02:54 PDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 146

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 143


Hôm nayHôm nay : 5662

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1077859

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 76893237

Trang nhất » Tin Tức » Hậu Trường Sân Khấu

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

Xem tiếp...

Mõ báo động bắt cướp, Triệu Tử Long núp dưới ao bèo…

Đăng lúc: Thứ hai - 11/09/2017 13:19 - Đã xem: 3213
LB

LB

Một bạn ở chung trong khu Nhà Cao Niên với tôi, nói: “Anh viết về nghệ sĩ và nghệ thuật sân khấu đã trên hai chục năm, tôi nhớ không lầm thì anh không có bài nào nói xấu về nghệ sĩ. Theo tôi nghĩ: nghệ sĩ cũng là người, sống chung đụng với nhau thế nào cũng có xích mích, lạm dụng tiền bạc của người khác, hoặc sa vào tệ nạn tứ đổ tường đến tan nhà nát cửa. Hoặc ngoại tình hay lừa tình của khán giả yêu mến mình… Nói chung, nghệ sĩ có người tốt, người xấu chớ không phải toàn bích như nhân vật trong những bài viết của anh”.
Tôi trả lời: “Tâm lý chung của người ta là: Tốt khoe, xấu che. Khán giả thưởng thức vẻ đẹp của nghệ sĩ trên sân khấu, nên tôi viết những chuyện tình đẹp của nghệ sĩ để lưu giữ hình ảnh đẹp đó trong những kỷ ức của các bạn. Có những chuyện tình dang dở của nghệ sĩ với nghệ sĩ, giữa nghệ sĩ và người ngoài giới, theo tôi đó là vì thời cuộc, vì chiến tranh hoặc vì thành kiến môn đăng hộ đối hay vì thành kiến xem nghệ sĩ là xướng ca vô loại. Đây, tôi kể anh nghe chuyện tình của kép đẹp, danh ca Văn Ngân của đoàn hát Tiến Hóa (về sau anh là kép đẹp đóng với nghệ sĩ Phùng Há trong đoàn hát Phụng Hảo, anh cũng đóng cặp với nữ nghệ sĩ Kim Cúc, Kim Lan trong tuồng Tây Thi Gái nước Việt của đoàn Việt Kịch Năm Châu).

Cần nói rõ đây là chuyện của nửa thế kỷ trước, những năm 1930, 1940, 1950, những năm còn thuộc về thời tung hoành của ông vua cờ bạc Sáu Ngọ, của Giải Trí Trường Đại Thế Giới, của sòng bài và xổ số đề Kim Chung của ông Bảy Viễn và thời của các lãnh chúa địa phương ở các tỉnh lẻ, các làng xã xa xôi.

Hồi năm 1950, tôi có dịp gặp lại ông thầy của tôi là ông Trương Gia Kỳ Sanh tức soạn giả Trúc Viên, bầu của gánh hát Tiến Hóa, chuyên hát cải lương tuồng Tàu. Lúc đó anh Trường Xuân cũng mới gia nhập đoàn hát nầy, ông Kỳ Sanh bảo tôi theo ông, ông sẽ chỉ dạy tôi soạn tuồng cải lương, cái nghề đó có tương lai hơn là làm quản lý đoàn hát. Ông nói với tôi và Trường Xuân: “Tụi bây có Tây học, tụi bây đọc được tiểu thuyết Tây, tiểu thuyết Ta. Chỉ cần có đầu óc biết suy nghĩ, dám đặt vấn đề, dám có ý nghĩ giải quyết vấn đề thì tụi bây có thể viết tuồng được. Vấn đề kỹ thuật không khó. Trước nhứt phải học đờn, học ca cổ nhạc. Tụi bây làm thơ ký, chép tuồng, ra role tuồng (tức chép các vai hát cho các diễn viên) thì dần dần tụi bây sẽ hiểu cách viết tuồng ra làm sao”
Tôi nghe bùi tai, bèn bỏ gánh hát Tiếng Chuông, khăn gói theo gánh Tiến Hóa. Lúc đó đoàn hát thường diễn ở tỉnh Sa Đéc, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ và Bạc Liêu vì các tỉnh đó có nhiều thương gia Hoa Kiều, những khán giả thích coi hát tuồng theo truyện Tam Quốc, Vạn Huê Lầu, Thủy Hử …

