22:39 PDT Thứ sáu, 26/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 154

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 151


Hôm nayHôm nay : 54510

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1069859

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 76885237

Trang nhất » Tin Tức » Tìm Hiểu Nghệ Thuật

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

Xem tiếp...

CẢI LƯƠNG VÀ MÙA HÁT CHẦU

Đăng lúc: Thứ năm - 07/04/2016 09:38 - Đã xem: 5475
NS Vũ Ngọc Long & NS Xuân Thu

NS Vũ Ngọc Long & NS Xuân Thu

CLVNCOM - Lễ Kỳ yên có nghĩa là lễ cầu an, là lễ tế thần Thành Hoàng lớn nhất trong năm của một ngôi đình thần ở Nam Bộ, Việt Nam. Tùy theo điều kiện kinh tế, nhưng thường thì cứ ba năm (tam niên đáo lệ kỳ yên) Ban quý tế đình làm lễ tế long trọng và qui mô hơn: Đại lễ Kỳ yên, tức ngoài các lễ tế thường kỳ còn có thêm 4 lễ nữa, đó là: Lễ rước Tổ hát bội, lễ Xây chầu, Hát chầu và Hồi chầu.

Sơ lược các lễ tế:
Giới thiệu lễ Kỳ yên ở Nam Bộ xưa, sách Gia Định thành thông chí (mục Phong tục chí) của Trịnh Hoài Đức có đoạn:
Cúng Kỳ yên: mỗi làng (ở Nam Bộ) có dựng một ngôi đình, ngày cúng tế phải chọn cho được ngày tốt, đến buổi chiều ngày ấy lớn nhỏ đều nhóm tại đình, họ ở lại suốt đêm ấy, gọi là túc yết. Sáng ngày mai học trò lễ mặc áo, mão, gióng trống khua chiêng làm lễ chánh tế, ngày sau nữa làm lễ dịch tế, gọi là đại đoàn, lễ xong lui về...
Hiện nay, lễ Kỳ yên cũng được tổ chức trong ba ngày, gồm nhiều lễ tế. Tuy mỗi nơi có thể khác về giờ giấc, thứ tự và chi tiết, nhưng thường thì các lễ được tiến hành đại để như sau:

Ngày thứ nhất

Có các lễ tế:

Lễ rước Tổ hát bội
Đến kỳ đáo lệ Kỳ yên (Đại lễ Kỳ yên), ngay từ sáng sớm, Ban quý tế cử người bưng một khai gỗ có trầu, rượu, hương, đèn, tiền lễ; cùng 4 quân hầu cầm 4 món thuộc bộ Lỗ bộ và Ban nhạc lễ ra tận cổng để rước Tổ hát bội vào đình, rồi đặt trang trọng sau hậu trường võ ca.

Lễ Thỉnh sắc
Sau khi an vị Tổ hát bội xong, một đám rước với đầy đủ chiêng, trống, cờ, lọng, long đình cùng đội nhạc lễ, đội lân...đi đến chỗ cất giữ sắc thần (thường thì để ở trong một ngôi nhà kiên cố của một vị chức sắc có uy tín). Đến nơi, người có trách nhiệm vào tế một tuần hương, ba tuần rượu, đọc một bài văn tế ngắn gọn (hay khấn cũng được), rồi đem sắc đặt vào long đình, rước về. Đến đình, phải cử hành thêm nghi thức an vị, gồm: một tuần hương, ba tuần rượu và một tuần trà, rồi mới đưa tráp đựng sắc phong để trên bàn thờ thần nơi chính điện.

Lễ này, Đình Châu Phú (An Giang) tiến hành vào 7 giờ sáng ngày mùng 10 tháng Năm âm lịch. Vào lúc ấy, một đoàn xe được trang hoàng đẹp đẽ chạy đến Nhà lớn cũng ở gần đó, làm lễ thỉnh sắc thần Nguyễn Hữu Cảnh về đình.

Lễ Nghinh
Một số làng, sau lễ thỉnh sắc thần Thành hoàng còn tổ chức Lễ Nghinh, tức đưa kiệu đến các đền miếu trong làng, dâng hương, khấn cung thỉnh mời chư vị thần về đình dự lễ. Xong, đem lư hương của các vị thần này lên kiệu trở về, đặt trên bàn hương án bày ở ngoài đình, hoặc trên bàn Hội đồng ngoại ở bên trong đình.

