấy. Với DCTT Nam Bộ và sân khấu cải lương ở các tỉnh thành phía nam, Bác Bảy còn nghiên cứu nhiều để ứng dụng bài bản mới do bác bảy viết đưa vào sàn diễn cải lương. Bác bảy là một nhịp cầu nối liền anh em nghệ sĩ cải lương chuyên nghiệp đến gần hơn với nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ. Vì trong 2000 bài Vọng cổ, có hàng trăm bài bản ĐCTT được vận dụng, và nhờ băng dĩa làn sóng radio đã đưa đến người nghe, rồi phổ biến khắp cả nước, lan tỏa ra tận hải ngoại. Nên chỉ cần nhắc đến tên bài hát là nhớ ngay bài bản, đó là sự kết nối rất giá trị”.

Và khi đã có sụ kết nối giữa thế hệ nghệ sĩ cải lương chuyên nghiệp với nghệ nhân tài tử đờn ca tài tử ca, hai bộ môn nghệ thuật này đã song hành hỗ trợ cho nhau, cùng nhau nâng cao giá trị nghệ thuật. GSTS Trần Văn Khê phân tích: “Anh bảy Viễn Châu không bao giờ đếm những sáng tác của mình. Vì anh không muốn phô trương số lượng. Điều gì tồn tại là một sự kết nối, khi nó hợp vơi tâm thức người nghe, gieo cảm xúc cho người cảm thụ, thì tức nó đi vào trái tim và kết nối. Giữ được không gian ĐCTT chính là cần những con người như anh Bảy Viễn Châu, kết nối một cách có trách nhiệm với thế hệ trẻ đi theo con đường sáng tác, cũng như với những nghệ nhân ĐCTT ngẫu hứng đến với niềm đam mê, hình thành nên không gian cần bảo tồn của nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ”.

Nói những lời trăn trối, soạn giả NSND Viễn Châu khọc: “Muốn kết nối thật nhiều những thế hệ sống chết với ĐCTT, nhưng sức tôi đã cạn dần, chỉ còn trái tim yêu nồng nàn dành cho bộ môn này. Do vậy tôi mong thế hệ trẻ sẽ giúp tôi tiếp tục kết nối để đời sống cộng đồng trong những vùng dân cư khác nhau về ngôn ngữ, nhưng vẫn âm vang tiếng đờn của bộ môn Nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ”.

Thanh Hiệp

*GIÁO SƯ NGUYN VĨNH BO:
 
Đ tiếng đàn tranh mãi ngân xa

Ông được xem là bậc thầy trong việc nghiên cứu và phát triển nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ trên thế giới. Công lao của ông rất lớn khi đã cùng GSTS Trần Văn Khê thu âm đĩa nhạc ĐCTT Nam Bộ đầu tiên theo lời mời của tổ chức UNESSCO tại Pháp, để sau này đĩa nhạc này là một trong những tư liệu có giá trị để Tổ chức văn hóa thế giới công nhận ĐCTT Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Kỳ 2: 97 TUỔI VẪN CÒN MÊ DẠY NHẠC


GS Nguyễn Vĩnh Bảo đón nhận bằng khen của Thủ tướng trong lúc ông cho rằng: “cơ thể già yếu nhưng vẫn đam mê dạy nhạc qua internet. Qua hướng dẫn bằng thông tin điện tử với nhiều sinh viên Việt Nam tại Mỹ, Pháp; tôi không ngờ tiếng đàn tranh của tôi vang xa đến những thính đường đại học như: Sorbonne, Washington, Kent…”. Rồi ông miên man kể về các học trò phương xa của mình. Người thì mê học đờn tranh chỉ vì nghe tiếng réo rắc của âm thanh để nhớ về quê nhà, người thì thích học có dịp mắc áo dài, ngồi đàn cho trên sân khấu cho hàng trăm sinh viên phương tây trầm trồ. Và như ông nói, mỗi học trò qua internet học đàn tranh với nhiều lý do khác nhau, nhưng tựu trung đều muốn góp phần nâng niu và bảo tồn nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ. Ông cười ví von: “Với nghệ sĩ người ta thường gọi tôi một cách thân quen là Vĩnh Bảo, khiến nhiều người lầm tưởng tôi thuộc giới hoàng tộc Huế. Thực ra, quê quán của tôi là Cao Lãnh (Đồng Tháp). Tiếng đàn của tôi nhờ trực diện với sông nước nên cứ mênh mang, huyền diệu như cơn sóng muôn trùng. Yêu đất, yêu ĐCTT nên tôi càng hiểu rõ hơn giá trị của sinh thái đối với người mê âm nhạc tài tử”.

