22:39 PDT Thứ sáu, 26/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 154

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 151


Hôm nayHôm nay : 54516

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1069865

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 76885243

Trang nhất » Tin Tức » Những Vở Diễn Hay

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

Xem tiếp...

Cảm nhận về tuồng " Mai Hắc Đế " - tầm nhìn lịch sử

Đăng lúc: Thứ tư - 04/03/2015 17:16 - Đã xem: 5195


CLVNCOM - Vở cải luơng Mai Hắc Đế đã về đến Nghệ An, quê huơng và căn cứ kháng chiến của Mai Thúc Loan thì đài truyền hình cũng bắt đầu phát vở này trên phạm vi toàn quốc dù thu hình trước đó vài tháng tại nhà hát cải luơng Việt Nam. Vua Mai Hắc Đế trên sân khấu nhà hát 3 tỷ nhìn da bánh ít hồng hào chớ không đen như niên hiệu của ông hay như tuơng truyền xưa nay.

Theo giả thuyết mới thì Tháng 4 năm 713, Mai Thúc Loan lên ngôi vua, sử gọi ông là Mai Hắc Đế (Mai Hắc Đế mang mệnh thủy tức là nước, mà nước được tượng trưng là màu đen. Vì vậy, ông lấy hiệu là Hắc Đế để hợp với mệnh của mình (theo Việt điện u linh) chứ không phải là do màu da đen do nhiều người tưởng nhầm, và cuộc khởi nghĩa Hoan Châu có sự chuẩn bị dài lâu, bùng phát khi thời cơ chín mùi trước sự rối ren của nhà Đường và lòng câm phẫn của dân trước chế độ tham nhũng tham ô trắng trợn của quan lại tay sai địa phuơng và chính sách đô hộ hà khắc, sưu cao thuế nặng của chính quyền đô hộ Phuơng Bắc chớ không là cuộc khỡi nghĩa bộc phát nhanh rồi nhanh chóng lụi tàn. Một những thông điệp chính là chính quyền phong kiến Phuơng Bắc gây nên đau khỗ cho người dân An Nam - Giao Chỉ chớ người dân Trung Quốc cũng có người thuơng cảm với nổi khổ người dân bị đô hộ như nhà thơ Vuơng Bột của  Đại Đường.

Vở tuồng quay về từ hơn 1300 năm trước khi vua Hắc cất tiếng khóc chào đời và lớn nhanh như thổi, mồ côi cha, phụ mẹ vào rừng lấy cũi, giỏi võ, tính tính cuơng trực khắng khái, từ nhỏ đã chứng kiến cảnh bóc lột, sưu cao thuế nặng, hà hiếp, đàn áp của nhà Đường phuơng Bắc....Mai Thúc Loan thường luyện tập võ nghệ và dạy cho các em nhỏ trong làng..Tiếng lành đồn xa, ông được xem như là thần đồng để rồi tai họa ấp đến trước sự ghen tức của quan Huyện Hoan Châu,ông đem lính đến làng và tiêu diệt nhầm một đứa trẻ khác. Mai Thúc Loan muốn trả thù nhưng vì còn nhỏ dại, sức yêu thế cô nên hai mẹ con phải chạy trốn. Từ đó, Mai Thúc Loan đã là cái gai trong mắt của Hoan Huyện, Mai Thúc Loan may mắn thoát chết nhờ sự háo sắc của quan huyện trước sắc đẹp của mẹ mình, mẹ ông đã đánh lạc hướng và cắn lưỡi chết để cho ông chạy thoát an toàn.