Ở Đình Châu Phú, sau khi rước sắc thần Nguyễn Hữu Cảnh về đình; tiếp theo là Lễ nghinh, tức lễ thỉnh sắc thần Thoại Ngọc Hầu tại phủ thờ của ông Nguyễn Khắc Mi (cháu nhiều đời của Thoại Ngọc Hầu), và sắc thần của hai ông là Chánh vệ thủy Đỗ Đăng Tàu và Phó vệ thủy Lê Văn Sanh.

Tụng kinh cầu an
Có một số đình có phần lễ này. Đây vốn là nghi thức của Phật giáo hội nhập vào đình miếu, mục đích cầu chư Phật, chư thần thánh ban cho dân làng sự an lành. Khởi đầu cử người thiết lập bàn thờ Phật Quan Âm, rồi tiến hành niệm hương tán Phật, tụng kinh Phổ môn; cuối cùng đọc sớ rồi đốt sớ gửi cho chư Phật và cho chư thần thánh.

Ngày thứ hai và thứ ba

Có các lễ tế:

Lễ Túc yết
Tức là lễ hương chức ra ra mắt thần. Theo cổ lệ mà sách Gia Định thành thông chí đã biên chép, thì lễ này được tiến hành vào buổi chiều cho đến hết đêm ngày thứ nhất. Nhưng giờ đây, tùy theo điều kiện của mỗi đình, mà giờ giấc có thay đổi đôi chút.

Theo sách Sổ tay hành hương đất phương Nam thì, sắp đến giờ hành lễ, các thành viên của Ban tế tự mặc áo thụng xanh, khăn đóng, mang giày đứng sắp hàng hai bên võ ca cùng với ban nhạc lễ, các lễ sinh và đào thài (đào chuyên hát chúc tụng) trong tư thế sẵn sàng. Rồi một lễ sinh bắt đầu xướng các nghi thức và các hương chức được phân công tuần tự thực hiện những nghi thức như sau:

Củ sát tế phẩm: kiểm lại đồ cúng.
Tuần hương: dâng hương.
Tuần rượu thứ nhất: dâng rượu lần nhất.
Đọc văn tế chữ Hán: cầu nguyện thần Thành hoàng phù trợ sao cho mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an,...
Tuần rượu thứ hai: dâng rượu lần hai.
Tuần rượu thứ ba: dâng rượu lần ba.
Hiến quả phẩm: dâng trái cây.
Hiến bỉnh: dâng bánh.
Tuần trà: dâng trà
Ẩm phước: giống như lễ "thụ tộ" miền Bắc, tức Ban tế tự được thừa hưởng lễ vật đã dâng cúng, xem như đây như là lộc của thần ban.
Hóa văn tế: có nghĩa đốt văn tế. Có đình giữ đến xong lễ đoàn cả mới đốt.
Ở Đình Châu Phú, lễ Túc yết diễn ra vào lúc một giờ đêm ngày 11 tháng Năm âm lịch (tức ngày thứ hai của đại lễ) Ban quản trị đình đã tề tựu đông đủ để bắt đầu cúng túc yết. Chịu trách nhiệm chính ở buổi lễ cúng là ông Chánh tế - cũng là trưởng ban quản trị đình. Lễ cúng gồm một mâm xôi, một trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa muối, gạo. Ngoài ra còn có những lễ vật khác do nhân dân mang đến dâng cúng.

