05:25 PDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 145


Hôm nayHôm nay : 9891

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1082088

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 76897466

Trang nhất » Tin Tức » Tìm Hiểu Nghệ Thuật

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

Xem tiếp...

Đãi cát tìm vàng: Ai là cha đẻ của bài Tân cổ giao duyên?

Đăng lúc: Thứ tư - 09/04/2014 07:56 - Đã xem: 6377
Đãi cát tìm vàng: Ai là cha đẻ của bài Tân cổ giao duyên?

Đãi cát tìm vàng: Ai là cha đẻ của bài Tân cổ giao duyên?

CLVNCOM - Tôi nhận được thư của bạn khangianhandan do bạn Khôi chuyển đến tôi như sau:
Kính thưa bác,
Gần đây xuất hiện một bài báo trên tờ “ Người Lao Động” đòi trả lại thanh danh cho soạn giả Viễn Châu, số là bài báo cho rằng ký giả kỳ cựu Tần Nguyên cho biết cha đẻ của bài Tân Cổ Giao Duyên là soạn giả Lê Khanh, vào năm 2006, một bài báo Cần Thơ đăng một bài dẫn chứng chính soạn giả Mộng Vân là cha đẻ của bài Tân Cổ Giao Duyên. Bên cạnh đó, nhà báo, phóng viên hải ngoại khẳng định có dẫn chứng, vật chứng cụ thể chứng minh cha đẻ bài tân cổ giao duyên lại là nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Xưa nay , tụi cháu chỉ biết chỉ soạn giả Viễn Châu là cha đẻ của bài vọng cổ vua này. Vậy chúng cháu xin ý kiến của bác về đề tài còn đang tranh cải này, vì Bác là một trong những soạn giả kỳ cựu nhất, sống lâu nhất với cải lương và có kiến thức uyên bác về cải lương.
Cám ơn bác trước.
Khôi

Để trả lời câu hỏi này, tôi nghĩ là phải nói qua về sự hình thành và phát triển của nghệ thuật sáng tác và biểu diễn bài vọng cổ, các tên gọi nghệ thuật biểu diễn đó qua từng chặn đường phát triển cho đến lúc nó được định hình để mang tên gọi sau cùng là bài Tân Cổ Giao Duyên.

Trước hết cũng cần nói rõ đặc điểm của bài vọng cổ mà không một bài bản cổ nhạc nào trong 20  bài bản Tổ có được, điều này cũng là tiền đề giúp cho những nhạc sĩ, soạn giả góp phần sáng tạo ra bài Tân Cổ Giao Duyên sau này:

  1. về nhịp diệu, bài Vọng cổ có thể giãn ra, tăng nhịp, thêm chữ đờn, từ bài Dạ Cổ Hoài Lang nhịp đôi, tăng lên nhịp tư, nhịp 8, nhịp 16, nhịp 32, mỗi câu ca tăng thêm nhiều chữ, hơi ca có thể luyến láy dài hơn, diễn đạt tâm trạng nhân vật dễ dàng, lời ca xúc tích hơn, các chữ cuối của từng khung đờn, chữ cuối câu ca đều giữ như nguyên thủy của bài DCHL, bài vọng cổ nhịp tư…. và khi tăng nhịp, bài vọng cổ được tăng thêm phần duyên dáng sắc sảo mà không mất tính chất cơ bản của bài vọng cổ.  Nhờ vậy đàn hòa tấu bài vọng cổ vẫn rập ràng, ăn khớp, tuy các cây đàn kìm, đàn tranh, đàn guitare phím lõm hay đờn cò, đờn violon chạy nhiều chữ đờn, đan tréo nhau, khi buông, khi thả  thì ở những nhịp chánh, những khi đến nhịp song lang và dứt câu đờn, các cây đờn đó đều đúng chung một chữ đờn của bài vọng cổ, làm giàu thêm giai điệu Vọng Cổ chớ không làm mất bản chất của nó. Đó là điều mà các bản cổ nhạc khác không làm được.
  2. Về làn điệu: Chỉ có Vọng Cổ mới hội đủ các làn điệu: Xuân, Ai, Bắc, Oán, gồm có cả giọng Huế, giọng thơ Tao Đàn, Thơ Vân Tiên, Thơ Tứ Tuyệt, giọng hò Đổng Tháp, lời ca Quan Họ, thậm chí lời ca viết theo điệu hài hước hoặc ghép tân nhạc cũng thể hiện được bài vọng cổ rất đa dạng

Không ai có  thể ghép một câu hò Đồng Tháp vào bản Văn Thiên Tường, một câu hò Lục bát vào bản Trường Tương Tư, một làn hơi Huế vào bài Tứ Đại Oán. Bản Vọng Cổ làm được tất cả những việc đó và danh ca vọng cổ đã đưa những làn điệu đó vào hơi ca vọng cổ một cách ngọt ngào, nhuần nhuyễn và hấp dẫn.

