08:12 PDT Thứ năm, 16/05/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 157


Hôm nayHôm nay : 15920

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 955560

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 77990653

Trang nhất » Tin Tức » Những Vở Diễn Hay

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

Xem tiếp...

Vở cải lương “Mai Hắc Đế” - làm mới đề tài lịch sử

Đăng lúc: Thứ năm - 29/01/2015 16:43 - Đã xem: 4328

Ba đêm công diễn vở cải lương Mai Hắc Đế của Nhà hát Cải lương Việt Nam đã thành công nếu nhìn từ góc độ khán giả, bởi cả ba đêm, khán phòng 800 chỗ của Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ đều đã lấp đầy khán giả ngồi xem cho đến phút chót mặc dù vở diễn kéo dài hơn hai giờ rưỡi. Có thể nói, đó đã là điều đáng ghi nhận đối với sân khấu truyền thống hiện nay.
Điều đặc biệt là suốt hơn hai tiếng rưỡi đồng hồ không nghỉ giải lao, khán giả đã bị thu hút và cuốn theo những lát cắt thú vị về cuộc đời của người anh hùng dân tộc, vị vua tài danh Mai Hắc Đế. Đối với sân khấu hiện nay, hiếm có đơn vị nào dám dựng và diễn một vở với thời lượng như vậy bởi ít có tự tin sẽ níu kéo khán giả ngồi tới cùng khi hết vở. Vậy mà đặt trong không gian lịch sử cách cuộc sống hiện đại 13 thế kỷ, những nhân vật lịch sử vẫn thực sự có sức hút rất riêng, đặc biệt là hình ảnh nhân vật lịch sử Mai Hắc Đế được tái hiện qua nghệ thuật cải lương đã có sức thu hút nhất định.

GS Hoàng Chương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn & Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam nhận định: “Tôi rất mừng cho sự khởi sắc của sân khấu hiện nay khi các nghệ sĩ đã và đang hướng tới dàn dựng những tác phẩm nghệ thuật có nội dung và chất lượng như vở diễn Mai Hắc Đế. Các nghệ sĩ đã mang tới cho người xem khí thế hừng hực của tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc khi soi vào hình tượng nhân vật lịch sử Mai Hắc Đế và sự đồng tâm quyết chí chống giặc xâm lăng của người dân Việt Nam. Kịch bản Mai Hắc Đế của tác giả Nguyễn Thế Kỷ đạt tới độ sâu tư tưởng. Vở có rất nhiều chi tiết và mỗi chi tiết đều có những thông điệp sâu xa đã tạo nên giá trị cộng hưởng cho tác phẩm”.

Mai Hắc Đế không chỉ đạt giá trị về nội dung mà trong cách dàn dựng cũng có những tìm tòi phá cách đáng ghi nhận. Lâu nay các đạo diễn luôn chú trọng tới các đặc trưng của sân khấu cải lương truyền thống như cách điệu, ước lệ … và vì vậy sân khấu thường được thiết kế đơn giản. Ở vở diễn này, NSƯT Triệu Trung Kiên đã mạnh dạn đổi mới đưa tới một sân khấu được thiết kế cực kỳ hiện đại với sự hỗ trợ của màn hình led, trang trí thiết kế sang trọng, sự tỉ mỉ từ cách sử dụng mầu sắc, chất liệu trang phục của các nhân vật, cách sử dụng âm thanh ánh sáng… đã tạo nên một hình thức thể hiện trực quan ấn tượng. Riêng tiền đầu tư may trang phục lên đến vài trăm triệu đồng, tạo hiệu ứng thẩm mỹ nhất định cho vở diễn mang hơi hướng nghệ thuật đương đại.

Điều đáng nói là những hình thức hỗ trợ của công nghệ đã không bị chênh ra với nội dung và những làn điệu, bài ca cải lương mà làm gia tăng sự hấp dẫn cho sân khấu. Trước đây, bối cảnh không gian của vở diễn chỉ bó hẹp bằng một vài phông cảnh tĩnh thì lần này đạo diễn đã sử dụng tối đa những ưu thế của màn hình led để tạo nên những hậu cảnh hoành tráng như thành quách, cảnh thiên nhiên hùng vĩ… chính điều này đã làm tăng thêm hiệu ứng cho mỗi cảnh diễn khi cần nhấn mạnh đặc biệt là những cảnh tập võ, đánh trận.

