21:09 PDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 109

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 105


Hôm nayHôm nay : 31736

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1103933

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 76919311

Trang nhất » Tin Tức » Chân Dung Nghệ Sĩ

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

Xem tiếp...

Giữ lửa cải lương

Đăng lúc: Thứ sáu - 30/01/2015 06:32 - Đã xem: 5856

Những ngày đến thành phố Santa Ana ở miền Nam California - Mỹ, tôi có nhiều kỷ niệm khó quên khi ghé nhà nghệ sĩ Phượng Liên ăn cơm. Cơm ở khu cộng đồng người Việt tại Santa Ana thì nhiều nhưng thuần Việt đến cả cách nấu ăn và không gian thì không đâu bằng ở nhà của nữ nghệ sĩ được khán giả kiều bào mệnh danh là “người giữ lửa cải lương trên đất Mỹ” này.

Giu lua cai luong

Nhà Phượng Liên nằm khuất trong một khu vườn đầy tre trúc và luôn rộn rã tiếng chim. Phòng khách trưng bày những loại nhạc cụ dân tộc, trên vách đầy ảnh chân dung chị với nhiều kiểu áo dài Việt Nam duyên dáng.

Ăn cơm nấu hạt sen cuốn trong lá sen mà Phượng Liên hái ở chùa Quan Âm Việt Nam tại khu Bolsa, tôi nhớ hoài hương vị đặc trưng đến nức lòng của nó. Ở Mỹ hầu như không có cá lóc và đậu rồng nhưng nhà chị thì không hề hiếm. Phượng Liên khoe: “Một người Việt hâm mộ tôi nuôi trong nhà hồ cá lóc, cứ tới lứa lại tặng vài con; còn đậu rồng thì nhà cô bạn thân của tôi trồng, đến hè lại có trái”. Rồi cá kho tiêu ăn kèm đậu rồng, canh chua với đủ loại rau củ quê nhà..., cứ như đang ở Việt Nam. “Tôi và nghệ sĩ Ngọc Giàu mỗi lần sang Mỹ biểu diễn đều ở lại nhà Phượng Liên để vơi nỗi nhớ nhà” - NSƯT Lệ Thủy có lần tâm sự.

Bên chiếc bàn tre bày đầy món Việt sau vườn còn có ca sĩ Quang Thành và diễn viên Mai Thế Hiệp. Hai người trẻ này đã xem nhà Phượng Liên như một mái ấm để “khi nào nhớ quê không chịu nỗi thì tạt qua, xúc chén cơm nguội ăn với mắm ruốc và đậu rồng” - Quang Thành bộc bạch. Định cư ở Mỹ đã gần 20 năm nhưng hầu như quanh năm, nhất là những ngày Tết, nhà Phượng Liên không thiếu món ăn gì của vùng Phụng Hiệp - Hậu Giang quê chị.

Quanh nhà Phượng Liên trồng 12 gốc mai. Tôi thắc mắc tại sao lại 12 mà không là con số nào khác. Buông đôi đũa tre, chị nhẹ nhàng kể lại một khoảng đời khi mới vào nghề của mình. Khi Phượng Liên mới 2 tháng tuổi, cha chị, một nông dân hiền lành rất mực thương quý vợ con, qua đời. Một người bạn thân của ông đã làm khai sanh cho chị, lấy tên là Lữ Phụng Liên.

Cô bé Phụng Liên theo học tiểu học tại Cần Thơ. Vì có năng khiếu ca hát nên cô được trường cho tham gia Ban Văn nghệ Tây Đô. Nghệ sĩ Phước Hậu đã phát hiện giọng ca khỏe, lạ của cô nên nhận dạy ca vọng cổ. Năm Phượng Liên 12 tuổi, soạn giả Điêu Huyền giới thiệu cô gia nhập đoàn cải lương Kiên Giang. Bước đường nghệ thuật của Phượng Liên gặp nhiều may mắn. Năm 1960, cô gia nhập đoàn hát Tinh Hoa của bà bầu Mười Cơ với nghệ danh Phượng Liên, hát vai đào nhì. Một năm sau, Phượng Liên đã là đào chánh của đoàn Tuấn Kiệt, nổi tiếng với tuồng Quán trọ hoàng hôn hát cặp với nghệ sĩ Tuấn Kiệt - sau này đổi tên là Châu Thanh. Với vai này, Phượng Liên được các ký giả kịch trường tặng cho mỹ danh Viên ngọc quý miền Tây.