Bắt đầu vào lễ, ông Chánh tế đến dâng hương trước bàn thờ, rồi lần lượt các thành viên trong Ban quản trị thay nhau vào lễ. Kế đến là phần "Khởi chinh cổ", sau khi đánh ba hồi trống và ba hồi chiêng mõ. Ban nhạc lễ với các nhạc cụ dân tộc bắt đầu trỗi lên, lễ dâng hương, chuốc tửu, tiệm trà bắt đầu...Sau cùng, bản văn tế (văn chúc) được mang đến trước bàn thờ. Người được cử quỳ xuống "đọc văn", trong khi ban nhạc lễ trỗi nhạc phụ họa. Dứt bài văn tế, ông Chánh tế đốt bản văn này và một ít giấy tiền vàng bạc, phần nghi thức lễ túc yết coi như đã xong

Lễ Tỉnh sanh và lễ Đàn cả
Theo Sơn Nam thì Lễ Đàn Cả là quan trọng nhất. Nhà văn viết:...trước đó có lệ Túc yết, tức là ban Tế lễ gom lại, trình diện, diễn tập, có thể so sánh với dịp cúng giỗ ông bà, trước ngày giỗ chánh thức là buổi cúng Tiên. Đình nào khiêm tốn thì bỏ lễ Túc yết cho bớt kinh phí...Vẫn chưa dứt khoát về tên gọi: Đàn hay Đoàn. Trên tấm thiệp mời ở ngôi đền sát chợ Biên Hòa, thấy ghi Đại Đàn. Đàn là nơi cử hành lễ (lập đàn, đàn Nam Giao) có lẽ đúng hơn. Về cơ bản, trong cả nước, nghi thức nhau nhưng "đại đồng tiểu dị".

Lễ Tỉnh sanh thường diễn ra lúc 0 giờ (tức giờ Tý), với vật tế là một con heo còn sống, toàn sắc, bị cột bốn chân, đặt trên một chiếc ghế ngựa ngay trước bàn thờ Hội đồng ngoại. Sau khi heo bị thọc tiết, viên chánh tế dùng chén sạch hứng máu cùng một nhúm lông của con vật này, đặt lên bàn hương án. Chén huyết có ít lông này gọi chung là "mao huyết". Theo Sơn Nam, lễ này bắt nguồn từ lễ giết người để tế thần; sau dùng trâu, bò hoặc heo để thay thế. Tỉnh sanh (tỉnh là tịnh, gạn cho trong sạch; sanh mang ý nghĩa hy sinh. Con vật bị giết để tế gọi là hy sinh); nói nôm na, lễ tỉnh sanh là lễ đâm con heo để tế thần

Có nơi, như ở Đình Châu Phú dâng cúng một con heo trắng (heo đã mổ xong, cạo sạch, chưa nấu chín), một chén đựng huyết có một ít lông heo (gọi chung là "mao huyết"), một mâm xôi, một trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa muối, gạo. Các lễ vật được bày trên bàn, riêng con heo trắng được đặt sấp, thân phủ lên một giá gỗ cao. Ngoài ra còn có những lễ vật khác do nhân dân mang đến dâng cúng.

Ngay sau lễ Tỉnh sanh là lễ Đàn cả[3]. Cổ lệ chọn giờ này (giờ Tý) bắt nguồn từ quan niệm dịch lý: đây là giờ "âm lão, dương khởi", tức là mọi điều tốt lành bắt đầu nảy sinh. Việc hành lễ tương tự như lễ túc yết, duy chỉ khác câu ở phần ẩm phước: lễ túc yết xướng: Nghinh thần cúc cung bái, thì ở lễ này xướng câu: Tạ thần cung cung bái.

Lễ Chánh tế
Cũng theo sách Gia Định thành thông chí, thì lễ Chánh tế được tổ chức vào sáng hôm thứ hai của lễ Kỳ yên, với phần nghi thức giống như lễ Túc yết. Ở Đình Châu Phú, lễ này được cử hành lúc vào 3 giờ sáng ngày 12 tháng Năm âm lịch, tức sáng sớm ngày thứ ba của cuộc lễ.

Lễ tế Tiền hiền, Hậu hiền
Đây là lễ tế các vị tiền nhân đã có công lập làng, lập đình; và các anh hùng liệt sĩ địa phương. Có đình tiến hành lễ này ngay sau khi lễ đoàn cả xong, nhưng cũng có đình để sang ngày thứ ba. Điều đặc biệt trong lễ này là cử nhạc lễ theo điệu Nhịp Bụa, nhưng hoàn toàn mang hơi Ai; khác với lễ Túc yết và lễ đoàn cả đều hoàn toàn mang hơi xuân.

