14:51 PST Chủ nhật, 03/12/2023

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 200

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 198


Hôm nayHôm nay : 30808

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 154728

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70513711

Trang nhất » Tin Tức » Những Vở Diễn Hay

5 HCV, 7 HCB được trao tại cuộc thi cải lương “Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền”

5 HCV, 7 HCB được trao tại cuộc thi cải lương “Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền”

Tối 30-11, Lễ tổng kểt và trao giải cuộc thi cải lương “Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền” năm 2023 đã được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa TP Cần Thơ.

Xem tiếp...

Từ “Dòng nhớ” đến “Cơn mê cuối cùng”

Đăng lúc: Thứ ba - 10/11/2015 09:12 - Đã xem: 3772
Thanh Nam

Thanh Nam

Tối ngày 3/11, Đoàn Cải lương Nhân dân Kiên Giang đã báo cáo vở diễn “Cơn mê cuối cùng” để đi tham dự “Cuộc thi Nghệ thuật sân khấu Cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 2015”, diễn ra từ ngày 6 đến 23/11, tại Nhà hát Cao Văn Lầu, tỉnh Bạc Liêu.
Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Thanh Nam, Trưởng đoàn Cải lương Nhân dân Kiên Giang cho biết: Cuộc thi năm nay, đoàn đã chọn vở diễn “Cơn mê cuối cùng” của tác giả Ngọc Linh để dàn dựng và được chuyển thể cải lương bởi tác giả Hoàng Song Việt và NSƯT Trần Minh Ngọc làm đạo diễn với sự tham gia của các nghệ sĩ: NSƯT Thanh Nam, chuông vàng vọng cổ Thu Vân, chuông vàng vọng cổ Bùi Trung Đẳng, nghệ sĩ Y Phương, Bình Trọng, Kim Phụng, Mã Đức, Hữu Duyên. Hấp dẫn của vở diễn là bám sát với cuộc sống đời thường, nói về những con người bình thường là những bài học luân lý, đạo đức được khéo léo đan cài trong vở diễn làm cho khán giải có nhiều cảm xúc.

Nội dung vở diễn “Cơn mê cuối cùng” xoay quanh gia đình ông Khương (Bình Trọng đóng), một người được dân Cù Lao xem trọng vì luôn làm việc thiện nhưng trong một lần say rượu, ông Khương nhầm Mận - đứa con gái mồ côi mà vợ chồng ông nhận nuôi - là người tình cũ, đã hãm hại cô. Cái thai hoang của Mận bị dân Cù Lao trút lên đầu Út Hơn là bộ đội phục viên bị tâm thần, em trai của bà Hằng. Nghiệt ngã hơn khi Mận lại yêu Dũng, con trai ông Hai Khương. Đến khi mọi chuyện phơi bày, Dũng bàng hoàng trước cái chết tức tưởi của mẹ, ngỡ ngàng về tội lỗi của cha. Dù trước đây ông Hai Khương làm trăm điều tốt nhưng chỉ một điều xấu đã bỗng tan biến... Dẫu vậy, cuối cùng thì Mận vẫn tha thứ cho ông Hai Khương và ông tiếp tục làm việc thiện để chuộc lại những gì mình gây ra.

Vở diễn đã mang đến cho khán giải một chân lý giá trị đạo đức của con người, khán giả được biết đến một NSƯT Thanh Nam chân quê, mộc mạc và rất đáng yêu, một nghệ sĩ Y Phương chịu thương, chịu khó trong vai bà mẹ…, bất ngờ bởi lối diễn nhập tâm và sâu sắc của hai gương mặt chuông vàng vọng cổ Thu Vân, Bùi Trung Đẳng và duyên dáng của những gương mặt mới như: Bình Trọng, Kim Phụng, Mã Đức, Hữu Duyên, mỗi người là một gam màu để tạo nên tổng thể hòa hợp trong vở “Cơn mê cuối cùng” .

Cuộc thi Nghệ thuật sân khấu Cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 2015 có sự tham gia của 25 đơn vị nghệ thuật cải lương chuyên nghiệp trên toàn quốc với 31 vở diễn phong phú về đề tài, phản ánh đa dạng cuộc sống… Ban Tổ chức sẽ lựa chọn các tác phẩm xuất sắc để trao Huy chương vàng, Huy chương bạc ở hai hạng mục vở diễn và nghệ sĩ biểu diễn. Chúc cho đoàn Cải lương Nhân dân Kiên Giang sẽ gặt hái được nhiều thành công ở vở diễn “Cơn mê cuối cùng”.

