21:35 PDT Thứ ba, 30/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 117

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 111


Hôm nayHôm nay : 38865

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1216206

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 77031584

Trang nhất » Tin Tức » Những Giọng Ca Vàng

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

Xem tiếp...

NSUT MỸ CHÂU - Ca Diễn Từ Tâm Trạng Nhân Vật

Đăng lúc: Thứ tư - 24/10/2012 08:04 - Đã xem: 8612
NSUT MỸ CHÂU - Ca Diễn Từ Tâm Trạng Nhân Vật

NSUT MỸ CHÂU - Ca Diễn Từ Tâm Trạng Nhân Vật

NSUT MỸ CHÂU LÀ MỘT TRONG NHỮNG CÔ ĐÀO THƯƠNG CỦA CẢI LƯƠNG CÓ GIỌNG CA LẠ NHẤT, ĐÓ LÀ CAO ĐỘ CỦA HƠI GIỌNG "LỠ BA, LỠ TƯ", TỨC LÀ ÂM GIỌNG CỦA CHỊ CAO HƠN HÒ BA MÀ THẤP HƠN HÒ TƯ (DÂY CHÁNH ĐÀO), TRONG GIỚI GỌI LÀ DÂY "MỸ CHÂU". CHỊ CÓ KỸ THUẬT CA NGÂM BẰNG TÂM TRẠNG NHÂN VẬT, KHÁC VỚI KỸ THUẬT CA VỌNG CỔ Ở BÀI LẺ. VÌ VẬY, MỖI NHÂN VẬT CHỊ CÓ PHONG CÁCH CA DIỄN ĐẶC TẢ RIÊNG VÀ ĐÃ TẠO ẤN TƯỢNG TRONG LÒNG KHÁN GIẢ MỘ ĐIỆU KHÓ QUÊN...
NỖI DANH TỪ THỜI THIẾU NỮ

     NSUT Mỹ Châu (Nguyễn Thị Mỹ Châu) sinh ra ở Thủ Thừa - Long An (1950) trong một gia đình không ai theo nghệ thuật, nhưng mẹ chị là nguờì rất mê Cải lương. Nên lúc Mỹ Châu 8 tuổi biết ca Vọng cổ sơ sơ thì mẹ chị tìm thầy để dạy chị ca. Bà gởi chị cho nhạc sĩ Bảy Vân (hiện là nghệ nhân Đờn Tài Tử gần 80 tuổi ở TP. Tân An - Long An) đến mấy năm, Mỹ Châu học vững vàng gần hết 20 bài Cổ nhạc Tài tử và nhiều thể điệu Cải lương. Vì thế, khi còn là một nữ sinh, Mỹ Châu đã trỡ thành hạt nhân nòng cốt phong trào văn nghệ trong nhà trường, chị ca cả Tân nhạc, Vọng cổ và đóng kịch nữa.

      Một hôm trường tổ chức liên hoan văn nghệ, với tài đa năng của cô nữ sinh  Mỹ Châu đã được ông bầu Cang phát hiện; ngay sau đó ông tìm đến nhà xin cho Mỹ Châu theo gánh hát để vừa rèn nghề, vừa kế thừa đào chánh. Mẹ chị không một chút do dự, hôm sau bà dẫn Mỹ Châu đến gánh Cải lương Tiếng Chuông gởi cho bầu Cang, lúc đó Mỹ Châu mới vừa 11 tuổi (1960). Vai đào con nổi tiếng trong thời gian ở gánh Tiếng Chuông của Mỹ Châu trong vở "Giai nhân bên suối mộng", cũng là vai đầu đời bước vào nghề của chị.