Những tuồng như Phụng Nghi Đình, Huê Dung Đạo, Triệu Tử đoạt ấu chúa, Mã Siêu báo phụ cừu… rất được khán giả ưa thích vì các vai như Triệu Tử Long, Lữ Bố, Mã Siêu đều là những vai tướng rất đẹp, mặt trắng, môi hồng, mắt xếch, bộ múa thật là huê dạng, áo giáp rực rỡ thêm có đôi lông trĩ giắt trên mão làm tăng vẻ đẹp của một dũng tướng hiên ngang trên chiến trận. Mỗi khi có tướng Lữ Bố, Triệu Tử Long, Mã Siêu xuất hiện trên sân khấu, tiếng trống, tiếng mõ và tiếng đồng lố đánh nghe thật xôm, nghe bắt nôn ruột. Khán giả ở tỉnh xem tuồng Tàu đều thích những diễn viên đóng các vai tướng đẹp. Các nữ khán giả lại càng thêm mê thêm mệt vì cái đẹp hào hùng đầy nam tính.

Hồi đó, ở các tỉnh lẻ, nhất là ở thôn quê, dân mình ít se sua, thường ngày chỉ mặc quần bô áo vải, màu đen hoặc trắng, các cô thì cũng có áo bông áo màu nhưng chỉ là mặc trong các ngày lễ ngày Tết. Bây giờ đi coi hát, đêm đêm dưới ánh đèn sáng choang, các cô thấy những viên tướng Triệu Tử, Lữ Bố mặc những bộ giáp trắng hoặc màu tím than, có đính mắc gà hoặc hột chai, chiếu sáng lấp lánh dưới ánh đèn sân khấu, các cô lại nghe được giọng hát ân tình, thấy điệu múa huê dạng, nhất là thấy đôi mắt của kép đa tình khi ca mùi mẫn với đào hát… Hình ảnh đẹp đó, âm thanh rũ quyến đó theo vào trong mộng của các cô thôn nữ làm cho nhiều cô mơ ước có được một tấm chồng như Lữ Bố, như Triệu Tử Long…

Nữ khán giả ái mộ kép đẹp trên sân khấu, thường tặng quà, (hồi đó chưa có biết xin chữ ký kỷ niệm), có khi chờ vãn hát, đứng xem mặt người mình mơ tưởng. Có cô bạo gan hơn thì ban ngày tới rạp hát để gặp mặt, chuyện trò, mời dùng cơm, mời đến nhà kết bạn. Có cô xách va ly trốn theo kép hát như một con thiêu thân lao mình vô ánh đèn tọa đăng, bất kể hậu quả ra sao.

Ở đoàn Tiến Hóa, kép Văn Ngân (hồi đó chưa biết kêu là nghệ sĩ) trắng trẻo, đẹp trai, khi lên sân khấu thì anh lại càng đẹp một cách mê hồn hơn nhờ xiêm áo rực rỡ và nhờ nơi giọng hát êm như mơn trớn như rù quyến. Anh có tiếng là “kép hát đắc đào nhất xứ”. Bất cứ đoàn Tiến Hóa hát ở rạp hát nào, hát trong đình hay hát chợ, lúc nào cũng có nữ khán giả đến tặng tiền, tặng quà, mời anh đi dùng cơm, đi du ngoạn. Có nhiều cô mang quần áo đi theo anh được vài bến hát rồi mới chịu keo rã hồ tan.Ông Bầu Sanh thường nói: “Mầy không được dẫn người lạ vô gánh hát, ông Tổ không chịu sự ô uế, không ưa lường gạt, trộm cắp. Phá hại đời con gái của người ta, tổn đức lắm, ông Tổ lấy nghề của mầy lại thì mầy có đi ăn mày cũng không xin được đồng xu hay chén cơm đâu. Mầy nhớ nghe mậy!”