“Để kỷ niệm cho mùa Xuân thứ 12 trong đời, khi cô bé Lữ Phụng Liên từ Ban Văn nghệ Tây Đô bước chân vào nghề hát, tôi đã trồng 12 gốc mai này” - Phượng Liên xúc động.

Năm 1963, nghệ sĩ Phượng Liên ký hợp đồng với bà bầu Kim Chưởng về hát vai đào chánh thay cho nữ nghệ sĩ Ngọc Hương. Giọng ca đầy truyền cảm và vang lộng, cộng với nét đẹp mặn mà của cô gái Tây Đô đã là bệ phóng đưa ngôi sao Phượng Liên vút cao trên bầu trời nghệ thuật.

Phượng Liên khoe phòng trưng bày những bức ảnh lưu niệm và các huy chương mà chị đã đạt được trong sự nghiệp nghệ thuật. Tôi thấy chị rất trân trọng chiếc huy chương vàng Giải Thanh Tâm – một giải thưởng sân khấu uy tín đã dát vàng cho nhiều tài năng sân khấu cải lương. Với vai Túy Lữ Lam Kiều trong vở Mùa trăng nhiều nước mắt - gom cả ba tính cách độc, lẳng, mùi; vai Đông Phương Huệ trong Quỷ bão - giả trai và vai Quách Phù - Song long thần chưởng - võ hiệp kỳ tình, Phượng Liên đã được vinh danh cùng nghệ sĩ Phương Quang khi chị mới 19 xuân xanh.

Phòng trưng bày lưu giữ rất nhiều bằng khen, huy chương vàng của các kỳ hội diễn sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc tại quê nhà mà Phượng Liên được trao tặng. Trong đó, dấu ấn khó phai với chị là huy chương vàng cho vai Nghĩa, cô gái hiếu thảo trong vở Người ven đô diễn chung với NSND Út Trà Ôn và nghệ sĩ Thành Được.

Xếp lại tà áo dài vừa mặc diễn trích đoạn Con gái chị Hằng tại San Jose, Phượng Liên cho biết từ năm 1993 sang Mỹ định cư theo diện đoàn tụ gia đình đến nay, chưa bao giờ chị rời xa chiếc áo dài. Cả đời hơn 50 năm ca diễn, ở đâu chị cũng mặc áo dài.

Cải lương khó thể sống được trên đất Mỹ vì thiếu thốn mọi thứ cần thiết. Gần 20 năm xa xứ, Phượng Liên luôn tiên phong kêu gọi anh em nghệ sĩ và khán giả, mạnh thường quân cùng gầy dựng lại bộ môn này. Cho đến lúc chị gặp lại nghệ sĩ Thành Được năm 2000, cả hai diễn trích đoạn Tuyệt tình ca và khán giả hải ngoại mới bắt đầu yêu thích cải lương. Hưởng ứng, các nghệ sĩ Văn Chung, Chí Tâm, Tài Linh, Tuấn Châu, Hương Huyền, Linh Tuấn, Trâm Anh, Phi Nhung, Mạnh Quỳnh... đã chung tay góp sức. Nhiều ngôi sao trẻ mới xuất hiện và các nghệ sĩ từ Việt Nam sang đóng góp thêm đã mang lại cho sân khấu cải lương trên đất Mỹ những mùa Xuân mới.

Để đánh dấu Xuân 2011, năm Phượng Liên 64 tuổi, chị dự định sẽ về nước tổ chức chương trình Phượng Liên 50 năm sân khấu và quê hương Việt Nam. Chị xúc động: “Khi đặt chân lên đỉnh vinh quang cũng là lúc tôi gặp nhiều thử thách trong nghề. Tôi có những cái Tết không tiếng cười. Những tháng ngày mới đặt chân lên đất Mỹ, để có thể sống được, tôi phải làm những công việc cực nhọc và vất vả...”.

“Mùa Xuân năm nay, tôi sẽ về quê nhà để tổ chức một đêm diễn tri ân tình cảm của khán giả dành cho mình suốt bao nhiêu năm qua. Sau chương trình này, tôi sẽ viết hồi ký về quãng đời sống trong thế giới màn nhung. Trong đó, vẫn là những quãng đường vượt qua khốn khó để giữ ngọn lửa yêu nghề. Dù có cách xa quê nhà nhưng tình yêu nghệ thuật, yêu cải lương vẫn mãi ở trong tim tôi” - Phượng Liên bộc bạch.