    Mấy năm sau, Mỹ Châu về gánh Út Bạch Lan - Thành Được (1965), lúc này chị đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp, vóc dáng và hơi - giọng chuẩn đủ sức đảm nhận vai đào chánh. Bên cạnh đó, chị còn được NSUT Út Bạch Lan bổ sung kỹ thuật ca ngâm, kinh nghiệm biểu diễn. Sau s9ó, chị được gánh Thủ Đô II mời về hát chánh với NS Tấn Tài, Thuỳ Dương cũng là vai chánh đầu đời của chị trong vở "Hai lần thu hẹn"; và vai này nổi đình nổi đám, ăn khách trên sân khấu Thủ Đô II khá lâu. Kế đó, chị về hát nhì và chánh cùng với NS Minh Phụng ở Công Ty Kim Chung, với những vai nổi tiếng như: Mai Thảo trong "Trinh nữ lầu xanh", Hoa Lệ Tuyền trong "Gió giao mùa", Bảo Trân trong "Kiếm Sĩ Dơi", "Nữ chúa Băng Tuyền"... Đến năm 17 tuổi thì chị đoạt HCV Giải Thanh Tâm (1967). Buổi đầu khi trở thành đào chánh Cải lương, người bạn diễn ăn ý của chị đó là NS Minh Cảnh, và chị luôn thầm cảm ơn ông đã cùng chấp cánh cho những vai diễn nổi tiếng của một thời. Kế đó là cố NSUT Minh Phụng, một người bạn diễn ý hợp tâm đầu một thời ở Công ty Kim Chung...

    Một thập niên trước năm 1975, tên tuỗi của NSUT Mỹ Châu còn thu hút thính giả qua Đài phát thanh Sài Gòn và các hãng băng dĩa (1965 - 1975). Ngoài sự cộng tác của chị cho các hãng Asia, Việt Hải, Tân Thanh, Continental...; chị còn được hãng Việt Nam của cô Sáu Liên mời ký hợp đồng độc quyền cho đến ngày Giải phóng. Có thể điểm lại những bài Tân cổ giao duyên nổi tiếng lúc đó, bây giờ nghe lại vẫn còn hấp dẫn với giọng ca của chị: Tìng đời, Duyên kiếp, Đoạn cuối tình yêu, Xin gọi nhau là cố 1 nhân, Phận gái thuyền quyên...; các vở: Kiếp nào có yêu nhau, Mùa thu trên Bạch Mã Sơn, Bóng hồng sa mạc, Khi rừng mới sang thu, Tâm sự loài chim biển... Với giọng ca trong, truyền cảm, gieo vào lòng người nghe khó quên.

     Đặc biệt giai đoạn trước năm 1975, NSUT Mỹ Châu nổi tiếng với nhiều bài Tân cổ giao duyên, bởi chị có thể ca chuẩn nhạc quãng tám, nên khi ca nhạc là chị sử dụng kỹ thuật thanh đới khác với ngân nga luyến láy khi ca Vọng cổ. Khi ca Vọng cổ thì độ cảm âm của chị lại nghiêng về tự sự, vừa ca như tâm sự (ca kịch) lại vừa vận dụng hơi điệu vào ca từ, làm thẩm âm giọng ca của chị trở nên ngân vang và trong trẻo.

NHỮNG VAI DIỄN ĐỂ ĐỜI

    Mười lăm năm sau Giải phóng (1975 -1990) là giai đoạn Cải lương cực thịnh nhất. Nếu trước năm 1975, NSUT Mỹ Châu nổi bật những vai màu sắc, kiếm hiệp thì từ sau năm 1975, chị thành công những vai diễn khác trước đây. Đó là những nhân vật có số phận, trạng thái  và hành động thực tế hơn, không có mũ áo cao hay xiêm y lộng lẫy như kiếm hiệp; nhưng NSUT Mỹ Châu đã in đậm dấu ấn trong lòng khán giả nhiều vai diễn như: Lan trong "Tìm lại cuộc đời", Hiếu trong "Khách sạn hòa hoa", Hiền trong "Ánh lửa rừng khuya" (Đoàn CL Sài Gòn II); nổi bật là trên sân khấu Đoàn Văn công TP: Công chúa Ngọc Hân trong "Tâm sự Ngọc Hân", Nguyễn thị Tồn trong "Muôn dặm vì chồng", Nàng Hai trong "Nàng Hai Bến Nghé"... Và những năm đầu Giải phóng chị còn nổi tiếng với những bài Vọng cổ như: Trở lại Mỹ Tho, Bông so đũa của Trọng Nguyễn, Trái tim thành phố, Đôi mắt dòng sông của Thanh Bình...