Theo lời mẹ trước đó, ông tìm đến gia trang của bạn của ba ông đế tá túc. Trên đường đi lạc bước, ông đã đến một quán tranh ven đường của một lão bà, bà cho ông tá túc qua đêm một mình và chỉ cho ông một ngôi miếu linh thiên thờ một nhà thơ Đường tên Vuơng Bột, thần thơ hay hồn ma bóng quế thường hiện về bàn thơ với người cõi tục, ai khen thơ ông thì Ok còn ai chê thì bị ông quở...Và đêm nghĩ tại quán đó, như thường lệ hồn của nhà thơ hiện về gặp, trao đổi thơ văn và tâm tình với Mai Thúc Loan. Cả hai rất tâm đồng ý hợp vì Mai Thúc Loan yêu và thuộc thơ Vuơng Bột cũng như nhân tính của tác giả qua thơ của mình. Cuộc gặp trong mơ này, Mai Thúc Loan có một câu hỏi thắng thắng, chạm tự ái cho nhà thơ , câu hỏi là tại sao ông chết lâu rồi mà không linh hồn chưa siêu thoát, hồn ma như được bắt đúng mạch ,đúng điểm nhược, bực tức cho biết tại gì có người dám chê thơ Đàng Vuơng Cát của ông... Mai Thúc Loan làm ông giật mình vì đồng tình với lời chê nhưng sửa thơ ông bằng cách mỗi câu bớt đi một chữ, làm cho bài thơ thành thứ tuyệt phẩm, nhà thơ họ Vuơng như sáng mắt và nhận ra mình chỉ là một ngọn đồi trước núi xanh cao.....Nhà thơ từ giả, giấc mơ cũng tan....bỗng nhiên có một người con gái, không biết từ xa hay gần, xuất hiện phủ che cả mặt mày, áo quần lộng lẫy đến đội ơn Mai Thúc Loan, Mai Thúc Loan hết ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác vì cử tưởng cô này là tà ma..Sau đó cô trấn an là cô là người thường, đến cám ơn vì Mai Thúc Loan đã giúp hồn cha nuôi cô được siêu sinh, cha cô chính là nhà thơ thành ma hay thần Vương Bột trên, người từ nước Đường trên đường thăm cha mình làm quan huyện ở An Nam, nhà thơ đã cứu vớt cô trước cảnh quan tổng quản An Nam - Quan Sở Khách giết cha mẹ cô vì ăn cắp để cho con mình được no. Sau đó biển nổi phong ba, dìm đắm thuyền của cha nuôi và cướp đi sinh mạng của cha cô. Cô may mắn sống sót do cha nuôi cột cô vào ván gỗ trước khi mất, cô trôi dạt vào bờ và được dân làng cứu sống, xác của cha cô cũng trôi dạt vào bờ và được người dân chôn cất, lập miếu thờ vì yêu mến tài thơ của cha nuôi. Cha nuôi cô rất linh thiêng...Cô lớn lên nuôi trong lòng ngọn lửa căm hờn..Sau này vô tình, cô trờ thành một trong nhũng phu nhân của quan tổng quản Quan Sở Khách, và người đã cố khuyên, thay đổi lối suy nghĩ tư duy của Quan Sớ Khách, nhưng cuối cùng thất bại và sau này là một tay trợ giúp đắc lực cho vua Mai về tài chính cũng như thời điểm nào là chín mùi, là đúng thời cơ....


Về phần anh hùng áo vải Mai Thúc Loan sau khi chia tay cô gái bí mật trên thì tìm đến gia trang bạn của cha ông, tại đây ông được nhận làm nghĩa tử và sau này là con rể. Ông sinh ba người con, hai trai một gái, cũng ham thích võ nghệ, có chí khi như cha sau này đứng lên dẹp bỏ áp bức đô hộ, những đứa con tự hào về những thế võ của cha học từ trong mơ do ông Nội hiện về chỉ dạy...Nhưng rồi đất bằng dậy sống, trước sự thay đổi rối ren của nhà Đường, nữ Hoàng Võ tắc Thiên phải nhường ngôi cho con trai, quan sở tại An Nam tăng cường vơ vét để bảo vệ nhà Đường, ngoài chính sách xu cao thuế nặng, còn chụp mũ nhưng dân giàu có địa phương bằng cách vu khống nổi loạn, rồi tịch biên tài sản...trong khi đó, nạn tham nhũng tham ô hoành hành, biến trắng thành đen , đen thành trắng...Cha vợ ông bi ghép vào tội phản loạn và tịch biên toàn bộ tài sản. Mai Thúc Loan phản kháng trước sự áp bức, được quan huyện Hoan châu lưu ý và trở thành cái gai trong mắt cần nhổ khi Mai Thúc Loan đã hai lần mạt sát ông, lấn trước Mai Thúc Loan mắng chửi sự tham lam vơ vét của dân của quan...Nhưng cha vợ ông lấy cái chết của mình đề ngăn người con rễ có phí khách anh hùng đừng hy sinh vô ích mà phải đợi thời cơ thật chín mùi vùng lên khởi nghĩa.