97 tuổi vẫn còn lên mạng dạy nhạc mỗi ngày từ 2 đến 4 giờ, GS Nguyễn Vĩnh Bảo cho rằng nhờ ông thích những trang thơ tiếng Pháp, những bài viết nghiên cứu ĐCTT bằng tiếng Anh, “nên đầu óc tôi vẫn còn sáng. Nói một cách nào đó, tôi luôn đặt mình trong tâm trạng nâng cao tầm tri thức về âm nhạc, để qua cuộc đời với những thăng trầm, buồn vui, tôi áp dụng vào kỹ thuật chơi đàn, rồi đóng đàn tranh. Sau đó hệ thống hóa lý thuyết và ứng dụng âm nhạc để các nghiên cứu sinh tiếp thu”. GS đã kể về công việc của một nhà giáo 97 tuổi không cho phép mình ngơi nghỉ.

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỮNG VÀNG

Nhà giáo ưu tú Phạm Thúy Hoan xúc động kể: “Những đóng góp to lớn của GS Nguyễn Vĩnh Bảo chính là thể hiện nét độc đáo của phương pháp truyền khẩu tiềm tàng trong một nghệ nhân có một quá trình nghiên cứu nghệ thuật ĐCTT lâu dài. Tôi học ở thầy rất nhiều sự kết hợp tinh tế giữa nghiên cứu, giảng dạy và tìm sự kết nối tương đồng để sinh vien dễ hiểu, dễ tiếp thu. Với cách đó người đam mê ĐCTT Nam Bộ đã có nhiều phương pháp học đờn tranh và nhiều loại nhạc cụ khác một cách dễ dàng, mà giá trị của việc hình thành công trình đó, chính là từ trái tim, khối óc của GS Nguyễn Vĩnh Bảo”.

Trong lĩnh vực biểu diễn, GS nguyễn Vĩnh Bảo thế hệ kế thừa các nhạc sư: Cao Văn Lầu (tức sáu Lầu, Bạc Liêu), Trần Văn Kiên (tức Mười Kiên, Cần Thơ), và cùng thời với thế hệ các nhạc sĩ: Chính Kỳ, Nguyễn Văn Thịnh & tức Giáo Thịnh), Hai Biểu, chính Trích (cha của NS Tú Trinh), Hai Khuê, Bảy Hàm, Mười Tiếng, Năm Cơ, Văn Vĩ, sáu Tửng… Ông sớm tiếp cận với văn hóa phương Tây, trogn lúc dạy tiếng Pháp ở trường Ngô Quang Vinh (khoảng năm 1947) do đó ông chơi rất thạo: piano, violon, man-doline và guitare.

GSTS Trần Văn Khê nhận xét trong lễ đón nhận bằng khen của Thủ tướng trao tặng GS Nguễn Vĩnh Bảo: “Tôi chưa nghe ngón đàn tranh nào hay hơn ngón đàn của GS Nguyễn Vĩnh Bảo. ngón đờn đó vừa bay bướm, vừa sâu sắc. không chỉ dừng lại tiếng đàn tranh, anh còn đờn tuyệt diệu nhiều loại nhạc cụ như: kìm, gáo, tỳ bà, độc huyền (bầu)… anh bước vào làng âm nhạc chuyên nghiệp rất sớm, đó là năm 1938, một đĩa nhạc hát giá trị còn lưu trữ lại, đó là tiếng đờn gáo của anh hòa quyện với tiếng đàn đàn tranh của Năm Nghĩa (cha củ NSUT Bảo Quốc), tiếng đàn kìm cảu Ba Cần, vào tiếng ca cảu cô Ba Thiệt (chị của cô Năm Cần Thơ). Bộ đĩa Beka đó rất giá trị mà tôi đã được nghe.

Với NSND Ngọc Giàu, bà tâm sự: “Lắng nghe từng tiếng rung, tiếng nhấn điêu luyện, tha thiết trên tiến đàn kìm (nguyệt), trên dây đàn gáo, đàn tranh của GS Nguyễn Vĩnh Bảo, thế hệ nghệ sĩ sân khấu chúng tôi cảm nhận tâm hồn mình sảng khoái, tươi trẻ, bởi không có sự sai sót nào trong cao độ âm thanh tinh tế ma ông đã gieo vào lòng người nghe. Ông đã sống với ĐCTT từ hơn tám mươi năm theo từng nốt thăng trầm đất nước, của đời người.