    NSUT Mỹ Châu đã được tạo hóa ban tặng cho chị nhiều ưu thế để trở thành đào chánh, trước tiên là vóc dáng quý phái, sang trọng, làn hơi chất giọng truyền cảm và năng khiếu nghệ thuật được hình thành từ nhỏ, lại được thầy bảy Vân đào tạo ca vững chãi về bài bản, nhịp nhàng và hơi - giọng chuẩn xác... Đặc biệt chị có đôi mắt buồn nên vào những vai đào thương mùi, khi diễn cảm tâm trạng nhân vật rất dễ nhập vai chinh phục mọi đối tượng. Bên cạnh đó không thể không nói đến làn hơi chất giọng lạ của chị và cả kỹ thuật ca ngâm cũng lạ so với nhiều nghệ sĩ tài danh khác. Thông thường người ta có làn hơi mạnh, khỏe khoắn, đầy đặn âm lực và âm lượng để hỗ trợ âm giọng tròn, rõ tạo thẩm âm cao khi phát âm. NSUT Mỹ Châu thì ngược lại, giọng chị tròn, rõ, thẩm âm cao nhưng làn hơi của chị thì không quá mạnh chỉ trung bình; nên ít khi chị ca chồng hoặc ca cấn như nhiều nghệ sĩ khác, mà thông thường kỹ thuật ca Vọng cổ trưóc khi xuống "hò", bởi vì làn hơi của chị không cất cao, bẩy âm lực lên thanh điệu sắc và hỏi "ớ...ở...ơ...hò...", mà chỉ "ơ...ơ...ơ...hò...", vì cao độ của chị "lỡ ba lỡ tư" , cao độ không lên tới dây hò tư (chánh dây hò đào" là vậy. Do vậy, xuống "hò" Vọng cổ của NSUT Mỹ Châu là một nét riêng biệt không lẫn lộn với ai được. Vì thế, nhiều người cho rằng, NSUT Mỹ Châu xuống "hò" Vọng cổ nghe không đã tai? Nhưng bù lại ca lòng câu, lòng bản, nhấn thanh sắc câu 1, hoặc xuống "xề" câu 5 và giữa câu 6 thì không chê vào đâu được. Bởi lẽ do cơ thể sinh học đã định hình cho chị một loại giọng "Đồng pha Kim"; Đồng có độ vang rền, Kim thanh trong , do vậy độ rền của Đồng thường bị Kim kìm hãm nên chỉ còn độ vang; pha Kim thì độ thanh đã tiết chế độ rền và cả hai bị triệt tiêu trong quá trình phát âm, chỉ còn lại độ vang của Đồng và độ trong sáng của Kim. Vì thế khi phát âm giọng ca của NSUT Mỹ Châu chỉ còn lại tố chất "trong và vang", khi xử lý kỹ thuật hơi giọng, chị lại buông hơi, nhả chữ chậm rãi không bao giờ lùa văn hay ca "xốc" chữ, nên âm giọng phát ra tiếng ca rất đằm thắm, rõ và trong veo. Chính độ rõ và trong nên khi nhấn trọng âm kết thúc Vọng cổ câu 1 thanh sắc hoặc hỏi nghe lảnh lót, gợi cảm người nghe. Cụ thể vai Nguyễn Thị Tồn trong vờ "Muôn dặm vì chồng" của cố soạn giả Ngọc Linh, cảnh ở Kinh Thành, NSUT Mỹ Châu vô lớp Xế xảng, nhấn thanh sắc đầu câu 1 , suất hát nào khán giả cũng vỗ tay rần lên ở lớp này "Trời ơi, ơi hỡi!... phu quân. Trước nghĩa ân thâm trọng thế này, thiếp con cầu khẩn mà làm chi?..." Chính vai Nguyễn Thị Tồn là một trong những vai mà NSUT Mỹ Châu bộc lộ tài ca diễn tạo cảm xúc cho khán giả nhất. Chị ca diễn bằng tâm trạng bi thương của một phụ nữ Nam bộ vượt núi trèo non muôn dặm từ Vĩnh Long ra Kinh thành Huế để kêu oan cho chồng là Bùi Hữu Nghĩa (quan Tri phủ Trà Vang - tỉnh Vĩnh Long). Lớp diễn Bà Tồn gặp Quan Bộ lại Thượng thư có thể xem là lớp hay nhất trong vở được công chúng nhớ đến nhiều nhất.