Vở diễn thành công đó là nhờ một phần sự đóng góp không nhỏ vào sự nỗ lực của các nghệ sĩ biểu diễn. Thêm một lần các nghệ sĩ lại chứng minh được kỹ thuật ca và diễn rất cao của thương hiệu Nhà hát cải lương Việt Nam. Đơn cử như NSƯT Vương Hà vai Bạch Vân thoáng qua trên sân khấu nhưng giọng ca vàng ngọt ngào và lối diễn tinh tế đầy truyền cảm của chị vẫn nổi trội. Hai giọng ca trẻ tài năng Quang Khải và Minh Lý ca và diễn rất ăn ý, nhịp nhàng tạo nên những phút thật thi vị về tình cảm đôi lứa. Vai diễn Mai Hắc Đế có nhiều diễn biễn tâm lý phức tạp nhưng nghệ sĩ Quang Khải đã rất tự tin và bản lĩnh trong ca và diễn tạo nên hình ảnh sinh động về vị hoàng đế “nông dân” Mai Hắc Đế rất dung dị nhưng cũng rất lẫm liệt.

Trong dàn dựng, đạo diễn đã lồng ghép vào các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh thậm chí cả nhạc mới… cũng đã tạo nhiều luồng ý kiến khen chê khác nhau. Có ý kiến cho rằng cần khai thác đậm hơn chất dân ca Nghệ An ngay từ khi mở màn để làm nổi bật đặc trưng văn hóa của địa phương. Có ý kiến cho rằng việc đưa nhạc mới vào còn chênh chưa nhuần nhuyễn làm loãng chất cải lương của tác phẩm. Mặt khác mặc dù vở diễn hay, hấp dẫn thì vẫn còn có cảm giác hơi dài, ê kíp sáng tạo cũng cần cô đúc lại để vở diễn gọn gàng hơn, giảm bớt thời lượng vừa phải để phù hợp với xu thế và thị hiếu xem của công chúng hiện nay.

Một tác phẩm mới ra đời cũng cần có thời gian để thẩm định và hoàn thiện, nhưng rõ ràng với một ê kíp sáng tạo tài năng và tâm huyết, vở cải lương Mai Hắc Đế đã tạo được một ấn tượng tốt với đồng nghiệp khán giả xây dựng theo quan điểm: hư cấu nghệ thuật không thoát ly sự thật lịch sử, dung dị, sâu sắc, lay động lòng người, hiệu quả thị giác và thẩm mỹ cao.
LƯƠNG NHI - ND

Vở Mai Hắc Đế gây tiếng vang trong đêm đầu công diễn

Vở diễn đặt trong bối cảnh không gian lịch sử thế kỷ 8, hấp dẫn khán giả thông qua những lát cắt thi vị về cuộc đời người anh hùng dân tộc, vị vua tài danh Mai Hắc Đế.