Văn Ngân trả lời: “Như ông Bầu thấy đó, tui hát rồi, mệt muốn xỉu, chỉ cần ăn một tô cháo khuya rồi thì đi ngủ một giấc, lấy sức để mai hát nữa. Mấy cô đó tới tặng quà, tặng tiền. Tui làm lơ thì phụ lòng người ta. Nhận tiền, nhận quà mà hỏng nói chuyện thì coi cũng hỏng được. Vậy đó, lửa gần rơm, hỏng cháy thì cũng trèm trụa. Tui có rũ quyến ai đâu. Họ rù quyến tui… ông Bầu thông cảm cho tôi chớ!”

Ông Bầu Sanh: “Trâu tìm cột chớ không có chuyện cột đi tìm trâu. Mầy hát trên sân khấu mà tao thấy mầy liếc ngang liếc dọc xuống khán giả, cười tình rồi nhấp nháy con mắt. Mầy đá lông nheo với mấy cổ, tao già đời trên sân khấu rồi, tao biết: muốn rù quyến một cô nào đó, đâu có cần phải nói ất nói giáp gì đâu. Họ thương thì họ liều, họ nhào tới thì mầy phải biết mà tránh xê ra chớ. Cô nào nhào tới, mầy cũng hốt hết… hốt hết. Mầy coi chừng có ngày bị đánh ghen, bể đầu chảy máu, có khi ủ tờ…ở tù, nghe con!”

Gánh hát hát ở chợ Cao Lãnh một tuần. Tôi thấy một cô gái nước da trắng như bông, môi đỏ, má hường, dáng người thon thon, nói năng nhỏ nhẹ, rõ là con gái nhà giàu ở thôn quê, cô thường đi coi hát, vãn hát, cô vô hậu trường tặng quà cho kép Văn Ngân, khi thì mật ong với cam sành, khi đưa bao thơ viết đôi dòng tâm sự có kèm tiền.

Gánh hát qua hát ở quận Cái Tàu Hạ, quận Nha Mân rồi qua chợ Sa Đéc, mấy bến hát đó, bến nào tôi cũng thấy cô đó đến tìm Văn Ngân. Những khi cô mời Văn Ngân dùng cơm trong các tiệm ăn lớn ở phố chợ thì cô mời tôi và Trường Xuân cùng đi, có lẽ vì thấy chúng tôi như là đệ tử của Văn Ngân, hoặc là cô muốn dùng chúng tôi làm bình phong che đậy mối tình của Văn Ngân và cô. Theo tôi biết thì cha mẹ của cô chắc chắn là người hào phú danh giá của tỉnh Sa Đéc vì tôi thấy cô quen biết rất nhiều người ở những nơi mà đoàn hát đến hát.

Lần hát bán dàn ở đình Nha Mân thì cô mang khăn gói xuống mướn nhà gần đình để ở với Văn Ngân. Đêm hát thứ nhì vừa vãn hát, khán giả ra về hết rồi, đèn sân khấu đã tắt, cả xóm đình chìm trong đêm tối, thình lình tôi nghe đánh mõ hồi một, mõ hồi một là mõ đánh báo động có cướp nên mọi người lo sợ, rút vô trong đình, gài cây song hồng, đóng cửa lại, rồi ngồi im, chụm lại với nhau mà chờ nghe động tĩnh.

Ông bầu Sanh rọi đèn pin kiểm điểm người trong đoàn, chưa đếm để biết thiếu hay đủ thì tiếng dọng cửa đình rầm rầm và tiếng nhiều người la thét bên ngoài: “Mở cửa, mở cửa. Không mở cửa tao đốt đình, đốt cháy tụi bây ra tro đa”
 
Ông Bầu làm gan, tới gần cửa, lớn tiếng trả lời: “Mấy ông ơi, tụi tui là gánh hát, nghèo lắm, không có gì đâu mà cướp. Gánh hát với ăn cướp cũng thờ một tổ nghiệp với nhau. Ăn cướp không có cướp gánh hát. Mình bồ nhà mà!”