Lớp này nằm ở cảnh 4 của vở, chỉ gói gọn trong 2 điệu: Ngựa ô Bắc, lớp Xế xảng và 2 câu Vọng cổ (5 và 6). NSUT Mỹ Châu đã biểu đạt chất mạnh mẽ và quyết liệt của bà Tồn, kể lại cho Quan Thượng thư nghe về việc Bá hộ Vinh, cha con bố Chánh Truyện đàn áp dân lành, đút lót cho Trương Văn Quyển và Tổng đốc Vĩnh Long... NSUT Mỹ Châu ca bằng tâm trạng bức xúc bi thương, để than vãn và kể lể..., lúc mà Quan Thượng thư như không còn cách chi giúp bà Tồn, vì một chút lòng nhân an ủi bà,  Quan Thượng thư ban bố cho bà ít tiền để làm lộ phí trở về Nam.  Bấy giờ bà Tồn (NSUT Mỹ Châu) nghẹn ngào, dồn nén đau thương tột cùng than thở trong tuyệt vọng, Mỹ Châu ém hơi nói đứt quãng "Đại nhân...trời ơi...ơi hỡi...phu quân ơi...", tức là kéo nhỏ giọng ngân hơi rồi nhấn chữ "cống" của Xế xảng (ơi hỡi) nghe bi thương não nuột, khiến tâm trạng người kiến diện phải mềm lòng.... Tâm trạng bà Tồn được NSUT Mỹ Châu phát triển bằng hai câu Vọng cổ tiếp theo (5 và 6), lại là chỗ chị thể hiện sở trường hơi giọng của mình xuống hai cái "xề": cuối câu 5 và giữa câu 6: "... Còn chính trực cố mà trông cho rõ, nghe không thấu, chỉ một niềm giữ vững lề xưa lối cũ, cho không hại đến thân mình...; Nhưng thiếp xin đa tạ hoàn trả lại cho đại nhân, vì bạc vàng đã trở thành vô nghĩa trong phút giây này...". NSUT Mỹ Châu vừa dồn tâm tình của mình vào trạng thái nhân vật, vừa luyến giọng nhả chữ xuống "xề" âm điệu trong vang mà bi cảm, khiến khán giả không khỏi chạnh lòng xót xa qua hình tượng của bà Tồn, mà chính Mỹ Châu là người thay mặt cho bà Tồn diễn tả phẩm giá chịu thương, chịu khó của người phụ nữ Nam bộ trở nên tiêu biểu hơn.