Vở cải lương 'Mai Hắc Đế' vừa công diễn diễn tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ (Đống Đa, Hà Nội) tối 27/1 thu hút 1.000 khán giả.
Vở diễn do PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ viết kịch bản, nghệ sĩ Triệu Trung Kiên đạo diễn. Nội dung tái hiện nhân vật lịch sử Mai Thúc Loan (tức Mai Hắc Đế) từ thủa nhỏ cho đến khi trở thành anh hùng đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường. Ông đã tổ chức cuộc khởi nghĩa Hoan Châu và mang đến 10 năm độc lập dưới thời Bắc thuộc cho người Giao Chỉ.
Cảnh Mai Hắc Đế trò chuyện cùng hồn phách của nhà thơ Vương Bột (đời Đường). Đây là sáng tạo độc đáo của tác giả dựa trên việc một số truyền thuyết địa phương về việc Vương Bột bị đắm thuyền chết khi đi thăm bố là thứ sử Giao Châu và được người dân bản địa lập đền thờ tại chính vùng đất Nghệ An.
Hầu hết diễn viên của Nhà hát Cải lương Việt Nam đã được huy động cho vở diễn này (khoảng 150 người).
Vở diễn còn có câu chuyện tình rất thật, rất đẹp và xúc động của chàng trai Mai Thúc Loan với Đinh Thị Ngọc Tô - cô con gái tài sắc vẹn toàn của ông Đinh Thế (cha nuôi của Mai Thúc Loan). Trong đó, những vai chính như Mai Hắc Đế, Đinh Thị Ngọc Tô được giao cho những "giọng ca vàng" của nhà hát như Quang Khải, Minh Lý.
Với lượng diễn viên lớn, sử dụng thiết bị hiện đại và thu hút những cái tên có tiếng như họa sĩ Doãn Bằng, nhạc sĩ Trọng Đài, mức kinh phí đầu tư cho vở diễn lên tới hàng tỷ đồng.
Tác giả Nguyễn Thế Kỷ chia sẻ: "Mai Hắc Đế sống cách chúng ta 13 thế kỷ và có quá ít những tác phẩm về ông. Bởi vậy, tôi muốn khán giả đương đại được dễ dàng tạo điều kiện để cùng biết thêm và chia sẻ những cảm xúc về người anh hùng này".
Mai Hắc Đế được xây dựng theo hướng người nông dân bình dị, ý chí kiên cường mà không phải hình ảnh một người lẫm liệt, đao to búa lớn.
Vở diễn gồm 8 cảnh, bao gồm từ khi Mai Thúc Loan chào đời đến khi ông đập tan ách đô hộ của nhà Đường, giành độc lập cho đất nước. Kịch bản tập trung khai thác giai đoạn từ tuổi 20 đến hơn 40 của ông khi cuộc khởi nghĩa Hoan Châu thành công.
Mai Hắc Đế chỉ là một hào trưởng bản địa, đã đứng lên liên kết cả 32 châu ở An Nam, đồng thời kết giao với ba nước lân bang là Lâm Ấp, Chân Lạp, Kim Lân, với lực lượng liên quân thủy – bộ lên tới 40 vạn người.
NSƯT Vương Hà đã lui về hậu trường nhiều năm, bà đã quyết định trở lại để nhận vai Bạch Vân - vai diễn đòi hỏi tài diễn xuất mới có thể lột tả nội tâm nhân vật.
Xuất thân từ dân nghèo, bằng tài trí tuyệt vời, Mai Thúc Loan đã đứng lên đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường và bè lũ tay sai tạo nên trang sử oai hùng trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Một hình tượng tôn vinh người phụ nữ Việt khi với hình ảnh nàng Bạch Vân chỉ mặt hỏi tội Quan đô hộ Quang Sở Khách. Nàng đã hiến thân làm thê thiếp kẻ thù để báo hiếu báo quốc, thà chết chứ không chịu nhục mất nước.
Đó cũng là hình ảnh người phụ nữ anh hùng làng Đường Lâm - Phạm Thị Uyển dũng mãnh chiến đấu chống giặc ngoại xâm không thua kém đấng nam nhi.
Cuộc khởi nghĩa thắng lợi vẻ vang, được sự ủng hộ của nhân dân, Mai Thúc Loan xưng đế, lấy hiệu là Mai Hắc Đế. Sau mỗi tiểu cảnh, các diễn viên luôn nhận được những tràng pháo tay lớn của khán giả. Nhiều ý kiến cho rằng, sau 'Chuyện tình Khâu Vai' từ 2013 đến nay mới có một vở cải lương hay và cuốn hút cả về chất lượng nội dung lẫn nghệ thuật.
Vở diễn sẽ được tiếp tục công chiếu trong hai ngày 28 và 29/1 tại nhà hát Âu Cơ (số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội), lưu diễn tại Nghệ An nhân dịp kỷ niệm 1302 năm khởi nghĩa Hoan Châu, vào các ngày 3 và 4/3.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chia vui cùng tác giả Nguyễn Thế Kỷ và đạo diễn Triệu Trung Kiên. Sự thành công của vở diễn góp phần đưa khán giả trở lại gần hơn với các thể loại diễn xướng truyền thống như cải lương.

Anh Tuấn- BM


Tác giả bài viết: tancogiaoduyen
Nguồn tin: ND - BM
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.