Lễ Xây chầu
Bài chính: Lễ Xây chầu
Theo Sơn Nam, nét đặc trưng của đình miếu Nam Bộ xưa là mỗi lần có lễ Kỳ yên, thì phải có các lễ: Xây chầu, Đại bội và hát bội. Căn cứ vào lời chúc tụng, lễ Xây chầu có từ đời vua Gia Long.

Thường thì lễ này được cử hành sau lễ tế Đàn cả. Về cách thức xây chầu, đại để chia làm ba loại: Xây chầu văn, Xây chầu võ, và Xây chầu bán văn bán võ. Lễ này bắt nguồn từ quan niệm dịch lý của đạo Nho: thuận đạo trời (âm dương), an đạo đất (nhu cương) và hòa đạo người (nhân nghĩa); ba đạo này có hòa hợp thì vạn vật mới hanh thông, tốt đẹp.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, thì lễ Xây chầu vốn bắt nguồn từ Lễ Đại Bội trong cung đình nhà Nguyễn. Đây là một cảnh diễn lớn, gồm nhiều tiết mục liên hoàn nhằm thể hiện sự sinh thành vũ trụ và phát triển của vạn hữu. Bởi vậy, theo Sơn Nam, Muốn ổn định thời tiết, trật tự xã hội, theo quan niệm xưa, phải tuân theo sự vận hành của Trời Đất mà kim chỉ nam là Kinh Dịch với thuyết âm dương, Bát quái, Ngũ hành. Việc Xây chầu chính là để nhắc nhở nguyên tắc ấy.

Lể Kỳ Yên Đình Thần Nhơn Hòa Cầu Muối 23/3/2016 nhằm 15/2 ÂL Bính Thân:
Lể Xây Chầu Đại Bội do Đoàn Cải Lương Tuồng Cổ Huỳnh Long đãm trách phụng cúng Linh Thần:
Nghi Thức: Tam Tài Phước Lộc Thọ, nghệ sĩ Hữu Tài - Nghệ sĩ Thanh Linh - Nghệ sĩ Điền Phong
NS Hữu Tài:

Image

Image

NS Thanh Linh:
Image

NS Điền Phong:
Image

3 ông Phước Lộc Thọ chúc phúc:
Image

Tứ Thiên Vương (Đông Thiên Vương, Tây Thiên Vương, Nam Thiên Vương, Bắc Thiên Vương - 4 ông canh giữ của trời): Nghệ sĩ Trường Lộc - Nghệ sĩ Lê Khanh - Nghệ sĩ Bạch Lợi - Nghệ sĩ Tuấn Anh
Image

Lể Kỳ Yên Đình Thần Nhơn Hòa Cầu Muối 23/3/2016 nhằm 15/2 ÂL Bính Thân
Lể Xây Chầu Đại Bội do Đoàn Cải Lương Tuồng Cổ Huỳnh Long đãm trách phụng cúng Linh Thần .
Nghi Thức : Nhật Nguyệt - Nghệ sĩ Tuấn Anh : Ông Nhật & Nghệ sĩ Mỹ Lợi : Bà Nguyệt

Image
Image
Image

Tiết mục Đứng Cái trong lễ:
Lể Kỳ Yên Đình Thần Nhơn Hòa Cầu Muối 23/3/2016 nhằm 15/2 ÂL Bính Thân
Lể Xây Chầu Đại Bội do Đoàn Cải Lương Tuồng Cổ Huỳnh Long đãm trách 
.Nghi Thức : Ngủ Hành - 
Nghệ sĩ Xuân Trúc vai Ông Cái 
Đào Đứng Con : Nghệ sĩ Thúy My - Nghệ sĩ Bạch Vân Thanh - Nghệ sĩ Bích Trâm - Nghệ sĩ Yến Thanh

Image

Image

Sau khi lễ túc yết xong, là đến lễ xây chầu và hát bội được tổ chức tại gian võ ca phía trước chính điện. Những người tham dự cũng ăn mặc chỉnh tề xếp thành hai hàng nhưng từ cửa chính điện trở ra. Trên gian võ ca, tất cả diễn viên đoàn hát bội đã hóa trang, trống mõ sẵn sàng. Ông Chánh bái chủ trì lễ nhúng một cành dương vào tô nước cầm trên tay vẩy ra xung quanh và đọc lời cầu nguyện:

Nhất sái thiên thanh. (Trời thêm thanh bình)
Nhị sái địa linh (Đất thêm tươi tốt)
Tam sái nhơn trường (Người được sống lâu)
Tứ sái quỷ diệt hình (quỷ dữ bị tiêu diệt).
Đọc xong, ông chánh bái đánh ba hồi trống và nói: "Ca công - tiếp hát", lập tức trống mõ của đoàn hát bội rộ lên và chương trình hát bội được bắt đầu. Đến khi ấy, trống chầu được đặt dưới sân khấu, và cử quan viên ra cầm chầu gọi là cầm chầu đại bội để khen chê nghệ sĩ.

Thường thì mỗi năm hay cứ ba năm một lần (đáo lệ Kỳ yên), Ban tế tự đình thuê một gánh hát bội về trình diễn gọi là hát chầu, trước để cúng thần (chức năng chính), sau để giúp vui cho dân làng. Tuồng diễn (thường là 3, 4 tuồng) đều phải tuân thủ một cách nghiêm nhặt những quy phạm chính thống. Điều này thể hiện rõ trong hầu hết mọi nghi thức, nhất là phần lễ tôn vương. Nói chung, các vỡ diễn đều phải biểu hiện cho được ý nghĩa: "trung thắng nịnh, chính thắng tà" và kết thúc bằng một màn tôn chân chúa (tôn vương) hay tôn soái.
Lễ Tôn Soái Miếu Ngũ Hành 19/02 (âm lịch) do nghệ sĩ Công Minh phụ trách:


Tuồng hát bội mà các đình thường chọn hát là San Hậu (tôn vương), Phàn Lê Huê (tôn nữ soái), Tiết Nhơn Quý (tôn soái)...Ở Đình Châu Phú các tuồng được chọn hát thường là: Trần Bình Trọng, Sát Thát, Trưng Nữ Vương, Lưu Kim Đính, San hậu... (Ngày nay cải lương tuồng cổ được thịnh hành hơn, nên vào Lễ Kỳ Yên (mùa hát chầu của nghệ sĩ) cũng hát các tuồng này theo hình thức cải lương tuồng cổ)

Lễ hồi chầu
Được cử hành sau khi khi tôn vương hay tôn soái. Lễ này có ý nghĩa là trình với thần rằng các buổi hát đã kết thúc.

Lễ hồi sắc hay nối sắc
Tức đưa sắc thần về nơi cũ. Nghi thức lễ diễn ra tương tự như khi thỉnh. Sau lễ này, các lư hương của chư thần trong lễ Nghinh cũng hoàn về nơi thờ phụng họ.

Ở lễ Kỳ yên, phần "lễ" chiếm phần quan trọng hơn phần "hội". Các đối tượng cúng lễ là một tập hợp thần linh đông đảo không chỉ riêng có thần Thành hoàng Bổn cảnh. Lễ này là dịp để dân làng họp mặt, bàn chuyện, vui chơi. Những tục lệ này nhằm thắt chặt tình cộng đồng. Còn hát xướng trong ngày lễ Kỳ yên không phải là văn nghệ bình thường mà mang nội dung nghi lễ. Chương trình văn nghệ phải có nội dung đạo lý, kết thúc có hậu. Đặc biệt tiệc tùng trong ngày lễ Kỳ yên ở đình làng Nam Bộ chỉ mang tính liên hoan, chiêu đãi, hoàn toàn không có tục "chiếu trên, chiếu dưới", nhậu nhẹt say sưa như những nơi khác.

Lễ Kỳ yên thu hút đông đảo nhân dân quanh vùng qui tụ về với lễ vật trên tay, người nào cũng trang phục chỉnh tề, quỳ lạy trước bàn thờ và cầu nguyện thần linh sao cho mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an, mùa màng thuận lợi, sản xuất phát triển, nhân dân ấm no. Như thế, lễ Kỳ yên mang hai ý nghĩa: vừa tưởng nhớ một vị có công khai phá miền Nam Bộ, vừa cầu mong một cuộc sống no đủ. Cho nên, đây là một sinh hoạt văn hoá dân gian đáng được bảo tồn, duy trì và tạo điều kiện phát triển.

Hát chầu là một nghi lễ không thể thiếu mỗi khi đến kỳ đáo lệ lễ Kỳ yên tại các đình làng Nam Bộ, Việt Nam.

Tùy theo điều kiện kinh tế, mà mỗi năm hay ba năm một lần, Ban quý tế đình thuê gánh hát bội về trình diễn hát chầu (còn gọi là hát bộ, hát bội, hát tuồng); trước để cúng (chức năng chính) thần Thành hoàng làng, sau nữa là để giúp vui cho dân làng trong kỳ lễ hội

Hát bội là một bộ môn nghệ thuật sân khấu toàn diện, có bề sâu văn hóa và chiều dài lịch sử. Theo nhiều chuyên gia, hát bội xuất hiện muộn nhất là từ thế kỷ 13. Thống kê sơ bộ, các trường phái hát bội tại Việt Nam gồm có: Bình Định, Quảng Nam, Gia Định, Tuồng Bắc.

Theo Việt Nam tân từ điển, từ hát bội được giải thích như sau: Đây là lối hát theo tích tuồng xưa mà mỗi vai tuồng đều hóa trang theo một lối đặc biệt riêng của tinh thần vai tuồng đó trong khuôn khổ, mẫu mực của mỗi vai trung, nịnh, vua, tôi và diễn tả hoàn toàn bằng điệu bộ riêng của mỗi vai khi lên ngựa, lúc qua hào, lúc làm vua, khi làm giặc.

Điểm sơ lược, thì thấy:

Nội dung tuồng hát thường là những tác phẩm văn chương giá trị.
Hình thức, hát bội có một nét riêng, đó chính là trang phục và cách dặm mặt, hóa trang của diễn viên. Để qua nét mặt, xiêm y của họ, người xem biết ngay đó là tướng văn hay võ, trung thần hay nịnh thần.
Một nghệ sĩ trên sân khấu hát bội, không chỉ cần thanh, sắc mà còn phải hội tụ đủ: thục, tinh, khí, thần; và còn phải hát hay, múa dẻo, vẽ mặt khéo, võ thuật giỏi.
Sân khấu của loại hình nghệ thuật này mang tính ước lệ cao, nên điệu bộ của diễn viên cần phải khéo léo và tinh tế, chẳng hạn chỉ qua cử chỉ vung roi là khán giả biết nhân vật đang cưỡi ngựa, một mái chèo cũng đủ gợi được cảnh đoàn thuyền đang vượt sóng.

Ngày nay vào mùa hát chầu có nơi hát bội có nơi hát cải lương tuồng cổ, nhưng đa số là cải lương tuồng cổ.
Đặc điểm:
Trong lễ Kỳ yên (kỳ đáo lệ) ở đình làng Nam Bộ thường phải có Hát chầu; mà hát ở đây, theo cổ lệ chỉ được phép diễn tuồng hát bội.

Mỗi kỳ lễ, thường diễn 3 tuồng; mà tuồng nào cũng đều phải nhiều dũng, ít bi, kết thúc có hậu.

Tuy cũng là hát bội, nhưng xét ra hát chầu là khó nhất, bởi mấy đặc điểm sau:

Biểu diễn trong không khí trang nghiêm; nhưng rất ngột ngạt, nóng bức vì chỗ diễn hẹp, hơi nhang đèn, người đông...
Có người cầm chầu kiểm soát mỗi vai diễn, mà người này thường là người cao tuổi, có vai vế trong làng, sành điệu và khó tính. Hễ diễn viên hát đúng thì ông đánh một tiếng "thùng"; hát giỏi thì được thưởng ba, bốn tiếng "thùng"; hát sai, hoặc giở giọng đùa cợt hay xúc phạm thì ông tức khắc gỏ một tiếng "cắc" rất mạnh vào thành trống, khiến diễn viên lúng túng, hoang mang. Phạm lỗi này, thì sau buổi diễn, ông bầu và ông nhưn (thầy tuồng, nay gọi là đạo diễn) phải đến nhận lỗi trước bàn thờ thần và Ban quý tế.
Do phải múa, phải hát; mà vỡ diễn nào cũng kéo dài đến tận ba, bốn giờ sáng nên ai nấy trong đoàn hát cũng đều rất mệt.

Trích ý kiến của:

Nhà văn Sơn Nam:

Hát bội phải gắn bó với tế lễ. Nếu tế lễ là lời cầu nguyện được ban phước, dân làng hứa tuân thủ kỷ cương, giữ thuần phong mỹ tục thì hát bội phải minh họa những lời hứa ấy với hình tượng cụ thể, không phải là những từ ngữ sáo rỗng, mơ hồ. Bởi vậy cần lựa chọn tuồng tích thích hợp. Thí dụ như tuồng Thần nữ dâng ngũ linh kỳ thường được các đoàn hát bội hát trong dịp lễ cúng đình Kỳ yên vì lẽ tình lý giữa mẹ con, chồng vợ, cùng việc nước đều vẹn toàn, phù hợp với tâm lý cùng đạo lý của xã hội đương thời" (...) Tế lễ mà thiếu hát bội và phần mở đầu là xây chầu quả là thiếu sót lớn.

Nguyễn Đăng Duy:

Hát bội và Đại Bội (trong lễ Xây Chầu) là những diễn tấu văn nghệ, do những nghệ sĩ dân gian thể hiện, trong không gian thiêng liêng dân dã, phục vụ cho quần chúng. Thế nhưng ội dung diễn tấu, thì lại diễn theo cảnh nghệ thuật trong cung đình, thể hiện triết lý sáng tạo Âm Dương, Ngũ hành, mà phong kiến nhà Nguyễn rất mực đề cao Nho giáo đã đặt ra. Nhằm để ca tụng các công lao mở cõi của các chúa Nguyễn, các vua nhà Nguyễn và ca tụng vương quyền trung ương. Vì thế có thể nói trong hội đình Nam Bộ, cách diễn xuất tuy dân gian mà ý nghĩa rất cung đình...
Và cũng chính vì cúng thần không thể thiếu hát bội, cho nên đình thần nào cũng đều xây dựng võ ca.


Một số hình ảnh và hát bội ngày xưa

Ngày nay, cải lương tuồng cổ rất được bà con yêu thích và biểu diễn vào những mùa hát chầu, một số hình ảnh của đoàn nghệ thuật tuồng cổ Minh Tơ biểu diễn tuồng "Ngọc Kỳ Lân xuất thế" trong mùa hát chầu tháng Giêng tại Miếu Bà - Lăng Ông Nam Hải tại ấp Cây Bàng, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang:

Image
NSND Thanh Tòng

Image
NSND Thanh Tòng & NS Thanh Hoàng trong vai Ngọc Kỳ Lân lớp chưa cởi lớp

Image
NSND Thanh Tòng & NS Công Minh

Image
NS Công Minh ngoài vai trò diễn viên, nhà phục trang còn là tay trống rất "cừ"

Image
Thanh Hoàng trong vai Ngọc Kỳ Lân lớp chưa cởi lớp

Image
NS Xuân Trúc vai Hoàng Tử Tống Thanh Long

Image
NS trẻ Vũ Ngọc Long & NS Xuân Yến - người đảm trách đoàn hát

Image

NS Vũ Ngọc Long & NS Xuân Thu

Vương Thoại Hồng sưu tầm & tổng hợp

XEM THÊM CHI TIẾT HÌNH ẢNH VÀ VIDEO CLIP TẠI ĐÂY


Nguồn tin: vuongthoaihong - www.cailuongvietnam.com
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.

 

NSND Trọng Hữu lý giải vì sao thế hệ vàng sân khấu cải lương vẫn còn ăn khách?

Trong ngày lãnh đạo TP HCM tổ chức gặp gỡ văn nghệ sĩ tiêu biểu, NSND Trọng Hữu đã trao đổi với PV báo Người Lao Động về suy nghĩ của ông về thế hệ nghệ sĩ vàng của sân khấu cải lương dù đã U80 vẫn còn được khán giả mến mộ.