    Nếu hình tượng của bà Tồn là nhân vật trong vở bi lạc quan thì ở "Tâm sự Ngọc Hân" của soạn giả Lê Duy Hạnh, NSUT Mỹ Châu vào vai công chúa Ngọc Hân với tính cách mạnh mẽ hơn. Vở diễn đã đưa ra tư tưởng mới, đó là mâu thuẫn xung đột nội tại và đối lập giữa cách nghĩ, cách nhìn của anh em hoàng đế Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ. Nhạc thì "nghi ngờ" lý lịch Ngọc Hân vì là công chúa của nhà Lê, nhưng Ngọc Hân hoàn tòan đến với Nguyễn Huệ bằng tình yêu chân chính và theo Nguyễn Huệ cũng là theo chính nghĩa, với thái độ ý thức không hẹp hòi, ích kỷ vì danh lợi hoàng tộc. Nguyễn Huệ cừa thao lược tài ba, vừa sáng suốt với suy nghĩ và cách nhìn mơi, thông thoáng trong cách hành xử với nhà Lê, khác với tính cách ích kỷ, đầy nghi kỵ của Nguyễn Nhạc. Sự đối đầy gay gắt với Nguyễn Nhạc, sự chân thật của tình yêu với Nguyễn Huệ là hai tâm lý nhân vật khác nhau của Ngọc Hân, và NSUT Mỹ Châu đã xác lập cách diễn đạt hai tính cách rất thành công qua ca diễn của mình. Đến vai diễn Ngọc Hân thì cách xử lý hơi - giọng của NSUT Mỹ Châu khác đi, chị tiết tố chất của giọng Kim đều triệt tiêu đẩy chất Đồng căng lên, lẫn một chút độ rền vang tạo thành âm điệu hùng hồn để ca thể điệu Bắc (Kim tiền bản): "...Công chúa Ngọc Hân làm nội gián cho giặc Thanh, từ trên trời rơi xuống hay từ dưới đất chui lên thơ mật? Mới đọc qua lần đầu tất cả như tối sầm trước mặt ta. Ước định gì, âm mưu gì? Tại sao ta không biết không hay...". Từng nhịp ca từ, chị đã nhấn trọng âm để thể hiện tính cách mạnh mẽ của một công chúa bị nghi kỵ làm gián điệp; đôi mắt buồn thường khi trở nên nghiêm nghị với âm giọng hùng hồn, cứng cõi và bản lĩnh đối với Nguyễn Nhạc. Còn đối với Nguyễn Huệ thì Ngọc Hân của Mỹ Châu trở nên duyên dáng và tha thướt hơn , đôi mắt tình tứ như cảm thông chia sẻ; âm giọng qua ca từ trữ tình, độ trong vang trở nên trẻ trung và dịu dàng hơn. Cụ thể NSUT Mỹ Châu ca diễn mượt mà qua thể điệu Trăng thu dạ khúc: "Dù thiếp là tù nhân, còn chàng có quyền sinh sát. Thần thiếp bao giờ cũng khắc trong tim những ngày đầu tiên mình đến với nhau, thiết tha chân thành, gởi trao trọn tình..."...

    NSUT Mỹ Châu mặc dù định cư ở nước ngoài, nhưng những năm qua chị thường về nước tham gia nhiều chương trình từ thiện xã hội, nhất là các chương trình do Đài PT&TH Long An tổ chức (quê hương của chị). Phong cách và tài năng ca diễn của chị vẫn còn phong độ  như ngày nào, làn hơi chất giọng chưa có biểu hiện gì lão hoá , lối diễn vẫn đằm thắm, mượt mà cùng với giọng ca trong vang.... Tuy nhiên, NSUT Mỹ Châu cũng như nhiều nghệ sĩ khác, hơn hai mươi năm qua Cải lương không in sâu vào tâm trí khán giả một hình tượng nhân vật nào rực rỡ như thời hoàng kim nữa; chị đã ca nhiều bài Vọng cổ nhưng không có bài nổi bật như trước đây. Bởi lẽ, đời nghệ sĩ chỉ có một thời tạo lập những vai diễn để đời, và khán giả nhớ mãi tên tuổi nghệ sĩ gắn liền với những vai diễn đó.

Tác giả bài viết: tanconhac
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.