Đang truy cập : 157
•Máy chủ tìm kiếm : 3
•Khách viếng thăm : 154
Hôm nay : 39661
Tháng hiện tại : 755538
Tổng lượt truy cập : 91604910
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Phượng Liên, Thành Được, Út Bạch Lan tại California
Ngày ấy tại làng quê Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng có một cậu bé bụ bẩm chào đời (1933) trong một gia đình phú nông, tên là Châu Văn Được. Cậu được dòng họ cũng như bà con lối xóm tiên đoán rằng: Thằng nhỏ này lớn lên sẽ khác người, không thành quan, cũng thành danh gì đó...". Và cậu bé ấy khi trở thành một thanh niên, rồi cậu đi lính bảo an thời Ngô Đình Diệm mấy năm mà không được cấp bậc nào. Có lẽ, cậu Được không có duyên nợ với binh nghiệp nên sớm được giải ngũ, rồi sau đó theo Cải lương (1955) cậu có nghệ danh là NS Thành Được.
Khi còn là thanh niên, ngay lúc đi lính, NS Thành Được không quan tâm gì đến quân vụ, mà thường lân la đến những điểm Đờn ca Tài tử, rồi mê ca hát, thường xuyên bên máy hát để nghe dĩa với những giọng ca của các nghệ sĩ tiền phong để tự học ca. Tuy trước đó NS Thành Được cũng học ca nhiều người nhưng không ai là thầy chính thức, tức là ông học mỗi người một ít... Vì vậy, khi vào Cải lương là ông đã có vốn liếng ca ngâm, bài bản, nhịp nhàng, hơi giọng tương đối khá. Thêm vào đó, ông lại có thuận lợi là may mắn buổi đầu theo nghề, ông lại vào gánh hát của người chú ruột là ông bầu của gánh Thanh Cần. Cha mẹ đã cho ông một hình hài khá lý tưởng của một anh kép đẹp, cao to, gương mặt với mắt mũi rất "Tây"; ông có hơi - giọng "Đồng pha Thổ" nên khi nói lối âm giọng sang sảng, một chút "Thổ" có âm trầm, lúc khẩu ngữ tiết chế thì ngữ điệu lại âm vang và vừa trầm ấm. Những lợi thế về hơi - giọng đã có, cộng với kinh nghiệm ngày càng lão luyện về kỹ thuật ca ngâm nên giọng của ông trở thành một âm điệu riêng, mà người trong nghề gọi là hơi - giọng sang trọng. Nếu nói hơi - giọng thế nào là sang trọng thì khó mà định nghĩa, nó rất trừu tượng. Nhưng có lẽ âm giọng tự nhiên trong rõ, khi phát âm từng lời nói, lời ca có độ vang, độ trầm, khiến người nghe có cảm tình khi đón nhận sóng âm. Như vậy, giọng sang trọng là âm giọng khi nói, âm điệu khi ca không bị cưỡng âm, biến âm, lệch giọng (đớt đác, méo mó lời), tức chuẩn âm rõ giọng trong chuỗi sóng âm trọn vẹn truyền đi không bị trở ngại một lý do của cơ thể sinh học; đặc biệt là ngữ điệu có sức truyền cảm làm cho người nghe hài lòng, và dù âm giọng qua rồi mà người ta cứ ngỡ như âm thanh còn văng vẳng bên tai.