Một số hình ảnh trong vở diễn “Cơn mê cuối cùng”


Image
Vở diễn “Cơn mê cuối cùng” từ kịch nói được chuyển thể kịch cải lương

Image
NSƯT Thanh Nam trong vai Út Hơn

Image
Nghệ sĩ Y Phương trong vai bà Hằng

Image

Bùi Trung Đẳng trong vai Dũng và Thu Vân trong vai Mận

Image
Bình Trọng trong vai ông Khương

Image
Nghệ sĩ Kim Phụng với vai Ba Nữa

Bài và ảnh: Thế Hạnh 


Từ “Dòng nhớ” đến “Cơn mê cuối cùng”

Nếu như ở Liên hoan sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 2012 Đoàn Cải lương Nhân dân Kiên Giang (ĐCLNDKG) đã chọn một vở kịch nói chuyển thể sang cải lương và được đánh giá thành công trong việc giữ gìn nghệ thuật cải lương, thì ở cuộc thi Nghệ thuật sân khấu Cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 2015 ĐCLNDKG lại tiếp tục chọn một vở kịch nói để chuyển thể cải lương tham dự.

Chuyển thể kịch nói sang cải lương


Năm 2012, Liên hoan sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc được diễn ra từ ngày 20/10 - 3/11/2012 tại tỉnh Đồng Nai. ĐCLNDKG đã chọn vở kịch nói “Dòng nhớ” của tác giả Hạnh Thúy, phóng tác từ truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, chuyển thể cải lương Tô Thiên Kiều, đạo diễn NSƯT Trần Ngọc Giàu, âm nhạc Trí Nhân, thiết kế sân khấu NSND Phan Phan. Với sự tham gia của NSƯT Thanh Nam, Y Phương, Trung Đẳng, Thu Vân, Bình Trọng, Tuyết Nhung, Kim Phính. Vở diễn “Dòng nhớ” đã mang về cho ĐCLNDKG Huy chương bạc; giải diễn viên, NSƯT Thanh Nam đoạt Huy chương vàng, nghệ sĩ Y Phương, Bình Trọng, Trung Đẳng, Thu Vân đoạt Huy chương bạc. 
Năm 2015, Cuộc thi Nghệ thuật sân khấu Cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 2015 được diễn ra từ ngày 6 đến 23/11/2015 tại tỉnh Bạc Liêu. ĐCLNDKG đã chọn vở kịch nói “Cơn mê cuối cùng” của tác giả Ngọc Linh để chuyển thể cải lương bởi tác giả Hoàng Song Việt, đạo diễn NSƯT Trần Minh Ngọc. Với sự tham gia của NSƯT Thanh Nam, Y Phương, Trung Đẳng, Thu Vân, Bình Trọng, Kim Phính, Mã Đức, Hữu Duyên. Theo lịch sắp xếp của Ban Tổ chức, sáng ngày 13/11 ĐCLNDKG sẽ diễn vở “Cơn mê cuối cùng”.

Một cảnh trong vở “Cơn mê cuối cùng”
Tâm sự trước khi đi tham dự cuộc thi tại Bạc Liêu, NSƯT Thanh Nam, Trưởng đoàn ĐCLNDKG cho biết: Không phải ngẫu nhiên mà ĐCLNDKG lại chọn một vở kịch nói để chuyển thể cải lương vì người dân sông nước miền Tây Nam Bộ rất yêu thích nghệ thuật cải lương. Đoàn đã chọn vở diễn có nội dung bám sát với cuộc sống thường ngày của người dân vì hiện nay rất khan hiếm kịch bản cải lương hay, mới. Dù không đặt nặng về thành tích nhưng các anh em nghệ sĩ của đoàn sẽ phấn đấu hết mình để mang đến cuộc thi một gam màu mới, chinh phục được khán giả.
Nội dung bám với miền sông nước
Ở nội dung vở diễn “Dòng nhớ” thì ai từng ở miền Tây Nam Bộ mới thấu hiểu tình yêu sông nước mà cô Thà ôm ấp. Những dòng sông đã trôi mênh mang suốt những đời người, vừa chở che, vừa làm nguồn sống, cũng vừa bạo liệt, tàn phá. Nhưng đời người đã gắn với đời sông, làm sao xa cho được. Cho nên Thà nhất quyết neo chiếc ghe bán hàng bông khắp cùng bến bãi, dù mẹ anh Chờ không đồng ý cuộc tình duyên giữa Thà và Chờ. Rồi Chờ vì chữ hiếu mà phải lên bờ chăm sóc mẹ già và cưới Mai, cô bạn cùng xóm. Thà cũng chấp nhận giao đứa con của mình cho gia đình chồng và sau những ngày lênh đênh, Thà về neo thuyền gần nhà của Chờ và Mai để được gần người mình yêu và đứa con ruột của mình. Gần 20 năm sau, Đợi lớn lên, cảm nhận được sự lạnh lẽo của cha mẹ, và tưởng lầm bà Thà là kẻ thứ ba phá hoại gia đình mình nên xua đuổi bà đi. Khi sự việc vỡ lở, mỗi người ôm một nỗi đau và nỗi cô đơn triền miên. Họ hiểu ra rằng, sự ích kỷ cuối cùng sẽ không đem lại hạnh phúc. Và đôi khi hạnh phúc của mình phải có sự hy sinh của ai đó.