Thanh Hiệp

Nghệ sĩ Phượng Liên: Người giữ lửa cải lương

Tại những buổi tập Nửa đời hương phấn cho chương trình Tài danh đất Việt, không nhớ biết bao nhiêu lần nghệ sĩ (NS) Phượng Liên phải cau mày, nhăn mặt vì đầu gối lại trở chứng mỗi khi bà đứng lên, quỳ xuống. Nhưng khi không khí tập mỗi lúc một “hăng”, dường như bà đã quên mất sự đau đớn, cứ thoắt đứng, thoắt quỳ. Và đến cuối buổi tập, bà phải bước khập khiễng khi xuống cầu thang.

Suốt các buổi tập, nhiều lần NS Phượng Liên khiến những người có mặt ái ngại cho sức khỏe của bà vì cứ diễn thật, khóc thật từ đầu đến cuối. Thấy bà xách va li ở một đoạn diễn phải tập đi tập lại nhiều lần để các NS phối hợp, có người nói: “Thôi, chị đi tay không, “làm nháp” thôi cho khỏe!”. Bà dứt khoát: “Tập cũng phải làm như thiệt thì mới tìm được nhiều miếng hay để diễn. Tưởng tượng vậy nhưng không diễn thử, tới chừng diễn thiệt trật lất hà!”.

NS Phượng Liên là vậy, thái độ lao động nghệ thuật nghiêm túc dường như đã ngấm vào máu từ khi còn là cô học sinh nổi tiếng học giỏi (trường Đạt Đức), ca hay (của ban văn nghệ Tây Đô) ở Cần Thơ. Nhưng, chắc do mê hát hơn nên lớn hơn chút, Phượng Liên bắt đầu xao lãng học hành. Khi thầy giáo và gia đình chưng hửng vì cô học trò luôn đứng đầu lớp thi rớt đệ thất (nay là lớp 6) cũng là lúc Phượng Liên quyết định xin má cho theo đoàn hát.


Vai Kiều Nguyệt Nga trong vở diễn cùng tên

Xinh xắn, có giọng ca hay, nhưng bé Phượng Liên khi ấy cũng chỉ được làm nhiệm vụ chính là bán vé, kiêm đóng vai phụ và thế vai khi có nghệ sĩ đau bệnh, nghỉ hát. Nỗi buồn cứ phải ngồi bán vé hay đóng vai phụ hoài cũng không bằng lúc thay vai, đã diễn tới khi nhuần nhuyễn thì NS quay về đoàn và đương nhiên đào “nhí” Phượng Liên phải trả lại vai.

Đã có lúc Phượng Liên nghĩ đến việc trở về đi học tiếp, nhưng có lẽ duyên phận đã định Phượng Liên phải trở thành đào hát nên khi đoàn dừng chân ở Mỹ Tho, Phượng Liên được bầu đoàn Tuấn Kiệt mời về hát chánh với NS Phương Quang và Kim Ngọc. Và chỉ sau khoảng sáu tháng, sắc vóc, giọng ca của cô bé tuổi 16 Phượng Liên đã lọt vào “mắt xanh” của bà bầu Kim Chưởng. Phượng Liên được đích thân bà cùng NS Kim Cúc tận tình chỉ dạy. Không lâu sau đó, sân khấu cải lương bắt đầu ghi nhận tên tuổi của một cô đào chánh nhỏ xíu, muốn đi hát phải có mẹ đứng ra ký  hợp đồng.

Khó có thể nhớ hết NS Phượng Liên đã ghi dấu ấn của mình với bao nhiêu vai diễn ở tuồng cổ, tuồng kiếm hiệp, tuồng lịch sử lẫn tuồng xã hội. Thời ở đoàn Kim Chưởng, cô đào Phượng Liên nổi tiếng với vai giả trai Đông Phương Huệ (Quỷ bảo) hay dạng vai phức tạp gồm cả độc lẳng mùi: Túy Lữ Lam Kiều (Mùa trăng nhiều nước mắt). Đây cũng là những vai diễn mang về cho cô đào Phượng Liên giải Thanh Tâm khi mới 19 tuổi.

Rời đoàn Kim Chưởng, NS Phượng Liên về làm đào chánh cho rất nhiều đoàn hát khác: Dạ Lý Hương, Sài Gòn 1, Thanh Minh Thanh Nga, Trần Hữu Trang… và tiếp tục chinh phục khán giả với rất nhiều vai diễn: Liễu (Lấy chồng xứ lạ), Hạnh (Đời cô Hạnh) Giáng Hương (Sân khấu về khuya), Hoa (Dập tắt lửa lòng), Chu Mộng Thúy (Mùa thu trên Bạch Mã Sơn), The (Nửa đời hương phấn), Lụa (Chuyện cổ Bát Tràng), Mạnh Lệ Quân (Mạnh Lệ Quân), Kiều Nguyệt Nga (Kiều Nguyệt Nga), Hến (Ngao Sò Ốc Hến)…

Không chỉ có chất giọng trời phú, NS Phượng Liên còn được những nhà chuyên môn và công chúng của thập niên 1970 - 1990 đánh giá là một trong những NS có cách xử lý làn hơi, giọng ca rất tinh tế, mang đậm dấu ấn cá nhân. Độc đáo hơn, sự khéo léo điều tiết làn hơi khi ca bằng giọng mũi và khả năng “diễn trong ca, ca trong diễn” của NS Phượng Liên khiến cả giọng ca và lối diễn xuất của bà không thể lẫn với bất kỳ ai.

Ở đoàn nào, hát với kép nào, Phượng Liên cũng dễ dàng thích ứng, bắt nhịp phối hợp với bạn diễn. Đóng cặp với rất nhiều kép Phương Quang, Hùng Cường, Thanh Sang, Dũng Thanh Lâm, Minh Vương, Minh Phụng… NS Phượng Liên luôn được khán giả yêu mến và để lại những dấu ấn riêng của mình.


Cùng NSƯT Bảo Quốc trên sàn tập vở Nửa đời hương phấn

“Được bà bầu Thơ mời về thay vai cho NSƯT Thanh Nga sau khi chị mất, tôi vừa mừng vừa lo. Mừng vì mình có cơ hội được thể hiện những nhân vật rất hay, nhưng lo vì tất cả những vai diễn đó đều là những vai diễn rất thành công của NSƯT Thanh Nga, đã in sâu trong tâm trí khán giả. Lo thì phải tìm cách vượt qua nỗi lo đó chớ không được phép đầu hàng. Nghĩ vậy, tôi tự trấn an và xác định cứ làm hết khả năng, bằng trái tim và cảm nhận của riêng mình về nhân vật, hy vọng khán giả sẽ đón nhận mình như một thế hệ tiếp nối của NSƯT Thanh Nga” - bà nhớ lại.

Với suy nghĩ đó và nỗ lực của bản thân, có lẽ NS Phượng Liên là một trong số ít những NS diễn lại khá nhiều vai diễn của NSƯT Thanh Nga, nhưng gần như không bị khán giả so sánh. Chỉ hơn một năm ở đoàn Thanh Minh - Thanh Nga, bà đã có cơ hội để hóa thân thành The (Nửa đời hương phấn), Quỳnh Nga (Bên cầu dệt lụa), Trưng Trắc (Tiếng trống Mê Linh), Dương Vân Nga (Thái hậu Dương Vân Nga)…

Không sở hữu sắc đẹp lộng lẫy, nhưng NS Phượng Liên vẫn có một sức hút đặc biệt bằng sự đối nghịch giữa nụ cười rạng rỡ và ánh mắt chất chứa những nỗi buồn của cuộc đời người NS với quá nhiều cung bậc thăng trầm.

Hơn một tháng tuổi bé Phượng Liên đã mồ côi cha. Mười mấy năm sau, còn chưa kịp quen với hạnh phúc có ba và được đón thêm một cô em gái, ba sau cũng vĩnh viễn đi xa. Lúc các bạn đồng trang lứa vẫn đang ở tuổi ăn, tuổi học, Phượng Liên dù nổi tiếng học giỏi nhưng đã biết làm đủ việc từ gánh nước, đến làm thêm kiếm tiền phụ má. Mười bốn tuổi Phượng Liên một mình rong ruổi theo đoàn hát dọc các tỉnh miền Tây đến miền Trung. Mười chín tuổi bà sinh con trai đầu lòng với NSND Diệp Lang. Hai mươi mốt tuổi, khi con gái chào đời vài tháng, cuộc hôn nhân của bà rạn nứt. Dẫu cả bà lẫn NSND Diệp Lang sau đó đều muốn quay lại, nhưng có lẽ do hết duyên, mỗi người đã chọn cho mình một ngã rẽ khác.