Với những tố chất thuận lợi trên, vào nghề chĩ hơn một năm ông đã được hát kép chánh, và vai chánh đầu tiên Tô Đình Sơn trong vở "Khi hoa anh đào nở" không những nổi bật lúc đó, mà vai này còn giúp gánh Thanh Cần thu hút khán giả đến mấy năm sau. cùng với những vở mà ông hát chánh như: "Ngưu Lang - Chức Nữ" của soạn giả Kiên Giang, "Đợi anh mùa lá rụng", "Cầu sương thiếp phụ chàng"... Kế đó, Thành Được tiếp tục hát chánh qua các đại bang Cải lương Kim Chưởng (1958), Thanh Minh - Thanh Nga (1960), rồi ông thành lập gánh Thành Được - Út Bạch Lan (1962). Đáng chú ý trong thời gian ở gánh Kim Chưởng, kỹ thuật ca diễn của NS Thành Được càng ngày càng nâng cao là nhờ sự bổ sung kinh nghiệm của NS lão thành Kim Chưởng. Lúc đó, NS Thành Được nổi bật trong những vở "Chưa tắt lửa lòng", "Bên đồi trăng cũ", "Thuyền ra cửa biển", "Áo trắng nàng Mộng Trinh", "Nửa bản tình ca", "Người đẹp thành Bát Đa"... Năm 1965, ông trở lại hát chánh cho Thanh Minh - Thanh Nga và đã có nhiều vai rất ăn khách lúc bấy giờ như: Văn trong "Con gái chị Hằng", Dũng trong "Đoạn Tuyệt", Lĩng Nam trong "Sân khấu về khuya", Tùng trong "Nữa đời hương phấn"Diệp Băng Tuyền trong "Thuyền ra cửa biển"... Đặc biệt là vai tướng cướp Thy Đằng trong "Tiếng hạc trong trăng" của soạn giả Yên Ba - Loan Thảo, và ông đã đoạt huy chương Vàng giải xuất sắc Thanh Tâm năm 1967. Đây chính là vai mà NS Thành Được tạo dấu ấn khó phai trong lòng khán giả trước năm 1975.
Vở "Tiếng hạc trong trăng" thuộc thể tài màu sắc, là một câu chuyện bi kịch về cuộc đời của tướng cướp Thy Đằng, vì 10 lượng vàng mà hạ thủ một phụ nữ. Nhưng võ công Thy Đằng lúc đó chưa đủ sức để thực hiện nên đã bị đối thủ chém mất một cánh tay, và cướp vợ ông lúc bà mang thai. Bào thai ấy ra đời là một cô gái tên là Xuyên Lan bị mù và được một thầy lang nuôi dưỡng. Còn Thy Đằng từ lúc bị thất bại nên vào sơn cốc ẩn tích để rèn luyện võ công chờ ngày trả thù. Gần hai mươi năm sau, Thy Đằng tìm giất kẻ thù và gặp con gái, ông hy sinh đôi mắt mình , nhờ thầy Lang giúp ông móc đôi mắt ông để ghép mắt cho Xuyên Lan rồi ông ra đi pjiêu bạt... Một kết cuộc có hậu về tình phụ tử, khi Xuyên Lan sáng mắt và được dưỡng phụ cho biết sự thật, Thy Đằng chính là cha ruột cô, Xuyên Lan chạy đi tìm Thy Đằng để nói lên lời ân hận vì trước đó cô không nhận Thy Đằng là cha...Vai Thy Đằng, NS Thành Được đã để lại nhiều xúc cảm nhất với người xem là màn cuối khi gặp Lý phu nhân tại Lý Gia Trang. NS Thành Được đã hoá thân vào một Thy Đằng dũng mãnh, với giọng nói cười hùng hồn rất ngạo mạn, nhưng lúc nhắc chuyện vợ con ông lại chuyển đổi đôi mắt u buồn, âm giong lại trầm đi tự sự đầy cảm xúc, nghĩa là kẻ cướp cũng có trái tim và tình người. NS Thanh Được nhấn nhá từng âm sắc, đặc biệt sau trọng âm, ông lại sử dụng kỹ thuật hơi giọng (ém hơi bụng, chỉ ngân hơi lực từ khoang họng, gọi là hơi họng theo ước định âm học), ngân âm hơi gió "ơ"...ơ...