Những nhạc sĩ, soạn giả nào đã đưa nhạc Tây lời Việt, bài bản nhỏ, âm nhạc cải cách ca gác vọng cổ:

-         Nhạc sĩ kiêm soạn giả Tư Chơi ( tên thật Huỳnh Thũ Trung  1906 – 1964 )là người đầu tiên đưa  nhạc Tây lời Việt vào tuồng cải lương từ năm 1933 1935 như bài Marinella trong tuồng Phụ Phàng, Pouet Pouet tuồng Tiếng nói trái tim,  Tango Mystérieux trong tuồng Đóa Hoa Rừng, La Madelon, tuồng Giọt Lệ Chung Tình, J’ Ai deux amours…( theo tài liệu của tác giả Hữu Thạnh trong Ban Quản Trị trang web Hội Nhạc Sĩ Việt Nam)

-         Năm 1956, đoàn Kim Thoa hát lại vở opérette ( hoạt kê hài hước ) tựa đề Tôi Xin Chừa của nhạc sĩ kiêm soạn giả Tư Chơi. Trong opérette “ Tôi Xin Chừa “ có bài Hòa Duyên, âm nhạc cải cách, sáng tác của nhạc sĩ Tư Chơi, do nghệ sĩ Văn Lang ca xướng lên, ns Sáu Thoàng và Văn Sa hòa theo, dứt bài ca Hòa Duyên, cô Năm Kim Thoa vô vọng cổ. Dàn tân nhạc do nhạc sĩ Hoàng Việt làm trưởng ban, trống: Sáu Đen, Saxo: Hai Kèn, Trompette: Má Xã, piano: Trần Lý.

     Trưởng ban cổ nhạc: anh Ba Diệp đờn kìm( thân phụ của n/s Diệp Lang), nhạc sĩ Mười Khói., đờn cò..

-         Tôi nhớ vài câu của bài Hòa Duyên đó như sau:

-         Văn Lang ca : Tình quyết yêu nhau thì xin cứ thề

-         (Họp ca Văn SA, Sáu Thoàng)  Ừ thì thề,

-         Văn Lang ca: Thế nếu ai sai thì xin có trời!

-         ( họp ca Văn Sa, Sáu Thoàng) Ừ trời hành….

-         Cũng theo nhạc sĩ Hữu Thạnh, ông Tư Chơi đã đưa bản âm nhạc cải cách Buồn Tàn Thu của nhạc sĩ Văn Cao cho nữ nghệ sĩ Kim Thoa ca trong tuồng Mã Lê Công Chúa; bài Hòn Vọng Phu của Lê Thương do Kim Thoa ca trong tuồng Đêm Đông,

-         Các gánh hát từ miền Bắc vào Nam như đoàn Tố Như – Bích Hợp có nhạc sĩ Xuân Lôi, Xuân Tiên đưa âm nhạc cải cách vô trong tuồng cải lương của đoàn. Gánh hát Đức Huy - Charlot Miều có nhạc sĩ Phạm Duy, ca âm nhạc cải cách trước khi mở màn hay trong tuồng cải lương.

Rất tiếc là nhạc sĩ Hữu Thạnh không ghi rõ âm nhạc cải cách dùng trong các tuồng và đoàn hát kể trên có phải là bài tân nhạc ca gác trước khi vô ca vọng cổ như kiểu bài Tân Cổ Giao Duyên sau này hay chỉ được sử dụng như một bản nhạc trong tuồng như các bản cổ nhạc với dụng ý thay đổi thể loại nhạc để thu hút khán giả.