Có lẽ từ đây Mai Thúc Loan đã học được một bài học lớn, nén bao căm hờn, biết bằng mặt mà không bằng lòng, biết cách đút lót, mua chuột hối lộ quan địa phuơng để âm thầm xây dựng lực lượng, hiệu triệu kháng chiến, ộng đã đoàn kết các nước lân ban như Lâm ấp (Lâm Ấp Quốc có thể coi là một vương quốc đã tồn tại từ khoảng năm 192 đến khoảng năm 605, tại vùng đất từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Vương quốc này được coi là giai đoạn khởi đầu cho lịch sử Chăm Pa độc lập.), Chân Lạp(có lẽ là nhà nước đầu tiên của người Khmer tồn tại trong giai đoạn từ khoảng năm 550 tới năm 802 trên phần phía nam của bán đảo Đông Dương gồm cả Campuchia và một số tỉnh phía Nam của Việt Nam hiện đại.) và 32 sứ giả châu quận, tập hợp được một lực lượng trên 30 vạn quân, áp đảo quân Tàu tại An Nam..Và cô gái bí mật; giữa đêm vắng nơi quán tranh gần ngôi Miếu, vợ Quan Sở Khách đã đem vàng bạc, tin mật đến vùng căn cứ của ông ,vốn được ngụy trang là một nơi buôn bán vải vóc...

Trong khi đó quân Tàu lo ăn chơi, trác táng, nhậu nhẹt li bì, quan thì bất tài, nịnh nọt, tham ô, hối lộ....khi bị quân của anh hùng áo vải Mai Thúc Loan đánh úp các nơi từ huyện Hoan Châu đến 32 châu khác mà không hề hay biết...Quân Mai Thúc Loan tấn công vào tổng hành dinh thành Tống Bình-Hà Nội ngày nay, Thái Thú nhà đường Quang sở Khách bỏ chạy về nước trước khi giết phu nhân phản bội và kẻ thù ngầm của mình...Mai Thúc Loan lên ngôi trước sự yêu cầu của nghĩa quân khi nước mắt chưa khô , khóc vợ, các tướng và nghĩa quân hy sinh....Ông lấy niên hiệu là Mai Hắc Đế, kinh đô Vạn An-thuộc xã Vân Diên và thị trấn Nam Đàn, ,Nghệ An hiện nay.

Đó là câu chuyện có nhiều hư cấu của nhà viên tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ, cũng là tác giả của một vở tuồng trước đó một năm " Chuyện Tình Khâu Vai" được nhà hát cải luơng Việt Nam chọn làm tuồng hoành tráng của năm, mở đầu cuộc cách mạng cải luơng miền Bắc về đề tài và dàn dựng...Điểm nhấn của câu chuyện được báo chi công lập cho là sáng tạo là cuộc gặp giữa hồn ma thần thơ nhà Đường Vuơng Bột và Mai Thúc Loan..Thật là khó hiểu khi một nhà thơ Đường với tính tình "ích kỷ, cái tôi" quá lớn. ai dám chê thơ mình thì bị trách quở, hồn quá sân si nặng lời khen chê đến độ " không chịu " siêu sinh...Rồi đột nhiên con gái nuôi giữa đêm khuya bằng xuơng bằng thịt biết cha mình mới vừa được Mai Thúc Loan giúp cho siêu sinh trong giấc mơ , chạy đến quán tranh ven đường mà quỳ lạy đội ơn chàng trai trẻ họ Mai.
Quân Tàu cai trị dân An Nam mà có vẽ như ngu đần độn, trước sự tấn công tơi bời máu lứa của quân áo vải mà Thái Thú Nhà Đường chi ngồi nghe phu nhân phản bội của mình vạch tội và thú nhận mình là kẻ phản bội khi giúp sức đáng kể cho quân khởi nghĩa. Phu nhân tìm cái chết khi đời mình sắp được giải phóng, một cái chết oan uổng khi chưa nhìn thấy ngày tàn của kẻ thù hay tận hưởng giây phút thanh bình...Việc xây dựng bọn quan lại ác ôn rõ nét, quá lố có vẻ như quá khinh địch. Hình ảnh quan Hoan Châu nhỏ, ốm yếu, bị niểng, đi đứng như mắc kinh phong không đụng hàng đã làm cho nhận vật tích cách, phản diện không có tính cách nhân vật, không giúp nhân vật chính khắc hoạ được tính cách của mình chút nào, vốn là vai trò chủ yếu của những vai phản diện.