– “Bồ cái mồ tổ mầy, chớ bồ cái gì? Lính partisan trên quận đây. Xét bắt Việt Minh. Hỏng mở cửa, tao bắn chết bỏ mẹ. Mở cửa mau!”

– “Dạ, dạ, để chúng tôi mở cửa. Đốt đèn măng xông lên bây ơi”

Ông Bầu run giọng, sợ thiệt tình rồi! Hồi đó. gặp ăn cướp chận đường, năn nỉ ỉ ôi thì có thể họ tha, chớ cái thời chiến tranh thì chớ có nói dang ca, lính biểu mở cửa thì phải mở cửa, biểu ngồi yên hai tay để trên đầu hay là để sau ót thì cứ ngoan ngoản làm theo thì may mà tai qua nạn khỏi, yên thân khỏi ăn đạn đồng.

Đèn măng xông đốt lên sáng trưng, cửa đình được mở ra, lính ùa vô, súng lên cò nghe rắc rắc.

– “Ngồi dưới đất, xếp hàng ba, tay đưa lên sau ót. Đứa nào chạy, bắn bỏ!”

Mọi người riu ríu tuân lịnh. Tôi với Trường Xuân ngồi đầu hàng. Đèn măng xông sáng choang như vậy mà mấy ông xếp Partisan vẫn rọi đèn pin, soi nhìn mặt từng người. Ông Bầu Trương Gia Kỳ Sanh và anh quản lý Năm Anh cầm tờ khai và sổ sách ghi tên nhơn viên gánh hát, đi theo sau lưng ông xếp để phòng khi ông hỏi để trả lời hay trình giấy tờ. Ổng soi đèn nhìn mặt kiếm Văn Ngân, không thấy bèn hỏi: “Còn thằng Lữ Bố đâu?”

– “Dạ, vãn hát, Lữ Bố đi ăn cháo khuya, chưa thấy về. Dạ hỏng biết Lữ Bố nó ngủ ở đâu,”

– Thằng Lữ Bố dụ dỗ cô Hai Hường, con gái cưng của ông Hội Đồng Tiên, xã Mỹ Thọ bên Cao Lãnh. Ông Hội đồng Tiên là sui gia với ông Quận Trưởng ở Nha Mân. Ông đâm đơn kiện, xin trát tới bắt quả tang thằng Lữ Bố nó ngủ với cô Hường để đem về nhốt. Ông mau kiếm cái thằng kép đó, biểu nó trả cô con gái của ông Hội đồng rồi nó trốn về Saigon đi. Ở đây rủ rê con gái người ta, có ngày mất mạng. Cái thứ xướng ca vô loại, sánh với con gái nhà quyền quý sao xứng? Gà muốn sánh với phụng hả? Đừng hòng!”

Khi lính bạt ti dăng rút về bót, ông bầu biểu tôi và Trường Xuân đi kiếm anh Văn Ngân, báo tin, biểu ảnh ra bến xe, đón xe về Saigon ngay. Chúng tôi tới nhà trọ của Văn Ngân mướn ở với cô Hường. Tới nơi thì cô Hường đang tom góp đồ đạc, anh Văn Ngân thì còn núp dưới ao bèo chưa dám ló mặt lên.

Tôi và Trường Xuân ra kéo anh lên. Anh lạnh run, môi tím bầm. Anh hỏi: “Lính rút về hết chưa?”

Tôi hỏi “Tại sao anh biết là lính tới kiếm bắt anh?”

– Thì cổ nói ba của cổ hăm sẽ cho lính bắt nhốt tôi. Tôi tưởng là ông hăm suông thôi. Ai dè ổng làm thiệt. Bây giờ lỡ rồi làm sao?
 