-         Năm 1955, soạn giả Lê Khanh dựng vở tuồng Đồ Bàn Di Hận trên sân khấu Thanh Minh bầu Nghĩa ở rạp Thành Xương đường Yersin, trong tuồng có màn décors fixe, cảnh chạy loạn, nghệ sĩ Út Bạch Lan đóng vai Phàn Lan, ca một đoạn tân nhạc kể lại cảnh gia đình cô bị ly tán vì chiến loạn, tiếp liền sau bài Tân nhạc, cô Út Bạch Lan ca hai câu vọng cổ. Giai điệu của bài tân nhạc này thuộc hình thức như  nhạc kể  chuyện( giống thể loại như bài Bà  Mẹ  Gio Linh của Phạm Duy), ( Út Bạch Lan còn ở thành phố, có thể hỏi lại sẽ rõ ràng hơn) Hồi đó soạn giả và báo chí kịch trường gọi là âm nhạc cải cách gác vọng cổ.

-         Năm 1960, nhạc sĩ Lại Minh Lương ( nguyên giáo sư nhạc trường Huỳnh Khương Ninh) có viết một bài tân nhạc ca gác vọng cổ cho Ngọc Nuôi ca, Việt Hùng ca vọng cổ trong tuồng Đời Hai Mặt của ông bầu Năm Nghĩa hát tại rạp Nguyễn Văn Hảo nhân dịp kỷ niệm một năm ngày ông Năm Nghĩa mất..

-         Năm 1962, nhạc sĩ Nguyễn Hiền( nguyên cán bộ kiểm duyệt của Bộ Thông Tin Saigon) có viết nhạc đệm và một bài nhạc ca gác vọng cổ cho tuồng Màu Tím học Trò của soạn giả Kiên Giang hát trên sân khấu Thanh Minh Thanh Nga.

-         Nhiều tuồng của soạn giả Thu An kể cả các bài vọng cổ thu ở hãng dĩa Hoành Sơn do Thu An sáng tác, có nhiều bài có gác tân nhạc nhưng các bài tân nhạc này đa số không hay, ca sĩ ca tân nhạc mà phát âm còn âm hưởng ca cổ nên nghe kỳ lạ, không được thính giả thích nên cũng không tạo được một ấn tượng về tân nhạc gác vọng cổ.

-         Năm 1963, nhạc sĩ Nguyễn văn Đông sáng tác bản tân nhạc “ Khi Đả Yêu “ và ông sáng tác một bài vọng cổ dưới bút hiệu Đông Phương Tử, bài tân nhạc và vọng cổ này do Nữ nghệ sĩ Thanh Nga và nghệ sĩ Minh Phụng ca thu thanh.

-         Năm 1966, nhạc sĩ  Nguyễn Văn Đông sáng tác bài Mùa Sao Sáng và chính ông viết vọng cổ cho bài này ( cũng bút hiệu Đông Phương Tử) cho nghệ sĩ Mộng Tuyền ca.

-         Về bài báo của miền Tây cho rằng  soạn giả Mộng Vân là người phát khởi ra bài Tân Cổ Giao Duyên thì những soạn giả thế hệ thứ ba chúng tôi không biết. Chỉ biết soạn giả Mộng Vân sáng tác nhiều bài ca nhỏ như Giang Tô Điểu Ngữ, Quý Phi Túy Tửu, Bá Hoa, Kiều Nương, Phong Nguyệt, Thủ Phong Nguyệt, Sơn Đông Hướng Mã. Soạn giả Mộng Vân sử dụng những bài ca nhỏ này để ca gác vọng cổ trong các tuồng cải lương của ông như Long Hình Quái Khách, Chiếc Lá Vàng, Cánh Bườm Đen. Khi ca dứt bản nhỏ, kép hay đào chánh vô vọng cổ, phựt đèn màu đỏ thì khán giả vổ tay. Sau này danh ca Bảy Cao chủ nhân đoàn hát Hoa Sen, dùng các bài ca nhỏ gác vọng cổ trong các tuồng Nợ Núi Sông, Mộng Hòa Bình, Đàn Chim Sắt ( soạn giả Trần Văn May). Đoàn Hoa Sen hát tuồng chiến tranh rất ăn khách, khiến cho các đoàn hát như Việt Kịch Năm Châu, Hương Hoa, Tiếng Chuông điêu đứng vì họ hát tuồng Dã Sử, tuồng xã hội, tuồng phóng tác theo Pháp, không thu hút khách bằng các tuồng chiến tranh của đoàn Hoa Sen.

-         Trong cuối năm 1954, hòa bình được lập lại sau chiến tranh Việt Pháp, các ký giả kịch trường muốn hướng dẫn dư luận khán giả nên xem các tuồng hát không có súng bắn, bôm nổ, những tuồng hát ca ngợi hòa bình, không có chiến tranh nên viết nhiều bài báo tấn công chủ trương hát những vở tuồng chiến tranh của ông bầu Bảy Cao đoàn Hoa Sen. Họ cho những cái tên khó nghe gán cho tuồng chiến tranh như tuồng hát Cắc Bùm, ông bầu đoàn Cắc Bùm, những bài ca nhỏ gác vọng cổ của Mộng Vân được sử dụng trong các tuồng đoàn Hoa Sen thì được gọi là bài ca cà chía “ Xì Nổ Đùng “ tức là câu chữ ca không dấu, có dấu sắc, huyền trước khi vô chữ Hò của vọng cổ. Do cuộc vận động tích cực của giới ký giả kịch trường nên những bài ca nhỏ của Mộng Vân gác trước vọng cổ không được dùng đến nữa. Việc phựt đèn đỏ khi đào kép vô chữ Hò vọng cổ cũng chấm dứt. Tuy nhiên dù không phựt đèn màu khi vô vọng cổ, khán giả vẫn giữ thói quen vổ tay khi nghe nghệ sĩ ca vô vọng cổ. Tuồng cải lương cắc bùm cũmg không còn ăn khách. Bảy Cao phải đưa gánh hát chạy về các tỉnh miền Hậu Giang, hát để sống lây lất và sau đó phải chịu rã gánh.

Ai là cha đẻ của bài Tân Cổ Giao Duyên ?

Đến đây tôi lại nhớ đến cuộc tranh luận gay go giữa  các ký giả kịch trường và soạn giả về việc dùng âm nhạc cải cách gác trước khi vô vọng cổ và soạn giả còn dùng một đoạn nhạc ngắn chen vào câu vọng cổ thứ sáu trước song lang giữa, nhiều ký giả kịch trường cho rằng sáng tác như vậy là làm mất tính chất của bản vọng cổ, là giết chết bản vọng cổ. Có ký giả nhắc lại chuyện trước đây họ đã chống việc dùng bài bản nhỏ của Mộng Vân gác vô vọng cổ, họ dùng cái từ khó nghe là ca nhạc cà chía gác vọng cỗ. Nay dùng tân nhạc gác vọng cổ thì cũng là một thứ cà chía tân thời.

Tôi nhớ chỉ có một mình anh Viễn Châu là đứng mủi chịu sào, chèo chống, viết báo tranh luận với cuộc tấn công vào sáng kiến đưa tân nhạc vô vọng cổ.

Anh nói khi anh viết tân nhạc vô vọng cổ hay anh dùng bản tân nhạc của một nhạc sĩ nào đó đưa vô vọng cổ thì bản tân nhạc đó phải sáng tác theo âm giai ngũ cung, có thể khớp vô ca với vọng cổ mà nghệ sĩ không ca trẹo miệng, ép câu, ép lời. Và để minh chứng chủ trương của anh là đúng, nhạc sĩ Bảy Bá tức soạn giả Viễn Châu đã sáng tác rất nhiều bài vọng cổ có sử dụng tân nhạc gác vô đầu và một đoạn ngắn trong câu vọng cổ thứ 6. Nhạc sĩ Lam Phương  đã đưa nhạc của mình cho soạn giả Viễn Châu sáng tác vô vọng cổ. Những bài vọng cổ có tân nhạc do Viễn Châu sáng tác rất nhiều, tôi nhớ như các bài Dưới Ánh Trăng Xuân, Cô hàng chè tươi, bài Sầu Vương Ý Nhạc có chen tân nhạc Mưa Rừng, nhiều bài vọng cổ hài có chen tân nhạc như bài Vợ Văn Hường mê tân nhạc, Saigon twist,

Viễn Châu đã sáng tác hai ngàn bài vọng cổ, và có thể nhiều hơn con số 2000 bài, trong đó phải có hàng trăm bài tân cổ giao duyên.

Lúc đó trong giới ký giả kịch trường đã có vài người tán thành theo chủ trương đưa tân nhạc vô vọng cổ, tiêu biểu cho những ký giả tích cực ủng hộ Viễn Châu có anh Nguyễn Ang Ca. Ký giả Nguyễn Ang Ca nói : “Đưa tân nhạc vô vọng cổ như soạn giả Viên Châu làm là làm cái việc cho Tân Nhạc giao duyên với Vọng Cổ. Vậy là có một danh từ mới để chỉ loại hình sáng tác vọng cổ có tân nhạc: Tân Cổ Giao Duyên.