Sự xuất hiện của hai chuông đồng chuông vàng vọng cổ; nghệ sĩ Văn Đáng( Vuơng Bột), nghệ sĩ Minh Hải( Tướng nước Chơn Ấp) và nghệ sĩ Vuơng Hà, đã làm cho cải luơng miền Bắc có chất miền Nam hơn, không như trước kia rặc chất Bắc nên không tạo thiện cảm với dân cải luơng miền Nam. Tuy nhiên sự dàn trãi từ chi tiết sinh ra, đến sự sinh hoạt và lớn lên của vua Mai, cũng như chất giọng Bắc, hơi Xuân của nghệ sĩ miền Bác chưa lột tả hết nổi đau thuơng tột cùng, sự xúc động trong lòng khán giả dù nghệ sĩ nhà hát cải luơng Việt Nam phía Bắc có ưu thể về diện xuất thật, đẹp, nhanh gọn...Vở tuồng 150 phút mà không nêu được nhiều điểm nổi bậc của Vua Mai, không hiểu vì sao quan huyện Hoan Châu không loại trừ Mai Hắc Loan dù ông nhiều lần chống đối ra mặt, và quan huyện cũng từng thề " chặt đẹp" nếu Mai Thúc Loan tái phạm lần hai...Cũng không hiểu vì sao điền trang của gia đình bị tịch thu hết, gia nhân thì bị bắt làm lính Tàu , mà Mai Thúc Loan gầy dựng lại nông trang lớn mạnh gấp mấy lần trước đó trong thời gian ngắn...

Không thể phủ nhận nỗ lực làm mới, đầu tư chất xám tài chánh vào cải luơng phía Bắc, khán giả có thệ nhận thấy dể dàng màn hình Led cùng tiếng nói với cánh trí sân khấu, hòa huyện vào nội dung vở tuồng chớ không lọt tõm giữa không gian bao la như cải luơng bạc tỷ của cải luơng phía Nam ngày nay..Hình ảnh màn hình cũng được phía Bắc chú trọng, chuyễn cảnh chuyển tông đúng như câu chuyện, chớ không như tuồng một nơi, màn hình Led một nẻo như cải luơng phía Nam. Đạo diễn , thiết kế sân khấu đã biết làm kín những khoang trống vô lý trước và xung quanh mành hình Led. Viềc mời soạn giả " khủng" Hoàng song Việt từ phía Nam, người có duyên, mát tay nhất cải luơng bạc tỷ phía Nam như Kim Vân Kiều, Chiếc Áo Thiên Nga của nhà hát Trần Hữu Trang, làm cho ngôn ngữ vở tuồng còn đóng khung, còn mang nhiều tính ước lệ trước cái nhìn lịch sử một cách hiện đại, cũng cảnh trăng nước, sông đò, gió đưa mây,mây đưa gió...và nhiều chất thoại rất ư đời thường....Dàn nhạc giao hưởng không đem khoe trước sân khấu là một điểm cộng, và lồng nhiều bản nhạc êm như phim làm cho cải luơng mới mẻ hơn cũng là một điểm cộng. Đạo diển Kiên Triệu đã không đi theo lối mòn cải lương phía Nam là tạo những nhân vật hài, cương vô tội vạ nhằm câu khách và tạo tiếng cuời nhất thời. Nghê sĩ Quang Khải đảm nhận vai chính Mai Hắc Đề chắc để lại nhiều dấu ấn hơn chàng Ba- vai chính tuồng Chuyện Tình Khâu Vai.


Dựng một kịch bản anh hùng ào vải mà đã tốn quá nhiều tiền, nếu dựng vở sử hoành tráng có tính chất phim như Thái Hậu Dương Vân Nga với cuộc sống kinh thành, hậu cung và duyệt binh ngoài biên ải với những màn mủa võ, kiếm ......thì không biết sồ tiền đầu tư đến bao nhiêu? dân tư nhân có làm nổi không? trang phục đắt tiền vở tuồng này đa số giành cho nhửng màng ăn chơi, mủa, vũ của quan lại Tàu, dù đạo diễn cũng đã tiết kiệm khi cảnh sàn nhấp nhô luôn cố định, không thay đồi từ đầu đến cuối, khi chuyển cảnh thì tận dụng hệ thống đèn ánh sáng là chủ yếu, những phần cảnh thay đổi nhẹ nhàng và đơn giản, không cần nhiều nhân lực và tốn nhiều thời gian...nhưng cũng đến 3 tỷ./
Tác giả bài viết: khangianhandan
Nguồn tin: cailuongvietnam.com
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.

 

NSND Trọng Hữu lý giải vì sao thế hệ vàng sân khấu cải lương vẫn còn ăn khách?

Trong ngày lãnh đạo TP HCM tổ chức gặp gỡ văn nghệ sĩ tiêu biểu, NSND Trọng Hữu đã trao đổi với PV báo Người Lao Động về suy nghĩ của ông về thế hệ nghệ sĩ vàng của sân khấu cải lương dù đã U80 vẫn còn được khán giả mến mộ.