22:24 PDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 171

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 166


Hôm nayHôm nay : 33702

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1105899

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 76921277

Trang nhất » Tin Tức » Đời Thường Nghệ Sĩ

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

Xem tiếp...

NSND Lệ Thủy: Đời tôi êm ru à!

Đăng lúc: Thứ ba - 30/07/2013 04:00 - Đã xem: 11725
NSND Lệ Thủy: Đời tôi êm ru à!

NSND Lệ Thủy: Đời tôi êm ru à!



Tôi năm nay 65 tuổi, mà khán giả còn thương còn bắt đóng Tô Ánh Nguyệt, cô Hạnh, cô Kim Anh, … của cách đây mấy chục năm về trước. Cuối mùa nhan sắc rồi, đâu có giống như ngày xưa nữa. Mà khán giả cải lương cũng ngộ lắm, thương ai là thương chết người đó.

Đời tôi bình thường lắm, không có sóng gió gì dữ dội, mà hễ gặp khó khăn thì cũng lướt lướt mà qua. Tôi nổi lên từ những vai đào thương, chắc tại hay ca những bài sầu bi, ai oán nên người ta cứ nghĩ, thôi rồi, đời bà này chắc khổ lắm mới hát nghe thê lương đến vậy.

Mà thiệt tình đâu có phải. Giống như con bìm bịp, người ta nhìn nó rồi phán, mắt nó đỏ ké vầy không khóc hoài sao được, tiếng kêu của nó tha thiết, vời vợi như vầy thì đời nó không buồn sao được. Mà thiệt tình, có ai biết đời con bìm bịp nó vui hay là nó buồn đâu. Tôi hát nghe vậy đó, chớ đời tôi thì vui lắm.

Image
NSND Lệ Thủy

Nghe má kể lại, hồi năm tôi 3 tuổi nhà khổ quá nên ba gởi lại thằng em trai mới lẫm chẫm tập đi, rồi cả gia đình dắt díu lên Sài Gòn sinh sống. Ba làm cửu vạn, khuya sớm ở bến tàu, ai kêu gì làm đó. Má đi xin người ta ở đợ, nhưng mà bận con nhỏ nên không ai cho. Ba má lại dời về ở đậu nhà bạn ở quận 4, má bắt chước người ta làm bánh dừa, bánh ít, … bán leo teo trước ngõ.

Rồi má nhận nấu cơm tháng cho mấy anh thợ bốc vác ở kho 5, kho 8, … hồi xưa. Năm tôi mới 12 tuổi là đã có thêm 6 đứa em nữa rồi. Nhà đông vui lắm, nhưng mà mệt. Dỗ đứa này ngủ xong, đứa kia mơ thấy gì tắc mắc là khóc, đứa nọ thấy đứa kia khóc, giựt mình khóc theo, mấy đứa nhỏ hơn ngơ ngác, thấy ai cũng khóc tự nhiên tui tủi cái gì cũng hùa vô… khóc phụ.

Ta nói, hổng khác nào cái dàn đồng ca. Nói chơi chớ, chắc tại hát ru tụi nó miết nên cái giọng nó khan khan cho đến bây giờ. Nhà gần chợ Khánh Hội, có tiệm sửa radio, tối ngày mở cải lương miết. Tôi nghe riết chập nghiền, chập thuộc. Rồi bắt chước ca chơi chơi để trưa trưa mấy đứa em nó mùi tai dễ ngủ.

Image
NSND Lệ Thủy và NSƯT Minh Vương trong vở Hoa Mộc Lan. Ảnh: T.Hiệp

Dè đâu anh Tư Long đi ngang qua nghe lọt tai hay sao mà chiều trở lại xin má cho tôi đi hát. Má mừng lắm, thời đó cải lương thịnh quá mà. Ba thì chỉ sợ con gái con lứa rày đây mai đó khổ cực, nhưng mà tôi chịu cực quen rồi, nên ba cũng gật đầu cho đi. Anh Tư Long dắt tôi xuống nhà ông thầy làm nghề hớt tóc ở kho 5, để thầy dạy ca cho biết nhịp.

Năm 13 tuổi, anh Tư dẫn tôi qua đoàn Trâm Vàng. Đoàn người ta có đào con rồi nên tôi chưa được hát, chỉ là ai sai gì làm đó thôi. Rửa chén, mùng mền, nước nôi, … gì chớ mấy chuyện này tôi quen rồi. Được mấy ngày, đoàn phải đi miền Trung lưu diễn, ba má không cho theo nhưng tôi nói, thôi má ơi cho con đi để con kiếm chút đỉnh tiền phụ má. Rồi tôi theo đoàn. Ai biết xa nhà là nó nhớ đến vậy đâu.

Tôi khóc như con suối rừng no nước, bục ra là khóc, bục ra là nước mắt nó ào ào chảy. Vợ chồng nghệ sĩ Mười Của thương tình liền nhận tôi làm con nuôi. Hai người đó thấy khóc miết nghe chạnh lòng mới biểu: “Này con, khóc hoài là mù mắt nghen chưa”. Tôi nghe sợ quá, từ đó, có nhớ nhà mấy cũng không dám khóc nữa. Trong đoàn có cái anh đóng vai con, lớn lên tự nhiên ảnh bị bể tiếng. Người trong đoàn mới hỏi tôi dám thế vai không, tôi gật đầu rồi hát luôn từ đó.

14 tuổi tôi đã được làm đào chánh rồi. Đó, như tôi nói đó, đời tôi hổng có cái gì trắc trở hết trơn, mà có cũng xuôi xuôi rồi qua hết. Như chiếc ghe trôi dài dài trên khúc sông lặng sóng, nhìn kiểu gì cũng thấy êm êm. 15 tuổi tôi được đề cử giải Thanh Tâm, mà tại chưa có đủ tuổi nên không được giải. 16 tuổi lãnh được cái huy chương vàng, khỏi phải nói tôi mừng đến nỗi đi chân thấp chân cao. Lên lãnh giải mà mồ hôi lạnh đổ ra ướt rượt. Mặt gỗ này, màn nhung này đi ra đi vô không biết bao nhiêu bận, mà sao lần đó bước muốn hụt chân.

Tôi không biết nói văn hoa, nên hổng biết làm sao kể cho hay về mình nữa, (mà kể hay quá người ta nói mình nói dóc, phải hông). Có sao kể vậy, nhưng mà thôi, để tôi mượn cái câu anh này nói cho nó văn chương xíu. Ảnh nói, cuộc đời cặm vào tôi những mầm cây cho hoa đẹp, trái ngon và rễ đắng mãi mãi vùi sâu trong lòng đất. Tôi nghe mà ngơ ngác, bụng nghĩ, trời ơi, sao người ta nói chuyện nghe hay quá vậy ta ơi. Phải chi mình được một chút, lâu lâu nói cho khán giả nghe mát ruột chơi. Chồng tôi cũng biểu: “Em thiệt tình quá, nhìn mắc cười”.
Tại hồi đó lúc ảnh đòi cưới, tôi sợ nên không có chịu. Ba má hỏi: “Sợ gì, thằng đó được, có ăn có học, lại hiền lành”. Nhưng mà tôi lại nghĩ, người ta có học thức, mai mốt làm lớn rồi đâu có cho mình đi hát nữa. Như mấy chị em trong nghề, lấy sĩ quan rồi được làm bà đại úy, bà này, bà kia. Người ta biểu vậy là sướng, nhưng tối tối vấn tóc, soi gương, nhớ nghề, ngân nga vài câu hát cũ mà nước mắt rớt trên tay hồi nào hổng biết.

Image
NSND Lệ Thủy và NSƯT Trọng Hữu diễn lại trích đoạn Hàn Mạc Tử.Ảnh: T.Hiệp

Hồi hộp vậy thôi, chớ mừng húm, tại cưới xong là giải phóng luôn. Hồi đó Nhà nước mình đãi ngộ nghệ sĩ ghê lắm, “nhứt phi công, nhì văn công” mà. Anh cũng đâu có phản đối chuyện tôi đi hát, thậm chí, còn đưa đón hàng đêm. Có khi, khán giả ái mộ quá cứ biểu ca thêm bài này, bản kia, tôi không nỡ chối từ, mà trong dạ xót lắm bởi ngoài kia ảnh đứng chờ chắc muỗi cắn, mỏi chân.

Nghề hát cho tôi rất nhiều, đến mức tôi không biết kể làm sao cho hết. Hồi còn sống, má tôi ngày nào cũng vui. Má vui đến mức ai cũng biết con má là nghệ sĩ rồi mà đi đâu má cũng khoe. Có hôm, tôi đứng trên sân khấu ca một câu vọng cổ thê lương mà dưới kia người ta cũng sụt sùi, thì má tôi nửa cười nửa mếu, khều khều bà bạn không quen bên cạnh thầm thì: “Ê bà, nhỏ Lệ Thủy con gái lớn tui á nha”. Diễn xong, má kẹp tay kể: “Hồi nãy má nói con là con gái má mà mấy bả không tin, nói má khùng, kêu má nói dóc. Giờ mà phải có mấy bả ở đây hơ”. Ba má tôi ra đi cũng bình yên, thanh thản, phần tôi cũng không dám nuối tiếc nhiều, vì ai già mà chẳng về với đất.

Tôi năm nay 65 tuổi, mà khán giả còn thương còn bắt đóng Tô Ánh Nguyệt, cô Hạnh, cô Kim Anh, … của cách đây mấy chục năm về trước. Cuối mùa nhan sắc rồi, đâu có giống như ngày xưa nữa. Mà khán giả cải lương cũng ngộ lắm, thương ai là thương chết người đó. Phải là cái người này hát vai này, vở này, … người ta mới chịu đi coi, dù người mới cũng hay, thậm chí còn đẹp hơn nhiều nữa. Tôi gọi đó là son sắc thủy chung, cái tình của người ta như vậy biểu sao mà nghệ sĩ bỏ sân khấu cho đành.

Cực chẳng đã bởi tuổi già, sức yếu, giọng không còn ngân, không xuống xề nổi một câu vọng cổ, người ta mới chịu lìa sân khấu. Mà bỏ sân khấu, cũng giống như ai nắm khúc ruột mình mà bứt ra. Bởi vậy, khát khao lớn nhất của người nghệ sĩ cũng là được chết trên sân khấu, dù chưa tròn vai, dù đoạn ca còn dở dang, lỡ nhịp.

Không biết kiếp trước tôi ăn ở làm sao mà kiếp này tổ đãi đến giờ vẫn còn đãi. Hơn 50 năm khóc cười trên sân khấu, tôi chưa lần nào thấy nghiệp bạc với tôi. Hay tại cái tính tôi đơn giản quá nên ông trời ổng không cho éo le, ngang trái. Bởi ổng nghĩ, con nhỏ này mà cho nó gặp trắc trở chắc là nó chết luôn, chớ người như nó, biết cách nào mà gỡ ra… hả trời.
Tôi có thằng con, du học bên Úc về, công việc cũng ngon lành lắm mà mê hát quá nên theo tôi. Nhiều người nói, nó là con tôi nên việc khẳng định tên tuổi không có dễ dàng đâu. Hỏi nó, làm con má khó nổi tiếng có buồn không, thằng con cười ngặt nghẽo bảo: “Trời đất, má nói kỳ ghê, con chỉ muốn được hát thôi, còn nổi tiếng hay không con đâu có quan trọng”, rồi nó thản nhiên đi hát cho đến bây giờ.

Cuộc đời chồng chất lên tôi niềm vui nhiều hơn là bất trắc, niềm vui thì nhẹ, nỗi buồn mới nặng, nên cái giọng của tôi, lạy trời, nó chưa khàn đục. Người ta hỏi tôi, bộ đời buồn lắm sao mà ca nghe còn đắng cay, sầu thảm hơn cả đời thường. Tôi nói, đâu có đâu, đâu có buồn gì đâu, đời tôi êm ru à. Ai mà hổng có lúc này, lúc khác, nhưng tính đi tính lại, tôi đâu có khổ cái gì mà quá sức chịu đựng đâu.

Image
NSND Lệ Thủy và NSƯT Quế Trân. Ảnh: T.Hiệp

Tự nhiên thấy mắc cười con bìm bịp, mắt nó đỏ bẩm sinh nên người ta kêu rằng nó khóc, nhiều khi nó hò hẹn với bạn tình mà người ta ví von tiếng kêu nó như giọt máu nhỏ vào hoàng hôn, nhuộm thẫm cả khúc sông… Con bìm bịp mà biết tiếng người, chắc nó cũng nói: “Đâu có đâu cha, tui đâu có buồn cái gì đâu mà ai cũng bắt tui sầu thảm chi vậy trời”. Tôi cũng giống như con bìm bịp vậy đó, cảm ơn đời không hết, mắc mớ chi buồn. Còn hát buồn buồn là tại… ông trời ổng cho vậy thôi.

Nhiều khán giả thương, biết tuổi thiệt của mình rồi mà vẫn giả bộ hỏi: “Lệ Thủy chắc cỡ 50 thôi ha. Trời ơi, 50 gì mà trẻ vậy”. Khán giả thương tôi quá, nên có khi tôi buộc miệng nói mà không kịp nghĩ. Nói là: “Khán giả thương mình quá rồi, mai mốt mình không hát được nữa thì biết thường cho người ta cái gì đây ta?”. Thằng con nghe xong lại cười: “Má ơi, mắc mớ gì bồi thường”. “Ờ, mắc mớ gì bồi thường đâu, mà phải chi có cái gì đền được, mình đền cho người ta, con ha”...


Hồ Ngọc Giàu

Tác giả bài viết: Lê Hồng Anh
Nguồn tin: CAND
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.