– Thì dĩ đào vi thượng! Trốn là cái chắc! Lữ Bố vì mê Điêu Thuyền mà bị phanh thây ở Bạch Mã Thành. Anh là Lữ Bố kép hát chớ đâu có phải Lữ Bố thiệt! Hỏng bỏ trốn thì Lữ Bố sẽ bỏ xác ở Nha Mân Thành đó.

– Thôi mậy. tao biết rồi, đừng có dọa.

Anh nhờ tôi và TrườngXuân thu xếp dùm tủ làm tuồng của anh chớ anh không dám trở vô rạp hát. Ngay đêm đó anh ra lộ đón xe đi về Saigon.

Về Saigon, tôi biết anh Văn Ngân vì ngâm mình dưới ao bèo lâu, lạnh quá bị cảm, sưng phổi, phải nằm nhà thương Chợ Rẫy cả tháng.

Chúng tôi theo ông Bầu Sanh vô nhà thương thăm, anh Văn Ngân nói: “Nói thiệt với ông Bầu, tôi thương cô Hường thiệt tình. Tôi muồn cưới cô làm vợ, lập gia đình đàng hoàng. Gánh hát cứ dời bến hát, mỗi tuần một lần. Hết quận nầy đến xã kia, khi thì ở thành phố, lúc thì ra miền trung xa tít mù. Vừa mới làm quen với cô nầy, chưa hỏi được gia thế của cổ ra sao thì đã phải xa nhau. Người ta coi kép hát là xướng ca vô loại, không chịu gả con. Làm sao mà kiếm cho được một cô vợ đàng hoàng như người dân bình thường trong thôn xóm? Đành phải hy vọng vào cô nào đó ôm gói theo gánh hát, sống chung với tôi, khi có con cái thì kéo về nhà lạy cha mẹ đàng gái, xin tha thứ, tác thành cho. Chớ ngoài cách đó ra, kép hát chỉ có thể cưới đào hát mà thôi!”

Ông Bầu thông cảm Văn Ngân nhưng không có cách giải quyết. Ông nói: “Thành kiến phong kiến là những người ca hát không đuợc xếp trong hàng Sĩ, Nông, Công, Thương, nên người ta gán cho là phường xướng ca vô loại. Vua Lê Thánh Tôn, năm 1468 ra sắc lệnh về định lệ thi hương, nguyên văn có đoạn:”Nhà phường chèo, con hát và những kẻ phản nghịch, ngụy quan có tiếng xấu thì bản thân và con cháu đều không được dự thi. Nếu man sách (tức khai gian) thì bị trị tội theo luật( trang 400 Đại Việt Sử Ký Toàn Thư). Tôi trước khi làm bầu gánh và soạn giả, tôi đi dạy học nên biết trong sách sử có ghi như vậy, Đến nay hơn 500 năm, vậy mà thành kiến đó vẫn còn. Là nghệ sĩ, các em phải làm sao giữ gìn phẩm cách trong sạch, để góp phần xóa cái thành kiến ác nghiệt đó”.

Anh Văn Ngân có quyền cưới một người vợ như cô con gái của ông Hội Đồng Tiên không? Anh không đến nhà cô gái đó để rù quyến, không bắt cóc cô Hường, vậy tại sao anh bị ghép tội? Có công bằng xã hội hay không?

Nhớ chuyện xướng ca vô loại trong đầu thập niên 1950.

.





Tháng 8 năm 2017
Soạn giả Nguyễn Phương


Nguồn tin: SG Nguyễn Phuong - TBOL
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.

 

NSND Trọng Hữu lý giải vì sao thế hệ vàng sân khấu cải lương vẫn còn ăn khách?

Trong ngày lãnh đạo TP HCM tổ chức gặp gỡ văn nghệ sĩ tiêu biểu, NSND Trọng Hữu đã trao đổi với PV báo Người Lao Động về suy nghĩ của ông về thế hệ nghệ sĩ vàng của sân khấu cải lương dù đã U80 vẫn còn được khán giả mến mộ.