Đang truy cập :
152
•Máy chủ tìm kiếm : 4
•Khách viếng thăm : 148
Hôm nay :
38470
Tháng hiện tại
: 754347
Tổng lượt truy cập : 91603719
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
NSBT
Nghệ sĩ Bích Thuận là nghệ sĩ cùng thời với NSND Phùng Há, Năm Châu, Bảy Nam, Kim Chung…Bà sinh ở tỉnh Bắc Ninh, quê hương của những điệu hát quan họ. Lúc lên 10 tuổi, bà và em gái là Tường Vi gia nhập gánh hát Đồng Ấu Nhật Tân Ban của ông Bầu Tài ở Hà Nội.
Nghệ sĩ Bích Thuận lúc còn trẻ
Thời đó ở Hà Nội có phong trào hát cải lương theo điệu nhạc tài tử miền Nam, có người gọi là gánh hát cải lương hát theo điệu Sài Gòn, nghĩa là trong tuồng có ca vọng cổ Bạc Liêu, ca các bài cổ nhạc Văn Thiên Tường, Tứ Đại Oán, Nam Xuân, Nam Ai, Đảo Ngũ Cung, Xàng Xê, Phụng Hoàng, và các bài cổ nhạc ngắn, nói lối và ngâm thơ theo điệu Tao Đàn Sài Gòn.
Trong thời kỳ này tại Hà Nội có ba gánh hát Đồng Ấu là gánh hát Nhật Tân Ban của ông bầu Tài, gánh hát Quảng Lạc Ban của ông bầu kiêm họa sĩ Trần Phền, gánh hát Đồng Ấu Sán Nhiên Đài của ông bầu kiêm kép Sáu Cương. Nữ nghệ sĩ Bích Thuận chỉ qua sáu tháng học ca cổ nhạc là đã đóng vai đào chánh của sân khấu đoàn Nhật Tân Ban.
Sau khi hết hợp đồng với đoàn Đồng Ấu Nhật Tân Ban, nghệ sĩ Bích Thuận gia nhập đoàn hát Tố Như và nổi danh là nghệ sĩ thanh sắc vẹn toàn, cùng thời với các ngôi sao sân khấu miền Bắc như Bích Hợp, Kim Chung, Khánh Hợi, Túy Định. . .
Năm 1948, khi đoàn hát Tố Như vào Nam lưu diễn, nghệ sĩ Bích Thuận ở lại miền Nam và lập gánh hát Bích Thuận. Hai năm sau, bà giải tán đoàn hát Bích Thuận để đầu quân vô gánh hát Phụng Hảo của NSND Phùng Há, và sau đó đi hát cho gánh hát Nam Phi của cô Năm Phỉ và NSND Bảy Nam.
Sau năm 1954, nghệ sĩ Bích Thuận gia nhập gánh hát Phụng Hảo 3, hát chung sân khấu với các nữ diễn viên như Phùng Há, Kim Thoa, Thanh Tùng, Ngọc Hải. Trong vở "Trường Hận", nghệ sĩ Bích Thuận cùng với NSND Phùng Há, diễn vai võ tướng An Lộc Sơn hoặc vai ông vua si tình Đường Minh Hoàng. Trong vở "Mộng Hoa Vương", nghệ sĩ Bích Thuận nổi tiếng trong vai võ tướng Triệu Tuấn, người si mê Mộng Hoa Vương và là tình địch của sứ thần Ngô Trung Cảnh.
NSND Kim Cương kể là thời đó, vở "Mộng Hoa Vương" với các diễn viên tài danh vừa kể là một vở tuồng ăn khách, lấy nước mắt khán giả nhờ vào mối tình tay ba : Mộng Hoa Vương, sứ thần Ngô Trung Cảnh và võ tướng Triệu Tuấn.
Sau khi định cư ở Pháp vào đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, nghệ sĩ Bích Thuận vẫn tham gia trình diễn những trích đoạn tuồng cải lương nổi tiếng. Gần đây bà sang Mỹ sinh sống với các con. Sự ra đi của bà đã để lại nhiều thương tiếc cho các nghệ sĩ sân khấu.
Thanh Hiệp
Thanh Quang, phóng viên đài RFA
Mời quý vị nghe nghệ sĩ yêu kiều và tài danh với giòng máu Quan Họ, là Bích Thuận, hát Ả Đào qua một trích đoạn trong bài Núi Cao Trăng Sáng của thi sĩ Cao Bá Quát, thể hiện tấm lòng son sắt đối với núi sông
Sinh quán tại làng Ngọc Thủy, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nghệ sĩ Bích Thuật di cư vào Nam, từng giảng dạy tại Viện Quốc Gia Âm Nhạc Và Kịch Nghệ Sàigòn từ 1965 tới 1975, từng là giám đốc Đòan Cải Lương Ca Kịch Bích Thuận từ 1950 tới 1975.
Qua nhiều thập niên trình diễn, nghệ sĩ Bích Thuận đã trở thành một tài danh huyền thoại trong mọi thể loại thi ca, nhạc, kịch, quan họ, hát bội, cải lương và cả điện ảnh; được báo giới và khán thính giả Miền Nam bầu chọn là nghệ sĩ đẹp nhất và được nhiều mến mộ nhất hồi năm 1953, và được ban tặng Đệ Nhất Đẳng Bội Tinh Tâm Lý Chiến năm 1959 và Đệ Nhất Đẳng Văn Hóa Giáo Dục Bội Tinh năm 1971.
Sau khi định cư tại Pháp Quốc, năm 1988, nghệ sĩ Bích Thuận được mời tham dự và trình diễn nghệ thuật văn hóa Việt Nam tại Quảng Trường Thánh Phêrô ở Roma nhân dịp Lễ Phong Thánh cho 117 vị tử đạo Việt Nam, và được vinh dự tiếp kiến Đức Giáo hòang Gioan Phao Lồ Đệ Nhị.
Vào những năm 1983 và 1988, tên tuổi Bích Thuận được ghi trong Tự điển tiểu sử các nhân vật quốc tế ở Cambridge, Anh Quốc, và trong danh sách 5.000 nhân vật trên thế giới.
Nữ nghệ sĩ tài danh này đã góp phần bảo tồn nền thi ca, vũ, nhạc, kịch Việt Nam qua buổi trình diễn tại Trung Tâm Văn Hóa LHQ UNESCO ở thủ đô Paris, Pháp Quốc hồi 1999.
Mời bạn tham gia mục Cổ Nhạc do Thanh Quang phụ trách. Mọi email đóng góp xin gửi về Vietnamese@www.rfa.org
Và cuộc đời cùng quá trình hoạt động nghệ thuật đó đã được trình bày qua tập hồi ký của nghệ sĩ Bích Thuận tựa đề Từ Làng Vân Hồ Đến UNESCO.
RFA
XEM THÊM TIN MỚI TẠI ĐÂY
nghệ sĩ, tú trinh, cho biết, bích thuận, đã qua, đời tại, houston mỹ, ngày 25-6, thọ 100, tuổi bà, qua đời, vì bệnh
Mã an toàn:
Tối 29-9, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" 2024 đã diễn ra với phần tranh tài của 3 thí sinh là: Dương Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Hùng Vương, Lê Hoàng Nghi tại Nhà hát Truyền hình HTV.
Ý kiến bạn đọc