ơ... (NSND Út Trà Ôn thì ngân hơi gió là "hơ"). Ông nói lối khá dài, chậm rãi, âm giọng trầm buồn nhưng nghe không kém phần ngữ điệu sang trọng, trước khi xuống "hò" Vọng cổ: "Phu nhân, phu nhân ơi! có những chiều đứng trên ngọn Tuyết Sơn nhìn Lý Gia Trang chầm chậm vào đêm bập bùng ánh lửa, tôi thầm nhủ với lòng mình là vợ con đang sống yên vui nơi đó... Tôi còn nhớ đến con tôi, đứa con tôi chưa từng nghe tiếng khóc, chưa được ôm con vào lòng với thâm tình phụ tử. Tiếng vạc ăn đêm gởi sầu theo gió, lòng bơ vơ thèm khát một thâm...tình". Lúc gặp được con mình là Xuyên Lan, Thy Đằng hy sinh đôi mắt cho con, NS Thành Được ca diễn lớp này làm nao lòng khán giả bằng phương pháp miêu tả trạng thái nhân vật Thy Đằng qua hai cảnh huống khác nhau: ban đầu là tâm lý miễn cưỡng, như gợi chuuyện không vui cho Xuyên Lan (ca Văn Thiên Tường): "Té ra tôi đã vô tình khơi gợi lại nỗi buồn của tiểu...thơ, đã chôn vùi nơi chốn sơn lâm, vì tôi tưởng chỉ mình cô đơn. Ôi trời già sao quá oái ăm..."; khi Xuyên Lan sáng mắt thì Thy Đằng mù nhưng rất mãn nguyện vì đã được hy sinh đôi mắt cho con, ông cảm thấy dù đui mù nhưng lòng thì rực sáng niềm hạnh phúc. Hai tay NS Thành Được diễn xuất bung rộng như ôm cả bầu trời, giọng cười sang sảng tràn đầy niềm vui, âm giọng ngân vang, trầm ấm, ông cất giọng lên vâu Vọng cổ ngọt như đường phèn: "Tô tráng sĩ, đây là lời trân trọng của kẻ sắp đi xa có lòng gởi gấm. Nếu người với Xuyên lan quả có tình sâu nghĩa nặng thì tôi mong mỏi núi kia sẽ không phai màu hẹn ước, mỗi tuần trăng, trăng vẫn thắm hương...thề..."...
Trước năm 1975, NS Thành Được có nhiều vai diễn nổi tiếng, trước tiên là nhờ những lợi thế mà ông đã chinh phục khán giả bằng sự ngoạn mục về hình thể sân khấu của mình; kế đến là hơi - giọng sẵng có kết hợp với kỹ thuật ca diễn nhuần nhuyễn qua từng nhân vật, ông đã khắc hoạ hình ảnh của mỗi nhân vật đều có đời sống và trạng thái khác nhau, nhưng người sáng tạo chỉ là một Thành Được.
MỘT BẢY ĐỜN GAN THÉP
Ngót một thập niên sau giải phóng (1975-1984), NS Thành Được đã có một số vai diễn được khán giả mến mộ, nhất là trên Sân khấu Đòan Cải lương Sài Gòn I, như Hai Thành trong "Đời cô Lựu" của soạn giả Trần Hữu Trang, Lê Hoàn trong "Thái hậu Dương vân nga", và đặc biệt là vai Bảy Đờn trong "Người ven đô" của Minh Khoa.
Có lẽ "Bảy Đờn" là một vai diễn mà NS Thành Được để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng khán giả, một hình tượng ông già Hóc Môn kiên trung vì Cách mạng. Nhân vật Bảy Đờn là cơ sở cách mạng che giấu Sáu Hộ trong nhà. Sáu Hộ là cán bộ nằm vùng của cách mạng hoạt động ở 18 thôn Vườn Trầu của Bà Điểm - Hốc Môn. Ông Bảy Đờn dùng tiếng đờn của mình làm mật hiệu để báo hir65u cho Sáu Hộ biết mỗi khi có mật vụ theo dõi. Bọn giặc nhiều lần rình rập để bắt Sáu Hộ nhưng không được vì sự lanh trí của Bảy Đờn. Chúng mua chuộc, dụ dỗ ông nhưng vẫn không làm lay chuyển được tinh thần gang thép của ông. Đến khi cao trào, chúng phong toả khu vực và bao vây nhà ông, khôngcòn cách nào khác Bảy Đờn đã lừa bọn mật báo và đưa Sáu Hộ thoát bằng lối đi bí mật thật an toàn. Cuối cùng Bảy Đờn bị bọn chúng móc đôi mắt ông. Ông trở thành người mù nhưng lòng rất mãn nguyện vì đã hoàn thành nhiệm vụ với Cách mạng, làm một việc nghĩa với đời, và ông vẫn vui vười dù mình bị mù mà lòng vẫn sáng trong...
