04:01 PDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 148

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 144


Hôm nayHôm nay : 8035

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1080232

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 76895610

Trang nhất » Tin Tức » Nghệ Sĩ Tâm Sự

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

Xem tiếp...

Chuyện của NSƯT Mạnh Dung

Đăng lúc: Thứ ba - 16/07/2013 13:19 - Đã xem: 4611
Chuyện của NSƯT Mạnh Dung

Chuyện của NSƯT Mạnh Dung




Cải lương là niềm đam mê cả đời nhưng những bộ phim cũng cho tôi không ít. Điều lớn nhất tôi đạt được chính là tình yêu thương của khán giả. Người ta thương một ông già Nam Bộ, tuy hom hem nhưng quắc thước, nhỏ bé thôi mà cứng cỏi, can trường. Cho đến bây giờ khi tôi nói tôi chính gốc miền Bắc đây, nhiều người vẫn cứ lắc đầu, cho là tôi nói xạo.

1. Cha làm nghề soát vé của chuyến tàu Bắc – Nam, nên cả gia đình cũng phải bồng bế nhau trên những toa tàu. Tôi lọt lòng mẹ, nhau vừa chôn xuống còn nóng hổi, tàu đã rời đi. Hun hút cánh đồng, hun hút rừng cây, tôi thường ngồi bám vào ô cửa kiếng tàu, ngoái về phía sau, để ngơ ngác nhìn mọi thứ trôi vào hun hút. Tờ giấy khai sinh, ô quê quán còn để trống, bởi ga nào cũng là đất, là quê. Những đêm khuya khoắt, tàu vào ga tỉnh lẻ, giấc ngủ tròng trành trong tiếng rao gấp rút, đèn neon xanh xao bên kia cửa kiếng, loang loáng vào đêm. Ngày ấy, tàu dừng ga là lại đòi mẹ ôm xuống đất, để chân trần chạy nhảy cùng các anh, rồi bắt con chuồn chuồn, ngắt cọng lau… Tàu kéo còi lại phải tiếc nuối leo lên toa, rồi bám ô cửa kiếng nhìn mọi thứ trôi hun hút sau lưng.

Lên 7 tuổi, tôi được thỏa khát khao chạm đất. Thời ấy Nhật Pháp đảo chính, cả gia đình dắt díu nhau chạy loạn, rồi dạt về vùng rừng núi Gia Viễn, Ninh Bình. Thời ấy khó lắm, máy bay gầm rú trên đầu, dưới chân rắn, vắt chực chờ cắn người, hút máu. Trẻ con mà, dù ở trong hoàn cảnh nào, cứ được chơi là đã đủ vui. Nhưng tôi không được chơi nhiều, bởi dân làng ít, bạn đồng lứa chẳng có ai. Núi rừng hoang vu quá, mỗi khi một mình tôi hay hát để tự trấn an.

Mà tôi mê hát lắm, tôi theo cha gánh củi, nghe tiếng hát cheo leo trên sườn núi, về bập bẹ hát theo. Tôi giúp mẹ thổi cơm, thấy lửa bập bùng cũng nổi hứng nhẩn nha vài câu hát cũ. Rồi hát mọi lúc, mọi nơi như một thói quen. 5 năm sau, giặc càn vào rừng, cha bỏ núi, tìm đường về đồng bằng. Những ngày tháng ấy, không nơi nào lưu trú lại quá lâu. Khi thì Hà Nội, lúc lại dạt về quê cha ở Phủ Lý, Hà Nam, khói cơm nhà lẩn khuất ở những ngôi làng, vùng đất chưa kịp quen tên.

Chắc tại tôi lớn lên trên những chuyến tàu xuôi ngược, nên vận số lang bạt kỳ hồ cũng cứ thế lẽo đẽo theo tôi. Ngay cả cái nghề tôi chọn cũng phải rày đây mai đó, dầu dãi gió sương. Phải vài năm sau cả gia đình mới “cắm dùi” được ở Hà Nội. Tôi theo cha, học đủ thứ nghề, làm đủ thứ việc. Rồi vừa làm vừa hát cho vơi nhọc nhằn. Có lần, tôi đi đóng đinh tán cho người ta, mang theo thói quen cũ hát theo nhịp… búa.

Tình cờ, ông bầu Đoàn cải lương Chuông Vàng đi ngang qua, thấy tôi hát ngồ ngộ liền đặt vấn đề, rồi từ đó tôi được đi học lớp diễn viên sân khấu trong trường của Sở Văn hóa Hà Nội. Gian khổ quen rồi, vào trường lại thấy sướng, được nuôi cơm ba bữa, lại được các thầy dạy hát, dạy biểu diễn và được cái lớn nhất trong đời, là duyên số với vợ tôi – nghệ sĩ Thanh Dậu.

Image


2. Tường tận các ngón nghề, tôi đi hát. Tuy được làm kép chính, nhưng không hiểu sao, trong lòng vẫn thấy thiếu thiếu một điều gì đó. Cái nôi của cải lương bắt nguồn từ Nam Bộ, tôi là người Bắc nên khi ngân nga, “xuống xề” một câu vọng cổ, tôi vẫn thấy chưa hay, chưa thỏa mãn sự mong mỏi được khám phá hết khả năng của bản thân. May mắn sao, giai đoạn đó có một số nghệ sĩ miền Nam ra Bắc tập kết, rồi hình thành nên Đoàn cải lương Nam Bộ. Lúc ấy, không hiểu sao, lòng tôi nôn nao lạ kỳ.

Tôi muốn hát cải lương như một người Nam Bộ. Tôi bàn với vợ, rồi hai vợ chồng cùng xin được về đây. Tôi thường nói với vợ, cứ đam mê là sẽ làm được. Tôi cố gắng nói chuyện rất nhiều với anh em nghệ sĩ là người miền Nam trong đoàn, học cách họ nói, học cách họ ca. Phải nói bằng một chất giọng khác, hát bằng một kiểu cách khác, thật khó vô cùng. Nhưng rồi, mọi việc cũng dần ổn thỏa.

Đã chọn là nghệ sĩ, phải chấp nhận một cuộc đời rày đây mai đó. Tôi từ nhỏ đã quen với việc chưa kịp lưu luyến tình người, tình đất đã phải rời đi, chỉ thương cho vợ tôi… Dù bà ấy cũng là đào chính, cũng một lòng đam mê, nhưng nhìn vợ bụng mang dạ chửa, cùng theo tôi dãi nắng dầm sương, xót xa không biết để đâu cho hết. Rồi con gái ra đời, hai vợ chồng tôi vẫn tiếp tục những chuỗi ngày rong ruổi. Hễ vợ diễn thì chồng ẵm con, rồi đến lượt chồng ra sân khấu, vợ phải lui vào bồng bế dỗ dành. Nhiều khi vợ tập tuồng mệt lả, trong giấc ngủ chập chờn, còn giật mình lo con khóc. Thương vợ, và cũng sợ con khóc ảnh hưởng đến những phút nghỉ ngơi ít ỏi của anh em, tôi ôm con ra gốc đa, gốc mít. Dỗ con ngủ mà nghèn nghẹn lời ru.

Cũng may, đó là cái thời mà người ta sống bằng lý tưởng. Thứ lý tưởng mạnh mẽ vô biên khiến tiếng hát vút lên trên lửa đạn, nghèo đói có là gì, thiếu thốn chẳng hề chi. Củ khoai bẻ nửa cũng đủ sức diễn trọn một lớp tuồng, máy bay gào thét trên đầu không làm run một hơi vọng cổ. Chúng tôi đã trải qua một thời kỳ hoa lửa.

Năm 1975, tôi và vợ đi cùng Đoàn cải lương Nam Bộ về Sài Gòn. Sau đó 1 năm, lại phải trở ra Hà Nội do thủ đô đang xây dựng nhà hát cải lương, và rất cần anh em nghệ sĩ. Người xưa nói chí phải, cái nghề là cái nghiệp. Nhiều khi ngẫm nghĩ, có khi, bởi mình sinh ra trên những chuyến tàu, nên cuộc đời cứ ngược xuôi, đi về mải miết.

Cũng chẳng làm sao, bởi con tàu phải chuyển bánh mới là sống đời của nó. Vào khoảng năm 1978 - 1979, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội được thành lập, tôi cùng vợ được vinh dự là lớp học trò đầu tiên của ngôi trường này. Năm 1984, hai vợ chồng lại được điều vào dạy tại thành phố Hồ Chí Minh. Tôi lại phải “rời ga” lần nữa, nhưng đợt đi này cuối cùng cũng đã được dừng chân.

3. Tôi vào miền Nam không ít lần, và khi đã định cư lại thấy lòng gắn kết nhiều hơn. Đặc sản vô giá của nơi đây chính là con người. Cái tình, cái tính của người miền Nam chân chất quá. Và phóng khoáng, và thật đến nao lòng. Chính vì yêu quá mảnh đất này, nên khi đóng phim tôi, vào vai người Nam Bộ mà người ta vẫn thường nói đùa, “còn giống hơn người Nam Bộ”.

Cũng bởi, tính tôi đã quyết định làm, thì phải làm cho đến nơi đến chốn. Tôi không nề hà điều gì, chỉ sợ mình diễn chưa hay, mình làm chưa tới, chứ bao gian nan trong nghề đã trải, còn ngại chi mấy điều khổ khó. Có lần, tôi về Bình Thuận đóng phim, vai một lão ngư chuyên làm nước mắm. Để nhập tâm, việc gì bà con đang làm là tôi cũng học theo.

Tôi cứ sang thùng này rải muối, qua thùng nọ xếp cá, chạy tới chạy lui. Dân quanh vùng cứ kháo, không biết ông này là diễn viên hay nhà làm mắm thứ thiệt mà cái gì cũng biết. Tôi cứ nhủ thầm, coi vậy là mình hóa thân được rồi, tự nhiên thấy vui. Tính tôi hay dễ vui vì những điều nho nhỏ.

Vai diễn ông Ba bắt rắn trong bộ phim Đất Phương Nam đã khiến tôi định hình trong lòng khán giả như một ông già Nam Bộ điển hình. Là ông Ba lành như hòn đất, cọng rau nhưng lại sẵn sàng dang tay che chở những mảnh đời bất hạnh. Tôi cảm được cái tình trong từng hành động, cử chỉ của ông Ba và cứ thế mà diễn, như ông Ba là chính cuộc đời của mình.

Cải lương là niềm đam mê cả đời nhưng những bộ phim cũng cho tôi không ít. Điều lớn nhất tôi đạt được chính là tình yêu thương của khán giả. Người ta thương một ông già Nam Bộ, tuy hom hem nhưng quắc thước, nhỏ bé thôi mà cứng cỏi, can trường. Cho đến bây giờ khi tôi nói tôi chính gốc miền Bắc đây, nhiều người vẫn cứ lắc đầu, cho là tôi nói xạo.

4. Ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy” tôi tự biết mình đã già, mà ai già chắc hẳn cũng hay buồn, hay nhớ về những ngày xưa. Được cái, tôi chưa bao giờ hối hận vì con đường mình đã đi, cái nghiệp mà mình lựa chọn. Chỉ hay thấy cảm thương cho vợ tôi, một bên nhọc nhằn con cái, một bên theo đuổi công danh, rồi lại phải tất bật vun vén, chưa bao giờ để tôi phật ý điều chi. Mà nói thương thôi, thì chưa có đủ, phải gọi là tôi cảm kích vợ tôi. Tôi ngẫm nghĩ, người ta gọi vợ, gọi chồng là “người bạn đời” quả không còn gì đúng hơn.

Họ cưới nhau vì cái tình, mà để sống được với nhau thì còn cái nghĩa. “Muối mặn gừng cay” là thế. Tôi yếu rồi, cũng đã về hưu, may còn có bà để chăm nom nhau sáng tối. Giờ tôi đi đóng phim lác đác, có chuyến nào đi dài ngày, thấy bà ấy lo là tôi lại tội. Bà gói ghém nào áo lạnh, thuốc ho, sợ trái gió trở trời, sợ mưa, sợ nắng, cứ nghĩ đến điều gì có thể ảnh hưởng tới tôi là bà lại lo nơm nớp. Bởi vậy tôi hay nói, nếu mà nhắc về tôi thì phải kể luôn cả vợ tôi, vì cuộc đời, sự nghiệp của tôi gắn liền với bà ấy. Sướng vui cùng cam, gian khổ cùng gánh chịu. Nói dại, thà cho tôi đi trước, chứ bà ấy có ốm đau gì chắc tôi cũng không sống nổi.

Tự nhiên tôi lại nhớ về những chuyến tàu, nhớ về những ngày tôi bám ô cửa kiếng, ngoái về phía sau đến trẹo cổ, tròn xoe ánh nhìn hun hút. Lại tự cười, đã từ rất lâu tôi không còn tha thiết ngoái về phía sau nữa, bởi tôi đã nhận ra rằng, bà ấy chính là ga dừng đỗ cuối cùng của cuộc đời tôi

Hồ Ngọc Giàu
Tác giả bài viết: meoxu
Nguồn tin: CAND
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.

 

NSND Trọng Hữu lý giải vì sao thế hệ vàng sân khấu cải lương vẫn còn ăn khách?

Trong ngày lãnh đạo TP HCM tổ chức gặp gỡ văn nghệ sĩ tiêu biểu, NSND Trọng Hữu đã trao đổi với PV báo Người Lao Động về suy nghĩ của ông về thế hệ nghệ sĩ vàng của sân khấu cải lương dù đã U80 vẫn còn được khán giả mến mộ.