Một cảnh trong vở diễn “Dòng nhớ”

Còn vở diễn “Cơn mê cuối cùng”, nội dung xoay quanh gia đình ông Khương, người dân trong vùng sông nước Cù Lao đều hết sức kính yêu, quý trọng, bất cứ chuyện lớn chuyện nhỏ gì họ đều nhờ đến ông Khương, họ còn coi ông như ông Thần hoàng, ông thánh sống. Bà Hằng vợ ông Khương có một người em trai tên Út Hơn, xưa đi bộ đội bị thương dẫn đến mất trí, lúc tỉnh lúc điên, sống ngây ngô như một đứa trẻ. Ông Khương và bà Hằng còn có một người con trai tên Dũng. Câu chuyện xảy ra khi một hôm trời giông to gió lớn, ông Khương tình cờ cứu được Mận trên ngã ba sông, khi cô bé và mẹ bị lật xuồng. Người mẹ chết, ông Khương chỉ cứu được Mận và đưa về nhà nhận nuôi cô bé mồ côi. Hai năm trôi qua, gia đình ông Khương thương Mận như con ruột và có ý định vun vén cho tình yêu của Dũng và Mận, họ chỉ đợi Dũng đi nghĩa vụ quân sự về là cử hành hôn lễ. Một đêm, Mận bị cưỡng bức, dẫn đến mang thai và sinh con, nhưng cô vẫn nhất mực không chịu nói cha đứa trẻ là ai, chỉ khóc. Nhiều lần muốn bỏ trốn đi xa nhưng luôn gặp sự ngăn cản của bà Hằng và ông Út Hơn. Bà Hằng và bà con làng xóm cứ nghĩ tác giả của cái thai là do Út Hơn. Đến khi Dũng đi bộ đội về, mới biết là Mận đã có con, bi kịch lên đến đỉnh điểm khi mà mọi sự vỡ lỡ ra, chính ông Khương mới là người làm hại cuộc đời Mận, khi ông không thể kiềm chế mình trong một cơn say thì bà Hằng mới biết bị sốc nặng dẫn đến chết. Sự thật đã phơi bày, ông Khương thú nhận tội lỗi trước bàn thờ vợ. Dũng không đành lòng nhìn Mận ra đi bơ vơ, đã đưa đôi nhẫn anh chuẩn bị làm quà cưới Mận, bảo cậu Út Hơn chạy theo để chở che, đùm bọc mẹ con Mận và Út Hơn phần cũng vì thật lòng thương Mận, nên nhận lời đến với Mận.
 
Bài và ảnh: Thế Hạnh

XEM BÀI, ẢNH, VIDEO TẠI ĐÂY



Nguồn tin: tanconhac theo BKG
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

5 HCV, 7 HCB được trao tại cuộc thi cải lương “Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền”

Tối 30-11, Lễ tổng kểt và trao giải cuộc thi cải lương “Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền” năm 2023 đã được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa TP Cần Thơ.

 

AI khó lòng cạnh tranh với tác giả sân khấu

Theo các nhà chuyên môn, trí tuệ nhân tạo (AI) không thể thay thế con người trong sáng tạo nghệ thuật, bởi AI không có được cảm xúc, rung cảm khi sáng tác

 

Nhạc sĩ Xuân Phương qua đời ở tuổi 50

Nhạc sĩ Xuân Phương, người nổi tiếng với nhiều ca khúc nhạc phim như "Lời ru cho con", "Mong ước kỷ niệm xưa", "Lời chưa nói", "Anh"..., vừa qua đời sáng 29-11 ở tuổi 50

 

Dàn dựng phiên bản mới vở "Khách sạn Hào Hoa"

NSND Trần Ngọc Giàu cho biết đã dàn dựng phiên bản mới vở cải lương "Khách sạn Hào Hoa" (tác giả Điêu Huyền), vở diễn sẽ ra mắt khán giả vào tháng 12 tới tại Nhà hát Trần Hữu Trang.

 

Tiết lộ người mà NSƯT Thanh Kim Huệ yêu hơn cả Thanh Điền

Theo lời nghệ sĩ Thanh Điền, sinh thời, NSƯT Thanh Kim Huệ rất mến mộ nghệ sĩ cải lương Mỹ Châu và từng mong mỏi có thể gặp lại đàn chị nhưng không thành.