Nhắc đến sự đóng góp đồ sộ của ông với nghệ thuật ĐCTT nam Bộ, Thạc sĩ Huỳnh Khải nói: “Ông còn là nhà sáng tạo âm thanh và nhạc cụ. Tôi được biết, ông đã sáng tạo ây tỳ (quãng tám), và dây “xề-li” (quãng tư) hồi năm 1935 và minh họa một cách hết sức nhuần nhuyễn kỹ thuật diễn tấu hai loại dây lạ lùng, thú vị này. Mà câu chuyên sáng tạo hai loại dây này khởi nguồn từ bối cảnh thiên nhiên. Lúc đó ông theo đoàn hát sang Campuchia, trên đường đi thăm một ngôi chùa trong môt đêm trăng ông nghe tiếng ểnh ương kêu thảm não, khiến ông nghĩ ra một cách tạo âm cho cây đàn gáo qua cách tăng dây. Sáng tạo ấy quả linh bắt gặp tư duy thiên nhiên của Oliver Messian, nhà soạn nhạc Pháp, khi ông này ghi âm, nghiên cứu tiếng chim nhiều nơi trên thế giới cho một số các tác phẩm đương đại của ông. Và còn nữa, việc ông mạnh dạn cải tiến đàn tranh với 17, 19, và 21 dây. Trước đó đàn tranh chỉ có 16 dây. Ông cũng là ngươi đầu tiên thử nghiệm thàh công khi đóng hộp đàn trang bằng gỗ kiri của Nhật Bản. đây là một loại gỗ có vân sơ tuyệt đẹp, chất xốp vừa đủ tạo nên tiếng âm vang trong sáng cho đàn tranh VN”.

Âm thanh của tiếng đàn tranh mà GS Nguyễn Vĩnh Bảo đã để lại cho cuộc đời đã đáp ứng tnh1 thẩm mỹ cao, hình dáng cây đàn tranh VN tở nên đẹp hơn, thực tế hơn cho việc diễn tấu. GSTS Nguyễn Thuyết Phong khẳng định: “Tiếng đàn tranh của GS Nguyễn Vĩnh Bảo trên cây đàn được đóng bằng gỗ kiri, loại gỗ chuyên để d9ogn1 đàn koto của Nhật trong nhiều đĩa nhạc, đã theo tôi trong suốt thời gian trắng nghiệm khoa học âm thanh (acoustics) tại đại học Washington (1987-89). Hai nhà khoa học Edward Burns và Douglas Keefe ở đây đánh giá độ vang loại đàn tranh Nguyễn Vĩnh Bảo là dài nhất trong các loại đàn tranh Châu Á. Ngoài âm sắc đẹp, quý phái, kết quả thử nghiệm đó quả đáng ghi nhận hay nhất trong lịch sử chế tác đàn tranh Việt Nam. Lại nữa, hiện nay cả nước thường sử dụng đàn tranh 17 dây, bắt nguồn từ sáng tạo của nghệ nhân Nguyễn Vĩnh Bảo. cải tiến nhạc cụ của ông đã đạt đến trình độ định chuẩn dân tộc cao, không lai căng, đi sai lệch truyền thống như một số các trường hợp gần đây. Đó la điểm son, đồng thời là minh chứng hùng hồn nhất về đóng góp của ông cho nên văn hóa dân tộc”.

Thanh Hiệp

Tác giả bài viết: khangbang
Nguồn tin: BSK
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Bùi Thị Mỹ - 07/08/2022 06:27
Bài ca Võ Đông Sơ do nghệ sĩ Minh Cảnh hát và bài ca Bạch Thu Hà do nghệ sĩ Lệ Thuy hát,là 2 bài ca riêng do soạn giả Viễn Châu viết, không có bài Võ Đông Sơ Bạch Thu Hà, rất nhiều người nhầm, trong bài này tác giả cũng nhầm

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.

 

NSND Trọng Hữu lý giải vì sao thế hệ vàng sân khấu cải lương vẫn còn ăn khách?

Trong ngày lãnh đạo TP HCM tổ chức gặp gỡ văn nghệ sĩ tiêu biểu, NSND Trọng Hữu đã trao đổi với PV báo Người Lao Động về suy nghĩ của ông về thế hệ nghệ sĩ vàng của sân khấu cải lương dù đã U80 vẫn còn được khán giả mến mộ.