“Tôi đã đi qua những con đường đầy chông gai. Cuộc sống của đứa con gái nhỏ và bà mẹ đơn thân, rồi những năm tháng lăn lóc cùng đoàn hát khi đang ở tuổi mới lớn đã buộc tôi phải luyện cho mình sự mạnh mẽ, can đảm ứng phó với mọi tình huống để bảo vệ mình, bảo vệ má và em. Là phụ nữ, lại là NS nên trái tim và tâm hồn tôi nhạy cảm và dễ tổn thương hơn trước những biến cố. Nhưng có lẽ vỏ bọc mạnh mẽ mà tôi tự tạo cho mình đã giúp tôi bước qua tất cả. Những nỗi đau, những giọt nước mắt… tôi cất lại để có thêm hành trang, thêm những trải nghiệm và chắt lọc tất cả những trải nghiệm đó đưa vào các nhân vật của mình”, NS Phượng Liên   bộc bạch.

Sự mạnh mẽ đó lại một lần nữa giúp NS Phượng Liên nhanh chóng thích nghi với điều kiện sống mới khi theo chồng định cư ở Mỹ năm 1993. Từ một cô đào nổi tiếng, bà trở về với con số không khi sang xứ người. Gạt ánh hào quang sân khấu lại sau lưng, bà không quản ngại bất kỳ việc gì: từ ngồi quầy thu ngân đến bưng bê phục vụ cho một cửa hàng thức ăn nhanh hay nhận cắt chỉ hàng may gia công… miễn là việc làm lương thiện để cùng chồng kiếm tiền lo cho gia đình.

Có lần, lúc bà bê thức ăn phục vụ, khách nhận ra bà tròn xoe mắt ngạc nhiên: “Ồ, tôi không nghĩ có ngày sẽ gặp được chị, lại còn được chị phục vụ món ăn”, NS Phượng Liên kể lại một trong những kỷ niệm trong những ngày đầu tiên sang Mỹ bằng giọng dí dỏm. Bà nói, với bà đó cũng là niềm vui bởi bà vẫn được khán giả nhớ đến dù đã đi xa nửa vòng trái đất. Với NS Phượng Liên, ngày quyết định theo chồng, điều bà sợ nhất không phải là không sống được ở xứ người hay phải làm việc vất vả… mà chỉ sợ mình không còn cơ hội được đi hát.

Với khát khao đó, bà không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để được trở lại sân khấu. Hợp sức với bà bầu Thúy Uyển, bà tìm cách để những NS hải ngoại cùng chung tay gầy dựng những suất diễn cải lương phục vụ khán giả kiều bào ở Mỹ. Các suất diễn hiếm hoi, có khi một tuần, có khi một tháng, có khi nửa năm mới có một lần. Nhưng cứ hễ tập là bà lại cháy hết mình trên sân khấu, bất kể ngày đêm, bất chấp tuổi tác, sức khỏe. Mới nhất, tháng 11/2014 sau một tuần dốc sức tập luyện cho vở Ảo ảnh cuộc đời, diễn thật, khóc thật để “mồi lửa” cho lớp diễn viên trẻ, đến sát giờ diễn NS Phượng Liên đã phải đi cấp cứu vì làm việc quá sức.

Hai năm nữa NS Phượng Liên bước qua tuổi thất thập, người NS được nhiều khán giả kiều bào gọi trìu mến là “Người giữ lửa cải lương trên đất Mỹ” vẫn vui với cuộc sống yên bình bên người chồng hết lòng ủng hộ nghề nghiệp của vợ và sẵn sàng chia sẻ những vui buồn của cuộc đời người NS.

Mở điện thoại “khoe” khu vườn nhỏ quanh nhà với những cây mãng cầu, cây bưởi trĩu quả hay những sắc màu tươi tắn của hoa lá, cây cỏ… NS Phượng Liên tâm sự: “Tôi hài lòng với cuộc sống giản dị, chỉ ước mong mình còn sức khỏe, còn cơ hội để được gắn với sân khấu, với vai diễn và gặp gỡ khán giả”. Giọng bà nhẹ tênh cũng như cách mà bà đã đi qua những biến cố của cuộc đời.

THẢO VÂN


Tác giả bài viết: XNL- khoi - tcgd
Nguồn tin: NLD - PNO
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.