 

NSND Tạ Minh Tâm nói lời cảm ơn NSND Kim Cương sau gần 40 năm chưa có cơ hội

NSND Tạ Minh Tâm cho biết điều ông nhớ nhất đời mình là được thần tượng NSND Kim Cương dự đám cưới.

 

Bỏ tiền làm cải lương để 60 tuổi vẫn được đóng bà hoàng tuổi 20

NSƯT Lê Tứ từng tâm sự: "Nghệ sĩ cải lương yêu nghề giờ muốn có vai diễn trọn vẹn, đầy đủ nội tâm để mong rèn nghề, đa số phải xúm vào tự bỏ tiền làm vở. Nói cách khác phải bỏ tiền túi để được làm nghệ thuật".

 

"Ông Hoàng sân khấu" Thành Được khoe ảnh cưới trong ngày hấp hôn

NS Thành Được được mệnh danh là "Ông Hoàng sân khấu" dù ở tuổi 84 vẫn còn ca vọng cổ rất hay. Đầu tháng 11 vừa qua, trong ngày kỷ niệm lễ thành hôn ông đã công bố một số bức ảnh quý trong ngày cưới cách đây hơn 40 năm.

 

Nghệ sĩ Thành Được qua đời trong ngày giỗ của sầu nữ Út Bạch Lan

Theo nguồn tin riêng, nghệ sĩ Thành Được đã qua đời lúc 8g20 sáng ngày 16-11 theo giờ địa phương tại San Jose (California - Mỹ). Hưởng thọ 90 tuổi. Giới sân khấu bàng hoàng vì hôm nay cũng là ngày giỗ lần thứ 7 của nghệ sĩ Út Bạch Lan.

 

Đưa hát bội vào học đường

Nhà Thiếu nhi, Hội đồng Đội và Trường Tiểu học Nguyễn An Ninh (huyện Hóc Môn, TP HCM) vừa phối hợp với Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP HCM tổ chức chương trình giới thiệu nghệ thuật hát bội cho các em học sinh.

 

Soạn giả Hoàng Song Việt: Dễ dãi với chính mình là giết chết sân khấu

Soạn giả Hoàng Song Việt là một trong những tác giả và chuyển thể kịch bản sân khấu “đắt giá” từ Nam ra Bắc. Ngoài ra, anh còn là một “ông bầu” nhiệt huyết, luôn chú trọng nâng đỡ, chắp cánh tài năng cho những nghệ sĩ trẻ, cùng nỗ lực giữ gìn và lan tỏa các giá trị quý giá của nghệ thuật cải lương trong đời sống hiện đại. PV Báo SGGP đã có cuộc trò chuyện cùng soạn giả Hoàng Song Việt về những vấn đề liên quan.

 

Nhạc đĩa CD hồi sinh

Sau cả thập kỷ bị công nghệ số lấn át, đĩa vật lý (CD, DVD) bất ngờ sôi động trở lại với nhiều sản phẩm của các thế hệ ca sĩ.

 

Làm mới cải lương - con dao hai lưỡi

Gần đây, cải lương được đưa lên mạng với một số hình thức mới: kết hợp rap, trang phục ma mị... Nhiều người cho rằng cải lương cần phải được "làm mới" để phù hợp với thời đại, với lớp trẻ. Nhưng làm mới cách nào để không bị mất chất, để người xem vẫn còn "nhìn ra" cải lương là câu hỏi không dễ giải đáp.

 

Xúc động với đêm tìm về nguồn cội trăm năm của cải lương

Tối 4-11, chương trình nghệ thuật cải lương “Tìm về nguồn cội trăm năm” do Đài Phát thanh và Truyền hình Long An thực hiện đã diễn ra sinh động, đạt chất lượng cao về nghệ thuật.

 

Nghệ sĩ Phượng Liên gặp sự cố sức khỏe, hoãn show diễn tháng 12 tại quê nhà

Khán giả mến mộ giọng ca và tài năng của nghệ sĩ Phượng Liên rất háo hức trước thông tin bà sẽ về nước biểu diễn chương trình vào tháng 12 tại Nhà hát Bến Thành, tuy nhiên sự cố sức khỏe đã khiến bà không thể thực hiện ước mơ.

 

Người cha khiếm thị chơi đàn guitar, ca cổ gây bất ngờ

Với giọng ca trầm ấm cùng tiếng đàn sầu thương da diết, người cha khiếm thị Trần Văn Nên chinh phục khán giả khi thể hiện những bài tân cổ bất hủ.