Những bài Tân Cổ Giao Duyên của Viễn Châu sáng tác, tân nhạc được sử dụng đều là những bài tân nhạc hay, tân nhạc do Viễn Châu sáng tác cũng hay, lời ca vọng cổ của Viễn Châu viết có tính văn học cao, thơ văn dễ ca, nội dung bài ca nhiều tình cảm nên thính giả thích nghe, có người nghe đi nghe lại đến độ thuộc bài ca đó. Nhiều ca sĩ mới học ca cho đến những danh ca, nghệ sĩ tài danh đều thích ca vọng cổ do Viễn Châu sáng tác. Các lò dạy ca lấy bài ca vọng cổ của Viễn Châu làm mẫu cho học viên học rất nhiều. Các cuôc thi ca vọng cổ thì thí sinh thường chọn bài ca vọng cổ của Viễn Châu làm bài ca dự thi.

Hơn năm chục năm qua, bài Tân Cổ Giao Duyên được mọi người chấp nhận, Tân nhạc vô vọng cổ được đón nhận như trước đây nghệ sĩ và khán thính giả đón nhận trong vọng cổ có nói thơ Vân Tiên hay hò Đồng Tháp….

Để kết luận, tôi xin mượn ý kiến kết luận của soạn giả Kiên Giang và soạn giả Viễn Châu vì tôi cũng đồng quan điểm như hai bạn soạn giả này;

Soạn giả Kiên Giang : “ Cha đẻ là ai không quan trọng. Có thể ban đầu ý tưởng lớn đã gặp nhau nhưng người có chiến lược phát triển thành một trào lưu, đồng thời đương đầu, đứng ra biện luận, phản bác lại ý kiến chống đối của một số soạn giả, nhạc sĩ thời đó khi những người này công kích việc đẻ ra Tân Cổ Giao Duyên là giết chết bài Vọng Cổ không ai khác hơn là soạn giả Viễn Châu. Nếu nói tới việc khởi xướng thì thời đó anh em soạn giả ai cũng nóng lòng muốn bức phá, làm mới bài vọng cổ. Việc soạn giả Lê Khanh có sáng kiến đưa tân nhạc vào cổ nhạc có thể cùng với các thời điểm này nhưng người đúc kết trường phái, tạo được nền tảng hệ thống lý luận để có thể bảo vệ thể điệu tân cổ giao duyên  chính là soạn giả Viễn Châu.”

Soạn giả Viễn Châu: “ Tôi không giành công lao của ai, cũng không làm cái việc tham khảo để rồi đạo văn, đạo cách làm. Việc gì đúng sai còn có nhiều nhân chứng sống. Tôi chỉ nhớ lúc đó có nhiều bài báo, có cả những cuộc diễn thuyết trên đài phát thanh lên án kịch liệt xu hướng sáng tác “ tân cổ giao duyên “ của tôi. Nhưng tôi chỉ trả lời một lần và dẫn chứng cụ thể sự kết hợp với phần nhạc gần với âm nhạc ngũ cung chứ không phải bạ đâu cũng ghép nhạc vào lời vọng cổ. Hơn nửa thế kỷ rồi, công chúng chẳng cần biết ai là cha đẻ của thể điệu này, chỉ biết nó tồn tại khi người nghe cảm thấy hạp với tâm trạng của mình. Đó là điều tôi hạnh phúc nhất.”

Tôi rất yêu thương anh Viễn Châu, một nghệ sĩ chân chánh, một tư cách lớn, một tài năng tuyệt vời mà lối sống  khiêm nhượng cũng cao vời vợi như tài năng của anh.

Nguyễn Phương 2014          

 

Tác giả bài viết: khoi
Nguồn tin: SG Nguyễn Phương
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.

 

NSND Trọng Hữu lý giải vì sao thế hệ vàng sân khấu cải lương vẫn còn ăn khách?

Trong ngày lãnh đạo TP HCM tổ chức gặp gỡ văn nghệ sĩ tiêu biểu, NSND Trọng Hữu đã trao đổi với PV báo Người Lao Động về suy nghĩ của ông về thế hệ nghệ sĩ vàng của sân khấu cải lương dù đã U80 vẫn còn được khán giả mến mộ.