Có lẽ lớp ca diễn đầy xúc động và được xem là tình huống ca diễn hay nhất của NS Thành Được trong vai Bảy Đờn, ở lớp cao trào tại nhà ông. Một lớp ca diễn không dài lắm nhưng NS Thành Được đã bộc lộ đầy đủ bản chất, tính cách của một ông già Hốc Môn kiên trung Cách mạng, tinh thần gang thép khi đối diện đấu khẩu với bọn mật vụ và chấp nhận hy sinh vì nghĩa cả. Với vóc dáng cao ráo trong bộ y phục bà ba, ông ngồi trên bộ ván ngựa khẩy đờn, ngồi trên ghế để chân trên chân dưới; âm giọng từng lời đối thoại với giặc của một ông già trầm tĩnh, cứng cõi...; từng động tác tay, chân, đi, đứng, ánh mắt... của NS Thành Được như tái hiện một ông Bảy Đờn thật của thời nào, khiến người xem tưởng chừng như một ông Bảy Đờn đang sống lại trước mắt họ. Đó là tài năng biểu đạt tâm lý, trạng thái nhân vật của NS Thành Được. Còn kỹ thậut hơi - giọng ca ngâm của ông gắn liền với tâm trạng của Bảy Đờn, âm sắc hùng tráng khi đối với bọn mật vụ, khi trữ tình, ngọt ngào với vợ ông, và đau thương khi ông trăn trối như linh tính một điều không may sẽ đến với ông (ca Phụng Hoàng nhấn trọng âm "ớ" âm điệu vừa nghèn nghẹn, vừa đau thương...). "Bà. Liệu như tôi có bề gì thì bà cứ nghĩ như những lần trước tôi có dịp phải đi...xa. Vườn trầu bà lo vun tưới nước (ớ...ớ...). Tình nghĩa xóm làng bà lo vẹn giữ (ớ...ớ). Nếu anh em mình có về thì bà lo liệu thay tôi...". Lúc này, ông ca hơi "Oán", kỹ thuật thanh đới được xử lý một cách tinh tế, là ông tiết chế, ém chất đồng (tức âm vang) bị triệt tiêu trong thanh quản, lấy hơi từ khoang họng để ngân những chữ "xang" và "xế" của thể điệu Phụng Hoàng, tạo âm điệu của giọng ca càng não nùng như ai oán.
Đến lúc Bảy Đờn dùng mưu đánh lạc hướng bọn mật vụ để Sáu Hộ trốn ngõ sau thaót thân, giặc bắt và móc mắt ông thì lúc này ông ca
Nhiều kép hát có cùng loại giọng "Đồng", nhưng nét khu biệt của mỗi người là do kỹ thuật xử lý hơi giọng. Chẳng hạn, NSND Út Trà Ôn, NSUT Phương Quang, NS Thành Được có cùng nóm giọng "Đồng", riêng Thành Được giọng trầm ấm hơn là có pha chút hơi "Thổ" nên gọi là "Đồng pha Thổ". Do vậy, khi nói họ phát ra những âm thanh có lúc gống nhau nhưng khi ca thì không ai giống ai về kỹ thuật, ngân, nhấn, luyến, và kỹ thuật đó của NS Thành Được rất riêng. Các tố chât đó đã đạt chuẩn về âm giọng the otính vật lý ngữ âm (standard of sound and voice), mà thông thường người ta gọi là giọng nói truyền cảm, sang trọng; cùng với vóc dáng cao, to, khỏa khoắn khi biểu diễn tạo đường nét đẹp về hình thể cũng gọi là sang trọng; và điều đó NS Thành Được đã đạt toàn vẹn, mà đến nay chưa anh kép nào có thể thay thế ông.
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc